intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Kinh tế và thị trường vốn

Chia sẻ: Thuỳ Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế và thị trường vốn trình bày một số nội dung chính như sau: Tình hình kinh tế, tài chính thế giới; kinh tế Việt Nam; tổng quan thị trường chứng khoán năm 2007;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Kinh tế và thị trường vốn

  1. KINH TẾ & THỊ TRƯỜNG VỐN 1. Tình hình kinh tế, tài chính thế giới Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2007 giảm 0.3% so với năm 2006, đạt 3.6%. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này là do sự phát triển chậm của khối các nước phát triển. Tăng trưởng tại các nước đang phát triển đạt 7.4%, tương đương với năm 2006. Kinh tế Trung Quốc dự báo tăng trưởng ở mức 11.5%, cao hơn so với năm 2006. Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là do việc xuất khẩu và đầu tư tiếp tục tăng vững. Ấn Độ và Nga cũng có mức tăng truởng mạnh. Ba quốc gia này đóng góp một nửa trong sự tăng truởng kinh tế toàn cầu trong những năm qua. Các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi khác cũng có mức tăng trưởng cao, kể cả các nuớc kém phát triển ở châu Phi. Trong khi đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng 2.2%, thấp hơn nhiều so với mức 2.9% năm ngoái, chủ yếu do sự điều chỉnh trên thị truờng bất động sản và biến động có liên quan trên thị trường tài chính. Tăng truởng GDP tại Liên minh châu Âu và Nhật Bản dự kiến ở mức 2.6%. Để cứu vãn kinh tế Mỹ, trong năm 2007 Cục dự trữ liên bang (FED) đã 3 lần cắt giảm lãi suất, từ 5.25% vào đầu năm xuống 4.25% ở thời điểm hiện tại. Diễn biến giá dầu Diễn biến giá vàng Lạm phát đã dần dần đuợc xử lý tại các nền kinh tế phát triển, nhưng lại gia tăng tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển., phản ảnh việc giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Tại Mỹ và châu Âu, lạm phát nói chung đã được hạ xuống duới 2%, trong khi ở Nhật Bản giá cả nhìn chung không có biến động. Một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đang có sức ép lớn hơn về lạm phát, do việc tăng trưởng cao và có tỷ trọng thực phẩm cao hơn trong chỉ số CPI. Cầu ở mức cao cũng làm cho giá dầu và các hàng nguyên vật liệu khác tăng cao. Giá dầu tăng liên tục trong suốt năm 2007, và đạt mức cao kỷ lục xấp xỉ 100 USD 1 thùng vào cuối năm. Những lo lắng về triển vọng kinh tế Mỹ, sự suy yếu của đồng đô la Mỹ đã làm đầu tư vào vàng trở nên an toàn trong con mắt các nhà đầu tư. Cuối năm 2007 giá vàng đạt mức cao kỷ lục (nếu không điều chỉnh theo lạm phát) là gần 850USD/oune, một mức tăng cao nếu so với giá 650USD/ounce vào tháng 1/2007. Xu hướng giảm giá của đồng đô la Mỹ tiếp tục trong năm 2007, với mức giảm trung bình khoảng 5% từ đầu năm.
  2. Tỷ giá USD/EUR , 2007 Tỷ giá USD/JPY, 2007 2. Kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007, chủ yếu được thúc đẩy dựa trên tăng mạnh xuất khẩu và tiêu dùng cá nhân. GDP tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, với tốc độ tăng trưởng của công nghiệpvà sản xuất tương ứng là 10.2 và 12.5%. Tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp đứng ở mức 4%, với sự tăng trưởng kỷ lục trong ngành thủy sản (11%). Ngành dịch vụ có sự tăng trưởng cao, nhờ vào sự phát triển trong các ngành thương mại bán lẻ, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ tài chính. Tổng đầu tư tăng 17%, chiếm 42.5% GDP. Đầu tư của khối tư nhân trong nuớc tăng 28% và chiếm khỏang 17% GDP. Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 10.2 tỷ USD năm 2006 và tăng gấp đôi trong năm 2007, đạt 20.3 tỷ USD. Nguyên nhân tăng truởng FDI được cho là do việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Giải ngân FDI trong năm 2007 đạt khỏang 4,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng vốn cam kết. Trong khi đầu tư nước ngoài và đầu tư của khối kinh tế tư nhân tăng mạnh, thì việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách lại ở mức thấp, do sự chậm trễ trong việc chuẩn bị và triển khai các dự án đầu tư. Xuất khẩu tăng 21.5% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm 9%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có sự tăng mạnh như nông sản, hải sản, dệt may và giày dép. Xuất khẩu hiện chiếm 72% GDP. Nhập khẩu tăng 35% do nhu cầu đầu tư và đầu vào phát triển sản xuất. Việc gia tăng nhập khẩu đã đẩy thâm hụt thương mại trong năm 2007 ở mức 7% GDP. Tuy nhiên cán cân thanh toán vẫn lành mạnh nhờ nguồn vốn FDI, ODA và kiều hối đổ vào Tuy nhiên nguồn ngoại tệ đổ vào, chủ yếu là đồng USD, đã gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành tỷ giá USD/VND. Tỷ giá USD/VND đã giảm xuống mức duới 16.000 sau khi Ngân hàng Nhà nuớc nới rộng biên độ giao dịch từ 0.5% lên 0.75%. Lạm phát đã tăng cao trong những tháng cuối năm,tạo nên sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc có các giải pháp phù hợp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8.3% trong năm 2007 (tính bình quân), tương đương với mức tăng 12.63% nếu so sánh với tháng 12 năm trước. Đây là một điểm đáng lo ngại đối với kinh tế Việt Nam, do CPI ở mức khá cao so với các nước trong khu vực.
  3. Tăng trưởng GDP 1990-2008 Diễn biến tỷ giá VND/USD 2007 Diễn biến một số ngành kinh tế Hạ tầng cơ sở - bất động sản Thị trường bất động sản Việt Nam trong 2007 có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 2007 nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đạt 5 tỷ USD. Số này chủ yếu từ nguồn vốn FDI và kiều hối. Riêng TP.HCM chỉ trong 11 tháng, trong số 2,5 tỷ FDI đã có tới 85% đầu tư vào bất động sản. Ngoài các công ty trong nước, nước ngoài và liên doanh, hiện có đến 40 quỹ nước ngoài đã và đang thành lập với số vốn 20 tỷ USD chờ tham gia vào bất đông sản. Nguồn cung hạn chế trong khi lượng cầu tăng cao, đặc biệt tại các khu đô thị lớn, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này. Rất nhiều công ty lớn đã chuyển huớng đầu tư sang bất động sản và hầu hết đều đạt đuợc thành công. Điều này đuợc thể hiện rõ nét trong việc các cổ phiếu của các công ty họat đông trong lĩnh vực bất động sản đều có mức tăng giá cao, và ổn định trong năm 2007. Trong năm 2008, Chính phủ dự kiến sẽ có các biện pháp điều chỉnh đối với thị trường này để cân bằng cung cầu (ví dụ đánh thuế lũy tiến), nhằm mục đích giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững. Với mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, 60% lượng vốn đầu tư dự kiến 140tỷ USD sẽ được tập trung cho hạ tầng công nghiệp vốn có tác động lan tỏa cho phát triển. Đầu tư cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở tăng mạnh mẽ trong năm 2007. Tính đến hết tháng 11/2007, đã có 818 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 21 tỷ USD, chiếm 9,7% về số dự án và 26,7% về tổng vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước. Các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng tập trung chủ yếu vào xây dựng (434 dự án; 4,94 tỷ USD); giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (207 dự án; 4,28 tỷ USD); xây dựng văn phòng-căn hộ (141 dự án; 6,9 tỷ USD); xây dựng khu đô thị mới (9 dự án; 3,4 tỷ USD); xây dựng KCN (27 dự án; 1,3 tỷ USD). Thủy hải sản Xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam năm 2007 đạt 3.75 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2006, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nuớc xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới. Số lượng các doanh nghiệp thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới như EU, Nhật Bản, Mỹ tăng gấp đôi so với năm 2006. Đây là một kết quả rất khả quan trong hòan cảnh các doanh nghiệp Việt Nam liên tục phải đối mặt với việc kiểm sóat vệ sinh an toàn thực phẩm
  4. chặt chẽ từ các nhà nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đạt 4,25 tỷ USD. Ngân hàng tài chính Thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam năm 2007 có nhiều nhân tố mới, do đây là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Hàng lọat các ngân hàng cổ phần được cấp phép thành lập. Các ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài cũng đang chờ đuợc cấp phép của Ngân hàng Nhà nuớc. Tính đến hết năm 2007, cả nước có 36 NHTM cổ phần, có tốc độ tăng trưởng cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của ngành ngân hàng, gấp 2,5 lần tốc độ tăng của các NHTM Nhà nước. Nhiều NHTM cổ phần có tốc độ tăng quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế, màng lưới giao dịch.. tới 60% đến hơn 100%, thậm chí 200% - 400% so với cuối năm 2006. Tính đến nay trong cả nước có khoảng 8,2 triệu tài khoản cá nhân, với gần 6 triệu thẻ ATM dã được phát hành, trên 4.500 máy ATM đã được lắp đặt. Các Ngân hàng nước ngoài và định chế tài chính quốc tế mở rộng hoạt động tại Việt Nam qua nhiều kênh đầu tư khác nhau. Tổng tài sản của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài lên tới trên 215.000 tỷ đồng. Cũng tính đến hết năm 2007, tổng thu nhập trước thuế của khối Ngân hàng và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 2.400 tỷ đồng. Năng lượng điện: Sản lượng điện trong năm 2007 ước tính đạt 57,98 tỷ Kwh tăng 13% so với năm 2006 trong khi nhu cầu phụ tải tăng với tốc độ bình quân 16-17%. Năm 2007 nhu cầu thiếu hụt do EVN ước tính 500-600 triệu KWh mặc dù đã tăng cường mua điện từ Trung Quốc. Dự kiến nếu đảm bảo tiến độ các dự án nhà máy điện đang triển khai trong quy hoạch của EVN (một thách thức lớn) thì đến 2010, Việt nam có thể cân bằng nhu cầu điện năng. 3. Tổng quan thị trường chứng khoán năm 2007 Thị trường niêm yết Với quán tính của xu thế phát triển bùng nổ trong năm 2006 (chứng kiến mức tăng trưởng 144% của VN Index so với cuối năm 2005), trong quý I/2007 thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh với VN Index đạt đỉnh 1170 điểm vào ngày 12/3/07. Như vậy chỉ trong vòng hơn hai tháng, Vn Index đã tăng trưởng trên 55% so với cuối năm 2006. Cảnh báo về nguy cơ “bong bóng” thị trường từ phía các nhà quản lý cùng với các biện pháp xiết chặt đòn bẩy tài chính cho thị trường chứng khoán (chỉ thị 03 hạn chế tín dụng cầm cố chứng khoán, thông qua luật thuế thu nhập cá nhân cho cả đối tượng là thu nhập từ kinh doanh chứng khoán) và kết quả tăng trưởng hoạt động của của các công ty niêm yết không theo kịp tốc độ tăng giá cổ phiếu đã đẩy thị trường vào xu hướng giảm sút, xuống tới 905 điểm vào ngày 24/4, tiếp tục dao động xung quanh mức quanh mức 900-1000 điểm cho đến tận cuối năm, trong đó ghi nhận mức giảm thấp nhất đạt 884 điểm trong tháng 8. Xét về lượng cầu cho thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản đầu tư đã tăng gấp 3 năm ngoái, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể, đạt 8683 tài khoản trong đó có 516 nhà đầu tư tổ chức. Ước tính khoảng 5-6tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp đã được huy động để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó, theo một số ước tính không chính thức, khoảng 50-60% tổng giá trị huy động đã được giải ngân trong năm 2007. Về phía lượng cung, trên 90.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD) đã được huy động thông qua IPO và phát hành thêm cổ phiếu, gấp 3 lần so với năm 2006. So với số lượng 193 công ty niêm yết trên cả hai sàn tính đến hết năm 2006, thì con số này của năm 2007 đã lên đến 248 công ty. Diễn biến giá cả với xu thế giảm và lình xình kể từ đầu quý 2/2007 cho thấy, sức tăng trưởng của lượng cầu đã không theo kịp tăng trưởng từ lượng cung khi mà các công ty niêm yết ồ ạt phát hành tăng vốn cùng với việc thực hiện IPO trong quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu (Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, PVFC, Vietcombank)
  5. Diễn biến ảm đạm của thị trường trong các tháng của quý 4/2007 và nửa đầu tháng 1/2008 càng khẳng định thêm sức hấp thụ yếu ớt của thị trường trước những đợt sóng các hàng hóa được xem là chất lượng cao (PVFC, Vietcombank, Sabeco). Xét từ góc độ vĩ mô, một thực tế đáng quan ngại là mục tiêu tận thu cho Ngân sách đôi khi đã được đặt không kém hơn mục tiêu dài hạn là tái cơ cấu hệ thống quản trị và bộ máy hoạt động của các DNNN lớn cổ phần hóa trong chương trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Với tiền lệ định giá để đạt mục tiêu tận thu cho ngân sách trong bối cảnh thị trường vẫn chưa dừng đà sa sút (khi VN Index đã phá mức hỗ trợ 850 và Hastc phá mức 300 điểm vào tuần thứ 2 của tháng 1/2008, bất chấp một số công ty niêm yết đã đưa ra kết quả kinh doanh sơ bộ khá khả quan), Chính phủ sẽ phải cân đối biện pháp để hỗ trợ sự phát triển bền vững thị trường đồng thời hoàn tất được tiến trình cổ phần hóa các DNNN then chốt. Phần lớn các công ty niêm yết có kết quả kinh doanh và tăng trưởng khả quan trong năm 2007. Rất nhiều công ty lớn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính hay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên điều này cũng gây ra những mối quan ngại cho các nhà đầu tư về tính hiệu quả của việc sử dụng hiệu quả đồng vốn sang những lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm? Ngoài ra, quản trị công ty và minh bạch hóa thông tin cũng đặt ra những dấu hỏi lớn cho các công ty niêm yết khi số lượng xử phạt vi phạm về công bố thông tin cũng như các sự kiện nổi cộm về giao dịch cổ phần của các cổ đông lớn ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2007 đánh dấu sự thành công của các cổ phiếu ngành niêm yết của các công ty ngành chứng khoán, bất động sản, hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm khi đều có mức tăng giá vượt qua VNIndex trong khi các cổ phiếu ngành điện, ngân hàng dường như không còn hấp dẫn các nhà đầu tư như trước đó. Thị trường IPO Năm 2007 chứng kiến nhiều thăng trầm với các cuộc đấu giá. Vào những tháng đầu năm, do ảnh hưởng tâm lý hưng phấn thái quá từ thị trường niêm yết, khiến giá trúng thầu bị đẩy lên cao. Hậu quả của việc này là sau đó một số cuộc đấu giá đã không thành công do nhiều nhà đầu tư sau khi trúng thầu giá cao đã bỏ không mua, chịu mất tiền cọc như Thủy điệnThác Mơ, Nhiệt điện Bà Rịa Vũng Tầu, Tư vấn điện 1… Ngay sau đó, thị trường chuyển từ thái cực hưng phấn quá mức sang thái cực thờ ơ với các cuộc đấu giá, điển hình là cuộc đấu giá của Đạm Phú Mỹ. Ba cuộc đấu giá khác được xem là sự kiện IPO trong năm của Bảo Việt, PVFC và Vietcombank có những kết cục khác nhau song vấn đề nổi cộm vẫn là tranh cãi về định giá DNNN cổ phần hóa khi mà mục tiêu tận thu cho ngân sách và đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp trên cơ sở đây mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế thông qua kênh các đối tác chiến lược với nước ngoài dường như mâu thuẫn không dàn xếp nổi.
  6. Tổng kết chung cả năm 2007 lượng vốn huy động được thông qua các cuộc IPO lên đến 36.000 tỷ VNĐ. Tuy nhiên kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã không hoàn thành do nhiều nguyên nhân, trong số các doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt ban đầu (600 doanh nghiệp) thì chỉ có 116 doanh nghiệp ( chiếm 21%) được cổ phần hóa. Biến động của thị trường OTC gắn chặt với diễn biến của thị trường niêm yết và các cuộc đấu giá và thể hiện rõ rệt qua các nhóm cổ phiếu chính gốm: các cổ phiều tài chính ngân hàng, cổ phiếu ngành bất động sản vật liệu xây dựng và cổ phiếu các ngành còn lại. Các cổ phiếu tài chính ngân hàng diễn biến theo 2 giai đoạn rõ rệt: giai đoạn đi lên mạnh vào đầu năm và bắt đầu đi xuống khi thị trường niêm yết đi xuống vào tháng 3 sau đó có sự đảo chiều nhẹ trong giai đoạn tháng 8-9 khi thị trường niêm yết đi lên. Xét về tổng thể thì các cổ phiếu tài chính ngân hàng đều theo xu hướng đi xuống. Nhóm các cổ phiếu ngành bất động sản, vật liệu xây dựng có xu hướng tăng đều từ đầu năm đến cuối năm vì được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng nóng của giá bất động sản kể từ đầu năm. Các cổ phiếu các ngành khác không có nhiều biến động. Xét về khối lượng giao dịch so với năm trước thì thị trường OTC năm 2007 kém thanh khoản hơn nhiều, giao dịch chỉ sôi động tại những giai đoạn ngắn khi thị trường niêm yết hồi phục (vào tháng 9,10) song lại rơi trầm lắng ngay sau đó. Thị trường OTC cũng chứng kiến một xu thế là không ít cổ phiếu OTC sắp niêm yết bị đẩy giá lên cao sau đó khi chính thức chào sàn lại có sự sút giảm nặng nề. Thực tế này xuất phát từ kỳ vọng tăng giá của nhà đầu tư với các cổ phiếu được xem là hàng mới và hấp dẫn, song kết cục không dễ dàng diễn biến một chiều đã làm cho giá trị cổ phiếu dần được xác lập phù hợp với giá trị nội tại của doanh nghiệp niêm yết. 4. Nhận định về xu hướng cho thị trường chứng khoán năm 2008 Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức trên 8%-9% trong 2-3 năm tới dựa trên nền tảng tăng trưởng vững công nghiệp và dịch vụ xét về phía tổng cung cũng như mức chi tiêu dùng và chi đầu tư của khu vực tư nhân xét về phía tổng cầu. Xuất khẩu và FDI trong bối cảnh thực hiện các cam kết WTO cũng sẽ là những động lực tăng trưởng quan trọng, với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến đạt trên 30%. Ổn định chính trị, xã hội trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp cũng là nền tảng thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế và tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam với cộng đồng kinh doanh và đầu tư tài chính quốc quốc tế Chính sách thúc đẩy và phát triển thị trường chứng khoán gắn chặt với quá trình cổ phần hóa và tái cơ cấu các DNNN, xương sống của nền kinh tế, ngày càng được Chính phủ quan tâm. Hàng hóa chất lượng cao trên thị trường chứng khoán càng sẽ trở nên dồi dào, dự kiến vốn hóa thị trường đạt 60% GDP vào cuối năm 2008, trong đó vốn hóa trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt 40tỷ USD và đưa các cổ phiếu niêm yết trên sàn vào Chỉ số MSCI cho các nền kinh tế đang trỗi dậy của Morgan Stanley (MSCI Emerging Market, hiện tại các cổ phiếu trên Sở GDCK HCM đang được theo dõi bằng chỉ số MSCI Frontier Market, trước khi vốn hóa thị trường đủ lớn để vào MSCI EM) để hấp dẫn các quỹ đầu tư theo chỉ số để tạo nên một làn sóng đầu tư gián tiếp mới vào thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tác động tiêu cực có thể của việc đưa những cổ phần của các DNNN cũng như các doanh nghiệp dân doanh tên tuổi và nhiều tiềm năng tham gia thị trường chứng khoán thông qua IPO và niêm yết là sẽ hút một lượng tiền đáng kể, nếu cầu về thị trường chứng khoán không tăng tương ứng sẽ tạo ra những điều chỉnh lớn về giá cả trên thị trường khi mà các nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục để đầu tư vào các cổ phần mới của các doanh nghiệp lớn và tiềm năng. Ảnh hưởng tiêu cực của sa sút thị trường tài chính quốc tế do tác động của cơn bão tín dụng thế chấp bất động sản dưới chuẩn và giảm tốc tăng trưởng kinh tế cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, chính sách tiền tệ dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt khi áp lực lạm phát cao trong bối cảnh chính phủ đặt mục tiêu lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Chỉ thị 03 về hạn chế tín dụng cho chứng khoán dự báo cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng tự chủ cho các ngân hàng kèm theo đó là xiết chặt các chuẩn mực về trích lập dự phòng rủi ro. Tuy vậy, việc chính thức chỉnh sửa chỉ thị 03 cũng chỉ có thể được thực hiện sớm nhất vào quý 1/2008 và nếu chậm có thể vào nửa sau năm 2008.
  7. Với luồng vốn ngoại khổng lồ đổ vào thị trường Việt Nam, việc duy trì chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu đồng thời đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát cũng sẽ là thách thức cho các nhà quản lý khi muốn ổn định dòng vốn vào thị trường chứng khoán trong khi không thể đảm bảo cung tiền VND dồi dào các nhà đầu tư nước ngoài. Trong các vấn đề nêu trên, một vấn đề đáng quan tâm là kiềm chế lạm phát đã được đặt thành mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong năm 2008, đồng nghĩa với việc sẽ có các biện pháp xiết chặt tiền tệ sẽ có thể được thực thi trong thời gian tới. Về cơ cấu ngành, cổ phiếu các ngành hàng tiêu dùng, xuất khẩu, hạ tầng công nghiệp, công nghệ, viễn thông vẫn được xem là hứa hẹn mức tăng trưởng hấp dẫn. Cổ phiếu ngành bất động sản vẫn có khả năng tăng trưởng tốt, tuy nhiên sẽ phải đối mặt với những rủi ro nếu Chính phủ có các biện pháp nhằm giảm nhiệt thị trường. Với sự tăng cung mạnh trên thị trường của cổ phiếu ngành ngân hàng, tài chính khi hàng loạt các ngân hàng cổ phần và định chế tài chính lớn, sẽ có sự sàng lọc và lên ngôi các cổ phiếu thực sự có chất lượng với mức giá phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2