intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học (Dự thảo): Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh (0-30m nước)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

106
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh (0-30m nước)" nghiên cứu với mục tiêu làm sáng tỏ đặc điểm và lịch sử tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh (0–30m nước). Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học (Dự thảo): Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh (0-30m nước)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> ----------------------<br /> <br /> Nguyễn Ngọc Anh<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM VÀ TIẾN HÓA THẠCH ĐỘNG LỰC<br /> CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH TẦNG MẶT VÙNG<br /> BIỂN NÔNG VEN BỜ HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH<br /> (0 – 30 M NƯỚC)<br /> <br /> Chuyên ngành: Địa chất học<br /> Mã số: 62440201<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HỌC<br /> (DỰ THẢO)<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> – Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội<br /> 2. PGS.TS. Trần Đức Thạnh<br /> Viện Tài nguyên và Môi trường biển – Viện Khoa học và<br /> Công nghệ Việt Nam<br /> Phản biện 1:<br /> ………………………………………………………<br /> Phản biện 2:<br /> ………………………………………………………<br /> Phản biện 3:<br /> ………………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường<br /> họp tại ……………………………………………………………….<br /> vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2014.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br /> CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> [1] Nguyễn Ngọc Anh (2008), Chương trình máy tính phân loại<br /> trầm tích dựa trên tỷ số sỏi – cát – bột - sét. Tuyển tập báo cáo<br /> Hội nghị toàn quốc lần I: Địa Chất Biển Việt Nam & Phát Triển<br /> Bền Vững, trang 716 – 720, 9-10/10/2008, TP Hạ Long.<br /> [2] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh<br /> Văn Huy, Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh (2008),<br /> Những đặc trưng địa hệ cơ bản của vịnh Tiên Yên – Hà Cối.<br /> Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập XIII, tr. 5 – 27.<br /> Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br /> [3] Nguyễn Ngọc Anh (2009), Chuyển đổi tự động tần suất khối<br /> lượng sang tần suất xuất hiện trong phân phối cấp hạt trầm tích.<br /> Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập XIV, tr. 107-110.<br /> NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.<br /> [4] Nguyễn Ngọc Anh (2009), Tính toán tự động các thông số độ<br /> hạt trầm tích. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập<br /> XIV, tr. 111-114. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.<br /> [5] Nguyễn Ngọc Anh (2009), Chương trình tính toán mô tả phân<br /> bố cấp hạt trầm tích. Tuyển tập báo cáo khoa học 50 năm thành<br /> lập Đại học thủy lợi: Tiểu ban Thủy động lực sông biển, tr. 3743, 11-2009, Hà Nội.<br /> [6] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng, Trần Nghi (2011), Giải<br /> đoán động lực môi trường trầm tích trên cơ sở phân bố kích<br /> thước hạt cát. Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc<br /> lần thứ V: Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý biển, trang 374<br /> – 381, 20-21/10/2011, TP Hà Nội.<br /> [7] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng, Trần Nghi, Trần Đức<br /> Thạnh (2011), Đặc điểm thống kê kích thước hạt trầm tích vịnh<br /> Bái Tử Long, Quảng Ninh. Hội nghị Khoa học và Công nghệ<br /> biển toàn quốc lần thứ V: Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý<br /> biển, trang 390 – 396, 20-21/10/2011, TP Hà Nội.<br /> [8] Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Vượng (2012), Chương trình<br /> máy tính xác định xu hướng di chuyển trầm tích và áp dụng thử<br /> nghiệm ở vùng biển ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Tạp chí<br /> Khoa học và Công nghệ biển, Tập 12, Số 1, trang 17 – 26.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Việt Nam có vùng biển rộng lớn nên vấn đề nghiên cứu địa chất<br /> biển ngày càng được quan tâm trong những năm gần đây. Đối với<br /> vùng biển nông ven bờ Hải Phòng–Quảng Ninh, vấn đề nghiên cứu<br /> địa chất mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát đặc điểm thạch học–<br /> khoáng vật trầm tích đáy, xác định các điểm lộ sa khoáng trên đáy<br /> biển, xác định lịch sử dao động mực nước biển trong Holocen và<br /> đánh giá tổn thương ô nhiễm trầm tích đáy biển. Trong khi đó, vấn<br /> đề nghiên cứu mối quan hệ giữa các quá trình di chuyển, phân tán và<br /> lắng đọng trầm tích với chế độ thủy động lực của môi trường tích tụ<br /> trầm tích ở đó lại ít nhận được sự quan tâm, mặc dù nó cũng đã được<br /> đề cập ít nhiều trong các nghiên cứu liên quan đến bồi tụ xói lở bờ<br /> biển. Việc tìm ra quy luật tương quan giữa chúng không chỉ có ý<br /> nghĩa về mặt lý luận mà còn đóng góp thiết thực vào thực tiễn. Vấn<br /> đề nêu trên là lý do NCS chọn đề tài: “Đặc điểm và tiến hóa thạch<br /> động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven<br /> bờ Hải Phòng–Quảng Ninh (0–30 m nước)”.<br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> Làm sáng tỏ đặc điểm và lịch sử tiến hóa thạch động lực các<br /> thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng –<br /> Quảng Ninh (0–30 m nước).<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng<br /> biển nông ven bờ Hải Phòng–Quảng Ninh (0–30 m nước).<br /> Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: trong khoảng thời gian<br /> từ Pleistocen muộn đến nay. Phạm vi không gian:vùng biển nông<br /> ven bờ Hải Phòng–Quảng (0–30 m nước).<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4. Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu đặc điểm thạch học và quy luật phân bố trầm tích<br /> tầng mặt khu vực nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích và lịch sử tiến hóa thạch<br /> động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt khu vực nghiên cứu.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân<br /> tích độ hạt trầm tích, phương pháp xác định xu thế di chuyển trầm<br /> tích, phương pháp xác định độ mài tròn trầm tích, phương pháp phân<br /> tích thành phần hóa học, phương pháp địa chấn nông phân giải cao,<br /> phương pháp nghiên cứu tướng đá–cổ địa lý v.v.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Ý nghĩa khoa học: Luận án làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật<br /> phân bố trầm tích tầng mặt, đồng thời cũng góp phần làm sáng tỏ lịch<br /> sử tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng<br /> biển nông ven bờ Hải Phòng–Quảng Ninh.<br /> Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đóng góp cơ sở khoa học góp phần<br /> tìm ra nguyên nhân, xu thế diễn biến quá trình bồi tụ–xói lở và đồng<br /> thời cũng góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân bồi lấp, biến động vùng<br /> cửa sông.<br /> 7. Cơ sở tài liệu<br /> Luận án được xây dựng trên cơ sở các tài liệu NCS thu thập và<br /> trực tiếp thực hiện gồm khoảng: 1000 mẫu độ hạt trầm tích, 250 mẫu<br /> lát mỏng thạch học bở rời, 200 mẫu cacbonate, 200 mẫu hóa silicat,<br /> 200 mẫu chỉ tiêu địa hóa môi trường trầm tích và hơn 100 km tuyến<br /> địa chấn nông phân giải cao.<br /> 8. Các luận điểm bảo vệ<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2