ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
---------------------------<br />
<br />
Nguyễn Sáng<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI<br />
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC<br />
KẾT HỢP LỌC MÀNG<br />
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước<br />
Mã số: 62440303<br />
<br />
TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Ngƣời dƣớng dẫn khoa học<br />
1. PGS.TS. Trần Văn Quy<br />
2. TS. Trần Hùng Thuận<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ<br />
cấp Đại học Quốc gia tại: …………………………………………<br />
Vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 20<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án Tiến sĩ tại:<br />
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
Trung tâm thông tin Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Những năm gần đây, sự tăng trưởng nhanh của ngành chăn nuôi tại Việt Nam, đã góp phần quan trọng<br />
vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, ngành chăn nuôi đã và<br />
đang làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng<br />
dân cư và hệ sinh thái tự nhiên do nước thải từ các trang trại đưa vào nguồn tiếp nhận nhưng chưa qua xử lý<br />
hoặc chỉ xử lý bằng các biện pháp đơn lẻ, không hiệu quả, không đạt tiêu chuẩn xả thải. Trong số đó, phải kể<br />
đến nguồn nước thải từ các trang trại chăn nuôi lợn với hàm lượng của các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất<br />
dinh dưỡng nitơ, phôtpho và vi sinh vật gây bệnh cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn xả thải cho phép.<br />
Trên thực tế, ở nước ta cho đến nay vấn đề xử lý nguồn nước thải ô nhiễm này thường bị bỏ qua. Do đó, việc<br />
xử lý một khối lượng lớn nước thải phát sinh từ ngành chăn nuôi gia súc là nhu cầu cấp thiết của ngành công<br />
nghiệp môi trường.<br />
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi như: phương pháp sinh học (công nghệ bùn hoạt<br />
tính, phân hủy yếm khí, thực vật thủy sinh); phương pháp hóa lý; phương pháp đất ngập nước; ... đã được<br />
nghiên cứu, áp dụng. Các phương pháp này hoặc là gây tốn kém về chi phí hóa chất, hoặc là yêu cầu thời<br />
gian lưu nước dài (20 – 30 ngày) và sử dụng diện tích đất lớn. Ngoài ra, do nồng độ các thành phần nitơ và<br />
phôtpho trong nước thải chăn nuôi quá lớn, nên hầu như các phương pháp này vẫn chưa thể xử lý triệt để<br />
được các chất ô nhiễm này.<br />
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải có tải trọng ô<br />
nhiễm cao như chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua. Để tăng hiệu quả<br />
xử lý đối với các nguồn thải này, việc ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp lọc màng (gọi tắt là công nghệ<br />
MBR) đang được coi là giải pháp và hướng đi phù hợp hiện nay trên thế giới. Dựa trên khả năng tách loại<br />
rắn – lỏng rất tốt của màng nên làm tăng được nồng độ vi sinh trong bể xử lý, đặc biệt đối với các vi khuẩn<br />
có tốc độ sinh trưởng thấp như Nitrosomonas, Nitrobacter (oxy hóa ammoni thành NOx-), dẫn đến có thể<br />
tăng hiệu suất xử lý nitơ cao hơn 60% so với công nghệ bùn hoạt tính truyền thống, đồng thời màng cũng có<br />
thể loại bỏ vi khuẩn gần như tuyệt đối (Urbain và ncs, 1996; Kim và ncs, 2008). Ngoài ra, công nghệ này có<br />
khả năng xử lý BOD5, COD, SS và TP trong nước thải chăn nuôi lợn, với hiệu suất đạt được rất cao (Kim và<br />
ncs, 2005). Tuy nhiên, do tải lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải chăn nuôi đầu vào thường xuyên<br />
thay đổi, cho nên rất khó kiểm soát được sự ổn định chất lượng nước đầu ra sau quá trình xử lý. Bên cạnh<br />
đó, việc khắc phục hiện tượng tắc nghẽn màng lọc, thường xảy ra khi vận hành hệ thống MBR, đòi hỏi màng<br />
phải được làm sạch bằng hóa chất hoặc thay mới (Judd, 2006; DSTI, 2009). Do đó, làm cho giá thành vận<br />
hành hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ này tăng cao.<br />
Chính vì vậy, để có thể bố trí các đơn nguyên phù hợp trong hệ thống công nghệ MBR và xác định<br />
được các điều kiện vận hành tối ưu nhằm khắc phục được các tồn tại trên, để xử lý hiệu quả nước thải chăn<br />
nuôi khi áp dụng công nghệ này, thì việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu xử lý nước thải<br />
chăn nuôi bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng” là rất cần thiết. Các kết quả của nghiên cứu này<br />
sẽ góp phần trong việc tìm kiếm phương pháp hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi, phù hợp với điều kiện của<br />
Việt Nam, góp phần phát triển công nghiệp hóa ngành chăn nuôi theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày<br />
16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
<br />
- Xây dựng được hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng<br />
đáp ứng tiêu chuẩn xả thải QCVN 01-79:2011/BNNPTNT loại B mà không sử dụng hóa chất trong<br />
quá trình xử lý;<br />
- Xác định được các điều kiện vận hành tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương<br />
pháp sinh học kết hợp lọc màng để vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải đối với nguồn nước thải<br />
này vừa giảm thiểu tắc nghẽn màng.<br />
3. Luận điểm khoa học<br />
Nghiên cứu này được đặt ra, dựa trên một số luận điểm sau:<br />
- Nước thải chăn nuôi lợn là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô nhiễm môi trường<br />
cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, nitơ, phôtpho và vi sinh vật gây bệnh. Trước<br />
đây, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sử dụng các phương pháp như:<br />
phương pháp sinh học, phương pháp keo tụ, phương pháp hóa học, sử dụng hệ thống đất ngập nước, … tuy<br />
nhiên các phương pháp này có hiệu quả xử lý chưa cao, thời gian vận hành kéo dài, sử dụng diện tích đất<br />
lớn;<br />
- Ở Việt Nam, công nghệ lọc màng đã được ứng dụng trong xử lý nước thải như nước thải bệnh viện,<br />
nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, … tuy nhiên hầu hết mới được thử nghiệm và sử dụng trong các<br />
trường hợp có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm thấp. Đối với các nguồn nước thải có tải trọng<br />
ô nhiễm cao như nước thải chăn nuôi lợn thì các nghiên cứu sử dụng công nghệ tiềm năng này còn rất khiêm<br />
tốn;<br />
- Việc kết hợp cả phương pháp vật lý, sinh học và lọc màng sẽ khắc phục được các hạn chế mà các<br />
phương pháp khác còn tồn tại không giải quyết được như: xử lý được cả các hợp chất hữu cơ hòa tan, nitơ,<br />
phốtpho, chất rắn lơ lửng cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả; thời gian lưu ngắn; không<br />
cần bể lắng bùn; không sử dụng hóa chất cho quá trình xử lý; giảm thiểu các sản phẩm ô nhiễm thứ cấp đồng<br />
thời có thể tiết kiệm chi phí cho quá trình xử lý.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với lọc màng sẽ là định hướng tiềm năng<br />
áp dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi.<br />
4.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nội dung 1: Phân tích, đánh giá đặc tính nước thải chăn nuôi khu vực nghiên cứu và lắp ghép môđun<br />
<br />
màng lọc;<br />
Nội dung 2: Khảo sát một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tắc nghẽn màng lọc (vật liệu màng,<br />
hình thái môđun màng, năng suất lọc, cường độ sục khí và nồng độ bùn hoạt tính trong bể tích hợp màng lọc)<br />
trên các môđun màng lọc đã được lắp ghép;<br />
Nội dung 3: Khảo sát sự thích nghi và đánh giá đặc tính bùn hoạt tính với nước thải chăn nuôi;<br />
Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống sinh học kết hợp lọc màng để xử lý nước thải<br />
chăn nuôi quy mô phòng thí nghiệm và khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện vận hành hệ thống (lưu lượng<br />
nước thải đầu vào, tỷ lệ dòng tuần hoàn nước từ bể hiếu khí về bể thiếu khí và đặc tính nước thải đầu vào)<br />
đến hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải;<br />
Nội dung 5: Nghiên cứu điều kiện làm sạch màng lọc;<br />
Nội dung 6: Tính toán sản lượng bùn dư thải bỏ trong bể hiếu khí tích hợp màng lọc.<br />
5. Ý nghĩa của đề tài:<br />
5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
2<br />
<br />
Kết quả thực hiện đề tài đã chứng tỏ việc ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp lọc màng trong hệ<br />
thống xử lý nước thải có tải trọng ô nhiễm cao như nước thải chăn nuôi lợn là rất khả quan và là cơ sở<br />
khoa học để triển khai thực tế;<br />
Xác định được chế độ vận hành hệ thống sinh học kết hợp lọc màng giúp giảm thiểu tác nghẽn màng<br />
trong quá trình vận hành, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ màng ứng dụng trong xử lý<br />
nước thải.<br />
5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Hệ thống thiết bị và chế độ vận hành đơn giản, không cần bể lắng bùn, không sử dụng hóa chất, tiết<br />
kiệm chi phí cho quá trình xử lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;<br />
Góp phần tạo ra một công nghệ mới có thể cải tạo, nâng cấp các hệ thống xứ lý nước thải đã có, đảm<br />
bảo hiệu quả xử lý, đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.<br />
6. Đóng góp mới của đề tài<br />
- Đã xây dựng được hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc<br />
màng tại Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải QCVN 01-79:2011/BNNPTNT loại B;<br />
- Xác định được chế độ vận hành tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp<br />
sinh học kết hợp lọc màng, vừa đáp ứng tiêu chuẩn xả thải vừa giảm thiểu tắc nghẽn màng.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Luận án được bố cục thành 3 chương và phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo.<br />
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;<br />
Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu;<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.<br />
Luận án được trình bày trong 131 trang A4, 12 bảng biểu, 45 hình vẽ, danh mục 5 công trình khoa học<br />
của tác giả đã được công bố, 94 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi tại Việt Nam<br />
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi trong nước luôn giữ mức tăng trưởng cao và ổn định.<br />
Về hình thức chăn nuôi, hiện nay, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng<br />
65 - 70% về số lượng và sản lượng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh<br />
chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, trang trại, công nghiệp.<br />
1.2. Khối lƣợng và đặc tính nƣớc thải chăn nuôi<br />
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi. Chỉ tính<br />
riêng với chăn nuôi lợn, nếu trung bình lượng nước thải ra 25 lít/con lợn/ngày thì lượng nước thải ra một<br />
năm khoảng 85 triệu m3, một con số đáng kể (Trần Văn Tựa, 2015). Khi chăn nuôi tập trung, mật độ chăn<br />
nuôi tăng cao dẫn đến tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm cũng tăng cao.<br />
Về thành phần và mức độ ô nhiễm của nước thải chăn nuôi, qua kết quả khảo sát của Viện KH&CN<br />
Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2009) nhận thấy, giá trị COD, TN, TP, SS và coliform trong<br />
nước thải chăn nuôi lợn rất cao, với các giá trị tương ứng là 2500 – 12120 mgO2/L, 185 – 4539, 28 - 831,<br />
190 – 5830 mg/L và 4x104 - 108 MPN/100 mL. Trong khi đó, kết quả về chất lượng nước thải tại trang trại<br />
Hòa Bình Xanh (xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) với khoảng 3000 con lợn cũng cho thấy các<br />
thông số ô nhiễm như COD, NH4+, TP và SS tương ứng lần lượt là 5630 ± 1032, 544 ± 57, 60 ± 18 và 4904 ±<br />
901 (Cao Thế Hà và ncs, 2015). Các giá trị ô nhiễm này đều không đạt tiêu chuẩn Ngành về vệ sinh nước<br />
3<br />
<br />