intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Điều trị” bé hay đòi

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Bi nhà chị càng lớn càng hư, chẳng bao giờ chấp nhận câu trả lời “không” hoặc bất cứ sự từ chối nào của cha mẹ” Lời phàn nàn của chị Lan Anh cũng là cái khó chung của không ít ông bố bà mẹ có con đến tuổi “biết nhận thức vấn đề”. 2-3 tuổi, bé đã đủ thông minh để nhận thấy rằng bố mẹ rất “sợ” khi mình khóc, và “cứ mè nheo đi, sẽ có được bất cứ thứ gì”. TS. Tâm lý Claire Halsey, chuyên gia trong các vấn đề làm cha mẹ, mẹ của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Điều trị” bé hay đòi

  1. “Điều trị” bé hay đòi “Bi nhà chị càng lớn càng hư, chẳng bao giờ chấp nhận câu trả lời “không” hoặc bất cứ sự từ chối nào của cha mẹ” - Lời phàn nàn của chị Lan Anh cũng là cái khó chung của không ít ông bố bà mẹ có con đến tuổi “biết nhận thức vấn đề”. 2-3 tuổi, bé đã đủ thông minh để nhận thấy rằng bố mẹ rất “sợ” khi mình khóc, và “cứ mè nheo đi, sẽ có được bất cứ thứ gì”. TS. Tâm lý Claire Halsey, chuyên gia trong các vấn đề làm cha mẹ, mẹ của 3 đứa con cho rằng, để tránh bị
  2. bé “dồn vào thế bí”, cha mẹ nên áp dụng các “đòn” sau: Phớt lờ đòi hỏi của con! Đây là cách tốt nhất để giải quyết mọi đòi hỏi, sách nhiễu. Bạn hãy thật bình tĩnh và giải thích ngắn gọn cho con hiểu lý do vì sao ba mẹ nói “không” với đòi hỏi của con, sau đó đừng quan tâm đến bất kỳ thái độ kì kèo nào của con nữa. Cố gắng không nhìn, không nói với bé, cho đến khi bé thay đổi đề tài mới thôi. Cách “điều trị” này thực sự hiệu quả, chỉ cần bạn đủ “rắn” cho đến khi con không còn tiếp tục mè nheo. Dành tặng bé sự quan tâm tích cực Trong hầu hết những lúc khó khăn, bé sẽ muốn nhận được
  3. sự quan tâm của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bắt bé phải đợi, bé sẽ học được rằng, cách duy nhất có được sự quan tâm của cha mẹ là mè nheo và thả “volume” to hết cỡ. Chính vì lẽ đó, đừng bắt con phải đợi. Hãy dành cho bé vài phút, hỏi bé cần gì hoặc xem bức tranh bé mới đem khoe. Bé sẽ biết ơn sự quan tâm của bạn và không cần học tính mè nheo, kì kèo nữa. Không là không! Sẽ có lúc bạn cần nói “không” và giữ vững lập trường trước bé. Đó là khi bé đòi ăn quá nhiều kẹo, đòi ngủ muộn hoặc đòi đồ chơi. Một khi đã nói “không”, bạn đừng thay đổi quyết định nữa. Vì nếu nhượng bộ, bạn đã dạy con rằng: “Cứ năn nỉ ỉ ôi đi, con sẽ đạt được điều con muốn”.
  4. Áp lực tuổi nhỏ Ngay cả một đứa trẻ cũng có những áp lực đặc trưng của tuổi, ví dụ áp lực khi thấy bạn có đồ chơi mới. Hãy giải thích cho con hiểu rằng vật chất không quan trọng bằng cách hỏi con: “Con yêu bạn vì bạn ấy tốt tính hay vì đồ chơi mà bạn có?”. Không xài đồ hiệu Bé đòi dùng đồ hiệu có thể do bắt chước các anh/chị lớn, hoặc mẹ, để cảm thấy mình “lớn” hơn. Đây có thể là cơ hội tốt cho bé học lựa chọn những đồ mình sẽ mặc, nhưng lựa chọn đó phải phù hợp với túi tiền cha mẹ. Thêm nữa, hãy dạy con rằng “phong cách người lớn” không nhất thiết phải là hàng hiệu đâu.
  5. Bé khóc đòi chốn đông người Hành động này của bé khiến không ít ông bố bà mẹ rơi vào cảnh bối rối. Song bạn đừng vì áp lực “mọi người đang nhìn” mà tỏ ra nhượng bộ với con. Trong số những người đang nhìn kia có thể có những ánh mắt khó chịu, song đa số họ thông cảm với bạn, vì họ cũng trải qua tình cảnh ấy rồi. Hãy bình tĩnh, đừng chú ý đến “khán giả” của mình, và cứ phớt lờ thái độ quá khích của con. Giảng giải cho bé nhiều hơn Chưa hiểu biết nhiều về giá trị đồng tiền, bé làm sao rõ lý do bố mẹ từ chối mình trước những món đồ đắt đỏ! Chính vì thế, bé cần phải học: Chi tiêu cũng có giới hạn. Và đây cũng là thời điểm lý tưởng bạn giúp bé học cách tiết kiệm để mua một món đồ. Bạn vẽ cho bé một biểu đồ số tiền bé
  6. tiết kiệm được, từ tiền tiêu vặt hay tiền được cho hôm sinh nhật, kỳ nghỉ hè v.v. Nhìn rõ ràng trong biểu đồ về số tiền mình có được, thấy nó sắp “tới đích” và sắp mua được món đồ mình thích, bé sẽ càng cố gắng tiết kiệm hơn. Đôi khi đồng ý với con Chớ nên để lời nói “không” thành câu trả lời cửa miệng. Trước khi từ chối, nên cân nhắc xem đòi hỏi của con có hợp lý hay không. Thay đổi “kiểu mẫu” câu trả lời từ “không” sang “có” thường xuyên bạn nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2