[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 10
lượt xem 24
download
Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần. 2. Phân khúc thị trường Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: [Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 10
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ năng tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần. 2. Phân khúc thị trường Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước… Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn. 3. Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể (từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn) . Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm? Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 – 5 năm tới. 4. Xu hướng thị trường Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan.. Các bài viết khác Môt Cach Viêt Dự An Kinh Doanh ̣ ́ ́ ́ Hiêu Quả ̣ 16/10/2009 Cỡ chữ: *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Môt ban kế hoach kinh doanh thường không đoi hoi người viêt phai trau chuôt về ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ngôn từ nên cac ý chinh có thể được viêt dưới dang gach đâu dong miên sao bao ́ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̃ ̉ đam yêu tố rõ rang mach lac . Ngoai ra để lam phong phú và tăng tinh hâp dân, dễ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̃ hiêu cua ban kế hoach, ban có thể sử dung hinh anh, đồ thị và bang biêu để minh ̉ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ̉ ̉ ̉ hoạ ý tưởng cua minh. ̉ ̀ Một hướng dẫn chuẩn bị dự án kinh doanh rất có hiệu quả được áp dụng khá thành công trong nhiều lĩnh vực, điển hình làkinh doanh lĩnh vực CNTT. Không nên xem nhẹ phần tóm tắt dự án Phần tóm tắt dự án (Executive Summary) là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây sẽ là phần được đọc và phân tích đầu tiên bởi những người thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tư tương lai. Thử hình dung nếu bản kế hoạch kinh doanh của bạn nằm trong số hàng chục dự án đang kêu gọi đầu tư, thì yếu tố thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các dự án có phần tóm tắt thuyết phục và rõ ràng sẽ lôi cuốn người đọc tiếp tục tập trung xem xét thêm các phần sau của dự án. Thông thường phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần còn lại của dự án. Trong phần tóm tắt, bạn nên đưa vào những con số tài chính mà theo bạn sẽ gây ấn tượng nhất đối với các nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh mà dự án mang lại. Ngoài ra, phần này nên có thêm ba mục nhỏ gồm: (i) Mục tiêu - Objectives: nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến (doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất…). (ii) Nhiệm vụ - Mission: những hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà dịch vụ/sản phẩm của công ty sẽ mang lại cho khách hàng, những cam kết mà công ty sẽ thực hiện... (iii) Yếu tố thành công - Keys to success: những khác biệt mà công ty sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được. Phần tóm tắt dự án nên được viết cuối cùng sau khi các phần khác của bản kế hoạch kinh doanh đã được hoàn thiện. Bởi vì lúc này người viết biết rõ dự án của mình có những điểm trọng yếu gì và sẽ dễ tóm tắt những gì mình đã viết ra hơn là tóm tắt những gì chưa được viết rõ ràng. Đừng quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình Trong các bản kế hoạch tham gia dự thi, một trong những thiếu sót thường gặp nhất là người viết quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình. *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Chẳng hạn, nếu người viết có kinh nghiệm về tiếp thị kinh doanh thì mảng phân tích thị trường và nhu cầu sản phẩm của họ rất chi tiết, trong khi đó ở các phần dự đoán tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án lại không được viết rõ ràng và mạch lạc, các quy trình kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào lại bị xem nhẹ. Ngược lại, nếu người viết có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về sản phẩm mình dự định cung cấp thì họ lại quá chuyên tâm về chi tiết kỹ thuật của sản phẩm mà không đánh giá được nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh và phân khúc họ muốn nhắm vào. Dù ý tưởng của bạn rất hay, nhưng khi viết bản kế hoạch kinh doanh, bạn đừng quên một nhân tố rất quan trọng: con người triển khai dự án - khả năng của đội ngũ quản lý điều hành. Đây chính là một trong những yếu tố thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn. Chính vì thế mà trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên có phần giới thiệu về khả năng và kinh nghiệm của người viết hoặc những người tham gia dự án, thay vì chỉ có một số thông tin về sơ đồ tổ chức của dự án và mức lương dự tính cho các vị trí tương ứng. Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau: (i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. (ii) Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như người đọc) có thể xác định được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh… (iii) Chiến lược thực hiện: ở mức tối thiểu thường bao gồm các chiến lược tiếp thị, quảng bá, và bán hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí. (iv) Đội ngũ quản lý: phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về năng lực của những người tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lược bổ trợ những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo. (v) Phân tích tài chính: các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Bí Quyết Để XD Chiến Lược Thành Công *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Một chiến lược tốt, sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên nhận biết được phương hướng hành động và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược chẳng khác nào con thuyền không người lái và có thể dẫn đến sự lãng phí khổng lồ về thời gian và các nguồn lực. Nếu coi việc xây dựng chiến lược như việc bắc một cây cầu vượt qua sông, thì sau đây là mười vấn đề chính cần quan tâm để biến ý tưởng đó thành hiện thực. 1. Đừng chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái Rất nhiều công ty đã có nhận thức sai lầm rằng mọi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp hoặc quá tốt đẹp, thì không cần xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái nhà, mà phải làm điều này trước khi nó xảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ nếu không quan tâm đến quản lý và xây dựng chiến lược trong kinh doanh, mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh. Bạn nên hiểu rằng sẽ đến lúc các tiến trình trở nên già cỗi một cách tự nhiên và khi đó thu nhập sẽ giảm, chi phí sẽ gia tăng, con người trở nên mệt mỏi, các dịch vụ bị đóng băng và lợi nhuận tụt giảm không thương tiếc. Thông thường các chiến lược sẽ dần mất hiệu lực sau 9 – 15 tháng thực hiện và một tổ chức muốn thay đổi chiến lược sẽ cần từ 12-24 tháng để đưa ra được ý tưởng mới. Vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chờ đến khi có vấn đề xảy ra mới bắt tay vào việc sửa đổi. Quá trình xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe và luyện tập thể dục: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó lại là việc cần ưu tiên trước mắt, không thể chờ đến ngày mai. Bởi vì nếu chờ đến ngày mai, thì có thể đã là quá muộn. 2. Hãy đề phòng với “chủ nghĩa gia tăng thiển cận” Bước khởi đầu thông thường cho việc xây dựng chiến lược đối với nhiều công ty chỉ đơn giản là đặt các con số tài chính lên tường và hướng các đơn vị kinh doanh lập kế hoạch và thực hiện theo các con số đó. Chiến lược ở đây có thể là: “Trở thành công ty có doanh số 1 tỷ đô-la trong vòng ba năm” hoặc “tăng trưởng 10%/năm”… Tuy nhiên, các mục tiêu bị đánh đồng là chiến lược như thế này rất dễ làm cho bạn không nhận ra được cụ thể mình đang ở đâu và cần phải đi đến đâu. Đó có thể gọi là *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ “Chủ nghĩa gia tăng thiển cận”, bởi vì ở đây không hề có đường hướng để thực hiện, nên chỉ có thể coi đó là những mục tiêu tăng trưởng trên những con số. Chỉ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng trước mắt, thì cùng lắm kết quả mà công ty đạt được cũng chỉ như đẩy được chiếc thuyền trôi trên sông, còn có đi được xa và có ra được biển hay không lại là chuyện khác. 3. Chiến lược là sự liên kết các bộ phận đang vận động Một hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều bộ phận và chỉ có thể coi đây là một bộ máy hoàn chỉnh có chất lượng cao khi tất cả các bộ phận cấu thành vận hành hài hòa và cân đối. Nhiều công ty chỉ xây dựng chiến lược hẹp, tập trung vào một số lĩnh vực nhất định (ví dụ như tư vấn tài chính, các đơn vị kinh doanh riêng biệt, bán hàng và marketing, đầu tư vào công nghệ thông tin, chương trình quản trị nhân sự hoặc tính hiệu quả của tổ chức) mà không có được cái nhìn chiến lược tổng thể. Những nghiên cứu gần đây do David Norton – nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Tư vấn CNTT Balanced Scorecard và giáo sư Robert Kaplan của trường đại học Havard tiến hành cho thấy 67% các chương trình quản trị nhân sự và các chiến lược công nghệ thông tin không được triển khai trong mối liên kết với các đơn vị kinh doanh hoặc các chiến lược chung. Đây là những minh chứng cho quan điểm xây dựng chiến lược đơn lẻ như trên vẫn còn phổ biến đối với nhiều công ty . Để đạt được hiệu quả, một chiến lược cần phải được xây dựng theo hướng chính thống, nghĩa là phải liên kết và cân bằng được tất cả mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty sao cho chúng phù hợp với nhau. 4. Phân tích rõ tình hình trước khi đưa ra chiến lược Các công ty khi triển khai thực hiện chiến lược thường bỏ qua một số bước quan trọng như phân tích tình trạng nội bộ của công ty một cách thẳng thắn và trung thực, hoặc thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và môi trường kinh doanh của họ. Để đảm bảo thành công, chiến lược cần được xây dựng dựa trên thực lực của công ty. Bạn phải xác định những năng lực chủ chốt của mình. Đó có thể là các mặt mạnh về tổ chức; có các kỹ năng nổi trội; nắm giữ nhiều nhà quản trị tài năng; có công nghệ vượt trội; thương hiệu nổi tiếng; nguồn vốn hùng hậu; chiếm thị phần lớn trong các thị trường chủ chốt. Đồng thời phải nhận biết những mặt yếu của công ty. Chúng có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả; quan hệ lao động không tốt; thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế; sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có những phân tích, đánh giá nội bộ trung thực và lấy chúng làm cơ sở để cung cấp thông tin cho những người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, thì có thể coi như cầm chắc thất bại trong tay. *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Cũng giống như vậy, sẽ không thể xây dựng được một chiến lược tốt nếu không nhìn thấy rõ hướng phát triển trong tương lai của thị trường và môi trường kinh doanh. Điều này rất quan trọng vì chính chúng là yếu tố quyết định việc thay đổi chiều hướng kinh doanh của bạn. Ví dụ một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ trước khi chuyển hướng kinh doanh sang mua trọn gói sản phẩm và bán lại, thì họ phải tính đến việc thay đổi này có ảnh hưởng thế nào đến tỷ suất lợi nhuận. 5. Sự thành công nằm trong những câu hỏi được đặt ra Thông thường, các công ty hay đi tắt trong quá trình xây dựng chiến lược bằng cách rập khuôn áp dụng các phương thức cũ kỹ: đưa ra các câu hỏi đã được định sẵn, dẫn đến kết quả cũng vấn là những câu trả lời cũ rích. Một chiến lược thành công không nằm ở những câu trả lời mà nằm ở chính trong các câu hỏi được đặt ra. Nhiều công ty thường mắc sai lầm khi chỉ đưa ra các câu hỏi mà họ đã biết cách trả lời, hoặc còn có những trường hợp tồi tệ hơn, chỉ đưa ra các vấn đề mà họ biết rằng mình sẽ làm tốt. Và nguy hiểm hơn nữa nếu có những thành công hay thất bại trong quá khứ đã làm cho một số câu hỏi nào đó về tình trạng thực tiễn ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ lãnh đạo. Nhiều nhà tư vấn xây dựng chiến lược nhận thấy các khách hàng của họ đã thay đổi quan điểm một cách sâu sắc về bản thân mình, về thị trường, về phương thức kinh doanh và về mục đích của họ chỉ đơn giản bằng cách xem xét nhiều vấn đề khác nhau hoặc thậm chí chỉ là đặt câu hỏi ở nhiều cách khác nhau. 6. Công cụ không phải là chiến lược Có rất nhiều phương pháp và công cụ phân tích rất có giá trị cho việc xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, chúng chỉ đơn giản mang tính chất gợi ý cho một phần cụ thể nào đó trong quá trình thiết lập các ý tưởng chiến lược. Chúng ta không nên nhầm lẫn chúng là chiến lược. Hơn nữa, các công cụ và phương pháp phân tích đều có các điểm mạnh, điểm yếu và được áp dụng trong những tình huống nhất định. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng được sử dụng không đúng cách, đúng chỗ và vượt ra khỏi tình huống của quá trình xây dựng chiến lược tổng thể. Ví dụ, ma trận Growth – Share xem xét hai yếu tố, đó là sự tăng trưởng của thị trường và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường tương ứng. Công ty tư vấn Boston Consulting Group phát triển ma trận này nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp, ma trận này được dùng để xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường và qua đó đưa ra quyết định chiến lược thích hợp. Trong khi đó, mô hình Porter’s Five Forces còn gọi là “Năng lực lượng cạnh tranh” được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ 7. Ý tưởng chiến lược và việc thực thi chiến lược đều trở nên vô nghĩa nếu không có sự gắn kết với nhau Một chiến lược thường đi xa hơn một ý tưởng. Sự thành công của chiến lược nằm ở trong quá trình thực thi nó. Và thực thi chiến lược có nghĩa là làm cho chiến lược trở thành hiện thực. Chỉ có một cách duy nhất để làm được điều này là công ty phải định ra phương hướng và sử dụng các công cụ hợp lý để thực thi chính xác phương hướng đã đề ra. Mặt khác nếu công ty không có ý tưởng chiến lược mà đã thực thi thì chẳng khác nào đâm đầu vào đá. Có thể trích dẫn một câu tục ngữ cổ để khái quát vấn đề đưa ra ở đây: ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày, nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm. 8. Chiến lược phải được công bố rộng rãi Thông thường, các nhà lãnh đạo thường vấp phải sai lầm cho rằng mọi người tự hiểu những gì mà công ty đang cố gắng để đạt được. Cuộc khảo sát do Kaplan & Norton tiến hành cũng cho thấy trung bình khoảng 95% nhân viên không được thông báo và không hiểu gì về chiến lược phát triển của công ty mình. Thực tiễn này dẫn đến hậu quả là không liên kết được sức mạnh tổng lực của đội ngũ nhân viên. Truyền đạt một cách rõ ràng, thẳng thắn chiến lược của công ty là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công. 9. Chiến lược phải đưa ra được các mục tiêu, chiến thuật thực thi cụ thể và có cơ chế kiểm soát Cụ thể hóa chiến lược bằng các mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất để biến ý tưởng thành hiện thực. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đánh giá được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện rõ ràng. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức nhằm để kiểm soát các bước trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo quá trình đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề này ít được các công ty quan tâm trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược. 10. Vai trò của nhà lãnh đạo quyết định sự thành công của chiến lược Động lực chủ yếu của chiến lược phát triển là phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo. Lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp và do đó, nó quyết định sự thành bại của chiến lược phát triển doanh *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ nghiệp. Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn về xu hướng phát triển kinh tế, dự đoán các thay đổi về nguồn lực, về nhu cầu thị trường..., để từ đó thiết lập một chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp có khả năng đón đầu các cơ hội và thách thức ở phía trước. Tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, đi trước các đối thủ cạnh tranh và đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Thường thì con người làm cho chiến lược thành công nhiều hơn chiến lược mang đến thành công cho con người tạo ra nó. Lập Mục Tiêu Cho DN Của Bạn Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn. Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%. Sợ hãi thường chính là nguyên nhân. Mọi người không thích viết mục tiêu ra giấy (đây chính là một phần quan trọng của việc lập mục tiêu) bởi vì họ e ngại phải cam kết thực hiện chúng. Nếu đó cũng là vấn đề của bạn thì bạn nên nhớ rằng mục tiêu vẫn có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào sau khi bạn viết nó ra. Bạn cũng nên biết rằng việc lập mục tiêu sẽ dễ dàng hơn nhiều lần so với khi thực hiện nó. Nhưng sau khi bạn đã lập ra mục tiêu và đã đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có ham muốn thiết lập mục tiêu nhiều hơn nữa. Nếu bạn còn tránh né việc lập mục tiêu, các mẹo và gợi ý sau đây sẽ giúp bạn. Có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Có thể bạn muốn lập mục tiêu cho hàng tuần, hàng quý, hàng năm, và thậm chí lập mục tiêu cho 3 năm, 5 năm. Một cách để lập mục tiêu ngắn hạn là trước tiên hãy cân nhắc mục tiêu dài hạn. Bạn có mong muốn kiếm được một lượng tiền nhất định hoặc có một số lượng khách hàng trong một thời gian nhất định không? Nếu không có điều *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ gì tương tự như vậy xuất hiện ở trong đầu bạn, bạn hãy suy nghĩ trong vài phút xem bạn đang muốn đạt được mục tiêu nào. Sau khi bạn xác định được mục tiêu dài hạn, bạn có thể tính giật lùi trở lại. Nếu mục đích của bạn là kiếm được trong năm nay $100,000, bạn phải lên danh sách những việc cần phải làm theo thứ tự để đạt được số tiền đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lập danh sách này, bạn hãy hỏi các đồng nghiệp hoặc bạn bè để nhờ họ giúp đỡ. Khi bạn đã lập xong danh sách, bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ để tiến tới mục tiêu của bạn. Hãy xác định mục tiêu của bạn thật cụ thể, có thể đo lường được cùng với thời hạn thực hiện nó "Tăng doanh số bán hàng" là một mục tiêu tốt, nhưng nó quá mơ hồ vì không cung cấp cách nào để đánh giá mức độ thành công của bạn. Bạn hãy sửa đổi để làm cho mục tiêu của bạn thật cụ thể. Tất cả các mục tiêu phải cụ thể (có thêm khách hàng mới), có thể đo lường được (có thêm 3 khách hàng mới), và có khung thời gian (có thêm 3 khách hàng mới vào tháng 11). Đừng làm cho bạn bị thất bại Phải đảm bảo mục tiêu của bạn là có khả năng đạt được. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao, bạn sẽ tự kết tội mình là bị thất bại. Đừng lười biếng Một số doanh nghiệp nhỏ lại lập mục tiêu quá thấp và dễ dàng đạt được. Nếu bạn có chiều hướng này, bạn hãy tìm cách ;để thách thức chính bản thân bạn. Nếu bạn luôn đặt mục tiêu để có thêm một khách hàng mới vào mỗi quý, bạn hãy hối thúc bản thân để có được hai hoặc ba khách hàng. Hãy lập mục tiêu thích hợp Mục tiêu phải giúp bạn đạt được những đích cụ thể. Bạn hãy coi chừng những mục tiêu mà nó chỉ làm cho bạn bận rộn nhưng lại không thích hợp để đóng góp vào sự thành công chung của doanh nghiệp. Nếu bạn không tin mục tiêu của bạn là đáng làm, bạn sẽ không nỗ lực ở mức cần thiết để đạt được chúng. Hãy kiên trì và nhẫn nại Nếu hệ thống lập mục tiêu của bạn có vẻ không được tốt vì bạn không đạt được phần lớn những điều mà bạn đã viết ra, bạn cũng đừng bỏ cuộc. Bạn hãy kiên trì lập mục tiêu cho một vài tháng và bạn sẽ thấy rằng kỹ năng lập mục tiêu của bạn đang được cải thiện. Thường xuyên xem lại mục tiêu của bạn *******NgọcDương*******
- __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Bạn hãy đặt bản mục tiêu hàng tuần hoặc bản ghi các mục tiêu ngắn hạn khác ở chỗ dễ thấy - ví dụ như gần bàn làm việc của bạn, hoặc cạnh máy vi tính - như vậy bạn sẽ biết bạn cần phải đạt được những gì. Hàng tháng bạn hãy xem lại mục tiêu trong năm của bạn để xem bạn có theo sát nó không. Nếu trọng điểm của doanh nghiệp thay đổi, bạn cũng đừng ngại thay đổi mục tiêu của bạn. Linh hoạt là một nhân tố quan trọng trong việc lập mục tiêu. Những yêu cầu trong kinh doanh Ý tưởng kinh doanh - - Khảo sát nhu cầu thị trường -Chuẩn bị vốn - Tuyển chọn cộng sự - Đăng ký kinh doanh - Nộp thuế môn bài - Khai trương - Thu tiền. 1- Có ý tưởng kinh doanh. - 2- Có tiền 3- Có gan. o cách đây 3 năm Bạn muốn kinh doanh ư! cái đầu tiên bạn phải có đó là " Ý TƯỞNG" bạn phải - có 1 ý tưởng là bạn muốn kinh doanh nghành nghề nào đó và phải phát hoạ ý tưởng trong đầu mình va len cho mình 1 kế hoạch, nhờ cha me, bạn bè tham vấn...đầu vào từ đâu??? đầu ra từ đâu???? và phải nghiên cứu thị trường cung cầu.....mặt hàng ưa chuộng theo giới trẻ,già trung...từ đó mới XD cho mình 1 KH hành động o cách đây 3 năm để kinh doanh thì bạn nên bắt đầu từ sở thích của mình, từ niềm đam mê này - bạn mới triển khai theo sở trường của mình, *******NgọcDương*******
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các bước phát triển franchise
6 p | 865 | 429
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 7
12 p | 225 | 53
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 1
12 p | 131 | 36
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 9
12 p | 120 | 33
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 3
12 p | 128 | 32
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 2
12 p | 113 | 27
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 4
12 p | 114 | 23
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 8
12 p | 103 | 22
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 6
12 p | 106 | 20
-
[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 5
12 p | 97 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn