ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
---------o0o---------<br />
<br />
PHẠM VĂN THÌN<br />
<br />
CHẾ TẠO, NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU ZnO<br />
THÍCH HỢP CHO BỨC XẠ MICROLASER<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý Chất rắn<br />
Mã số: 62 44 07 01<br />
TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Vật lý Chất rắn,<br />
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Bình<br />
PGS. TS. Tạ Đình Cảnh<br />
Phản biện 1:…………………………………….<br />
Phản biện 2: ……………………………………<br />
Phản biện 3: ……………………………………<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà nước chấm<br />
luận án tiến sỹ họp tại …………………………………………..<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm gần đây, một hướng nghiên cứu mới đang<br />
được quan tâm nhằm thay thế công nghệ chế tạo microlaser truyền<br />
thống, đó là các microlaser ngẫu nhiên. Cơ chế hoạt động của các<br />
microlaser ngẫu nhiên này dựa trên lý thuyết định xứ Anderson áp<br />
dụng đối với photon trong môi trường bất trật tự. Việc chế tạo các<br />
microlaser ngẫu nhiên dễ và rẻ hơn nhiều so với các microlaser<br />
truyền thống. Microlaser ngẫu nhiên có thể được dùng làm nguồn<br />
sáng trong mạch quang học tích hợp, các micro-sensor thay thế cho<br />
các sensor truyền thống.<br />
Đặt ra mục tiêu nghiên cứu microlaser trên tinh thể ZnO vừa là<br />
phát triển một lĩnh vực nghiên cứu vật lý laser mới, vừa là phối hợp<br />
nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ZnO, gắn kết quả nghiên cứu chế<br />
tạo vật liệu nano ZnO với một mục tiêu ứng dụng cụ thể là<br />
microlaser. Đây là lý do chúng tôi chọn hướng nghiên cứu sự phát<br />
bức xạ cưỡng bức và laser ngẫu nhiên trong vật liệu ZnO. Luận án<br />
mang tên là "Chế tạo, nghiên cứu vật liệu ZnO thích hợp cho bức<br />
xạ Microlaser".<br />
Mục đích của luận án là:<br />
- Nghiên cứu chế tạo các vật liệu ZnO có cấu trúc thích hợp để<br />
tạo thành các microlaser ngẫu nhiên.<br />
- Xây dựng phép đo và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các<br />
thuộc tính quang học của vật liệu chế tạo được. Tiến hành thực<br />
nghiệm nghiên cứu phương pháp kích thích và khả năng phát bức xạ<br />
microlaser từ vật liệu ZnO.<br />
<br />
1<br />
<br />
- Tìm hiểu cơ chế tạo thành các microlaser do giam hãm quang<br />
học trong môi trường bất trật tự dựa trên lý thuyết định xứ của<br />
Anderson.<br />
Các kỹ thuật thực nghiệm trong luận án được thực hiện tại các<br />
phòng thí nghiệm của Bộ môn Vật lý Chất rắn, Bộ môn Quang lượng<br />
tử, Bộ môn Vật lý Đại cương và Trung tâm Khoa học Vật liệu (Khoa<br />
Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN); các phòng thí<br />
nghiệm của Viện Khoa học Vật liệu (Viện KH & CN Việt Nam); Viện<br />
Khoa học & Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST).<br />
Bố cục của luận án:<br />
Ngoài phần "Mở đầu và "Kết luận", luận án được trình bày<br />
trong 4 chương:<br />
* Chương 1: Tổng quan.<br />
* Chương 2: Các phương pháp chế tạo mẫu và các kỹ thuật<br />
phân tích cấu trúc.<br />
* Chương 3: Chế tạo và khảo sát bức xạ laser ngẫu nhiên từ các mẫu<br />
ZnO dạng viên nén và màng mỏng.<br />
*Chương 4: Chế tạo và khảo sát bức xạ laser ngẫu nhiên từ các mẫu<br />
ZnO dạng bột.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
1.1. Tính chất cấu trúc và tính chất quang của ZnO<br />
Kẽm ôxít ZnO là một vật liệu có tiềm năng ứng dụng rất lớn<br />
đối với các linh kiện quang điện tử hoạt động ở vùng xanh - tím. Để<br />
chế tạo các thiết bị quang điện tử hiệu suất cao, cần thiết phải khảo<br />
sát các tính chất cấu trúc và các quá trình chuyển trạng thái quang<br />
học trong ZnO. Trong mục này trình bày các tính chất cấu trúc, các<br />
cơ chế dịch chuyển quang học, nguồn gốc và cơ chế hình thành bức<br />
xạ cưỡng bức ở vật liệu bán dẫn nói chung và ở ZnO nói riêng.<br />
1.2. Tổng quan về laser ngẫu nhiên<br />
* Giới thiệu về laser ngẫu nhiên<br />
Trong suốt một thời gian dài, các tán xạ quang học được xem là<br />
gây cản trở cho hoạt động của laser, vì thế cần phải loại bỏ các<br />
photon tán xạ từ các mode của buồng cộng hưởng laser truyền thống.<br />
Tuy nhiên, trong một môi trường bất trật tự, các tán xạ lại có thể<br />
đóng vai trò tích cực trong cả khuếch đại và hoạt động của laser, gọi<br />
là laser ngẫu nhiên. Các laser loại này được hình thành một cách<br />
ngẫu nhiên theo các tán xạ trong một môi trường bất trật tự. Do đó,<br />
các phát xạ laser phát ra từ buồng cộng hưởng này mang tính ngẫu<br />
nhiên.<br />
* Mô hình lý thuyết của Letokhov về laser ngẫu nhiên<br />
Mô hình khuếch tán của các laser ngẫu nhiên được đề xuất vào<br />
năm 1967, là mô hình đầu tiên mô tả khả năng khuếch đại của bức xạ<br />
trong môi trường tán xạ ngẫu nhiên.<br />
<br />
3<br />
<br />