intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

[Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 5

Chia sẻ: 3389 Computer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

98
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bất cứ dấu hiệu nào trong số này là đúng, thì bạn nên nhận thức rằng một bộ phận then chốt đang mất đi. Nói cách khác bạn không có tầm nhìn và xu hướng chiến lược hợp lý mà có thể dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: [Kinh Doanh] Các Bước Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh - Ngọc Dương phần 5

  1. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Nếu bất cứ dấu hiệu nào trong số này là đúng, thì bạn nên nhận thức rằng một bộ phận then chốt đang mất đi. Nói cách khác bạn không có tầm nhìn và xu hướng chiến lược hợp lý mà có thể dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả. Lòng nhiệt huyết Rào cản thứ hai là thiếu lòng nhiệt huyết. Sự thiếu vắng động lực thúc đẩy để thực hiện công việc này có thể xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả những tầm nhìn và kế hoạch để có thể tiếp lực cho tổ chức, hay từ những kinh nghiệm trước với sự thực hiện “tầm nhìn” yếu kém không có kết quả. Động cơ thúc đẩy là một rào cản khó vượt qua. Động lực thúc đẩy có thể bắt nguồn từ sự thu hút – kéo người khác hướng tới sự tiếp cận hoặc áp dụng sự quản lý giống như việc lập ra tầm nhìn và chiến lược, hay từ việc tránh né nỗi đau – đòi hỏi phải thoát khỏi tình trạng thất bại trong kinh doanh hay sự thất bại tiềm ẩn cả với tư cách cá nhân và với tư cách tổ chức. Thông thường tổ chức không phải là người chèo lái. Tuy nhiên vì những vai trò thay đổi của những nhà quản lý để vừa trở thành những người huấn luyện vừa là những nhà lãnh đạo, vấn đề lãnh đạo then chốt là dẫn dắt như thế nào từ một vị trí có sẵn, dựa trên quan điểm tương lai, và một kế hoạch mà tại đó tổ chức của bạn đạt được. Sự hiểu biết Đối với những đội ngũ làm việc mà nhận thức được việc thiếu tầm nhìn và kế hoạch, mong muốn tạo ra chúng, thì trở ngại tiếp theo là phải biết cách làm như thế nào. Bạn làm gì đầu tiên? Bạn có cần đội ngũ làm việc không? Bạn lựa chọn đội thế nào ? Ai đóng vai trò chủ chốt? Làm thế nào có thể nhận ra được tầm nhìn hiệu quả và kế hoạch có tính chiến lược từ xuất phát điểm kém? Làm thế nào đạt được sự bảo trợ để thực thi điều đó? Bạn giao tiếp với các nhân viên khác thế nào về những gì bạn đang làm cốt để họ cảm thấy gắn bó và hiểu biết được nhiều? Bạn đảm bảo sự liên kết với khách hàng và sự chỉ đạo kinh doanh như thế nào? Đạt được sự hiểu biết này sẽ là mấu chốt cho sự thành công trong việc sáng tạo và duy trì tầm nhìn, kế hoạch của bạn. Khả năng hành động Nếu ba yếu tố trên bao gồm nhận thức, lòng nhiệt huyết và sự hiểu biết được đáp ứng, liệu đội ngũ làm việc có khả năng hoạt động dựa vào sự hiểu biết này để tạo ra tầm nhìn và kế hoạch chiến lược? Biết được học thuyết, hành động dựa trên học thuyết đó nhằm thu được kết quả. Cũng như các sự kiện thể thao, bạn có thể biết cách chơi như thế nào, nhưng việc chơi tốt và biết cách chơi là hoàn toàn khác nhau. Yêu cầu chủ yếu là phải luyện tập, và chỉ với luyện tập một số còn chơi tốt hơn cả những người khác. Trong quá trình đặt ra tầm nhìn và kế hoạch, sự tương đồng là đương nhiên. Đội ngũ làm việc cần có khả năng hoạt động để tạo ra tầm nhìn và kế hoạch chiến lược thành công. Khả năng này nên được coi là nhân tố khi lựa chọn đội ngũ làm việc và sử dụng nhưng tư vấn viên. *******NgọcDương*******
  2. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Liên hệ với sự thay đổi kinh doanh, hay việc thiết lập lại quá trình kinh doanh. Nhân tố thành công chủ chốt cho nỗ lực thanh đổi sẽ là tầm nhìn của bạn, và tầm nhìn đó đóng góp vào kế hoạch dài hạn cho tổ chức của bạn như thế nào. Liên hệ với hình ảnh trong tương lai, kèm theo những kế hoạch cụ thể, từng bước cũng là yếu tố cơ bản để thay đổi sự quản lý. Nếu tôi bị buộc phải giảm những nhân tố trên xuống còn ba, thì sẽ là: Trách nhiệm hỗ trợ quản lý cao nhất, tầm nhìn tương lai có sức thu hút cao và sự thay đổi quản lý. Bạn cũng cần kết nối những kế hoạch và tầm nhìn với biện pháp thành công của mình, Tầm nhìn của bạn là xuất phát điểm cho việc đặt ra mục tiêu, phản ánh trong phương pháp tiếp cận mà lần đầu tiên được người Nhật sử dụng, gọi là “kế hoạch Hoshin” (trích ”Winning with quality” , Wesner, Hiatt, Trimble, 1995). Trong quá trình này, ghi nhớ rằng tầm nhìn của bạn sẽ chi phối tiến trình kế hoạch và là gốc rễ của những mục tiêu ngắn hoặc dài hạn mà từ đó bạn có thể tính toán được sự thành công cho sự thay đổi ban đầu. Kết luận Những tổ chức không muốn tiếp tục đối chọi nữa và muốn mang lại sự phối hợp xung quanh những công việc cải tiến ban đầu đều đòi hỏi phải có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược. Bước đầu tiên để có được nó nhận diện được những rào cản, và làm rõ được những hành động cần thiết để phá vỡ rào cản. Đối với từng rào cản thì liệu pháp lại khác nhau, và sự nhận diện đúng những rào cản đó là một bước khởi đầu đầy quan trọng. Trong trường hợp thay đổi phương hướng kinh doanh, thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc vào sự hiệu quả và sức mạnh của tầm nhìn và kế hoạch chiến lược. Những bước tiếp theo Phụ thuộc vào vai trò của mình trong tổ chức, bạn có thể xem xét những bước sau: Cung cấp bài tập ngắn ở đầu bài báo này cho một vài đồng nghiệp trong đội hay tổ chức của bạn theo những cấp độ khác nhau. Bắt đầu xây dựng sự nhận biết xung quanh khái niệm về tầm nhìn và kế hoạch chiến lược, và tạo ra nhu cầu cấp thiết bằng cách liên hệ sự thiếu vắng tầm nhìn kế hoạch với những vấn đề thực tế mà bạn hiện đang đối mặt (giống như những dấu hiệu được đề cập trước đó) Thông qua những cuộc họp hay đối thoại thông thường mới quyết định được xem điều nào trong bốn phạm vi được bàn luận ở đây là những chướng ngại vật cho tầm nhìn và kế hoạch đó. * Sự nhận thức * Lòng nhiệt huyết * Sự hiểu biết * Khả năng hành động *******NgọcDương*******
  3. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Liệu pháp sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào loại chướng ngại vật. Những gì bạn đạt được có thể không phải là giải pháp tức thời nhưng có thể là một khung làm việc để có được sự thảo luận với đội hay tổ chức của bạn về nhân tố thành công then chốt cho bước tiến hành kinh doanh đột phá. Bài báo tiếp theo trong loạt bài về những tầm nhìn và kế hoạch chiến lược sẽ đề cập tới một phương pháp tiếp cận đã được thể nghiệm nhằm tạo ra tầm nhìn và kế hoạch chiến lược cho đội ngũ làm việc của bạn. Bình luận bên lề Nhiều lần chúng ta bắt gặp phải những mô hình cải tiến kinh doanh không hữu dụng hơn cải tiến có tính chất cá nhân, Tôi tin điều này là đúng với mô hình thay đổi được sử dụng trong bài báo này khi thảo luận về tầm nhìn và lập kế hoạch chiến lược. Hãy lấy một vài ví dụ từ đời tư của bạn mà bạn muốn thay đổi nhưng lại không thành công (về bản thân bạn hoặc về một ai khác). Sau đó tự vấn bản thân xem nên phân tích ở đâu khi đạt được sự thay đổi đó: nhận thức được vấn đề và điều đó tác động đến những yếu tố khác như thế nào, lòng nhiệt huyết hay động cơ thúc đẩy để làm mọi việc, hiểu biết được việc làm thế nào để tiến tới thay đổi nó, khả năng thực hiện những bước cần thiết, hay sự tăng cường thoả đáng để giữ sự thay đổi đúng chỗ, Sức mạnh đằng sau khung làm việc là liệu pháp khác nhau phụ thuộc vào từng sự phân loại, và một khung làm việc như vậy làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ cốt để đạt được sự tiến bộ. *******NgọcDương*******
  4. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Mưu lược trong kinh doanh Để thành công, ai cũng cần khát khao cháy bỏng và sự xác định rõ về mục đích, kiến thức, về những điều mình mong muốn. Mục đích lớn và cụ thể sẽ mang lại cho bạn trọng tâm đối với mọi khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống. Peter Drucker - cha đẻ của nghệ thuật quản trị kinh doanh, nói rằng: “Bất cứ khi nào bạn thấy một việc gì đó được hoàn thành, thì bạn sẽ tìm ra một người độc tưởng với một sứ mệnh nào đó”. Bạn càng nghĩ về mục đích lớn lao cụ thể của bản thân và cách đạt được nó, bạn càng có khả năng kích hoạt định luật Hấp dẫn trong đời mình. Bạn bắt đầu thu hút mọi nguồn lực, cơ hội và ý tưởng, con người nhằm giúp bạn tiến nhanh đến mục tiêu và mục tiêu cũng tiến nhanh đến bạn. Theo Quy luật Tương xứng, những trải nghiệm bên ngoài sẽ đáp ứng và hòa hợp với những mục tiêu thuộc thế giới bên trong con người bạn. Khi bạn thiết lập và luôn hướng đến một mục đích lớn lao và cụ thể, những biểu hiện bên ngoài của bạn sẽ như tấm gương phản chiếu mục đích ấy. Ngoài ra, một mục đích lớn lao và cụ thể cũng sẽ kích hoạt những tiềm thức trong bạn. Bất cứ suy nghĩ, kế hoạch hay mục tiêu nào mà bạn có thể xác định rõ ràng trong nhận thức của mình thì cuối cùng - với tất cả những khả năng, nỗ lực của bạn - nó sẽ được chuyển hóa thành hiện thực. Hoạt hóa lưới vỏ não Bên trong bộ não của chúng ta có một cơ quan đặc biệt được gọi là “lưới võ não”. Phần não của bạn hoạt động tương tự như mạng lưới điện thoại trong một tòa nhà lớn. Khi có một cuộc điện thoại bên ngoài gọi đến thì tổng đài trung tâm sẽ tiếp nhận và sau đó chuyển đến cho đường dây nội bộ. Tương tự, lưới vỏ não tiếp nhận tất cả các thông tin từ bên ngoài, xử lý rồi gởi đến các bộ phận thích hợp ở não hoặc các bộ phận ý thức khác của cơ thể. Lưới vỏ não đóng vai trò hoạt hóa các cơ quan trong cơ thể. Khi nhận được thông điệp mục tiêu từ bạn, nó sẽ kích hoạt mạnh mẽ nhận thức của bạn và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Kích thích lưới vỏ não Bạn thực sự rất muốn có một chiếc xe thể thao màu đỏ? Hãy viết điều này thành mục tiêu ra giấy. Bắt đầu từ đây, trong đầu bạn sẽ mường tượng và luôn nghĩ đến hình *******NgọcDương*******
  5. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ ảnh một chiếc xe thể thao như thế. Lưới vỏ não tiếp nhận thông tin này và phản ánh rằng giờ đây chiếc xe thể thao màu đỏ hết sức quan trọng đối với bản thân bạn. Trong tâm trí bạn luôn xuất hiện hình ảnh chiếc xe này. Không những thế, bạn còn để mắt chú ý đến tất cả những chiếc xe màu đỏ đang lưu thông trên đường hay ở bất kỳ nơi đâu bạn thấy. Tương tự như thế, nếu bạn có ý định mua một chiếc xe gắn máy, bạn cũng bắt đầu chú ý đến loại xe này ở mọi nơi. Hay nếu bạn muốn đi du lịch đến Hawaii, thì bạn cũng sẽ bắt đầu chú ý đến những tờ rơi, quảng cáo hay những phóng sự truyền hình có thông tin về Hawaii. Bất cứ thông điệp về mục tiêu nào mà bạn gửi đến lưới vỏ não của mình cũng đều kích hoạt mạng lưới gây chú ý của bạn đến các cách thức có thể tiến hành để biến điều đó thành hiện thực. Độc lập về tài chính Nếu bạn muốn độc lập về mặt tài chính, hãy nghĩ ngay đến tất cả các cơ hội và khả năng có thể giúp bạn đạt được điều này. Bạn sẽ chú ý đến những trang báo, quyển sách liên quan đến vấn đề mình đang quan tâm ở bất cứ nơi nào bạn đến. Bạn thấy hứng thú khi tham gia các cuộc nói chuyện về thu nhập và đầu tư. Dường như bạn bị bủa vây bởi những ý tưởng và thông tin mà bạn nghĩ chúng có thể hữu ích để đạt được những mục tiêu tài chính của mình. Mặt khác, nếu bạn đưa ra những chỉ dẫn không rõ ràng đến lưới vỏ não và tiềm thức của mình, bạn sẽ sống một cuộc sống không phương hướng. Lúc ấy, bạn hầu như không nhận thức được tất cả những cơ hội và khả năng có thể xảy ra với mình. Ai đó từng nói rằng: “Chìa khóa của cuộc sống là sự chú tâm”. Sự chú tâm của bạn hướng về bất cứ nơi nào, thì cuộc đời bạn cũng chuyển biến theo hướng ấy. Khi bạn xác định được một mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ gia tăng sự chú tâm với bất cứ điều gì có khả năng giúp bạn đạt được mục tiêu đó nhanh hơn. Mục đích lớn và cụ thể Vào thời điểm này, mục đích lớn lao và cụ thể của bạn có thể được xem như là một mục tiêu quan trọng nhất đối với bạn. Nó có khả năng giúp bạn đạt được thêm nhiều mục tiêu khác nữa. Một mục đích lớn và cụ thể phải có những đặc điểm sau: 1. Nó phải là một điều gì đó mà bản thân bạn thực sự mong muốn. Sự khát khao của bạn dành cho mục tiêu này phải hết sức mạnh mẽ. Một khi hoàn thành mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ cảm thấy thực sự phấn khích và hạnh phúc. 2. Nó phải rõ ràng. Bạn phải định nghĩa nó được bằng ngôn từ. Bạn hãy viết ra giấy và biết chính xác bạn đang muốn điều gì và khả năng hoàn thành ra sao. *******NgọcDương*******
  6. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ 3. Nó phải đo lường và ước lượng được. Thay vì nói một cách chung chung rằng: “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, thì tốt hơn hãy nói: “Tôi muốn thu nhập mỗi tháng là 10.000 đôla vào năm sau”. 4. Nó phải có tính khả thi. Mục đích của bạn không thể quá viển vông mà phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. 5. Nó phải có xác suất thành công hợp lý, có thể là 50 - 50. Nếu trước đây bạn chưa từng đạt được một mục tiêu nào, thì hãy bắt đầu bằng việc đề ra một mục tiêu mà xác suất thành công có thể lên đến 80%. Khi đoán chắc vào sự thành công, bạn sẽ tự tin để tiến lên. Sự tự tin từ những thành công ban đầu sẽ khiến bạn về sau có đủ dũng khí để đề ra những mục tiêu vĩ đại với xác suất thành công rất thấp. 6. Nó phải tương hợp với những mục tiêu khác. Hay nói đúng hơn, nó phải tương hợp với những mục tiêu nhỏ hơn và nhất quán với những giá trị của bạn. Hãy tỏ ra thực tế Một phụ nữ sau khi tham dự một buổi hội thảo của tôi đã tuyên bố về mục đích lớn lao và cụ thể của cô là sẽ trở thành triệu phú vào năm sau. Nhưng hỏi ra mới biết cô vừa bị vỡ nợ, và tệ hại hơn là bị sa thải vì không đủ năng lực trong công việc. Và khi được hỏi tại sao cô lại đặt ra mục tiêu kiếm được 1 triệu đôla trong những điều kiện như vậy thì cô quay sang chất vấn tôi rằng theo như những gì tôi vừa nói thì mọi người có thể xác lập bất cứ mục tiêu lớn lao nào trong đời, miễn là họ nhận thức rõ ràng về nó, nên cô tin rằng nó sẽ giúp cô thành công. Tôi đã phải giải thích cho cô hiểu và nhận thấy mục tiêu của cô là hoàn toàn phi thực tế và không thể đạt được với những điều kiện hiện tại. Mục tiêu quá lớn và không khả thi như vậy sẽ chỉ khiến cô thêm chán nản, thất vọng chứ không có tác dụng khích lệ tinh thần cô trong những năm sắp tới. Trong một buổi hội thảo khác, một người đàn ông đã bộc bạch với tôi rằng mục đích lớn lao cụ thể của ông chính là mang lại “hòa bình cho thế giới”. Tôi phải giải thích với anh ấy là trừ phi anh trở thành nguyên thủ của một nước siêu cường, còn ngoài ra anh không thể làm được điều gì đủ tác động để đem lại hòa bình cho thế giới. Khi nghe những lời đó, anh ta tỏ ra khó chịu và bỏ đi. Trong cả hai trường hợp trên, họ đều dùng phương pháp xác lập mục tiêu “chống lại” chính mình. Họ tự đưa mình vào thất bại trước khi hành động bằng những mục tiêu hoàn toàn không thể đạt được và không phù hợp với hoàn cảnh hiện thời của họ. Cách làm ấy là một mối hiểm họa thực sự khi bạn bắt đầu xác lập những mục tiêu cho chính mình. Đó có thể là “con hẻm cụt” đem lại cho bạn những thất vọng và chán chường thay vì sự phấn khích và nhiệt tình. Mục tiêu của người đoạt giải Nobel *******NgọcDương*******
  7. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Trong một buổi hội thảo, tôi thật sự lấy làm vinh dự khi có dịp tiếp xúc với một vị giáo sư hóa học ở một trường đại học danh tiếng, người đã đoạt giải Nobel hóa học hai năm trước đây khi hợp tác cùng với hai nhà khoa học khác. Ông nói với tôi rằng khi ông bắt đầu giảng dạy ở đại học lúc 20 tuổi, ông đã quyết tâm phải đóng góp một phần quan trọng trong lĩnh vực hóa học. Đó là mục đích lớn lao cụ thể của ông. Và từ đó, ông đã tập trung cho chuyên môn của mình trong suốt hơn 25 năm và cuối cùng ông đã thành công. Ông thổ lộ: “Ngay từ đầu, tôi đã nhìn nhận mục tiêu của mình rõ ràng. Tôi không bao giờ nghi ngờ về con đường phía trước cả. Tôi tin rằng cuối cùng rồi tôi cũng sẽ làm một điều thật ý nghĩa cho ngành hóa học. Tôi đã rất hạnh phúc khi được giải Nobel nhưng tôi không quá bất ngờ vì điều đó”. Bài tập 10 mục tiêu Bây giờ thì bạn hãy thử với bài tập thực hành này. Lấy ra một tờ giấy trắng và viết một danh sách gồm 10 mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành trong một khoảng thời gian hạn định sắp tới. Hãy sử dụng thì hiện tại như thể là bạn đã đạt được chúng rồi. Ví dụ, bạn có thể viết là “Tôi nặng… kg” hay “Thu nhập mỗi tháng của tôi là…”. Sau khi đã liệt kê xong các mục tiêu, hãy quay lại từng mục trong bản danh sách và tự trả lời câu hỏi này: Nếu mình có thể hoàn thành ngay bây giờ, thì mục tiêu nào sẽ có tác động tích cực lớn nhất đến cuộc đời mình? Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu mà bạn xác định đầu tiên chính là mục đích lớn lao cụ thể của bạn. Mục tiêu này có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời bạn và đến việc hoàn thành hầu hết các mục tiêu còn lại. Nếu có bất kỳ một mục tiêu nào, hãy viết chúng ra giấy. Sau đó, viết tiếp mọi khả năng giúp bạn hoàn thành mục tiêu này. Hãy mang nó bên mình và thường xuyên xem lại. Hãy luôn nghĩ đến mục tiêu này trong mọi lúc. Và không ngừng tìm cách đạt được mục tiêu ấy. Và hãy dùng câu hỏi duy nhất: “Bằng cách nào?” để định hướng cho mình. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG Như chúng ta đã rõ, trí tuệ có ba thành phần: trí nhớ, trí tưởng tượng và óc phán đoán. Ai cũng biết muốn thành công trên đời này cần phải đủ óc thông minh, tức là phải có đủ ba yếu tố cấu thành nên trí tuệ. Nhưng thực ra chỉ có óc phán đoán là cần thiết. Đôi khi cũng nên đề phòng cái trí tuệ: *******NgọcDương*******
  8. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Lắm khi chúng ta cũng nên đề phòng cái trí tuệ ấy. Có những người rất thông minh, tức là có đủ ba bẩm chất nói trên ở mức độ khá cao, văn hóa cũng không thiếu nhưng lại thất bại liên miên. Chúng ta có thể hiểu vì đâu: Người thông minh, văn hóa cao có thể hiểu mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Họ có thể ước lượng ngay phương diện tốt và xấu của sự vật, có thể chỉ định bao nhiêu yêu tố mà người thông phàm không thể nhận định. Tuy nhiên họ khó lòng mà nhận định những phản ứng của hạng người thuộc bậc trung bởi họ lầm nghĩ rằng những người ấy cũng thông minh như họ. Cũng như lão hà tiện không bao giờ “biết” rằng mình keo kiệt, hoặc người hoạt động không thể “nhận” rằng người ta có thể ở không, một người thông minh có thể nhận rằng có lắm người đần độn. Đối vợi họ việc gì cũng dễ dàng, do đó họ lại tưởng rằng đối với người khác nó cũng phải dễ dàng như thế. Mà phần nhiều những công cuộc tranh thương lại đặt nền móng trên sự phản ứng của quần chúng mà trình độ trung bình rất thấp. (Một anh bạn tôi, vốn là họa sĩ vẽ quảng cáo, kể lại rằng trước khi ông cho đăng báo một tranh quảng cáo hoặc cho in một bích chương do anh sáng tạo ra, luôn luôn anh hỏi ý kiến của mụ gác cửa nhà, để xem mụ ta có hiểu qua ý nghĩa của những quảng cáo ấy chăng). Người thông minh rất có thể phạm những lỗi lầm, hoặc giả họ chủ trương một cuộc làm ăn mà họ đinh ninh rằng đa số quần chúng sẽ biết tán thưởng, hoặc giả họ gác bỏ những công cuộc kinh doanh mà họ nghĩ rằng quần chúng sẽ không quan tâm đến. Người quá thông minh cũng đâm ra ngở vực. Người hiểu quá nhiều sẽ không tin tưởng điều gì cả mà đức tin lại rất cần thiết cho người hoạt động. Nếu họ không tin tưởng những gì ở những gì họ chủ trương thì làm sao họ có thể làm cho người khác tin tưởng? Chính đó là bí quyết sự thành công của nhiều nhân vật. Họ biết tạo ra chung quanh họ một thuần thuyết. Lòng tin mà họ truyền ra, tạo nên một không khí tín ngưỡng mà dù họ đã bị sụp đổ rồi vẫn còn lắm tín đồ sùng bái. Một óc phán đoán tốt: Chính óc phán đoán mới là điều kiện cần thiết để thành công. Trước một bài toán nêu ra người biết phán đoán tự nhiên sẽ cho giải pháp hay nhất. Óc phán đoán là cơ sở của “tinh thần ước lượng sự vật” với tinh thần này người ta có thể chỉ dùng trí mà ước lượng với bao nhiêu đơn vị trong một đại lượng có thể đo lường. Đó là sự tinh mắt. Thí dụ khi viếng sơ qua một xưởng may, người tinh mắt rất có thể độ biết, lẽ dĩ nhiên chỉ phỏng độ: xưởng may ấy chiếm bao nhiêu thước đất, dùng bao nhiêu nhiên liệu, có bao nhiêu máy móc và số thương vụ hàng năm là bao nhiêu. Sự tinh mắt ấy giúp cho viên thư ký tòa soạn ngồi trước đống bài vở có thể ước lượng, biết phải đưa bao nhiêu bài vở cho thợ xếp chữ mới đủ một khuôn báo, giúp *******NgọcDương*******
  9. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ cho nhà buôn chỉ nhìn vào số khách ra vào có thể biết độ món tiền thâu trong ngày, giúp cho viên đốc công biết liệu phải dùng bao nhiêu kíp thợ là đủ dùng để hoàn thành một công việc trong một thời hạn nhất định v.v… Cái tinh mắt ấy không ăn chịu với sự hiểu biết về toán học, bởi nó do một bẩm chất thiên nhiên của chúng ta: óc phán đoán. Lắm viên kỹ sư không đặng cái tinh mắt ấy, họ không thể làm một bài toán nhỏ nào mà không rút cây thước dùng để tính ở trong túi ra. Trái lại, phép tính nhẩm mà mọi người đều cần biết, có thích giúp ích chúng ta nhiều. Óc phán đoán vốn là một đức tính thiên nhiên do đó chúng ta mới có thể giải thích vì sao có nhiều người kém nhưng lại thành công rực rỡ trên đời: óc phán đoán của họ tốt. Điều nữa, óc phán đoán giúp chúng ta biết áp dụng những quy tắc của tâm lý học. Một người biết phán đoán tiến bộ rất nhanh trong việc tìm hiểu người đồng loại và chính mình. Có thể nào chúng ta cải thiện óc phán đoán chăng? Về cái giá trị của nó lẽ dĩ nhiên là không thể thay đổi, tuy nhiên sự học vấn, những trí thức nói chung và văn hóa có thể giúp chúng ta biết cách sử dụng óc phán đoán một cách đúng đắn và ích lợi. Người có học tự nhiên sẽ biết nhận định ngay họ phán đoán sai hay đúng và sai nhiều hay ít. Nếu họ nhận thấy đã phán đoán sai, sau đó họ sẽ biết tìm cách sửa lại, hoặc để kiểm điểm lại những nhận xét của họ. Vì thế một người hoạt động cần bồi bổ sở học phổ thông của mình, nên tò mò tìm hiểu mọi điều, dù là những điều không dính dáng đến nghề nghiệp của mình. Sự học hỏi không có bờ bến. Càng đi sâu vào việc học họ càng thêm đặng đà tiến. Phải có ít nhiều trí tưởng tượng: Muốn hoạt động phải có ít nhiều trí tưởng tượng. Làm việc, không những là hành động mà còn phải biết tiên liệu. Trước khi bắt tay vào việc chúng ta phải biết rõ những gì mình phải làm và xếp đặt trước một chương trình hành động, bằng không những cố gắng chúng ta sẽ bị tản mác và do đó năng suất cũng sẽ kém đi. Nếu công cuộc hoạt động của chúng ta không thuộc phạm vi sáng tác, thì trí tưởng tượng quá dồi dào sẽ làm hại hơn là giúp ích chúng ta, bởi nó sẽ đưa đến những ảo vọng, điều tối kỵ trong doanh nghiệp. Người có óc tưởng tượng quá dồi dào có thể nhờ óc phán đoán để kềm hãm “mụ điên trong nhà” ấy. Cũng có thể nhờ giáo dục, học vấn, để cải biến trí tưởng tượng quá kém hoặc để hãm bớt một trí tưởng tượng quá sung mãn. Trí nhớ: *******NgọcDương*******
  10. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Trí nhớ dai là một khí cụ hữu ích nhưng không cần thiết. Nếu trí nhớ kém chúng ta có thể bồi bổ nó một cách gián tiếp bằng cách dùng những kỹ thuật luyện trí nhớ hoặc giả dùng một cuốn sổ tay ghi chú những gì cần nhớ. Có cách hay để sử dụng một trí nhớ kém là gạt bỏ ra khỏi trí óc những gì không hữu ích cho đời sống hằng ngày và chỉ tập nhỡ kỹ những điều cần biết. Nếu chúng ta không có trí nhớ về những con số thì cần gì phải mệt trí để nhớ số điện thoại của những người quen biết? Khi cần dùng, chỉ lật quyển niên giám hay quyển sổ tay ra cũng đủ. Cảm xúc tính: Trong trường đời cũng như trong doanh nghiệp, người kém cảm xúc tính có lợi hơn người đa cảm. Người có tính điềm nhiên ít bị khổ hơn và cũng tự chủ hơn dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào. Tập đặng đức tự chủ mà người Anh gọi lầ “self control” là đã nắm đặng một ưu thế. Đành rằng người có nhiều cảm xúc thì đời sống bên trong của họ cũng đặng phong phú hơn, nồng nhiệt hơn. Nếu họ dễ bị đau khổ thì họ cũng để thưởng thức những thú vui mà người có tính điềm nhiên không thể hưởng. Nhưng, ở đây chúng ta đứng về mặt thực tiễn mà xét, chúng ta có thể khuyên những người đa cảm xúc nên kiềm hãm bớt những bồng bột của con tim. Vả lại, tập tự chủ không có nghĩa là hủy diệt mọi cảm xúc mà chỉ là ngăn ngừa đừng để bộc lộ quá rõ rệt. Nhưng đó là công việc của giáo dục, của văn hóa. Nên nói thêm: điềm nhiên thái quá cũng là một tật xấu. người không biết cảm xúc gì cả tự nhiên sẽ có một thái độ trung lập trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự hành động, thành thử họ đâm ra bất lực. Cần nhiều hoạt động tính: Lẽ di nhiên, thuốc thành công không thể thiếu hoạt động tính. Ở những chương trước chúng tôi đã nói rõ về những thứ tính tình có chịu ảnh hưởng của hoạt động tính nhất là về một thứ tính tình rất đặc biệt: tính bất định. Xét về phương diện hoạt động tính chúng ta có thể xếp thành mấy hạng người sau đây: hạng bạc nhược, người lừ đừ, người kích thích, người ẩu tả, người hoạt động. Lại có những người tính bất định, khi thì họ hăng hái vui vẻ làm việc rất hăng, lúc thì dã dượi, rầu rầu, nằm co để rồi sau đó lại hoạt động mạnh. Tính bất định vốn là một bẩm chất tùy thuộc cá tính thiên nhiên nên khó mà cải biến. Tuy nhiên nếu tính bất định ấy chỉ ở mức độ vừa phải nó không phương hại gì đến năng suất của một người. Có khác chăng là ở tiết điệu làm việc của họ. Trong giai đoạn kích thích người có tính bất định sẽ làm việc gấp đôi để bù trừ lại những lúc họ *******NgọcDương*******
  11. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ ngồi khoanh tay rế. Không ai lại khiển trách một người có tính bất định vì như thế chẳng khác nào quở trách một người mù mắt hay một anh què chân. Bộ thần kinh của người có tính bất định đã bi lệch lạc, hay dao động, thăng trầm dù có quở trách họ đến đâu cũng không sửa đổi đặng phần nào. Tuy thế người ta vẫn có thể giảm bớt những hậu quả của bẩm chất thiên nhiên ấy. Trước hết phải “săn sóc những dây thần kinh” như người ta thường nói. Song về điều này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Cho đến ngày nay y học chưa tìm ra một phương pháp chắc chắn nào có thể điều hòa bộ thần kinh bị lệch lạc. Khi tính bất định còn ở trạng thái nhẹ, gặp hồi thần kinh suy, tinh thần con bệnh đang xuống dốc, người ta có thể tạm chữa bằng cách cho họ thay đổi cảnh sống hoặc cho họ giải trí, đôi khi chỉ cần một vài người bạn vui tính gây ra một không khí vui vẻ là họ có thể chống lại cơn khủng hoảng ấy dễ dàng. Song ở trạng thái trầm trọng thật khó lòng mà giúp người đỡ bệnh. Vả lại chính họ cũng không mấy rõ về trạng thái của họ. Lúc họ bị những tư tưởng đen tối ám ảnh họ ngờ rằng sẽ bị nó xâm chiếm mãi mãi không bao giờ “trời có thể sáng trở lại” mặc dù họ vẫn còn nhớ mang máng rằng vừa rồi mới trải qua một giai đoạn vui tươi. Trong lúc này những người xung quanh họ phải hành động một cách kín đáo, nhất là đừng bao giờ lý luận hoặc quở trách họ. Như thế chỉ làm cho họ thêm bi quan. Tốt hơn là để họ ở yên và làm ngơ như không biết về tình trạng của họ. Cơn suy nhược của người tính bất định không sớm thì muộn rồi cũng sẽ chấm dứt, song chúng ta có thể giúp cơn khủng hoảng ấy chóng qua bằng cách thay đổi nhịp sống của con bệnh, bằng cách đưa họ đi du lịch, để họ giải trí, chơi thể thao, nói tóm lại dùng những phương tiện nào có thể giải thoát họ khỏi cái không khí, cái hoàn cảnh đã làm cho họ ưu tư. Và ở đây cũng nên dè dặt, đừng bao giờ cho họ biết rõ ý định chúng ta bắt họ thay đổi lối sống như thế cốt giúp họ diệt trừ “những ý tưởng đen tối đang ám ảnh họ”, bởi như thế họ sẽ chống đối ngay. Y học cũng có thể giúp họ phần nào với những thứ thuốc chỉ thống. Giấc ngủ, dù là giấc ngủ giả tạo vẫn còn là một thứ thuốc hay. Nhưng cũng đừng quá tin tưởng ở thuốc men và sự công hiệu chỉ là tạm bợ, nhất thời. Óc hợp đoàn và lòng nhân: Óc hợp đoàn và lòng nhân chỉ cần thiết trong một phần nhỏ. Người muốn thành công phải biết tự tạo những dịp may hiển nhiên mà chúng tôi đã nói ở một phần trước. Những dịp may ấy mà do những bẩm chất phức tạp mà ra: tính hòa nhã là do sự pha trộn của óc hợp đoàn và lòng nhân; tính hay giúp đỡ là do sự phối hợp của óc hợp đoàn và hoạt động tính. *******NgọcDương*******
  12. __Ý Tưởng Kinh Doanh__Hoạt động kinh doanh__ Người thiếu óc hợp đoàn khó mà thành công. Không một ai có thể làm việc một cách đơn thương độc mã mà dựng nên nghiệp lớn. Tất cả những công cuộc làm ăn đều đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người. Có thể nào chúng ta làm nên khi chúng ta thù ghét người đồng loại? Ít ra chúng ta phải biết chịu đựng họ. Một lòng “tham muốn” vừa phải: Tham muốn là một động lực cần thiết cho những ai muốn thành công trên đời. Vả lại thành công là gì? Phải chăng là đặt ra một mục đích và cố gắng đạt lấy mục đích ấy. Người thiếu bẩm chất tham muốn làm gì có mục đích? Phải biết dùng cá tính tập thành, sự giáo dục để khích động bẩm chất tham muốn nếu nó quá kém cỏi, hoặc hãm bớt nó lại nếu nó quá sung mãn, để nó phát triển vừa đủ hầu nuôi nấng một ảo vọng chính đáng. Tính kiên nhẫn và tính lạc quan: Kiên nhẫn là sức chú ý đặng kéo dài ra một cách bền bỉ. Chúng ta cũng đã biết sức chú ý chỉ là một áp dụng của óc phán đoán. Đây là một đức tính rất hữu ích gần như cần thiết. Người hoạt động có quyền và có bổn phận suy nghĩ thật lâu, thật kỹ một khi đã quyết định thì phải ra tay hành động ngay và nhất là hành động một cách bền bỉ. Nhà hiền triết Hy Lạp Bias nói: “Lúc mưu toan thì phải trầm tĩnh mà khi hành động thì phải nhiệt tâm và kiên chí”. Tính lạc quan là do ảnh hưởng của hoạt động tính và của toàn thân cảm giác. Nó là một yếu tố của đức kiên nhẫn giúp chúng ta san bằng mọi trở ngại. Lạc quan không phải là nhìn thấy ở đời cái gì cũng tốt đẹp cũng dễ dàng. Lạc quan là nhận định rõ những nỗi khó khăn có thể xảy ra trên đường đời song tin chắc rằng chúng ta sẽ lướt thắng. Nhưng dù lạc quan đến đâu cũng phải có một giới hạn: khi sự thất bại đã quá hiển nhiên. Cũng như trong lúc hành động chúng ta phải biết quyết định thật nhanh thì khi phải đương đầu với những trở ngại chúng ta biết chắc không thể lướt qua, chúng ta cũng biết ngừng lại ngay, đừng cố lì một cách vô ích. Lắm lúc, thật là một khổ tâm khi phải quyết định cách tiêu cực như nói trên. Gặp trường hợp này chúng ta phải nhờ óc phán đoán, xét lại mọi khía cạnh của tình trạng hiện hữu, cân nhắc tất cả chỗ lợi hại, đo lường những nguy cơ, những thua lỗ cũng như một ít dịp may còn sót lại, sau khi cân nhắc kỹ chúng ta phải quyết định chọn lấy giải pháp nào ít hại nhất. Kinh doanh cũng như kiện tụng, khi còn trong vòng tranh chấp nếu thấy rõ mình bất lợi thì tốt hơn nên điều đình. Sự cố lỳ là tật xấu nguy hại nhất cho nhà doanh nghiệp. *******NgọcDương*******
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2