intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành tạo trầm tích Miocen

Xem 1-17 trên 17 kết quả Thành tạo trầm tích Miocen
  • Từ thành công và kinh nghiệm của Vietsovpetro, nhiều công ty dầu khí trong và ngoài nước (PVEP, JVPC, Talisman, Petronas...) đã tìm và phát hiện được dầu khí từ đá móng và đưa các mỏ vào khai thác (Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc, Hải Sư Đen...), đồng thời tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí Việt Nam còn rất non trẻ. Bài viết trình bày quá trình thăm dò và phát hiện dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ.

    pdf8p vilarrypage 21-11-2021 40 2   Download

  • Luận án đã xác định được các đứt gãy chính đóng vai trò hình thành các bồn trũng Đệ Tam là đứt gãy Biển Đông 2 (F7), đứt gãy Đá Lát (F9), đứt gãy Huyền Trân (F8), đứt gãy Tư Chính (F18), đứt gãy Phúc Nguyên (F13) và đứt gãy Vũng Mây (F17); xác định được 3 phụ tầng cấu trúc phụ tầng cấu trúc dưới được hình thành từ các trầm tích Oligocen - Miocen giữa, phụ tầng cấu trúc giữa bao gồm các trầm tích Miocen trên, phụ tầng cấu trúc trên là trầm tích Pliocen – Đệ Tứ,... Mời các bạn cùng tham khảo.

    pdf156p capheviahe29 17-03-2021 16 5   Download

  • Nghiên cứu cho thấy rằng trong thành tạo trầm tích Miocen bể Phú Khánh có 3 mặt bào mòn tiêu biểu: Nóc Miocen sớm là bất chỉnh hợp góc có tuổi 16 triệu năm tương đương với tuổi dừng tách giãn đáy Biển Đông; nóc Miocen giữa cũng là bất chỉnh hợp góc có tuổi 11 triệu năm; nóc Miocen muộn có tuổi 5,5 triệu năm vừa có bất chỉnh hợp địa tầng vừa có bất chỉnh hợp góc giữa Miocen và Pliocen - Đệ Tứ.

    pdf23p tamynhan4 06-09-2020 15 2   Download

  • Nội dung chính của luận án nhằm Tổng hợp các đặc điểm về địa chất khu vực, kiến tạo, địa tầng trầm tích, lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí và các thành phần chính của hệ thống dầu khí liên quan ở khu vực nghiên cứu; Nghiên cứu, lựa chọn mô hình tập tích tụ trong địa tầng phân tập hiện đại áp dụng cho đề tài nghiên cứu;

    pdf28p phongphong999 04-02-2020 24 6   Download

  • Bài viết phân tích đặc điểm thành tạo bẫy địa tầng môi trường biển sâu tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn, bao gồm các yếu tố: kiến tạo, môi trường trầm tích, sự lên xuống của mực nước biển. Đồng thời, nhóm tác giả giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và khoan tại khu vực này, quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước nhận định về đặc điểm thành tạo đối tượng Turbidite nói chung và khả năng hình thành bẫy địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể trầm tích Nam Côn Sơn nói riêng.

    pdf6p quenchua 27-09-2019 41 4   Download

  • Các thành tạo Synrift ở bể Nam Côn Sơn (tuổi Oligocen và Miocen sớm) là đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí chính nhưng chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và tổng thể. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả đề cập một vài điểm mới về tiềm năng dầu khí và địa chất bể Nam Côn Sơn, đặc biệt là các thành tạo Synrift.

    pdf11p bibianh 27-09-2019 31 2   Download

  • Bể than đồng bằng sông Hồng có diện tích trên 3.500km2 nằm trong Miền võng Hà Nội trải dài từ Việt Trì (Phú Thọ) đến Tiền Hải (Thái Bình). Công tác thăm dò khai thác khí than (CBM) được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Kết quả khoan thăm dò khí than tại giếng 01-KT-TB-08 cho thấy, than bùn/Lignite đến than á Bitum trong hệ tầng Tiên Hưng có tập dày vài mét. Thành phần Maceral nhóm Huminite chiếm trên 80%; Liptinite chiếm 5 - 10%; Inertinite nhỏ hơn 5%; khoáng vật chủ yếu là kết hạch Siderite và Pyrite.

    pdf6p bibianh 27-09-2019 31 1   Download

  • Bể trầm tích Sông Hồng là một trong những bể Kainozoi chứa khí có tiềm năng nhất trên thềm lục địa Việt Nam, với các mỏ khí mới được phát hiện như: Thái Bình, Hồng Long, Báo Vàng, Báo Đen... Hầu hết các vỉa khí có giá trị công nghiệp nằm trong đá chứa trầm tích lục nguyên tuổi Miocen hoặc Pliocen có liên quan tới các thân sét diapia. Tuy nhiên, có một số phát hiện khí mới ở khu vực phía Nam của bể (như 115A, Sư Tử Biển, Cá Heo…) lại nằm trong đá chứa Carbonate tuổi Miocen giữa.

    pdf9p bibianh 27-09-2019 58 3   Download

  • Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá về bất chỉnh hợp Miocen giữa khu vực phụ trũng Đông Bắc bể Nam Côn Sơn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cơ sở kết quả minh giải địa chấn và những nghiên cứu khác cho thấy: Vào thời kỳ gần cuối Miocen giữa khi diễn ra hoạt động nghịch đảo, địa hình bề mặt trầm tích thay đổi rất mạnh, nhiều nơi khác hẳn với bản đồ cấu trúc nóc Miocen giữa hiện tại; tính kế thừa địa hình của các thành tạo Miocen giữa cũng thay đổi mạnh theo chiều ngang.

    pdf11p bibianh 27-09-2019 38 4   Download

  • Tạp chí với các thông tin hoạt động trong nước và quốc tế của ngành Dầu khí Việt Nam trong tháng 1 năm 2014. Tạp chí với các bài viết: đặc trưng địa chất của thành tạo carbonate tuổi Miocen, phần Nam bể trầm tích Sông Hồng và mối liên quan tới hệ thống dầu khí; nghiên cứu đánh giá khả năng thành tạo và mức độ sa lắng muối vô cơ trong quá trình khai thác dầu khí; đào tạo chuyên sâu tại Viện Dầu khí Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo tạp chí để nắm rõ chi tiết các bài viết.

    pdf109p luu1212 18-07-2019 31 2   Download

  • Nội dung bài viết giới thiệu bể trầm tích Malay - Thổ Chu nằm trên thềm lục địa Tây Nam Việt Nam, gồm rìa Đông Bắc bể Malay và phía Nam của trũng Pattani. Kết quả nghiên cứu địa hóa đá mẹ cho thấy có sự hiện diện của 2 tầng đá mẹ sinh dầu khí (tuổi Oligocene và Miocene dưới). Trên cơ sở nghiên cứu mẫu dầu/condensate tại các phát hiện ở bể Malay - Thổ Chu xác định: Hydrocarbon ở khu vực Lô 46 và Lô 46/02 được sinh từ đá mẹ chứa chủ yếu vật chất hữu cơ đầm hồ và hỗn hợp lục địa - đầm hồ đang ở pha tạo dầu muộn.

    pdf9p luu1212 10-07-2019 50 4   Download

  • Khu vực nghiên cứu Bắc bể SôngHồng có đặc điểm cấu trúc địa chất và môi trường trầmtích phức tạp, được đánh giá là vùng có triển vọng dầu khí lớn với nhiều phát hiện trong các đốitượng chứamóng nứt nẻ cacbonat, cát kết Oligocen và Miocen. Về kiến tạo, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng biến dạng, chồng lấn giao thoa kiến trúc, phía Tây Bắc chịu chi phối hoạt động trượt tách giãn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng và phía Đông Bắc chủ yếu chịu ảnh hưởng hoạt động đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam.

    pdf10p advanger2 17-05-2018 82 3   Download

  • Các thành tạo trầm tích Miocen sớm có đặc trưng chuyển tiếp từ môi trường châu thổ sang biển ven bờ và biển nông, có thể trở thành tầng sinh và chứa dầu khí có ý nghĩa của bể. Các thành tạo Miocen giữa, muộn thể hiện môi trường trầm tích biến đổi từ các tướng biển nông xen kẽ môi trường châu thổ, chúng có thể đóng vai trò tầng chứa và tầng chắn dầu khí trong khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung nghiên cứu.

    pdf11p nguyenvanhoangvnu 12-06-2017 79 5   Download

  • Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc điểm thạch học, các tham số định lượng về thạch - vật lý liên quan đến việc đánh giá khả năng chứa dầu khí của của các đá cát kết và bột kết tuổi Miocen giữa khu vực cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu (TU - MC), bể Nam Côn Sơn. Các đá cát kết gồm grauvac, arkos, arkos - litic và thạch anh - litic. Cát kết và bột kết grauvac và arkos có thành phần đa khoáng, độ chọn lọc và mài tròn kém, thành tạo ở môi trường lòng sông và nón quạt cửa sông.

    pdf13p nguyenvanhoangvnu 12-06-2017 56 2   Download

  • Mục đích nghiên cứu của luận án: làm sáng tỏ các đặc điểm thạch học trầm tích, môi trường thành tạo trầm tích của tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2; xây dựng mô hình địa chất tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2 và đánh giá chất lượng tầng chứa. Mời các bạn cùng tham khảo.

    pdf27p hetiheti 06-03-2017 55 4   Download

  • Luận án "Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocen khu vực phía bắc bể trầm tích sông Hồng" thực hiện nghiên cứu với mục tiêu để đưa ra đầy đủ các thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, loại vật liệu, môi trường thành tạo, điều kiện bảo tồn, mức độ biến chất và khả năng sinh HC của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

    pdf27p longnguyentran000 23-12-2016 90 8   Download

  • Luận án tổng hợp tài liệu khu vực và phân tích mẫu thực tế các giếng khoan, kết hợp với luận giải địa chất, bức tranh về thành phần thạch học, kiến trúc tạo đá, các yếu tố ảnh hưởng đến tính rỗng-thấm và diện phân bố tiềm năng của đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa đã phần nào được làm sáng tỏ. Luận án đã góp phần chính xác hóa hệ thống dầu khí trong trầm tích Kainozoi khu vực phía Bắc bể Sông Hồng, đồng thời tạo ra nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò khu vực .

    pdf27p change02 06-05-2016 104 16   Download

CHỦ ĐỀ BẠN MUỐN TÌM

ADSENSE

nocache searchPhinxDoc

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2