intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn đường uống của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm; Đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L., LAMIACEAE) TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L., LAMIACEAE) TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thu HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo Sau đại học, các Bộ môn, Khoa phòng của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên, các em sinh viên đang nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lý - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Minh Thu, người thầy hướng dẫn trực tiếp, luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ, cho tôi nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, song vẫn không thể tránh khỏi sai sót. Xin cảm ơn sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Loan
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Loan, học viên cao học khóa 12 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thu. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày …… tháng …. năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Loan
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh AST Aspartate transaminase ALT Alanine aminotransferase ĐVTN Động vật thực nghiệm IASP Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về International Association đau for the Study of Pain NSAID Thuốc chống viêm không steroid Non-steroidal anti- inflammatory drugs OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh Oganisation for Economic tế Co – operation and Development SD Độ lệch chuẩn Standard deviation WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ............................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 3 1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau .......................................................... 3 1.1.3. Phân loại đau ....................................................................................... 4 1.1.4. Thuốc điều trị và giảm đau .................................................................. 6 1.2. ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .......................................................... 7 1.2.1. Sơ lược quan niệm đau theo y học cổ truyền ...................................... 7 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chứng đau theo YHCT ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Chứng tý theo quan niệm y học cổ truyền ....... Error! Bookmark not defined. 1.3. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG HÚNG QUẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ............................................................... 10 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................... 10 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ..................................................... 12 1.4. CÂY HÚNG QUẾ.................................................................................... 13 1.4.1. Một số đặc điểm chung của cây Húng quế........................................ 13 1.4.2. Thành phần hóa học cây Húng quế ................................................... 14 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH .............................. 16 1.5.1. Dược liệu làm thuốc và yêu cầu cần thiết tiến hành thử độc tính ..... 16 1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp ....................................... 17 1.5.3. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn ................... 19 1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU ....... 22 1.6.1. Phương pháp gây đau bằng nhiệt ...................................................... 22
  7. 1.6.2. Phương pháp gây đau bằng cơ học.................................................... 22 CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 24 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................... 24 2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 2.3. ĐỘNG VẬT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ....................................... 25 2.4. TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ... 25 2.5. THUỐC VÀ HÓA CHẤT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU .................. 27 2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 27 2.6.1. Nghiên cứu độc tính cấp .................................................................... 27 2.6.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn ................................................ 28 2.6.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế.................. 32 2.7. CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................... 33 2.7.1. Độc tính cấp đường uống của dịch chiết Húng quế .......................... 33 2.7.2. Độc tính bán trường diễn của dịch chiết Húng quế........................... 34 2.7.3. Tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế .................................... 34 2.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................................... 34 2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35 2.10. CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ ............................................................... 35 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 36 3.1. ĐỘC TÍNH CẤP CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ ............................... 36 3.2. THỬ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ........................................................................................................... 37 3.2.1. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến thể trạng thỏ ..................... 37 3.2.2. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến huyết học của thỏ thí nghiệm ................................................................................................... 39 3.2.3. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến chức năng gan thỏ thí nghiệm ................................................................................................... 45
  8. 3.2.4. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến chức năng thận thỏ .......... 50 3.2.5. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến điện tim thỏ...................... 54 3.3. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ ................. 57 3.3.1. Thử tác dụng giảm đau bằng phương pháp mâm nóng ..................... 57 3.3.2. Thử tác dụng giảm đau bằng phương pháp rê kim............................ 58 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................. 59 4.1. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ .............................................................................................. 59 4.1.1. Độc tính cấp của dịch chiết Húng quế............................................... 59 4.1.2. Độc tính bán trường diễn của dịch chiết Húng quế........................... 60 4.2. VỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ .......... 68 4.2.1. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng phương pháp mâm nóng ....................................................................................................... 68 4.2.2. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng phương pháp rê kim ......69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm đau cấp tính và đau mạn tính........................................ 5 Bảng 3.1. Số chuột chết/sống và quan sát cơ quan phủ tạng chuột tại ngày D7 ................................................................................................ 36 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến trọng lượng thỏ ....... 37 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến một số hoạt động sinh lý hàng ngày của thỏ trong thời gian dùng thuốc ........................... 39 Bảng 3.4. Hàm lượng hemoglobin (g/L) của thỏ ở các thời điểm nghiên cứu ........................................................................................ 40 Bảng 3.5. Số lượng hồng cầu (T/L) trong máu thỏ ở các lô nghiên cứu .... 41 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến số lượng bạch cầu (G/L) trong máu thỏ tại các thời điểm nghiên cứu ............................... 42 Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) các loại bạch cầu (BC) thỏ ở các lô nghiên cứu ......... 43 Bảng 3.8. Lượng hematocrit (%) trong máu thỏ ở các lô nghiên cứu ........ 44 Bảng 3.9. Số lượng tiểu cầu (G/L) trong máu thỏ ở các thời điểm nghiên cứu ............................................................................................... 44 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến thể tích trung bình hồng cầu (fL) thỏ ................................................................................. 45 Bảng 3.11. Hàm lượng AST (U/L) trong huyết thanh thỏ tại các thời điểm NC ............................................................................................... 46 Bảng 3.12. Hàm lượng ALT (U/L) trong huyết thanh thỏ ở các thời điểm NC .46 Bảng 3.13. Hàm lượng bilirubin toàn phần (mol/L) trong huyết thanh thỏ 47 Bảng 3.14. Nồng độ protein toàn phần (g/L) trong máu thỏ ở các thời điểm NC ............................................................................................... 47 Bảng 3.15. Hàm lượng creatinin (mol/L) của thỏ ở các lô nghiên cứu ...... 51 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến nhịp tim thỏ ............... 54 Bảng 3.17. Các chỉ số sóng điện tim của thỏ ở lô chứng .............................. 55
  10. Bảng 3.18. Các chỉ số sóng điện tim thỏ ở lô uống dịch chiết Húng quế liều 0,6 g/kg/ngày  28 ngày liên tiếp ............................................... 55 Bảng 3.19. Các chỉ số sóng điện tim thỏ ở lô uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày liên tiếp ............................................... 56 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế tới thời gian phản ứng với nhiệt của chuột nhắt trắng ........................................................... 57 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế trên chuột nhắt trắng được gây đau cơ học ............................................................................ 58
  11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cây Húng quế ............................................................................. 14 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của Linalool. ................................................... 16 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của Cineole ..................................................... 16 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của Estragole .................................................. 16 Hình 2.1. Máy xét nghiệm huyết học Sysmex KX-21................................ 26 Hình 2.2. Máy Hot/cold plate ..................................................................... 26 Hình 2.3. Máy Dynamic Planta Aesthesiometer 37450 ............................. 27 Hình 2.4. Kim đầu tù để cho động vật uống thuốc ..................................... 27 Hình 2.5. Cho chuột uống thuốc ................................................................. 28 Hình 2.6. Mổ chuột còn sống...................................................................... 28 Hình 2.7. Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ lô chứng trước khi dùng thuốc ........ 30 Hình 2.8. Mổ thỏ ở ngày D29 ..................................................................... 30 Hình 3.1. Đại thể gan thỏ ở lô uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày × 28 ngày tại D29........................................................................ 48 Hình 3.2. Gan thỏ lô chứng (HE  250) ngày D29..................................... 49 Hình 3.3. Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 0,6 g/kg/ngày  28 ngày (HE  250) .................................................................................. 49 Hình 3.4. Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày, ở D29 (HE  250) ....................................................................... 50 Hình 3.5. Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế 1,8 g/kg/ngày  28 ngày, ở D43 (HE  250) .......................................................................... 50 Hình 3.6. Thận thỏ lô chứng (HE  100) ngày D29 ................................... 52 Hình 3.7. Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 0,6 g/kg/ngày  28 ngày, ở D29 (HE  250) ....................................................................... 52
  12. Hình 3.8. Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày, ở D29 (HE  250) ....................................................................... 53 Hình 3.9. Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày, ở D43 (HE  250) ....................................................................... 53
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan đến hoặc giống với tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn, là dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý và đồng thời là triệu chứng thường gặp nhất, đó là cảm giác khó chịu khu trú tại một bộ phận cơ thể. Đau thường được mô tả tùy theo mức độ nông hay sâu, hoặc mức độ tổn hại mô nhiều hay ít, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến thần kinh. Đây là một triệu chứng chính trong nhiều bệnh và có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung của một người [1]. Hiện nay, Y học hiện đại đã và đang rất thành công trong điều trị giảm đau bằng các loại thuốc có tác dụng nhanh, mạnh như NSAID, corticoid, opioid, … giúp người bệnh có thể giảm nhanh các triệu chứng đau [2]. Bên cạnh đó, các chế phẩm Y học cổ truyền hiện cũng đang được kê đơn và sử dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Y học cổ truyền, với các nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau tương tự như các thuốc Y học hiện đại. Tại Việt Nam, người dân ở các nhóm tuổi khác nhau, đặc biệt là người già cũng có nhu cầu cao trong việc sử dụng các chế phẩm Y học cổ truyền nhờ vào sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả điều trị cao. Trên thực tế lâm sàng, việc điều trị các chứng đau theo Y học hiện đại (YHHĐ) thường phải phối hợp nhiều nhóm thuốc. Bên cạnh những hiệu quả tích cực trong điều trị của thuốc YHHĐ vẫn có những tác dụng không mong muốn như viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương…[3], [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các thuốc có hiệu quả điều trị và ít tác dụng không mong muốn vẫn là mục tiêu của các nhà Y học hiện nay. Trong các tài liệu Y văn của Y học cổ truyền (YHCT) cũng như kinh nghiệm dân gian có nhiều vị thuốc, bài thuốc dùng điều trị chứng đau nói chung và đau do tổn thương thần kinh ngoại vi có hiệu quả và hầu hết các thuốc này có tính an toàn cao vì ít hoặc không gây các tác
  14. 2 dụng phụ [6], [7], [8], [9]. Do vậy, hướng nghiên cứu các thuốc YHCT dùng trong điều trị các các chứng đau đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Theo Y học cổ truyền, Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, chỉ thống, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau, lá Húng quế dùng làm thuốc bổ và thuốc trị giun. Hoa của cây cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, lợi tiểu và giảm viêm [10]. Húng quế được trồng nhiều ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và các vùng khí hậu ôn đới khác trên thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng khắp các địa phương từ Bắc vào Nam với nhiều mục đích khác nhau [11]. Từ xa xưa, lá cây Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) được sử dụng rộng rãi trong dân gian để làm gia vị và làm thuốc trong đó có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng giảm đau của cây vẫn chưa được làm rõ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn đường uống của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1. Định nghĩa Đau theo định nghĩa của WHO là một cảm giác khó chịu và một kinh nghiệm xúc cảm gây ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm tránh lại các tác nhân gây đau [1]. Do đó, kiểm soát cơn đau hiệu quả là một mục tiêu quan trọng trong việc điều trị rối loạn này. Hầu hết các bệnh lý trong cơ thể, dù nặng hay nhẹ, đều gây ra cảm giác đau. Mặt khác, khả năng chẩn đoán các bệnh lý đó lại phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của thầy thuốc đối với đặc điểm của những kiểu đau khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung trình bày về sinh lý đau và các cơ sở sinh lý học của một số trạng thái lâm sàng phối hợp [1]. Theo Geissner và Wurtele, đau theo sinh lý học thần kinh là một khái niệm trừu tượng phụ thuộc những yếu tố như: cơ địa, cảm xúc và sự chịu đựng khác nhau của từng người bệnh [12]. Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác cũng như cảm xúc do tổn thương có thực ở mô hoặc được cho là có tổn thương thực thể gây ra [13] 1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau Một dây thần kinh ngoại vi gồm có sợi trục của ba loại tế bào thần kinh khác nhau. Sợi trục hướng tâm cảm giác sơ cấp, tế bào thần kinh vận động và tế bào thần kinh sau hạch giao cảm. Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần kinh là sợi Aδ (truyền cảm giác đau cấp: đau nhói, đau tại chỗ) và sợi C truyền cảm giác đau mạn đau âm ỉ, đau lan tỏa, đau do bỏng) [12] .
  16. 4 Dẫn truyền cảm giác từ tủy lên não (nơron thứ hai): Cảm giác đau được dẫn truyền theo nhiều hướng: bó gai - thị nằm ở cột trắng trước - bên, bó gai - lưới tận cùng các vùng khác nhau của hành não, cầu não, não giữa ở cả hai bên. Từ cấu tạo lưới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới các nhân của đồ thị và một số vùng nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa ở vỏ não. Tại các synnap với noron thứ 2 ở sau cùng tủy, các sợi C tiết ra chất P. Chất P là chất trung gian hóa học chủ yếu trong đường dẫn truyền cảm giác đau [12]. Trung tâm nhận thức cảm giác đau: Đường dẫn truyền cảm giác đau tận cùng ở cấu trúc lưới của thân não, trung tâm dưới vỏ như nhân lá trong của đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng trán của vỏ não. Cấu trúc lưới và trung tâm dưới vỏ có chức năng nhận thức đau vừa, tạo ra các đáp ứng về tâm lý khi đau. Vỏ não có cấu trúc phân tích cảm giác đau tinh vi, phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau [12]. 1.1.3. Phân loại đau 1.1.3.1. Theo cơ chế gây đau: - Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau [14]. Đau cảm thụ có 2 loại: + Đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp… + Đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng. - Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên. Đau thần kinh chia 2 loại: + Đau thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathic pain) do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh (Ví dụ: đau sau herpes, đau dây V, bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại vi sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại vi sau chấn thương…);
  17. 5 + Đau thần kinh trung ương (central neuropathic pain) do tổn thương ở não hoặc tủy sống (ví dụ: đau sau đột quỵ não, xơ não tủy rải rác, u não, chèn ép tủy…). - Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh. Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ, đau do ung thư, hội chứng ống cổ tay…[15], [16], [17] - Đau do căn nguyên tâm lý: Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại, đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể. Đau không điển hình, không có vị trí rõ rệt, thường đau lan toả. Đau thường gặp ở những bệnh nhân bị trầm cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật, tâm thần phân liệt. 1.1.3.2. Theo thời gian Đau cấp tính (acute pain): là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau dưới 3 tháng. Đau mạn tính (chronic pain) là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. [15], [16], [17] Bảng 1.1. Đặc điểm đau cấp tính và đau mạn tính Đau cấp tính Đau mạn tính Đau sau phẫu thuật. Đau lưng và cổ. Đau sau chấn thương. Đau cơ. Đau sau bỏng. Đau sẹo. Đau sản khoa. Đau mặt. Đau sau phẫu thuật. Đau khung chậu mạn tính.
  18. 6 1.1.4. Thuốc điều trị và giảm đau 1.1.4.1. Thuốc giảm đau trung ương  Cơ chế: Các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi các opioid gắn vào receptor opioid làm kích thích receptor này, gây ức chế adenylcyclase. Các opioid gắn vào các receptor opioid (, k, ) làm kích thích các receptor này. Khi kích thích các receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở kênh Ca2+ và hoạt hóa kênh K+ (tăng ưu cực). Vì vậy, ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh. Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thuốc giảm đau trung ương thành 3 nhóm  Thuốc chủ vận trên receptor opioid: + Các opioid tự nhiên: morphin, codein,… + Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon,…  Thuốc chủ vận - đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphil, butorphanol,… [18].  Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon. 1.1.4.2. Thuốc giảm đau ngoại vi Các thuốc nhóm này chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, đau khu trú, tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng).  Cơ chế: Thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm thụ với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, seretonin….[18].  Các thuốc trong nhóm: paracetamol, ibuprofel, indomethacin, diclofenac,… 
  19. 7 1.2. ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.2.1. Sơ lược quan niệm đau theo y học cổ truyền Đau theo y học cổ truyền có nghĩa là “thống”, là do “bất thông” của khí huyết trong kinh mạch; muốn cho khí huyết lưu thông thì phải chữa được chứng đau (chỉ thống), muốn huyết thông (hành huyết) thì phải hành khí (khí hành thì huyết hành, khí không hành thì huyết tắc, huyết tắc thì gây đau) “bất vinh ắt thống, bất thông ắt thống” [19]. Theo YHCT “bất thông tắc thống” nghĩa là đau, nguyên nhân do khí huyết không lưu thông, bị ngừng trệ mà gây đau. Các chứng đau của YHCT rất rộng lớn, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, ở đây chỉ đề cập đến chứng đau ở bên ngoài cơ thể (phần biểu) gọi là “chứng tý”. Chứng Tý là chỉ tình trạng ngoại tà xâm phạm vào kinh mạch làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành không thông với triệu chứng bì phu (da), cân cốt (gân xương), cơ nhục, khớp xương tê bì đau tức ê ẩm, sưng, co duỗi khó khăn [20]. [21]. Nguyên nhân gây đau do kinh mạch bị bế tắc gây ra. Theo YHCT tý nghĩa là tắc, ngăn lấp không thông. Khí huyết bình thường lưu thông trong các kinh mạch đi nuôi dưỡng toàn thân, trong đó huyết sinh ra khí, còn khí thúc đẩy huyết. Nay vì một nguyên nhân nào đó gây bế tắc kinh mạch làm khí huyết không lưu thông được mà gây ra chứng tý [21]. 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chứng đau theo YHCT 1.2.2.1. Do ngoại nhân: Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) cho rằng: Ba khí phong, hàn, thấp xâm phạm vào kinh lạc trước sau đó xâm phạm vào xương thì nặng nề, khó cử động, vào mạch thì huyết đọng không lưu thông, vào gân thì co duỗi không được, [22]. Phong tính hành, khi phong tà xâm nhập thì đau không cố định mà di chuyển. Phong, hàn, thấp kết hợp với nhau xâm phạm vào kinh mạch, làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở mà gây đau [20], [23], [24].
  20. 8 1.2.2.2. Do nội nhân: Do nguyên khí suy yếu, hoặc có sẵn khí huyết hư suy, lại thêm tình chí không thư thái ảnh hưởng làm cho Can Thận hư, tà khí nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh. Như mục Chư Tý Môn sách Tế Sinh Phương viết: “Do thể trạng yếu, tấu lý thưa hở khiến cho nhiễm phải tà khí phong hàn thấp mà hình thành chứng thống” Hải Thượng Lãn Ông cũng đã đề cập đến bệnh này phát bệnh buổi sáng là do khí trệ dương hư, phát bệnh buổi chiều là do huyết nhiệt âm tổn [25]. Thận chủ cốt tàng chân âm, là nơi trú ngụ của nguyên dương lấy tiên thiên làm gốc, can chủ cân, điều khiển toàn thân, cân, khớp. Chứng thống lâu ngày làm tổn thương phần âm dẫn đến thận thủy thiếu hụt. Thận thủy không dưỡng được can mộc, làm can mộc phong hỏa thiêu đốt âm tinh, cân cốt khớp, mạch lạc không được nuôi dưỡng, gây nên chứng đau, làm bì phu tê dại, khí huyết bế tắc. Lưng là phủ của thận, thận âm bất túc tức là lưng mỏi, vô lực. Can thận âm hư, mạch lạc không vinh nhuận, huyết mạch bất thông. 1.2.2.3. Do bất nội ngoại nhân: Tố Vấn cho rằng ngoài nguyên nhân ngoại nhân và nội nhân thì ẩm thực, lao động, thói quen sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân gây ra các chứng đau [24]. Như vậy, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng thống theo YHCT là do tiên thiên bất túc, can thận bị thiếu hụt, dinh vệ đều hư, nhiều lần bị cảm phong hàn thấp nhiệt tà dẫn tới khí huyết ngưng trệ, kinh lạc bị tắc trở làm sưng đau các khớp cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh này lấy can thận hư làm gốc, thấp trệ, đàm ứ làm ngọn và kèm thêm thấp nhiệt ứ huyết, trong đó phong hàn thấp tà là nguyên nhân làm khởi phát bệnh hoặc làm bệnh tình nặng lên. Bệnh lâu ngày làm khí huyết hao tổn dẫn tới can thận, đàm ứ giao kết hình thành nên chính khí hư. Như vậy các chứng đau bao gồm chứng tý và chứng thống gốc là hư, ngọn là thực [25].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1