Ocimum basilicum
-
Tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tác dụng này của cao toàn phần từ Húng quế. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần, thành phần tinh dầu và tác dụng kháng viêm của các cao chiết ethanol 45%, 96% và tinh dầu từ lá Húng quế.
10p gaupanda059 07-11-2024 5 2 Download
-
Nghiên cứu "Tác dụng bảo vệ thận của cao chiết từ lá cây Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên chuột được gây đái tháo đường" nhằm xác định cao chiết tiềm năng từ lá cây Húng quế có tác dụng cải thiện các chỉ số creanine, BUN (Blood urea nitrogen) trong huyết tương và malondialdehyde (MDA, marker của peroxy hóa lipid), glutathione (GSH) trong thận chuột bị đái tháo đường.
8p phuong798 26-12-2023 14 3 Download
-
Húng quế là nguyên liệu chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa. Ảnh hưởng của dịch chiết từ húng quế (Ocimum basilicum L. (Lamiaceae) đến độ ổn định oxy hóa của dầu đậu nành được khảo sát trong nghiên cứu này.
3p vipierre 30-09-2023 10 5 Download
-
Bài viết "Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây húng quế (Ocimum basilicum L.) ở Thái Nguyên" góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu Húng quế ở Thái Nguyên, góp phần vào kho tàng dữ liệu tinh dầu ở Việt Nam.
6p kimphuong17 01-08-2023 8 3 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 - 7 năm 2021, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội. Bài viết trình bày thử ảnh hưởng của dịch chiết nước Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae) đến chức năng thận của thỏ.
7p vihulk 28-07-2023 7 2 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 5 năm 2021, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Bài viết nghiên cứu tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu húng quế (ocimum basilicum l.) Đến một số chức năng sống của thỏ thực nghiệm.
7p vihulk 28-07-2023 11 2 Download
-
Bài viết Nghiên cứu độc tính của dịch chiết húng quế (Ocimum Basilicum L.) đến điện tâm đồ ở thỏ thực nghiệm trình bày đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết nước Húng quế (Ocimum basilicum L.) đến điện tim của thỏ thí nghiệm với liều đường uống liên tục 28 ngày.
6p vihulk 28-07-2023 8 2 Download
-
Luận văn "Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn đường uống của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm; Đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm.
117p nguyentinh1256 03-02-2023 23 8 Download
-
Luận văn "Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên động vật thực nghiệm và trên người" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác dụng kích ứng da và ảnh hưởng của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ của thỏ thực nghiệm; Đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu cây Húng quế Ocimum basilicum L. trên chuột thực nghiệm.
121p nguyentinh1256 03-02-2023 31 5 Download
-
Đề tài "Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng oxy hóa tinh dầu lá húng quế (Ocimum basilicum L.)" tiến hành khảo sát tinh dầu lá húng quế, trên nhiều lĩnh vực: chỉ số vật lý và hóa học, thành phần hóa học và khả năng kháng oxy hóa. Sự ly trích tinh dầu được thực hiện theo phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển. Mời các bạn cùng tham khảo!
6p lieuyeuyeu18 23-12-2022 26 3 Download
-
Húng quế (Ocimum basilicum var thyrsiflora) được sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược. Khả năng kháng, khả năng ức chế enzyme thủy phân tinh bột của cao chiết húng quế cũng được xác định. Kết quả cho thấy, khi thay đổi điều kiện trích ly sẽ thu được hàm lượng phenolic tổng khác nhau.
6p vining2711 09-08-2021 45 2 Download
-
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn các chủng vi khuẩn chuẩn gây bệnh đường hô hấp của hai loại tinh dầu húng quế lá lớn và lá nhỏ. Xác định giá trị MIC (Minimum Inhibitory Concentration) và MBC (Minimum Bactericidal Concentration) của tinh dầu trên các chủng vi khuẩn chuẩn.
61p mucnang888 16-04-2021 82 14 Download
-
Húng quế (Ocimum basilicum L.) là nguồn tinh dầu chứa các thành phần có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Bài viết khảo sát hàm lượng tinh dầu chiết xuất từ cây húng quế trồng ở Bình Định thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
6p caygaocaolon6 22-07-2020 112 7 Download
-
Cây Húng quế là một loại rau gia vị và dược liệu được trồng phổ biến ở Việt Nam, các hợp chất tạo mùi vị của cây này như phenolics và flavonoid được quan tâm. Nghiên cứu so sánh việc tăng trưởng của cây Húng quế in vitro dưới ánh sáng xanh lơ gồm LED 440, 450 hoặc 460nm với đèn huỳnh quang để tìm hiểu sự thay đổi hình thái, sinh khối cây, trao đổi khí trong quang hợp, hàm lượng sắc tố, đường, tinh bột và tích lũy flavonoid ở lá sau 4 tuần.
8p viputrajaya2711 22-06-2020 45 2 Download
-
Bài viết trình bày nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của 5 loại tinh dầu: Tinh dầu hương nhu (Ocimum gratissimum), tinh dầu quế (Cinnamomum loureiri), tinh dầu húng quế (Ocimum basilicum), tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis), tinh dầu nghệ vàng (Curcuma longa) đối với các loài vi khuẩn B. subtilis, B. cereus, S. aureus, E. coli, S. typhimurium, P. putida, L. damsella so sánh đối chứng dương với 2 loại kháng sinh là gentamycin và streptomycin.
6p vieeinstein2711 30-07-2019 107 4 Download
-
Trong nghiên cứu này với mục đích khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của 4 loài trong chi Ocimum gồm O. tenuiflorum L., O. gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. một thứ O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth...
8p hanh_tv5 20-12-2018 217 8 Download
-
Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014 nhằm tìm ra được thời điểm bấm ngọn thích hợp đối với ba giống húng quế được trồng trong nhà màng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
8p tonymina21 07-12-2018 58 3 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá kiểu thiết kế hệ thống aquaponics phù hợp với quy mô hộ gia đình ở các vùng ven đô hiện nay. Thí nghiệm bao gồm 2 kiểu thiết kế hệ thống trồng rau thủy canh và 3 lần lặp lại; có và không có sử dụng chất nền là điểm khác biệt chính ở hai kiểu thiết kế này. Xà lách (Lactuca sativa L.), húng lũi (Mentha spicata L.) và húng quế (Ocimum basilicum L.) là ba loại rau được trồng trên các hệ thống dựa trên phương pháp thủy canh nhưng nước được thay thế bằng nước nuôi cá rô phi với mật độ 120 con/m3 .
11p cumeo2008 24-07-2018 238 45 Download
-
Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum[1]), còn gọi là rau quế, húng giổi, é quế, hay húng chó là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị. Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, tường dùng làm gia vị cho các món như mì, sa-lát, thịt nướng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát.......
5p trua_nang 20-04-2013 143 6 Download
-
Cây É còn gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông…, có tên khoa học là Ocimum basilicum, là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5-1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5-6cm, rộng 2-3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả....
5p rhea75 20-02-2013 46 3 Download