intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 2

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

433
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Động vật học - Động vật có xương sống: Phần 2 gồm nội dung từ chương 7 đến chương 10, trình bày về trên lớp bốn chân (Tetrapoda), lớp ếch nhái hay lưỡng cư (Amphibia), động vật có màng ối (Amniota), lớp bò sát (Reptilia), lớp chim, lớp thú hay lớp động vật có vú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 2

  1. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro rất nhiều hoạt động kinh tế, quân sự, công nghệ của con người đã xâm hại đến sự bền vững của nhiều hệ sinh thái tự nhiên từ trên rừng xuống biển và ra tận đại dương làm cho khí hậu tòan cầu thay đổi gây nên những thảm họa khốc liệt cho con người. Chương 7 Trên lớp Bốn chân (Tetrapoda) Lớp Ếch nhái hay Lưỡng cư (Amphibia) Trên lớp bốn chân gồm những động vật có xương sống chuyển đời sống lên cạn, trong môi trường không khí. Trong đó một số có đời sống hoàn toàn trên cạn, hay còn có một số giai đoạn trong đời sống còn gắn chặt với môi trường nước. Một số nhóm quay lại môi trường nước những vẫn giữ sự hô hấp oxi trong khí quyển. Việc chuyển từ môi trường nước lên cạn là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hoá củađộng vật có xương sống. Chiếm lĩnh môi trường cạn, động vật có xương sống có một vùng rộng lớn để khai thác thức ăn và các đìều kiện sống khác . Tuy nhiên, đây là một bước chuyển vô cùng khó khăn vì các điều kiện vật lý trên đất liền khác với nước: không khí không đủ sức nâng con vật như ở trong nước, lượng oxi trong không khí nhiều hơn trong nước nhưng không thể hô hấp bằng mang mà phải hô hấp bằng một cơ quan khác. Nhiệt độ ở đất liền giao động nhiều hơn, không khí và nước có độ khúc xạ và dẫn truyền âm thanh khác nhau... Động vật có xương sống ở cạn khắc phục sức hút của trọng lực nhờ những biến đổi hình thái kèm theo sự gia tăng chung mức độ biến dưỡng của cơ thể. Sự di chuyển trên cạn được thực hiện nhờ xuất hiện kiểu chi năm ngón, hoạt động nhờ hệ cơ. Cường độ hô hấp gia tăng, trao đổi khí và môi trường xảy ra ở phổi. Giai đoạn ấu trùng của ếch nhái hô hấp bằng mang. Ở bò sát, chim và thú, khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi. Hai vòng tuần hoàn: tuần hoàn phổi và tuần hoàn cơ thể. Kích thước tương đối của não bộ gia tăng và phân hoá các phần. Cơ quan cảm giác thích nghi với hoạt động trong môi trường không khí. Khoang mũi có phần khứu giác và phần hô hấp riêng, xuất hiện xoang tai giữa, có mi mắt, điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt. Cơ quan đường bên chỉ có ở giai đoạn ấu trùng và một số ếch nhái trưởng thành. Những thay đổi đó không thể thực hiện ngay mà được giải quyết dần dần trong từng nhóm động vật có xương sống. Theo một số tác giả thì cá dạng vây thịt (cá vây tay, cá phổi) không phải là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thực hiện bước chuyển này. Phổi của chúng như ta đã biết mới chỉ là sự thích nghi với môi trường nước tù hãm và nhiệt độ khô hạn. Vây chẵn có thuỳ thịt có lẽ giúp chúng di chuyển từ nơi khô ráo, bùn lầy đến nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Chỉ có ếch nhái mới bắt đầu đời sống chuyển lên cạn. Nhưng chính thức ở trên cạn phải kể đến bò sát và đỉnh cao là chim và thú sau này. Trên lớp bốn chân có bốn lớp: Ếch nhái hay Lưỡng thê, Bò sát, Chim và Thú. Ba lớp sau gọi là Động vật có màng ối (Amniota). Đó là nhóm có các màng phôi gọi là màng ối chứa dịch ối bảo cho phôi phát triển giống như trong môi trường nước. Chim và thú có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể http://www.ebook.edu.vn Trang 114
  2. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường gọi là động vật đẳng nhiệt (máu nóng). Ếch nhái, bò sát và các nhóm khác có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường gọi là động vật biến nhiệt (máu lạnh). I. Đặc điểm chung Ếch nhái là lớp động vật có xương sống ở cạn đầu tiên cho nên ngoài những đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh, chúng vẫn có một số đặc điểm liên quan tới môi trường nước. Những thích nghi với đời sống ở cạn có thể thấy: chi có kiểu 5 ngón, chi sau đôi khi dài hơn chi trước. nhưng nói chung còn yếu nên chưa thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất; sọ khớp động với cột sống nhờ hai lồi cầu chẩm nên cử động đầu vẫn còn hạn chế (chỉ cử động lên xuống); xuất hiện thêm một đốt sống cổ và một đốt sống hông làm điểm tựa cho đai hông; hàm khớp với sọ theo kiểu autostylic nên xương móng hàm được chuyển vào tai giữa thành xương bàn đạp; tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha; hô hấp bằn phổi nhưng phổi chưa hoàn chỉnh; mắt có mí cử động được. Bên cạnh những đặc điểm trên, chúng còn giữ một số đặc điểm liên quan đến môi trường nước như: trong quá trình phát triển cá thể giai đoàn ấu trùng sống ở nước còn giai đoạn trưởng thành sống trên cạn hoặc nửa nước nửa cạn; trứng không có vỏ dai và phát triển trong nước, da trần dễ thấm nước... Do những đặc điểm tuy có tiến bộ hơn cá nhưng chưa hoàn chỉnh khi sống trên cạn nên đã ảnh hưởng đến sự phân bố của ếch nhái. Đa số sống ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao. Chỉ có ít loài sống ở sa mạc và ôn đới. Hầu như không có loài nào sống ở biển và địa cực. II. Hình dạng và cấu tạo cơ thể 1.Hình dạng: Tuỳ theo môi trường sống mà cơ thể của ếch nhái được chia làm 3 lọai khác nhau: dạng cá cóc sống ở nước , dạng ếch nhái sống nửa nước nửa cạn và dạng giun sống chui luồn trong đất. 2.Vỏ da: Cũng có cấu tạo bởi lớp biểu bì nhiều tầng ở bên ngoài và bì ở bên trong như các động vật có xương sống khác, nhưng do đời sống bắt đầu chuyển lên cạn nên có những thích nghi đặc biệt: - Phủ bên ngoài lớp biểu bì có tầng sừng giúp khỏi mất nước qua da. - Toàn bộ vỏ da chỉ dính vào cơ thể bằng một số đường nhất định nên dưới da có những khoảng trống chứa bạch huyết và ở lớp bì có nhiều mạch máu. Cấu tạo như trên đảm bảo cho việc hô hấp qua da đạt hiệu quả cao. Ngoài ra vỏ da còn có đặc điểm thích nghi với việc tự vệ và sinh sản như có nhiều sắc tố, nhiều tuyến độc cũng như có các tuyến nhày làm cho da luôn ẩm ướt. Biểu bì còn sinh ra các sản phẩm phụ như răng, mỏ sừng (ở ấu trùng), vuốt sừng, vảy... (H 7.1) 3.Hệ cơ http://www.ebook.edu.vn Trang 115
  3. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Tính chất phân đốt của hệ cơ giảm nhiều. đặc biệt là ở ếch nhái không đuôi (chỉ thấy rõ ở một số cơ ngực và cơ bụng). Đặc điểm nổi bật là hệ cơ đã phân hoá thành nhiều bó cơ riêng biệt (có đến 350 bó cơ). Phát triển mạnh là cơ ở chi. 4.Bộ xương (H7.2) Do thích nghi với đời sống ở cạn nên bộ xương của ếch nhái có những biến đổi quan trọng: 4.1 Cột sống Chia làm 4 phần (ếch nhái Không chân và Có đuôi) : Cổ, thân, hông và đuôi chứ Hình 7.1 Cấu tạo vỏ da của ếch nhái (Trần Kiên,1998) 1.Tầng biểu bì 2. Tầng bì 3. Cơ bao tuyến 4. Ống đổ của tuyến 5. Tầng sừng 6,8. Tế bào sắc tố 7. Tuyến nhày không có 2 phần như ở cá. Phần cổ tuy chỉ có một đốt nhưng có 2 hố nhỏ để khớp với hai lồi cầu chẩm của hộp sọ giúp cho sự cử động của đầu. Phần hông cũng chỉ có một đốt nhưng hai mấu ngang lớn giúp cho đai và chi sau bám vững chắc vào cột sống. Phần đuôi của ếch nhái Không đuôi các đốt thu ngắn và gắn lại với nhau tạo thành trâm đuôi. Đa số có đốt sống lõm trước, còn di tích dây sống. Xương sườn chính thức chỉ có ở ếch nhái Không chân và Có đuôi. 4.2.Xương sọ Hộp sọ nhỏ và hẹp, số lượng xương ít và phần lớn ở trạng thái sụn. Kiểu treo hàm autostylic (xương hàm trên gắn trực tiếp vào hộp sọ không qua trung gian xương móng hàm). Chính vì kiểu treo hàm này mà xương móng hàm được giải phóng để biến thành xương bàn đạp làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh trong tai giữa. Ngoài ra do không còn hô hấp bằng mang nên các xương cung mang biến đổi thành hệ thống xương nâng đỡ lưỡi và phần trước ống tiêu hoá. http://www.ebook.edu.vn Trang 116
  4. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro 4.3 Xương đai và chi Theo sơ đồ kiểu chi 5 ngón của động vật có xương sống ở cạn, lần đầu tiên ở ếch nhái xuất hiện xương mỏ ác (xương ức). Đai vai không gắn trực tiếp vào cột sống. Xương cánh tay và xương đùi nằm ngang, các chi còn yếu nên cử động của chi còn đơn giản và chưa đủ sức nâng cơ thể lên khỏi mặt đất. Ếch nhaí Có đuôi có chi ngắn và đôi khi giữa các ngón có màng bơi. Ở ếch nhái Không chân, chi tiêu giảm. Hình 7.2 Bộ xương ếch (Hà Đình Đức,1977)) 1.Xương trâm đuôi 2. Đốt sống chậu 3. Đốt sống cổ 4. Xương bả 5. Xương cánh tay 6. Xương bàn tay 7. Xương ống tay 8. Xương ức 9. Xương cánh chậu 10. Xương ngồi 11. Xương cổ chân 12. Xương bàn chân 13. Xương ngón chân 5.Hệ thần kinh và giác quan: Ếch nhái sống ở cạn nên hệ thần kinh có một số nét tiến bộ hơn cá, nhưng do chuyển vận ít và đơn điệu nên có một số bộ phận của não bộ không phát triển. Điểm tiến bộ hơn cá là hai bán cầu não lớn, phần nóc và phần bên của não bộ đã có các tế bào thần kinh làm thành vòm não cổ. Tuy nhiên, não bộ của ếch nhái nói chung không lớn hơn cá: ở cá sụn, khối lượng não bộ so với khối lượng cơ thể là 0,06-0,44%, cá xương là 0,02-0,94%, ếch nhái Có đuôi là 0,29-0,36%, ếch nhái Không đuôi là 0,5-0,73%. Thuỳ thị giác nhỏ hơn cá và não chỉ là một nếp thần kinh nằm phía trước hành tuỷ. Tuỷ sống có hai chỗ phình tương ứng với vị trí của đai vai và đai hông. http://www.ebook.edu.vn Trang 117
  5. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.3 Não bộ ếch (Đào Văn Tiến, 1977) A. Mặt lưng B. Mặt bụng 1. Thuỳ khứu giác 2,9. Bán cầu não 3,10. Não trung gian 4,12. Thuỳ thị giác 5.Tiểu não 6,14.Hành tuỷ 7,15.Tuỷ sống 8.Dây thần kinh khứu giác 11.Phễu não 13.Mấu não dưới Mắt của ếch nhái ở nước giống cá (nhân mắt hình cầu, giác mạc dẹt). Nhóm ở cạn có mắt thích nghi với việc nhìn trong không khí: giác mạc lồi, nhân mắt hình thấu kính, mắt điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt do các cơ (cơ kéo nhân mắt, cơ căng màng mạch,...). Mắt khỏi bị khô nhờ tuyến lệ và mi dưới cử động được. Tai của ếch nhái không đuôi, ngoài tai trong còn có tai giữa và xương bàn đạp và màng nhĩ . Tai giữa thông với hầu nhờ ống Eutachi giữ cho áp suất trong và ngoài tai được cân bằng. Cơ quan khứu giác ngoài lỗ mũi ngoài còn có lỗ mũi trong (lỗ khoan) đóng vai trò quan trọng trong việc hô hấp bằng phổi. Cơ quan đường bên có ở ấu trùng và các loài ếch nhái có đuôi sống ở nước. Cơ quan này có chức năng giống như cơ quan đường bên của cá, nhưng ngoài ra còn giúp con vật cảm nhận được những thay đổi của nhiệt độ trong phạm vi 2-3oC. http://www.ebook.edu.vn Trang 118
  6. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.4 Phần đầu của ếch (Dorit R.L., 1991) 1. Mắt 2. Lỗ mũi ngoài 3. Ống thính giác 4. Xương bàn đạp 5. Xoang tai giữa 6. Xương vảy 7. Cơ xương vảy 8. Xương trên bả 9. Tai trong 6.Hệ tiêu hoá Ống tiêu hoá bắt đầu bằng khoang miệng rộng giúp con vật nuốt được mồi to. Động tác nuốt được hỗ trợ bởi mắt: khi nuốt mồi mắt nhắm, mắt thụt vào bên trong đẩy thức ăn xuống thực quản.... Trong xoang miệng của đa số loài có lưỡi dài, mút lưỡi chẻ đôi và chỉ có phần trước lưỡi dính vào thềm miệng. Vì vậy khi bắt mồi lưỡi sẽ bật ra, con mồi sẽ bị bắt giữ bằng đầu lưỡi chẻ đôi và chất nhầy trên lưỡi. Răng nhỏ hình nón gắn trên xương hàm, xương khẩu cái và xương lá mía. Cóc không có răng.Thành xoang miệng lót lớp màng nhày với nhiều mao mạch làm nhiệm vụ hô hấp. Xoang miệng ăn thông với lỗ Eutache, ở con đực, đáy xoang miệng có túi kêu để khuyếch đại âm thanh khi phát tiếng kêu. Thực quản ngắn, có thể có tiêm mao để chuyển thức ăn. Dạ dày hình túi cong, có thành cơ khoẻ. Ruột dài gấp 2-3 lần chiều dài cơ thể và phân biệt rõ 3 phần: ruột non, ruột già và ruột thẳng. Hậu môn đổ vào lỗ huyệt. Ếch nhái chưa có tuyến nước bọt, tuyến nhày trong xoang miệng chỉ tiết chất làm mềm và ướt thức ăn. Tuyến gan và tuyến tuỵ đã tách biệt. Các sản phẩm tiết của các tuyến này cùng với sản phẩm của tuyến dạ dày và tuyến ruột đảm nhận việc tiêu hoá hoá học thức ăn. 6.Hệ hô hấp (H 7.6) Ở ếch nhái tồn tại nhiều hình thức hô hấp khác nhau tuỳ theo nhóm. Cơ quan hô hấp của ấu trùng và nhóm ếch nhái có đuôi là mang ngoài, mang trong và da. Cơ quan hô hấp của phần lớn ếch nhái trưởng thành là phổi, da và màng nhày xoang miệng. http://www.ebook.edu.vn Trang 119
  7. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Mang ngoài là những sợi mang tương tự cơ quan hô hấp phụ cuả cá, còn mang trong giống cá. Da ếch có các mao mạch đảm nhận việc trao đổi khí cả trong không khí và môi trường nước. Màng nhày xoang miệng cũng có các mao mạch làm nhiệm vụ hô hấp bổ sung cho các hình thức hô hấp khác. Đáng chú ý hơn cả là xuất hiện hình thức hô hấp phổi. Không khí đến phổi qua đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài đến lỗ mũi trong (lỗ khoan) rồi thanh quản. Phần đầu thanh quản là khe họng có thể đóng mở nhờ sụn nhẫn và sụn hạt cau. Trên khe họng Hình 7.5 Nội quan ếch (Đào Văn Tiến, 1977) 1.Tim 2.Phổi 3.Gan 4.Túi mật 5.Dạ dày 6.Tuyến tuỵ 7.Ruột tá 8.Ruột non 9.Ruột thẳng 10.Lách 11.Huyệt 12.Bóng đái 13. Thận 14. Ống dẫn niệu 15. Ống dẫn trứng phải 16.Thể mở 17.Buồng trứng phải 18.Tử cung 19. Động mạch chủ lưng 20.Tĩnh mạch chính sau 21. Động mạch cảnh 22.Cung động mạch chủ trái 23. Động mạch phổi có dây thanh âm khi rung động sẽ phát ra tiếng kêu. Ống khí quản dẫn đến phổi. Phổi còn là những túi đơn giản hoặc có các nếp gấp bên trong tạo thành các phế nang, làm tăng diện tích tiếp xúc của phổi. Tuy nhiên, diện tích này chỉ chiếm 2/3 diện tích da, trong khi ở thú từ 50-100 lần. http://www.ebook.edu.vn Trang 120
  8. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.6 Các kiểu phổi của ếch nhái (Beaumont A. và Cassier P., 1972) A. Phế nang Cl..1. Vách ngăn sơ cấp Cl. 2. Vách ngăn thứ cấp C.S. Mào biểu bì có tia mao, tuyến nhầy và cơ trơn G. Thanh môn P.D. Phổi phải P.G. Phổi trái Do không có lồng ngực nên ếch nhái thở bằng cách nuốt khí. Trước hết thềm miệng hạ xuống hút khí qua lỗ mũi. Sau khi khép lỗ mũi bằng van, thềm miệng được nâng lên nhờ cơ gian hàm và cơ gian móng đẩy khí qua khe họng và phổi. Cũng hô hấp bằng da, phổi và màng nhày xoang miệng, nhưng tuỳ theo môi trường sống mà có hình thức hô hấp nào là chủ yếu. Thường thì ở môi trường ẩm ướt hay dưới nước thì chủ yếu là hô hấp da, còn ở môi trường cạn thì hô hấp phổi. Điều này thẻ hịên qua tỉ lệ chiều dài mao mạch da so với mao mạch phổi và tỉ lệ trao đổi qua các cơ quan hô hấp nói trên. 7.Hệ tuần hoàn Việc hô hấp bằng phổi kéo theo sự thay đổi của hệ tuần hoàn là tim có hai tâm nhĩ và một tâm thất, 2 vòng tuần hoàn. Về cấu tạo chi tiết có thể xem các hình vẽ về sơ đồ cấu tạo tim, hệ động mạch và hệ tĩnh mạch (H 7.8). Ở đây cần lưu ý một số điểm sau: - Tim có hai tâm nhĩ và một tâm thất nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha, nhưng có lượng oxi nhiều hơn máu đi vào động mạch phổi da. Sở dĩ như vậy là nhờ van xoắn ốc trong côn động mạch. http://www.ebook.edu.vn Trang 121
  9. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.7 Cắt ngang tim ếch (Beaumont A. và Cassier P., 1972) B. Côn động mạch O.D. Tâm nhĩ phải O.G. Tâm nhĩ trái S. Xoang tĩnh mạch V. Tâm thất V.C.A. Tĩnh mạch chủ trước V.C.P. Tĩnh mạch chủ sau V.P. Tĩnh mạch phổi - Do đặc điểm cấu tạo của hệ mạch nên khi con vật vừa hô hấp bằng phổi vừa hô hấp bằng da thì máu là máu pha. Nhưng khi chỉ hô hấp bằng da thì máu là màu đỏ. Vì vậy hô hấp bằng da là một bổ sung rất quan trọng cho hô hấp phổi lúc mới chuyển từ môi trường nước lên cạn. - Hệ bạch huyết ở ếch nhái rất phát triển, ngoài các túi bạch huyết dưới da còn có mạch bạch huyết và tim bạch huyết. Tất cả giúp cho việc hô hấp da và chống sự mất nước của cơ thể. - Lượng máu chiếm 1,2-7,2% khối lượng cơ thể. Máu có khả năng vận chuyển lượng oxi nhiều hơn từ 2,5-13 lần so với cá. - Nghiên cứu hệ tuần hoàn của ấu trùng và ếch nhái có đuôi càng thấy rõ sự chuyển tiếp của hệ tuần hoàn từ cá lên ếch nhái. http://www.ebook.edu.vn Trang 122
  10. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.8 Sơ đồ hệ tuần hoàn ếch (Dorit R.L., 1991) 1.Tĩnh mạch chủ trước 2.Tâm nhĩ phải 3.Van trong côn động mạch 4.Tĩnh mạch chủ sau 5.Tĩnh mạch da 6.Da 7.Cơ quan 8.Tâm thất 9. Động mạch chủ 10. Động mạch da 11. Tâm nhĩ phải 12.Tâm nhĩ trái 13. Phổi 14.Tĩnh mạch phổi 15.Cung động mạch phổi da 16.Cung động mạch chủ 17. Động mạch cảnh 18.Thân động mạch 19. Đầu 20.Van nhĩ thất 8.Hệ bài tiết Thận của ếch nhái trưởng thành là thận giữa. Ống dẫn nịêu là ống Wolf thông với huyệt. Ở ếch nhái bậc cao có bóng đái lớn. Nước tiểu vào huyệt rồi mới vào bóng đái. Da ếch nhái ẩm và có khả năng hấp thu nước mạnh, do đó nếu sống lâu trong nước, nước có thể xâm nhập nhiều vào cơ thể. Ngược lại, nếu sống lâu trên cạn sẽ bị khô nhanh. Trường hợp thừa nước thì thận tăng cường thải nước (thải lượng nước bằng 1/3 khối lượng cơ thể trong 24 giờ). Nếu thiếu nước thì sẽ được hấp thu lại qua bóng đái, tuy nhiên, vẫn không đáp ứng được. Điều này giải thích tại sao ếch nhái không sống được lâu trên cạn. http://www.ebook.edu.vn Trang 123
  11. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hình 7.9 Hệ bài tiết và sinh dục ếch (Đào Văn Tiến, 1977) A. Ếch đực: 1.Tinh hoàn 2.Thể mở 3.Thận 4. Ống dẫn niệu 5.Túi tinh 6.Huyệt 7.Bóng đái 8.Tĩnh mạch chủ sau 9. Ống dẫn tinh 10.Tuyến trên thận B. Ếch cái: 1.Phễu ống dẫn trứng 2. Ống dẫn trứng 3.Tử cung 4.Huyệt 5.Bóng đái 6.Buồng trứng phải 7.Thận 8.Thể mở 9.Hệ sinh dục Cá thể đực có một đôi tinh hoàn. Sản phẩm sinh dục đổ chung với ống dẫn niệu. Cá thể cái có buồng trứng, ống dẫn trứng. Lỗ sinh dục, lỗ bài tiết và lỗ hậu môn đều đổ vào huyệt. Thụ tinh ngoài, phát triển phôi và hậu phôi xảy ra trong nước. Trứng thụ tinh phân cắt hoàn toàn và gần đều. Phôi vị hóa tiến hành bằng cách lõm vào và lan phủ. Miệng phôi bị nút noãn hoàn bịt kín. Sự phát triển hậu phôi có biến thái và xảy ra qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn mang ngoài: có mang ngoài để hô hấp, có cơ quan đường bên, tim chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất. - Giai đoạn mang trong: mang ngoài tiêu biến, mang trong với lỗ thở xuất hiện. Miệng có mỏ sừng và răng. - Giai đoạn cải biến các cơ quan: xuất hiện chân và phổi, đuôi và mang tiêu biến. Sự biến thái của ếch nhái cho thấy việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn có nhiều đặc điểm liên quan với cá trong quá trình tiến hoá. III. Phân loại http://www.ebook.edu.vn Trang 124
  12. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Hiện nay chỉ có 3 bộ 1. Bộ Ếch nhái có đuôi (Caudata hay Urodela): Cấu tạo cơ thể còn mang nhiều tính chất nguyên thuỷ. Thân dài, có đuôi, hai chân trước và sau dài bằng nhau, đốt sống hai mặt lõm hoặc lõm sau, xương tay trụ không gắn với xương tay quay, cũng như xương chày không gắn với xương mác. Đôi khi hai tâm nhĩ độc lập nhờ có vách ngăn hoàn toàn. Có mang ngoài. Nhiều loài thụ tinh trong, noãn thai sinh hoặc ấu trùng sinh. Hịên nay có khoảng 280 loài, sống ở vùng ôn đới Bắc bán cầu như kỳ giông, sa giông, siren, cá cóc,... Ở nước ta có cá cóc Tam Đảo và cá cóc Mẫu Sơn sống ở vùng núi phía bắc là những loài quý hiếm. (H 7.10) 2. Bộ Ếch nhái không chân (Apoda): Cơ thể hình giun, không có chân, da có những vảy nhỏ nằm trong lớp bì, đốt sống hai mặt lõm, vách ngăn tâm nhĩ chưa hoàn toàn. Hiện nay có khoảng 60 loài sống trong đất vùng nhiệt đới. Nước ta có ếch giun (Ichthyophis bannanicus) cũng là một trong những loài động vật quý hiếm. 3. Bộ Ếch nhái không đuôi (Anura): Đây là bộ tiến hoá nhất. Cơ thể ngắn, không có đuôi, chi sau dài hơn chi trước, xương tay trụ gắn liền với xương tay quay, xương chày gắn liền với xương mác, trưởng thành không có mang, đa số có đốt sống lõm trước. Hiện nay có khoảng 2100 loài, ở nước ta có khoảng 162 loài (Nguyễn Văn Sáng và CS,2005). Việc phân chia các phân bộ dựa vào kiểu lõm của đốt sống. Đáng chú ý là các phân bộ sau: (H 7.11) - Phân bộ Lõm sau (Ophisthocoela): đốt sống lõm sau. Nước ta có một loài là cóc tía (Bombina maxima). - Phân bộ Á lõm trước (Procoela): đốt sống lõm trước. Nước ta có cóc nhà (Bufo melannostictas), nhái bén (Hyla chinensis). - Phân bộ Lõm khác (Diplasiocoela): Đốt sống lõm trước, chỉ có một đốt hai mặt lõm. Các loài thường gặp là ếch đồng, nhái, chẫu chàng... http://www.ebook.edu.vn Trang 125
  13. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro http://www.ebook.edu.vn Trang 126
  14. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro IV. Nguồn gốc tiến hoá Cách đây khoảng 300 trăm triệu năm vào kỷ Devon, khí hậu trên trái đất có những mùa khô hạn theo chu kỳ. Thực vật thuỷ sinh ven bờ bị chết gây tình trạng thối rữa làm môi trường nước trở nên nghèo oxy. Trong tình hình đó nhiều loài cá bị tiêu diệt, chỉ có một số cá xuất hiện phổi để hô hấp khí trời và vây chẵn có thuỳ thịt để di chuyển trên cạn mới tồn tại được. Đó là các loài cá vây tay, cá phổi. Từ các nhóm cá này, một nhóm cá vây tay cổ cho ra các loài ếch nhái đầu tiên là Ichthyostegalia. Chúng có đặc điểm là có giáp xương đầu nên còn được gọi là Ếch nhái giáp đầu (Stegocephalia), sọ có lồi cầu chẩm, có xương bàn đạp và một số đặc điểm của cá như vây đuôi với các tia vây, có xương nắp mang. http://www.ebook.edu.vn Trang 127
  15. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Cuối kỷ Devon, ếch nhái giáp đầu chia làm hai phân lớp: -Phân lớp đốt sống mỏng (Lepospondyli): kích thước cơ thể nhỏ nhưng chuyên hoá với đời sống ở nước, nhiều dạng không có chân. Vì vậy người ta cho chúng là nguồn gốc của Bộ Không chân và Có đuôi. -Phân lớp đốt sống dầy (Apsidospondyli): chia làm hai trên bộ là Trên bộ Răng rối (Labyrinthodontia) và Trên bộ Ếch nhảy (Salientia). Trên bộ Êch nhảy gồm Bộ Không đuôi nguyên thuỷ (Proanura) ở kỷ Cacbon và bộ Eoanura ở kỷ Tam điệp được xem là nguồn gốc của ếch nhái Không đuôi ngày nay. Trên bộ Răng rối có quan hệ với bò sát nguyên thuỷ được xem là nguồn gốc của bò sát ngày nay. Hình 7.12 Nguồn gốc tiến hoá của ếch nhái V. Sinh thái học 1. Đìều kiện sống: Ếch nhái là những loài động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Đời sống của ếch nhái do đó lệ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố môi trừơng khác. Nhiệt độ thích hợp của các loài ếch nhái thay đổi tuỳ theo nhóm. Đối với các loài ếch nhái có đuôi, ranh giới nhiệt độ của chúng là từ 2-30oC, còn ở ếch nhái không đuôi là từ 3-37,5oC. Nhiệt độ cơ thể của ếch nhái thường thấp hơn nhiệt độ môi trường từ 2-3oC. Tuy nhiên, có những loài sống được ở nhiệt độ thấp đến 0 hoặc 1oC như Hydromantes platycephalus thậm chí có thể sống trong nước đóng băng với nhiệt độ -6oC (Hyla crucifer, Rana sylvatica). Ranh giới nhiệt độ cao ếch nhái chịu dựng được là khoảng 40oC. http://www.ebook.edu.vn Trang 128
  16. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Đời sống của các loài ếch nhái còn lệ thuộc chặt chẽ vào độ ẩm môi trường. Da của ếch nhái là cơ quan hô hấp vô cùng quan trọng. Da trần và ẩm, thuận lợi cho sự khuếch tán khí và độ ẩm của da giảm cùng với độ ẩm ở ngoài. Da khô nhanh, ếch nhái chết khi lượng nước mất 15% so với trọng lượng cơ thể, da khô chậm lượng nước mất 75% chúng mới chết. Những loài sống ở cạn (cóc) có thể mất từ 40-50% lượng nước, các loài ở nước (ếch) cơ thể mất 30% lượng nước so với trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy đô ẩm cuả môi trường rất quan trọng đối với đời sống của ếch nhái. Độ ẩm cao là điều kiện sống tốt của chúng. Vì có đời sống lệ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và độ ẩm nên ếch nhái không phân bố các vùng sa mạc khô cằn và vùng địa cực, trong khi chúng rất phong phú và đa dạng ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm. Ếch nhái sống chủ yếu ở các vực nước ngọt. Môi trường nước có hàm lượng muối từ 1-1,5% sẽ gây khó khăn cho việc điều hoà áp suất thẩm thấu của cơ thể. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số loài sống ở nước lợ. Ngoài ra nồng độ oxi và độ pH cũng ảnh hưởng đến đời sống ếch nhái. Khi nồng độ oxi giảm, lượng huyết cầu tố trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các loài ếch nhái có thể hoạt động ở môi trường có độ pH = 3,8. 2. Các nhóm ếch nhái về mặt sinh thái học: Ếch nhái thường sống ở những nơi ẩm ướt hay các vực nước ngọt. Một số sống trên cạn hoặc trên cây. Tuy nhiên, dù sống ở đâu thì cũng quay về môi trường nước để sinh sản. Căn cứ vào nơi ở chúng ta có thể phân ếch nhái thành 3 nhóm sinh thái: -Nhóm sống trong nước: chủ yếu là các loài ếch nhái có đuôi và một số không đuôi. Các loài có đuôi sống gắn với môi trường nước có thân dài, đuôi dài dẹp, chi nhỏ (cá cóc tam đảo, Parameso, Triton). Những loài sống ở suối nước chảy chi có vuốt giúp cho con vật bám vào giá thể (cá cóc vuốt Onychodactylus). Các loài không đuôi sống ở nước có màng da nối các ngón chân sau (ngoé, chẫu...). Một số loài túi kêu con đực có tác dụng như chiếc phao bơi (cóc nước), một số loài sống ở suối có đĩa bám ở đầu ngón chân (ếch ang, ếch sần...). -Nhóm sống nửa nước nửa cạn: chiếm số lượng lớn các loài không đuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ thời gian sống dưới nước so với trên cạn thay đổi tuỳ loài. Có những loài sống nhiều trong nước, có những loài chỉ sinh đẻ trong các vực nước, lại có những loài sống trên cây bên bờ các vực nước. -Nhóm sống trên cạn: đáng chú ý là các loài đẻ trứng thai như kỳ giông đen châu Âu (Salamandra atira), cóc đẻ con (Nectophrynoides) hay ếch nhái không chân thụ tinh trong. Phần lớn các loài có khả năng đào đất. Chúng dùng chi sau đạp lần lượt và dúi phần sau thân trong đất. Những loài này có chân sau ngắn, khoẻ, da đầu có một phần hoá xương bảo vệ đầu khỏi bị chấn thương do đất. Các loài không chân đào đất có thân hình rắn, một số giác quan không phát triển. http://www.ebook.edu.vn Trang 129
  17. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Trong số các loài sống trên cạn phải kể đến những loài sống trên cây. Các Họ Ếch cây (Rhacophoridae) và Nhái bén (Hylidae) có tới 90% loài ở cây. Các loài ở cây đều có cấu tạo thích hợp cho sự leo trèo như ngón chân có đĩa bám, có tuyến tiết chất dính hay các ngón chân có màng da để chúng có thể nhảy chuyền từ cây này sang cây khác. 3.Vận chuyển: Khả năng vận chuyển của ếch nhái có liên quan với môi trường sống. Chúng có khả năng bơi trong môi trường nước nhờ cử động của thân và đuôi (cá cóc tam đảo, siren...) hoặc nhờ các chi sau dài và có màng bơi (ếch, nhái...) Nhảy là hình thức vận chuyển chủ yếu của những loài không đuôi thực hiện do sự duỗi thẳng đột ngột của chi sau. Chi trước làm vai trò đệm khi con vật rơi xuống đất. Một số loài có khả năng nhảy rất tốt, chẳng hạn như nhái bầu vân ở ta có bước nhảy gấp 80 lần chiều dài cơ thể (xa 120cm và cao 50cm), ngoé nhảy xa 60cm và cao 20cm, cóc nhà nhảy xa 30-40cm và cao 15cm... Một số loài có thể nhảy lia thia trên mặt nước như ếch đồng... Một số loài khác có thể chạy hoặc bò nhưng rất chậm. Một số loài có cách chuyển vận phổ biến là trèo trên cây, bám trên lá như nhái bén, ếch cây, ếch núi nhờ đầu ngón chân có các giác bám lớn, đôi khi da tiết ra chất dính để bám chặt vào giá thể. 4.Hoạt động ngày đêm và mùa: Do đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý của ếch nhái còn kém tiến hoá nên không những chúng bị hạn chế về vùng phân bố mà còn bị chi phối về hoạt động ngày đêm và hoạt động theo mùa. Nhiều yếu tố chi phối hoạt động ngày đêm và mùa của ếch nhái nhưng chủ yếu là nhiệt độvà độ ẩm. Phần lớn chúng hoạt động về đêm khi có độ ẩm và nhiệt độ thuận lợi. Về mùa hè, cá cóc tam đảo hoạt động chủ yếu từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ. Cóc, ngoé, nhái... đi kiếm ăn từ lúc mặt trời lặn đến lúc nửa đêm. Trong vùng rừng nhiệt đới nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi , ếch nhái hoạt động suốt ngày và quanh năm. Những ngày có mưa rào hoặc sau cơn mưa, một số ếch nhái kiếm ăn ban ngày. Ếch nhái còn có hiện tượng ngủ hè ( nấp nơi trú ẩn, ngừng hoạt động và nhịn ăn) khi có nhiệt độ cao và khí hậu khô ráo. Khi trời trở rét, nhiệt độ xuống thấp ếch nhái có hiện tượng trú đông. Lúc đó chúng chui vào các hang hốc tự nhiên để ẩn náu, ngừng hoạt động và nhịn ăn, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào những ngày nắng ẩm. Ở các vùng ôn đới, mùa đông rất lạnh và kéo dài, ếch nhái có hiện tượng ngủ đông. Khi ngủ, trao đổi chất của con vật giảm tối thiểu, tính cảm ứng và dẫn truyền thần kinh, sự bài tiết của thận cũng yếu đi rõ rệt. 5.Thức ăn: Thời gian kiếm ăn trong ngày của ếch nhái ngắn nên chúng thường ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Đó là các loài động vật. Chỉ có nòng nọc mới ăn thực vật và các chất bã động vật. Thức ăn chủ yếu của ếch nhái thường là côn trùng, nhện, cua, ốc, cá con ... Cũng có trường hợp ăn cả nòng nọc của mình. http://www.ebook.edu.vn Trang 130
  18. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Thành phần thức ăn thay đổi tuỳ theo theo nơi ở. Các loài sống ở rừng núi ăn ít loài thức ăn hơn các loài ở đồng bằng. Kích thước loại thức ăn thay đổi theo kích thước cơ thể. Các loài có kích thước lớn, miệng rộng ăn thức ăn lớn hơn các loài có kích thước nhỏ, miệng hẹp. Số loài có chế độ ăn chuyên không nhiều. Ếch rắn chuyên ăn giun đất, cóc rừng chuyên ăn kiến, ếch gai chuyên ăn các loài ếch nhái khác. Một số loài có thức ăn thay đổi theo mùa. Cóc nước về mùa xuân thường ăn các loài côn trùng cánh cứng, cánh nửa ở nước, ấu trùng bướm. Mùa hè chúng ăn cánh cứng, kiến, nhện, đôi khi cả trứng ếch nhái. Ếch nhái thường ngồi yên một chỗ để rình và bắt mồi động. Chúng dùng lưỡi và hàm để giữ mồi. Nuốt mồi nhờ cầu mắt và thềm miệng. Ngoài ra khi phát hiện mồi có thể sử dụng khứu giác (ếch nhái có đuôi) hoặc xúc giác (ếch nhái không đuôi có vuốt). 6. Sinh sản : Sự sai khác đực cái được phân biệt nhờ các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Thông thường có thể cá thể đực nhỏ hơn cá thể cái. Một đặc điểm nổi bật để phân biệt đực cái ở hầu hết ếch nhái không đuôi là con đực có hai túi kêu nằm sau cằm. Túi kêu có chức năng như một thùng cộng hưởng để khuếch tán âm thanh phát ra khi đi qua thanh quản. Một số đặc điểm phân biệt đực cái chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản như màu sắc cơ thể, hoa văn, mào lưng và đuôi hoặc chai tay. Ếch lông Châu Phi (Asrylosternus robustus) có hai nếp da mỏng có nhiều mao mạch có thể làm nhiệm vụ hô hấp nằm hai bên sườn và đùi. Ngoài ra, ở một số loài cá thể đực có màng nhĩ to, có răng trên hàm dưới phát triển, xương trụ tai mọc chìa ra ngoài hoặc có hai u lồi trên vùng đỉnh sọ. Sự giao phối của ếch nhái tiến hành trong nước, thời gian giao phối thay đổi tuỳ theo loài, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Khi giao phối cá thể đực ôm lấy cá thể cái để phóng tinh trùng lên trứng. Đa số các loài có hiện tượng giao hoan sinh dục diễn ra trước khi giao phối. Ếch nhái có đuôi nguyên thuỷ và đa số không đuôi thụ tinh ngoài. Ếch nhái không chân và đa số có đuôi thụ tinh trong. Ở những loài này chúng có bộ phận giao phối do thành xoang huyệt có cơ co rút lồi ra bên ngoài. Số lượng trứng thay đổi tuỳ theo loài. Nói chung những loài có cỡ nhỏ đẻ trứng nhỏ hơn các loài có cở lớn. Ếch đồng, chẫu đẻ hơn 3000 trứng, ngoé 2500 trứng, ếch cua 2570 trứng, cóc nước 150-600 trứng, nhái bầu vân 100-500 trứng. Loài nhái nhỏ ở Cuba (Smintillus limbatus) chỉ đẻ có 1 trứng. Kích thước trứng thay đổi từ 0,8-1,7mm. Một số loài có cỡ lớn trứng có thể lớn từ 5-6mm. Đa số trứng khi đẻ ra dính nhau thành đám, thành khối trơn hoặc thành dải. Chung quanh trứng có lớp màng keo bảo vệ trứng khỏi các tác động cơ học đồng thời được xem như một bộ phận hấp thu nhiệt. Trứng dính thành đám giúp chúng nổi được trong môi trường nước đồng thời tránh được sự tấn công của kẻ thù. Nơi đẻ trứng thay đổi tuỳ theo loài. Đa số đẻ trong nước. Tuy nhiên, có loài đẻ trong đám rêu ở thân cây (cóc góc mắt), trên lá cây (nhái bám lớn). Nhái bám nhỏ làm tổ bằng bọt chất nhày trong hốc cây. Các loài ở cạn đẻ con trong đất. Cũng có trường hợp con đực mang trứng cho con cái (cóc mang http://www.ebook.edu.vn Trang 131
  19. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro trứng) hoặc có trường hợp mang trứng trong túi kêu cho đến khi phát triển thành nòng nọc (nhái mũi Chilê). Số lứa đẻ trong năm thay đổi tuỳ vùng. Ếch nhái vùng ôn đới chỉ đẻ một lứa trong năm, ngược lại ở vùng nhiệt đới cỏ thể 2-3 lứa. Đa số loài ếch nhái đẻ vào mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu. Hiện tượng chăm sóc trứng cũng rất đa dạng. Ếch rắn lấy thân quấn quanh đám trứng để cho trứng khỏi bị khô. Cá cóc núi đực nằm gần đám trứng đề phòng cá dữ. Nòng nọc ếch độc nằm trên lưng con đực. Có loài mang trứng trên lưng (nhái lưng nam Mỹ) hoặc đặt trứng trong một cái túi do nếp da lưng tạo thành (nhái túi)... VI. Tầm quan trọng về kinh tế Ếch nhái là một nhóm động vật có số lượng không nhiều nhưng do đặc điểm môi trường sống và đặc điểm dinh dưỡng nên chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Ếch nhái ăn chủ yếu các loài côn trùng đồng thời bản thân chúng là thức ăn của nhiều loài khác nên chúng trở thành một mắc xích trong chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn. Đa số các loài ếch nhái có ích cho nông nghiệp. Chúng ăn nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng, lại hoạt động kiếm ăn vào ban đêm khi mà các loài động vật ăn côn trùng khác không hoạt động. Một số loài ăn các loài động vật như ốc, côn trùng,... mang các mầm bệnh ký sinh truyền cho con người. Nhiều loài ếch nhái có giá trị thực phẩm như ếch đồng, ếch ang, cá cóc,... Các loài ếch, nhái đã trở thành những món đặc sản. Nhựa cóc là một chất độc nên một số nơi dùng làm chất độc để săn thú. Thịt cóc là thuốc trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em. Nhiều loài ếch, cóc, cá cóc... được dùng làm các thí nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy. Chương 8 Động vật có màng ối (Amniota) Lớp bò sát (Reptilia) Trong hệ thống phân loại động vật có xương sống thì cá và ếch nhi được xếp vào Nhũng Động vật không màng ối (Anamnia) còn ba lớp còn lại là bò sát, chim và thú được xếp vào Những Động vật có màng ối (Amniota). http://www.ebook.edu.vn Trang 132
  20. Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro Động vật c mng ối l những động vật c xương sống chnh thức ở cạn. Thụ tinh trong. Trứng pht triển trn cạn. Một số c đời sống ở nước thứ sinh (ra, c sấu,...) quay về đẻ trứng trn cạn hoặc non thai sinh . Pht triển khng qua biến thi. Động vật c mng ối v khng mng ối khc nhau ở cấu tạo trứng, pht triển phi v nhiều đặc điểm cấu trc của c thể tưởng thnh. Trứng của động vật khng mng ối được bao quanh bởi lớp mng keo bảo đảm cho trứng nổi trong nước v hấp thu nhiệt tốt. Khối lượng non hon tương đối t, nước xm nhập qua lớp vỏ trứng cần cho sự pht triển. Trứng của động vật c mng ối c khối lượng non hong nhiều cung cấp năng lượng cho phi. Chất albumin nhiều trong trứng bảo đảm đủ lượng nước cho phi pht triển. Lớp vỏ dai hoặc vỏ đ vi của trứng giữ cho hnh dạng của trứng khng đổi, trnh sự mất nước v cc tc động cơ học của mi trường. Trứng của động vật c mng ối nhiều non hong nn phn cắt khng hon ton tạo nn phi hnh đĩa. Trong qu trnh pht triển phi c tạo thnh cc mng ngoi phi. Đ l mng ối, mng nhung v ti niệu. Cc mng ny được hnh thnh trong giai đoạn đầu của pht triển phi đảm bảo cho trứng pht triển tốt trn cạn. Mng ối chứa dịch ối c tc dụng bảo vệ cho phi khỏi bị kh, giảm nhẹ cc tc động cơ học v tạo điều kịn cho phi pht triển giống như trong mi trường nước. Ti niệu c nhiều mao mạch gip cho sự trao đổi kh của phi v chứa cc sản phẩm bi tiết của phi. Mng nhung ngoi cng bảo vệ cho trứng v tham gia vo việc hnh thnh nhau thai ở th. I. Đặc điểm chung B st l lớp động vật c xương sống ở cạn chnh thức nn chng c những đặc điểm thch nghi r rệt với mi trường ny. Tuy nhin, mức độ hon chỉnh của cc hệ cơ quan chưa cao, do đ khả năng biến dưỡng cn thấp v đời sống cn nhiều lệ thuộc với mi trường Ngoi sự xuất hiện của mng ối, chng cn c những đặc điểm chung như sau: 1. Da kh, t tuyến, c vảy sừng chống lại sự mất nước. 2. Phần cổ của cột sống có hai đốt nhưng chỉ khớp với hộp sọ bằng một lồi cầu chẩm gip đầu cử động linh hoạt hơn. đai vai v đai hng khớp với cột sống, chn khng nằm cng một mặt phẳng với cơ thể nn cơ thể được nng ln khỏi mặt đất. 3. No bộ phn ho phức tạp hơn ếch nhi. No bộ c vỏ chất xm lm thnh vm no mới. 4. H hấp bằng phổi. Động tc h hấp thực hiện bằng lồng ngực do cc xương sườn tạo nn. 5. Tim c 2 tm nhĩ, 1 tm thất. Tm thất c vch ngăn nhưng chưa hon ton (trừ c sấu). Hệ động mạch c sự phn ho phức tạp. 6. Thận sau. http://www.ebook.edu.vn Trang 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2