intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sỹ Hóa học: Nghiên cứu sự chuyển hóa một số yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men nóng

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

111
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu sự chuyển hóa một số yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men nóng" được thực hiện với mục đích nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các phương pháp, quy trình xử bùn thải đô thị Việt Nam nói chung và bùn thải của thành phố Hà Nội nói riêng. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sỹ Hóa học: Nghiên cứu sự chuyển hóa một số yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men nóng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Cao Vũ Hƣng<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY<br /> Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH ỔN ĐỊNH BÙN THẢI KẾT<br /> HỢP RÁC HỮU CƠ BẰNG PHƢƠNG PHÁP LÊN MEN NÓNG<br /> Chuyên ngành : Hóa môi trƣờng<br /> Mã số<br /> <br /> : 62440120<br /> <br /> TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> Công trình này đƣợc hoàn thành tại: Phòng thí nghiệm hóa môi trường - Khoa Hóa<br /> học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Duy Cam<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Đại học Quốc gia<br /> họp tại: Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.<br /> vào hồi<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2014.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong các loại hình chất thải đô thị, bùn thải đô thị là một loại hình chất thải<br /> đặc thù phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xử lý nước thải và nạo vét hệ thống thoát<br /> nước đô thị. Bùn thải đô thị có hàm lượng chất dinh dưỡng như Nitơ, Phốt pho khá<br /> cao. Mặt khác, quá trình hình thành bùn thải cũng tích lũy nhiều chất gây ô nhiễm<br /> nguy hiểm.<br /> Bùn thải đô thị có thể chứa tới hơn 300 các hợp chất hữu cơ khác nhau. Các<br /> hợp chất vô cơ và các vi sinh vật gây bệnh cũng tồn tại với thành phần đa dạng trong<br /> bùn thải đô thị. Các chất hữu cơ ô nhiễm chủ yếu phát hiện được trong bùn thải bao<br /> gồm các hợp chất hydrocacbon đơn vòng thơm (MAHs), các hợp chất hydrocacbon<br /> đa vòng thơm (PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), phthalic acid esters<br /> (PAEs), polychlorinated dibenzo-p-dioxins/furans (PCDD/Fs), chlorobenzens (CBs),<br /> amins, nitrosamins, phenols. Chính sự tồn tại của kim loại nặng cũng như các chất ô<br /> nhiễm hữu cơ nêu trên trong bùn thải đã làm hạn chế khả năng tái chế bùn thải và sử<br /> dụng sản phẩm tái chế cho mục đích nông nghiệp.<br /> Báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, trong năm 2012 lượng<br /> bùn thải đô thị thu gom trên toàn thành phố đạt 167.200 tấn trong đó chỉ có 2.140 tấn<br /> phát sinh từ trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Trước thực trạng này, đã có một số<br /> nghiên cứu được triển khai nhằm tìm ra lời giải cho bài toán quản lý bùn thải đô thị.<br /> Do năng lượng ngày một khan hiếm cộng với sức ép phải xử lý bùn thải đô thị<br /> mà việc phát triển phương pháp phân hủy yếm khí ổn định bùn thải, thu hồi biogas<br /> như nguồn năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu. Tại châu Âu hiện nay, lượng<br /> biogas thu được trong xử lý bùn thải bằng phương pháp lên men yếm khí đã vượt 200<br /> tỷ m3 khí mỗi năm. Hơn nữa, ổn định bùn thải đô thị bằng phương pháp lên men yếm<br /> khí là giải pháp phù hợp để sử dụng sản phẩm sau xử lý cho mục đích nông nghiệp.<br /> Phương pháp phân hủy yếm khí ổn định bùn thải đô thị đã và đang trở thành một<br /> phương án tối ưu trong tổng thể hệ thống quản lý nước thải đô thị.<br /> Thời gian gần đây, ổn định bùn thải kết hợp với rác hữu cơ bằng phương pháp<br /> lên men yếm khí nóng với ưu thế như: thời gian ổn định ngắn, hiệu suất sinh CH4 cao<br /> và tiêu diệt triệt để mầm bệnh đang rất được quan tâm nghiên cứu ứng dụng. Tuy<br /> nhiên, để có thể áp dụng phương pháp xử lý nêu trên một cách hiệu quả đối với bùn<br /> thải đô thị tại Việt Nam cần thiết phải triển khai những nghiên cứu cụ thể.<br /> Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các phương pháp, quy trình xử bùn thải đô<br /> thị Việt Nam nói chung và bùn thải của thành phố Hà Nội nói riêng, chúng tôi đã<br /> <br /> chọn đề tài là “Nghiên cứu sự chuyển hóa của một số yếu tố gây ô nhiễm trong quá<br /> trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men nóng”.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Đánh giá nguồn phát sinh và mức độ ô nhiễm một số kim loại nặng và PAHs<br /> trong bùn thải sông Kim Ngưu, thành phố Hà Nội.<br /> - Nghiên cứu ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ bằng<br /> phương pháp lên men yếm khí nóng.<br /> - Nghiên cứu sự chuyển hóa của kim loại nặng và PAHs trong quá trình ổn<br /> định kết hợp bùn thải và rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng.<br /> - Đề xuất quy trình xử lý và đánh giá khả năng áp dụng xử lý bùn thải sông<br /> Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ theo hướng giảm thiểu tối đa kim loại nặng và PAHs<br /> trong sản phẩm. Hướng tới sử dụng sản phẩm sau xử lý cho mục đích nông nghiệp.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> - Góp phần đánh giá nguồn phát sinh và mức độ ô nhiễm kim loại nặng, PAHs<br /> trong bùn thải sông Kim Ngưu (một trong những con sông tiếp nhận nước thải điển<br /> hình của Hà Nội).<br /> - Tìm được điều kiện tối ưu để ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác<br /> hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng.<br /> - Đánh giá được khả năng tích tụ và vận chuyển của kim loại nặng cũng như sự<br /> phân hủy của các hợp chất PAHs trong quá trình ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết<br /> hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng.<br /> - Xây dựng được quy trình hiệu quả xử lý bùn thải sông Kim Ngưu nhằm thu<br /> hồi biogas và sử dụng bùn thải sau xử lý vào mục đích nông nghiệp.<br /> - Cung cấp thông tin cần thiết về mức độ ô nhiễm của bùn thải đô thị Hà Nội<br /> cho các nhà quản lý và cộng đồng xã hội làm cơ sở để hoạch định chính sách về công<br /> tác quản lý bùn thải cũng như nâng cao nhận thức của xã hội nhằm giảm thiểu khả<br /> năng gây ô nhiễm bùn thải.<br /> - Bước đầu đề xuất quy trình xử lý bùn thải đô thị của Hà Nội phù hợp với mục<br /> đích sử dụng (thu hồi biogas trong quá trình xử lý và sử dụng sản phẩm sau xử lý vào<br /> mục đích nông nghiệp).<br /> 4. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Lần đầu tiên đánh giá tổng quát nguồn phát sinh và mức độ ô nhiễm PAHs<br /> trong bùn thải của sông Kim Ngưu.<br /> <br /> - Đánh giá được khả năng tích tụ và vận chuyển của một số kim loại nặng<br /> trong quá trình ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ bằng phương<br /> pháp lên men yếm khí nóng.<br /> - Xác định được khả năng phân hủy các hợp chất PAHs trong bùn thải ở điều<br /> kiện lên men yếm khí nóng và ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt Tween 80 đối<br /> với sự phân hủy PAHs trong điều kiện trên.<br /> - Đề xuất được quy trình xử lý bùn thải tại sông Kim Ngưu kết hợp với rác hữu<br /> cơ theo hướng giảm thiểu kim loại nặng và PAHs nhằm sử dụng sản phẩm sau xử lý<br /> cho mục đích nông nghiệp.<br /> Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Khái quát về bùn thải đô thị và thực trạng quản lý bùn thải đô thị tại Hà<br /> Nội<br /> 1.1.1. Nguồn phát sinh bùn thải đô thị<br /> Bùn thải đô thị là sản phẩm của quá trình thoát nước đô thị. Nguồn phát sinh<br /> chủ yếu bao gồm: bùn phát sinh từ hệ thống bể phốt (septick tank), bùn từ các trạm<br /> xử lý nước thải trong thành phố và bùn nạo vét hệ thống thoát nước. Tỷ trong của các<br /> loại bùn nêu trên phụ thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống thoát nước đô thị.<br /> 1.1.2. Đặc điểm của bùn thải đô thị<br /> Bùn thải thoát nước đô thị có thành phần phức tạp. Ngoài việc có chứa hàm<br /> lượng chất dinh dưỡng, bùn thải đô thị còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm nguy hiểm<br /> như: kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và mầm gây bệnh.<br /> 1.1.3. Các phƣơng pháp xử lý bùn thải đô thị<br /> Tổng hợp được một số phương pháp xử lý đang được áp dụng phổ biến hiện<br /> nay cũng như sơ bộ đánh giá ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. Các phương pháp<br /> xử lý phổ biến hiện nay bao gồm: Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải, xử lý bằng<br /> phương pháp nhiệt (đốt triệt để), Sử dụng cải tạo đất nông nghiệp.<br /> 1.1.4. Thực trạng quản lý bùn thải đô thị tại Hà Nội<br /> Khái quát được thực trạng quản lý bùn thải đô thị tại Hà Nội. Suy rộng ra thực<br /> trạng quản lý loại hình chất thải này trên cả nước.<br /> 1.2. Kim loại nặng và PAHs trong bùn thải đô thị<br /> 1.2.1. Kim loại nặng<br /> Phần tổng quan này đã giới thiệu rõ được nguồn phát sinh kim loại nặng trong<br /> bùn thải đô thị, đặc điểm tồn tại của một số kim loại nặng trong bùn thải đô thị và độc<br /> tính của một số kim loại nặng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2