intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa chất: Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocen khu vực phía bắc bể trầm tích sông Hồng

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocen khu vực phía bắc bể trầm tích sông Hồng" thực hiện nghiên cứu với mục tiêu để đưa ra đầy đủ các thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, loại vật liệu, môi trường thành tạo, điều kiện bảo tồn, mức độ biến chất và khả năng sinh HC của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa chất: Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocen khu vực phía bắc bể trầm tích sông Hồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> LÊ HOÀI NGA<br /> <br /> PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC<br /> CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN KHU VỰC<br /> PHÍA BẮC BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG<br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> Khoáng vật học và Địa hoá học<br /> 62 44 02 05<br /> <br /> TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br /> <br /> HÀ NỘI – 2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TS. Trần Nghi<br /> TS. Trần Đăng Hùng<br /> Phản biện 1:<br /> -------------------------------------------------------------------Phản biện 2:<br /> -------------------------------------------------------------------Phản biện 3:<br /> --------------------------------------------------------------------<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ĐHQG họp tại<br /> ………………………………………………………………<br /> Vào hồi ……. giờ…….ngày…..tháng……năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> 2<br /> <br /> Danh mục công trình khoa học của tác giả<br /> liên quan đến luận án<br /> 1. Th.S. Lê Hoài Nga, KS. Phí Ngọc Đông, KS. Hồ Thị Thành, Th.S.<br /> Hà Thu Hương, Th.S. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Th.S. Nguyễn Thị Thanh,<br /> 2012, “Thành phần Maceral của một số mẫu than/ trầm tích Miocen tại<br /> GK 102-CQ-1X bể trầm tích Sông Hồng”. Tạp chí Dầu khí số tháng<br /> 1/2013.<br /> 2. Th.S. Lê Hoài Nga, TS. Vũ Trụ. KS. Phí Ngọc Đông, Th.S. Nguyễn<br /> Thị Bích Hạnh, 2012, “Thành phần Maceral và môi trường thành tạo của<br /> một số mẫu than Miocen trên trong giếng khoan 01-KT-TB-08 tại Miền<br /> Võng Hà Nội”. Tạp chí Dầu khí số tháng 5/2014.<br /> 3. KS. Nguyễn Thị Bích Hà, Th.S. Lê Hoài Nga, KS. Đỗ Mạnh Toàn,<br /> KS. Hồ Thị Thành, KS. Phí Ngọc Đông, 2011, Nghiên cứu mô hình địa<br /> hóa bể trầm tích Sông Hồng. Tạp chí Dầu khí số tháng 3/2011.<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Trong công tác nghiên cứu địa hóa đá mẹ sinh dầu-khí trên thế giới từ trước tới<br /> nay, việc sử dụng kết hợp phương pháp địa hóa thông thường và phương pháp quang<br /> học phân tích thành phần maceral trong trầm tích/than (phương pháp nghiên cứu<br /> thạch học than/thạch học hữu cơ) sẽ là sự hỗ trợ rất tốt cho nhau trong nghiên cứu<br /> khả năng sinh dầu, khí của trầm tích/ trầm tích chứa than. Thực tế công tác tìm kiếm<br /> thăm dò đã chứng minh tính khoa học trong sự kết hợp này.<br /> Việc ứng dụng nghiên cứu thạch học hữu cơ kết hợp với các phân tích địa hóa<br /> truyền thống đối với đá mẹ sinh dầu khí ở bể Sông Hồng đã được tiến hành từ những<br /> năm đầu của thế kỷ 21 trên đối tượng là các thành tạo trầm tích và trầm tích chứa<br /> than Oligocen trên thực địa khu vực miền bắc Việt Nam và trên các đảo ngoài khơi<br /> khu vực phía Bắc bể Sông Hồng. Mục đích nghiên cứu để liên kết đánh giá khả năng<br /> tồn tại cũng như khả năng sinh hydrocacbon của tầng đá mẹ Oligocen. Kết quả<br /> nghiên cứu đã cho thấy nhiều thông tin hữu ích cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu<br /> khí ở khu vực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tầng trầm tích chứa than Miocene đã<br /> thấy trong các giếng khoan thăm dò ngoài khơi các lô 102, 103 bể Sông Hồng lại<br /> chưa được tiến hành đầy đủ và chi tiết như vậy. Chỉ có một số kết quả phân tích của<br /> nhà thầu dầu khí được thực hiện từ những năm 1990 với một vài mẫu đơn lẻ. Đó là lý<br /> do nghiên cứu sinh lựa chọn đối tượng than và sét than trong trầm tích Miocene khu<br /> vực phía Bắc bể trầm tích Sông Hồng làm đối tượng nghiên cứu của luận án.<br /> Đề tài “Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than<br /> trầm tích Miocene khu vực phía bắc bể trầm tích Sông Hồng” được thực hiện tại<br /> Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới<br /> sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư – Tiến sĩ - Nhà giáo Ưu tú Trần Nghi và Tiến sĩ<br /> Trần Đăng Hùng, trên cơ sở tài liệu phân tích địa hóa đã có tại các giếng khoan khu<br /> vực lô nghiên cứu và kết quả phân tích thạch học hữu cơ được tác giả thực hiện tại<br /> phòng Địa hóa – Viện Dầu khí Viêt Nam.<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm diện tích các lô 102-106 và 103-107<br /> ngoài khơi khu vực phía Bắc bể Sông Hồng.<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu chính của luận án là đưa ra đầy đủ các thông tin về đặc điểm, nguồn<br /> gốc, loại vật liệu, môi trường thành tạo, điều kiện bảo tồn, mức độ biến chất và khả<br /> năng sinh HC của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu.<br /> Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phân tích đặc điểm thạch học hữu cơ, môi trường thành tạo và mức độ biến<br /> chất của đối tượng than và sét than trong trầm tích Miocene. Tổng hợp các tài liệu<br /> phân tích địa hóa, đánh giá tiềm năng hữu cơ than và sét than trong trầm tích<br /> Miocene. Đối sánh kết quả phân tích; xây dựng mô hình địa hóa để đánh giá mức độ<br /> trưởng thành, quá trình sinh và khả năng sinh sản phẩm của các thành tạo trầm tích<br /> chứa than và sét than Miocene.<br /> Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp phân tích thạch học hữu cơ nghiên cứu thành phần maceral trong<br /> than và sét than. Các phương pháp phân tích địa hóa đá mẹ thông thường và pương<br /> pháp mô hình hóa bể trầm tích để đánh giá mức độ trưởng thành, khả năng sinh HC<br /> của trầm tích chứa than và sét than.<br /> Cơ sở tài liệu phục vụ nghiên cứu<br /> 16 mẫu than/sét than giếng khoan 102-CQ-1X; 02 mẫu than/sét than ở 102HD-1X và 6 mẫu than ở 01-KT-TB-08 được sử dụng trong phạm vi luận án. Phân<br /> tích thành phần maceral trong than và sét than được nghiên cứu sinh thực hiện tại<br /> Phòng Địa hóa – Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí –<br /> Viện Dầu khí Việt Nam. Phân tích nhiệt phân, độ phản xạ vitrinite, phân tích sắc ký<br /> các mẫu trong phạm vị luận án thực hiện tại Viện Dầu khí Việt Nam. Các mặt cắt địa<br /> chấn, bản đồ cấu trúc các tầng trầm tích, các kết quả phân tích địa hóa và một số tài<br /> liệu khác sử dụng trong phạm vi luận án được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, các<br /> nghiên cứu mà nghiên cứu sinh tham gia và đã được sự cho phép của Tập đoàn Dầu<br /> khí Việt Nam.<br /> Điểm mới của luận án<br /> Lần đầu tiên chỉ ra được thành phần vật chất hữu cơ (thành phần maceral) của<br /> than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu bằng phương pháp<br /> nghiên cứu thạch học hữu cơ sử dụng ánh sáng phản xạ.<br /> Chỉ ra được sự thay đổi của thành phần maceral trong quá trình than hóa<br /> Chỉ ra được mối liên quan giữa các thông số địa hóa, các chỉ số maceral với<br /> môi trường thành tạo than.<br /> Luận điểm bảo vệ<br /> Than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu là than humic. Thành phần<br /> maceral nhóm huminite/vitrinite chiếm trên 73%, liptinite chiếm 3,87-17,7%,<br /> inertinite chiếm 2,8-10,4%, khoáng vật chủ yếu là pyrite dạng trứng cá. Mức độ biến<br /> chất của than từ nhãn than á bitum đến than bitum chất bốc cao. Than thành tạo trong<br /> môi trường đông bằng tam giác châu dưới, nguồn vật liệu tạo than chủ yếu là cây bụi<br /> và ít thực vật bậc cao.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2