intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm và mô hình địa chất tầng cát kết Miocen chứa hydrocacbon lô M2 bể Rakhine, rìa tây Tây Nam thềm lục địa Myanmar

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: làm sáng tỏ các đặc điểm thạch học trầm tích, môi trường thành tạo trầm tích của tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2; xây dựng mô hình địa chất tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2 và đánh giá chất lượng tầng chứa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm và mô hình địa chất tầng cát kết Miocen chứa hydrocacbon lô M2 bể Rakhine, rìa tây Tây Nam thềm lục địa Myanmar

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> PHÙNG KHẮC HOÀN<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT TẦNG CÁT KẾT<br /> MIOCEN CHỨA HYDROCACBON LÔ M2 BỂ RAKHINE,<br /> RÌA TÂY-TÂY NAM THỀM LỤC ĐỊA MYANMAR<br /> <br /> Ngành: Kỹ thuật Địa chất<br /> Mã số: 62.52.05.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất dầu khí, Khoa<br /> Dầu khí, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS Lê Hải An<br /> Trường Đại học Mỏ-Địa Chất<br /> 2. TS Cù Minh Hoàng<br /> Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí Nước ngoài<br /> <br /> Phản biện 1: Tiến sĩ Phan Từ Cơ – Hội Địa chất dầu khí Việt Nam<br /> Phản biện 2: Tiến sĩ Lê Tuấn Việt – Tổng Công ty Thăm dò Khai<br /> thác Dầu khí<br /> Phản biện 3: Tiến sĩ Vũ Trụ – Viện Dầu khí<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp<br /> Trường họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày<br /> … tháng… năm…<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội<br /> hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br />  <br /> 1 <br />  <br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bể trầm tích Rakhine có đối tượng chứa dầu khí chính nằm<br /> trong trầm tích Miocen và Pliocen. Các hoạt động kiến tạo trong khu<br /> vực bể phức tạp, cát kết tuổi Miocen, Pliocen chủ yếu được hình<br /> thành trong môi trường biển sâu nên phân bố các thân cát cũng như<br /> tính chất tầng chứa đều phức tạp và khó dự đoán. Các hoạt động tìm<br /> kiếm thăm dò (TKTD) dầu khí trước đây chủ yếu đánh giá tiềm năng<br /> dầu khí của các tầng chứa lục nguyên tuổi Pliocen muộn, do đó tầng<br /> chứa Pliocen đã được nghiên cứu và đánh giá tương đối chi tiết,<br /> nhưng đối với tầng cát kết Miocen đến nay vẫn chưa được nghiên<br /> cứu đầy đủ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ đặc điểm<br /> địa chất, môi trường thành tạo và mô hình cũng như diện phân bố<br /> tầng chứa cát kết tuổi Miocen là thực sự cần thiết, góp phần dự báo<br /> tiềm năng dầu khí và định hướng tìm kiếm thăm dò cho lô M2 nói<br /> riêng và bể Rakhine nói chung. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trên,<br /> nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm và mô hình địa chất<br /> tầng cát kết Miocen chứa hydrocacbon lô M2, bể Rakhine rìa TâyTây Nam thềm lục địa Myanmar”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br /> - Làm sáng tỏ các đặc điểm thạch học trầm tích, môi trường<br /> thành tạo trầm tích của tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2;<br /> - Xây dựng mô hình địa chất tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô<br /> M2 và đánh giá chất lượng tầng chứa.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br />  <br /> 2 <br />  <br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu là đá cát kết tuổi Miocen, Tây lô M2 bể<br /> Rakhine, rìa Tây-Tây Nam thềm lục địa Myanmar. Phạm vi nghiên<br /> cứu được giới hạn bao gồm các nghiên cứu về thành phần thạch học,<br /> môi trường thành tạo và dự báo phân bố tầng chứa cát kết theo diện<br /> và chiều sâu.<br /> 4. Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, môi<br /> trường thành tạo trầm tích của tầng chứa cát kết Miocen, Tây lô M2;<br /> - Nghiên cứu đặc tính tầng chứa cát kết Miocen, dự báo diện<br /> phân bố của chúng khu vực phía Tây lô M2 và xây dựng mô hình địa<br /> chất của tầng chứa.<br /> 5. Cơ sở tài liệu<br /> Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính bản thân<br /> NCS và các đồng nghiệp thu thập, xử lý, khảo sát thực địa trong quá<br /> trình thực hiện đề án thăm dò lô M2 của Tập đoàn dầu khí Quốc gia<br /> Việt Nam tại bể Rakhine từ năm 2008 đến nay, Các tài liệu đều có độ<br /> tin cậy và chất lượng tốt bao gồm:<br /> -<br /> <br /> Các tài liệu địa chấn bao gồm hơn 2000km địa chấn 2D,<br /> 781km2 địa chấn 3D, kết quả minh giải các tầng phản xạ chính<br /> Miocen trên, Miocen giữa và Miocen dưới do PVEP Overseas<br /> thực hiện. <br /> <br /> - Tài liệu giếng khoan SP-1X, PT-1X và một số tài liệu giếng<br /> khoan của các giếng khu vực phía Bắc bể Rakhine, kết quả<br /> minh giải địa vật lý giếng khoan và thông số vỉa của các giếng<br /> nói trên.<br /> <br />  <br /> 3 <br />  <br /> <br /> - Tài liệu phân tích mẫu bao gồm tài liệu mô tả mẫu vụn khoan,<br /> phân tích mẫu lát mỏng (40 mẫu) và kính hiển vi điện tử quét<br /> (SEM) (10 mẫu), phân tích X-Ray (15 mẫu) từ mẫu giếng khoan<br /> và thực địa.<br /> 6. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để khai thác có hiệu quả các nguồn tài liệu sử dụng và đạt được<br /> mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng tổ hợp các phương pháp sau:  <br /> - Tổ hợp các phương pháp nghiên cứu địa chất bao gồm: Khảo<br /> sát thực địa và phân tích thạch học trầm tích;<br /> - Tổ hợp các phương pháp địa vật lý bao gồm: Địa chấn địa<br /> tầng, nghiên cứu các thuộc tính địa chấn đặc biệt, nghiên cứu sự biến<br /> đổi biên độ theo khoảng cách phát và thu sóng AVO và phương pháp<br /> địa vật lý giếng khoan.<br /> 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án<br /> 7.1 Ý nghĩa khoa học<br /> Làm sáng tỏ luận cứ khoa học về công nghệ và kỹ thuật áp<br /> dụng các phương pháp phân tích địa chấn hiện đại, tích hợp với phân<br /> tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan nhằm xác định đặc điểm,<br /> mô hình và diện phân bố của tầng chứa cát kết.<br /> 7.2 Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả nghiên cứu làm rõ hơn đặc điểm địa chất, điều kiện<br /> thành tạo, môi trường trầm tích và đặc tính rỗng thấm, mô hình và<br /> diện phân bố tầng chứa cát kết Miocen để nâng cao hiệu quả công tác<br /> tìm kiếm thăm dò dầu khí ở lô M2 nói riêng và bể Rakhine nói chung<br /> 8. Những luận điểm bảo vệ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2