intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu sự phân hóa các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai); tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa khí hậu, đất với sự hình thành và phát triển của thảm thực vật từ đó xây dựng bảng danh lục phân bố các loài thực vật theo các đai độ cao phục vụ việc bảo tồn các loài đặc hữu, các loài quý hiếm,... đề xuất định hướng bảo tồn đa dạng thực vật, phát triển du lịch theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> *********<br /> <br /> Trương Ngọc Kiểm<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ<br /> NHÂN TỐ SINH THÁI CHỦ ĐẠO THEO CÁC ĐAI<br /> ĐỘ CAO Ở DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (THUỘC TỈNH LÀO<br /> CAI) PHỤC VỤ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT<br /> TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI<br /> <br /> TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội, 2014<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều đánh giá, khu<br /> vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai) có giá trị bảo tồn đặc biệt bởi tính ĐDSH<br /> cao, các HST đặc trưng. Đây cũng là vùng đất giầu tiềm năng để phát triển du<br /> lịch bền vững. Việc bảo tồn đa dạng thực vật hài hoà với mục tiêu sử dụng hợp<br /> lý tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề có tầm chiến lược ở khu vực Hoàng<br /> Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) trong bối cảnh các hoạt động nông - lâm nghiệp<br /> và du lịch hiện nay ở khu vực này vẫn dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Với<br /> mục tiêu bảo tồn đa dạng thực vật thì việc xem xét sự thay đổi của thảm thực<br /> vật theo độ cao địa hình trong mối tương quan với các nhân tố khí hậu - thổ<br /> nhưỡng (các nhân tố sinh thái chủ đạo tác động đến sự hình thành và phân hoá<br /> thảm thực vật) là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, luận án được tiến hành với mục<br /> tiêu:<br /> Nghiên cứu sự phân hoá các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật<br /> theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai).<br /> Tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa khí hậu, đất với sự hình thành và<br /> phát triển của thảm thực vật từ đó xây dựng bảng danh lục phân bố các<br /> loài thực vật theo các đai độ cao phục vụ việc bảo tồn các loài đặc hữu,<br /> các loài quý hiếm…<br /> Đề xuất định hướng bảo tồn đa dạng thực vật, phát triển du lịch theo<br /> hướng bền vững.<br /> Luận án gồm 3 chương với 155 trang, 36 bảng, 29 hình và biểu đồ, 20<br /> bản đồ chuyên đề minh hoạ bao gồm: Mở đầu (5 trang), Chương 1. Tổng quan<br /> tài liệu (36 trang), Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> (14 trang), Chương 3. Kết quả và thảo luận (85 trang), Kết luận và Kiến nghị (2<br /> trang), Tài liệu tham khảo (13 trang), Phần phụ lục (200 trang).<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUY LUẬT ĐAI CAO<br /> 1.1.1. Trên thế giới<br /> Bản chất của quy luật đai cao mang tính đặc thù địa phương phụ thuộc vào<br /> đai cơ sở chân núi cùng các yếu tố khác nên ở mỗi vùng trên thế giới đều có<br /> những công trình khác nhau liên quan đến quy luật này. Một số công trình tiêu<br /> biểu của các tác giả như A.Hensen (1920), Meusel (1943), Stearn (1960),<br /> Stainton (1972), Dobremer (1972), Hara et al. (1978-1982), Kapos et al. (2000),<br /> Rainer W. Bussmann (2006), J.M.Ninot & A.Ferré (2008)... Các nghiên cứu<br /> này đều tập trung vào việc phân chia các đai độ cao trên cơ sở phân hoá điều<br /> kiện tự nhiên, hướng phơi địa hình,...<br /> 1.1.2. Ở Việt Nam<br /> Do đồi núi ở Việt Nam phân hoá liên tục từ Bắc vào Nam nên sự phân hoá<br /> lãnh thổ chịu sự chi phối rất rõ nét của quy luật đai cao. Thái Văn Trừng (1978)<br /> chia các đai: nhiệt đới ẩm (dưới 700m ở miền Bắc và dưới 100m ở miền Nam),<br /> á nhiệt đới úi thấp tầng dưới (từ 700m - 1600m ở miền Bắc và từ 1000m 1800m ở miền Nam), ôn đới ấm núi thấp tầng trên (từ 1600m - 2400m ở miền<br /> Bắc và từ 1800m – 2600m ở miền Nam), ôn đới lạnh núi vừa tầng dưới: trên<br /> 2400m ở miền Bắc và 2600m ở miền Nam. V.M. Friđlanđ chia theo ranh giới<br /> đất tương quan so sánh giữa 2 miền Bắc - Nam. Vũ Tự Lập (1976) chia thành 3<br /> đai: Từ 0 - 600m (đai nội chí tuyến gió mùa chân núi, gồm các á đai), Từ 600 2.600m (đai á chí tuyến gió mùa trên núi, gồm các á đai), Trên 2.600m (đai ôn<br /> đới gió mùa trên núi).<br /> 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHÍ HẬU<br /> 1.2.1. Trên thế giới<br /> W.Koppen (1936) chia 5 đới khí hậu phù hợp với 5 lớp phủ thực vật chính<br /> dựa trên chỉ tiêu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và lượng mưa năm. Ivanôp<br /> (1948) đã dùng hệ số ẩm ướt để phân chia ra 6 loại khí hậu cơ bản. Gaussen<br /> 2<br /> <br /> (1945) đã khái quát hoá mối quan hệ nhiệt - ẩm và coi đây là nhân tố quan trọng<br /> nhất để xây dựng phương trình cân bằng nước cho thực vật. Hầu hết các công<br /> trình nghiên cứu về sinh khí hậu thảm thực vật khác, các tác giả đều lựa chọn<br /> phức hệ nhiệt - ẩm làm chỉ tiêu phân đới, phân loại, phân kiểu sinh khí hậu.<br /> 1.2.2. Ở Việt Nam<br /> Vấn đề nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam còn được đề cập<br /> đến trong nhiều tài liệu về tự nhiên, kinh tế sinh thái, cơ sở sinh khí hậu của các<br /> tác giả: Phạm Ngọc Toàn, Phạm Tất Đắc (1967), Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn<br /> Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1985), Lê Bá Thảo (1998), Nguyễn Khanh Vân<br /> (1999). Mặt khác, tài nguyên khí hậu rất đa dạng và phức tạp nên việc nghiên<br /> cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu cho một khu vực hẹp mang lại ý nghĩa thực<br /> tiễn cao. Các công trình tiêu biểu của Nguyễn Văn Đông, Đặng Ngọc San, Lâm<br /> Công Định, ...<br /> 1.3. NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC THẢM THỰC VẬT<br /> THEO ĐAI CAO<br /> 1.3.1. Trên thế giới<br /> Trên thế giới có 5 hệ thống phân loại thảm thực vật chính dựa theo các tiêu<br /> chí khác nhau: lấy hệ thực vật (thành phần loài) làm tiêu chuẩn (hệ thống<br /> Braun-Blanquet, 1928); lấy đặc điểm ngoại mạo làm tiêu chí chủ đạo<br /> (Schmithüsen, 1959); dựa vào phân bố không gian làm tiêu chuẩn; dựa vào các<br /> yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm yếu tố chủ đạo; dựa trên ngoại mạo và<br /> cấu trúc thảm thực vật làm tiêu chuẩn (hệ thống phân loại của UNESCO, 1973).<br /> Nghiên cứu của Edward W. Beals (1969) là nghiên cứu đầu tiên có vai trò<br /> định hướng cho các nghiên cứu sự thay đổi thảm thực vật theo đai cao sau này.<br /> Tiếp đó, nhiều công trình ở các khu vực khác nhau đánh giá sự thay đổi cấu<br /> trúc, thành phần loài, nhóm loài ưu thế, mật độ quần xã thực vật theo các đai độ<br /> cao.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.3.2. Ở Việt Nam<br /> Những nghiên cứu đầy đủ về sự phân hoá thảm thực vật theo đai cao<br /> không nhiều mà thường chỉ là một trong các nội dung nghiên cứu về hệ thực<br /> vật. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Loschau (1960) đưa ra khung phân loại 4<br /> trạng thái rừng ở Quảng Ninh, Trần Ngũ Phương (1970, 1995) đã chia các đai<br /> độ cao dựa vào điều kiện địa hình, tính chất sinh thái và thành phần thực vật.<br /> Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978) chia thảm thực vật<br /> Việt Nam thành hai nhóm: Nhóm I - Các kiểu thảm ở độ cao dưới 1000m ở<br /> miền Nam, dưới 700m ở miền Bắc. Nhóm II - Các kiểu thảm vùng núi có độ<br /> cao trên 1000m ở miền Nam và trên 700m ở miền Bắc. Vũ Tự Lập (1976) sử<br /> dụng độ ưu thế của các loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định các quần hợp, ưu<br /> hợp và phức hợp của thảm thực vật. Phan Kế Lộc (1985) [80] đã vận dụng<br /> khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) để đưa ra khung phân loại<br /> thảm thực vật ở Việt Nam theo thứ bậc: 1. Lớp quần hệ --> 1.A. Phân lớp quần<br /> hệ --> 1.A1. Nhóm quần hệ --> 1.A1.1. Quần hệ --> 1.A1.1.1. Phân quần hệ với<br /> 5 lớp quần hệ như sau: Lớp quần hệ rừng rậm, Lớp quần hệ rừng thưa, Trảng<br /> cây bụi, Trảng cây bụi lùn, Trảng cỏ. Bảng phân loại này được một số tác giả áp<br /> dụng để tiến hành phân loại thảm thực vật trong nghiên cứu của mình . Nguyễn<br /> Vạn Thường (1995) đã chia 4 vùng sinh thái Bắc Trung Bộ căn cứ vào độ cao<br /> so với mặt biển.<br /> 1.4. NGHIÊN CỨU SINH THÁI HỌC ĐẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI<br /> THẢM THỰC VẬT, ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH VÀ SINH KHÍ HẬU<br /> 1.4.1. Trên thế giới<br /> Hađi (1936), Monin (1937), Baur (1946) và P. W Richards (1952),<br /> A.Giacốp (1956), P.W.Richards (1964) là những nhà khoa học đầu tiên nghiên<br /> cứu mối quan hệ qua lại giữa cấu trúc thảm thực vật rừng nhiệt đới tới khả năng<br /> cấp nước, không khí, các đặc tính lí hóa của đất. Gần đây, các nghiên cứu của<br /> S. McG-Wilson và cộng sự (2001), Zhang, J.-T., Zhang, F (2007), Jiří Doležal<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0