ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
---------------------<br />
<br />
Phạm Thị Trầm<br />
<br />
XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC SƠN TÂY BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA<br />
HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành: Bảo vệ tài nguyên và môi trường<br />
Mã số: 62850101<br />
<br />
TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình được thực hiện tại:<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải<br />
2. TS. Nguyễn An Thịnh<br />
<br />
Phản biện: ...................................................................<br />
Phản biện: ...................................................................<br />
Phản biện: ...................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br />
chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự<br />
nhiên vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ........ năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Phạm Thị Trầm (2012), “Một số vấn đề về phát triển du lịch nông<br />
thôn khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên<br />
cứu Phát triển bền vững 4 (37), tr.46-52.<br />
2. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Trầm (2013), “Nông nghiệp khu<br />
vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội: hiện trạng và một số giải<br />
pháp cho phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn<br />
2 (2), tr.15-20.<br />
3. Phạm Thị Trầm và Lý Trọng Đại (2013), “Hệ thống phân loại và đặc<br />
điểm cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Kỷ<br />
yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, tr.404-413.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT<br />
Nằm ở phía tây Thành phố Hà Nội, khu vực Sơn Tây - Ba Vì<br />
có nhiều tiềm năng đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ<br />
phát triển các lĩnh vực kinh tế là trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô<br />
thị, phát triển du lịch,... Từ khi Hà Nội được mở rộng lần gần đây<br />
nhất (2008), quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực<br />
ngoại thành Hà Nội. Không nằm ngoài xu thế đó, khu vực Sơn Tây Ba Vì cũng đứng trước những thay đổi căn bản về điều kiện tài<br />
nguyên môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hướng phát triển kinh<br />
tế xã hội tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong tổng thể định hướng quy<br />
hoạch không gian thành phố Hà Nội đã được xác định: đô thị vệ tinh<br />
Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; huyện Ba Vì<br />
nằm trong vành đai cây xanh gắn với các công viên sinh thái quy mô<br />
lớn, phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch;<br />
thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì được xác định là mô hình đô thị sinh<br />
thái mật độ thấp của thủ đô Hà Nội. Vì vậy, cần phải có những<br />
nghiên cứu cơ bản để đánh giá, xác định các giá trị tài nguyên thiên<br />
nhiên và nhân văn phục vụ cho việc thực hiện các định hướng đã<br />
được đặt ra.<br />
Xuất phát từ những lý do như trên, đề tài luận án “Xác lập<br />
cơ sở địa lý nhằm phục vụ phát triển bền vững khu vực Sơn Tây Ba Vì trong quá trình đô thị hóa hiện nay của thành phố Hà Nội”<br />
đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.<br />
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ<br />
Mục tiêu của luận án là: "Xác lập những cơ sở khoa học địa<br />
lý tổng hợp phục vụ định hướng phát triển bền vững khu vực Sơn Tây<br />
<br />
- Ba Vì trên cơ sở phát huy giá trị của các cảnh quan tự nhiên, cảnh<br />
quan văn hóa trong khu vực”.<br />
6 nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện: 1/ Tổng quan các<br />
công trình trên thế giới và trong nước có liên quan tới hướng nghiên<br />
cứu và khu vực. 2/ Tổng luận lý thuyết và xác lập cơ sở lý luận về<br />
hướng nghiên cứu địa lý học phục vụ PTBV lãnh thổ cấp huyện<br />
trong bối cảnh ĐTH 3/ Phân tích các nhân tố thành tạo CQ; cấu trúc<br />
CQ; giá trị chức năng của các CQTN và CQVH đặc sắc. 4/ Đánh giá,<br />
phân tích các đơn vị CQ phục vụ xác định tiềm năng, giá trị của các<br />
CQ trong khu vực nghiên cứu. 5/ Phân tích cơ hội, thách thức, điểm<br />
mạnh, điểm yếu nhằm xác định mức ưu tiên định hướng PTBV các<br />
cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong bối cảnh quy hoạch chung<br />
của TP Hà Nội. 6/ Đề xuất định hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu<br />
theo các tiểu vùng cảnh quan và đơn vị hình thái cảnh quan.<br />
3. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ<br />
- Luận điểm 1: Cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì hiện<br />
nay được đặt trong bối cảnh tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên,<br />
yếu tố văn hóa và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng. Mặc dù là một<br />
lãnh thổ cấp huyện có quy mô không lớn thuộc vùng Đồng bằng<br />
châu thổ sông Hồng, nhưng cảnh quan khu vực phân hóa đa dạng,<br />
bao gồm nhiều cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa có ý nghĩa<br />
cho phát triển bền vững lãnh thổ.<br />
- Luận điểm 2: Hệ thống cảnh quan tự nhiên và cảnh quan<br />
văn hóa trong phạm vi lãnh thổ khu vực Sơn Tây - Ba Vì hàm chứa<br />
các giá trị sinh thái - kinh tế - văn hóa - xã hội đặc sắc,... nhưng hiện<br />
đang bị đe dọa hủy hoại bởi các tác động tiêu cực nảy sinh trong tiến<br />
trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội<br />
mở rộng. Gắn kết bảo vệ, phát triển cảnh quan tự nhiên và cảnh<br />
<br />