intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

 Kỹ thuật nuôi cá Rồng

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

103
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng, chính vì thế mà giá của nó thường rất cao. - Cá rồng có chiều dài lên đến gần một mét và sống tới 25 năm. Những gia đình giàu có và nổi tiếng ở Trung Quốc thường thích loài cá này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text:  Kỹ thuật nuôi cá Rồng

  1. 1  2  3  4  Kỹ thuật nuôi cá Rồng 5 
  2. 1  - Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may 2  mắn và thịnh vượng, chính vì thế mà giá của nó thường rất cao. 3  - Cá rồng có chiều dài lên đến gần một mét và sống tới 25 năm. Những gia 4  đình giàu có và nổi tiếng ở Trung Quốc thường thích loài cá này. 5  6  - Phong tục của Trung Quốc, cho rằng họ chính là con cháu của loài rồng, 7  nhiều người đã trả một khoản tiền lớn để sở hữu một con cá cho riêng họ. 8  Cũng giống như các loại rượu, những con cá có tuổi thọ cao thường đắt hơn. 9  - Theo phong thủy, cá rồng đỏ mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia 10  chủ. Các rồng có màu đỏ vàng, tạo nên một biểu tượng của sự giàu có.Hầu 11  hết, các bể cá rồng đều được giữ bí mật trong nhà và tránh xa những con mắt 12  tò mò, chúng như những báu vật mà chỉ chủ nhân mới được tận hưởng sự 13  may mắn đó.
  3. 1  2  1. Bảo dưỡng 3  (Arowana) Cá Rồng là loại độc tôn lãnh địa và hiếu thắng, do đó không bao 4  giờ nuôi 2-3 chú chung trong 1 hồ, chỉ có 2 lựa chọn, hoặc nuôi riêng 1 con 1 5  hồ hoặc 6-10 con 1 hồ thật lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính 6  hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn. Cá Rồng nổi tiếng về nhảy tùng 7  phèo rất giỏi, phải có nắp đậy hồ và luôn luôn nhớ đặt 1 vật nặng lên trên để 8  tránh bị hất tung ra, Cá Rồng đã được chứng minh ở vùng hoang đã lớn và dài 9  trên 90 Cm và cân nặng đến 7 Kg. Chúng thích sống trong nước lắng có độ 10  pH 6.5 – 7.5, nước hơi có độ acid, và nhiệt độ từ 28-32 độ C, tùy theo kích 11  thước của hồ, thường thì tốt nhất là thay 25% mực nước 2 lần 1 tuần. Không 12  bao giờ được thay 100% nước vì độ Chlorine từ nước máy thường rất cao và 13  có lẫn nhiều hóa chất nhạy cảm đối với cá. Có thể cho ăn tôm/tép sống hoặc 14  chết nhưng phải tươi. Cá 3 đuôi, dán, nhái con, v.v… 1 hoặc 2 lần 1 ngày. Để 15  thuận tiện, bạn có thể mua ½ Kg tôm ngoài chợ bứt đầu chia làm nhiều gói 16  nhỏ bỏ vào tủ đông lạnh rồi rã đá cho ăn mỗi ngày. Là 1 loài cá thích bơi nổi 17  trên mặt nước, chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài 18  và rộng, thí dụ, cá nhỏ khoảng 15Cm thì 1 hồ dài 120 dài x 45 rộng x 45 cm
  4. 1  cao, nếu khoảng 30cm trở lên nên có hồ dài 180 x 60 rộng x 45 cm cao là lý 2  tưởng. 3  2. Hồ cá 4  - Kích cỡ của hồ là rất quan trọng khi chính nó sẽ quyết định về sự trưởng 5  thành của cá sau này, nó cho phép cá bơi thẳng thớm với 2 cánh duỗi thoải 6  mái hoặc bơi một cách bệnh hoạn, ngơ ngáo hoặc gù! Hồ càng to càng tốt, 7  quy luật tối thiểu là bề dài hồ phải gấp 3 lần bề dài của cá, bề rộng bằng hoặc 8  lớn hơn 1.2 bề dài của cá. 9  10  - Địa điểm đặt hồ phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, 11  áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá, đặc biệt là loại Kim 12  Long Quá Bối, ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên 13  màu, tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào 14  buổi sáng hoặc chiều, nên để ý, nếu quá nhiều ánh nắng sẽ làm cho hồ tạo 15  rong nhanh, và nhiệt độ thay đổi nhanh cho những hồ nhỏ. Vào buổi tối, 16  không nên tắt điện quá nhanh, tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt
  5. 1  đèn hồ, sau đó hãy tắt đèn phòng sau, nếu sự tối đến nhanh quá sẽ làm cho cá 2  hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích. 3  3. Nhiệt độ 4  Nên giữ giữa 28 – 32 độ C, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. 5  Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại 6  trừ vi khuẩn, tuy nhiên, nhiệt độ cao quá sẽ làm cho những tế bào mềm chung 7  quanh đầu nhăn nhiều hơn, nên giữ cho nhiệt độ thật điều hòa vì sự thay đổi 8  nhiệt độ nhanh giữa ngày và đêm hoặc thay đổi thời tiết sẽ rất có hại cho cá, 9  đồng thời có 1 ưu điểm khác là làm tăng sự biến thái của cơ thể (thúc đói), 10  khiến cho cá thèm ăn nhiều hơn, khi ăn nhiều sẽ nhanh lớn . 11  12  4. Độ pH 13  Nên giữ độ pH giữa 6.5 đến 7.5, Cá Rồng thích nước nhạt và hơi đục, do đó, 14  độ pH phải thấp hơn, nên pha thêm ‘nước đen’ (một hóa chất bán sẵn tinh chế
  6. 1  từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của Indo). Mực độ thay đổi đột ngột của pH 2  là điều tối nguy hiểm cho các loài cá. Vì thế khi thay nước nên kiểm tra độ pH 3  cẩn thận, bạn có thể ra tiệm cá cảnh để mua những bộ đo độ pH. 4  5. Độ Nitrate và Amonia 5  Đây là những chất thải từ phân và nước tiểu của cá, Nitrate là biến chất của 6  Nitrite sau phản ứng vi khuẩn trong hồ có tên là Nitrobacters. Hóa chất này 7  rất có hại cho cá từ nhiều hướng, thí dụ: nó sẽ tạo ra những căn bệnh như lật 8  mang cá, bỏ ăn, mờ mắt, vi – đuôi lở loét ung thối, do đó, phải kèm những 9  chất này thật thấp. Đề nghị bạn nên sử dụng 1 bộ lọc thât tốt để cân bằng sinh 10  thái bổ xung thêm ‘quy trình nitrogen’. Không bao giờ giao phó trọn gói công 11  việc tẩy uế này cho bộ lọc của bạn, để hạn chế chất độc này chính bạn phải 12  nhớ thay nước đều đặn, Máy bơm oxy cũng là khí cụ hữu ích giúp tăng 13  oxygen trong nước và làm sạch vi khuẩn trong ống lọc. 14  15  6. Thay nước 16  - Có thể thay 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho 17  cá lớn, tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lương 18  của hồ, nói chung, theo quy tắc: nhiều cá trong hồ, dung lượng hồ nhỏ, thì 19  phải thay nước đều hơn, Thần Long rất nhạy cảm với các ‘hóa chất ngoại lai’ 20  như Chlorine, một thói quen tốt là khi thay nước nên pha thêm chất trừ 21  Chlorine và các hóa chất thuộc sắt, nếu nhà bạn rộng rãi thì tốt nhất là nên 22  chứa nước lắng trong vòng 24 giờ trước khi thay. Thường thì độ pH ở nước 23  máy cao hơn 7.0, theo đề nghị khi thay nước mới nên thỉnh thoảng pha thêm 24  ‘nước đen’ (Black Water Extract) để làm dịu độ pH cũng như tạo môi truờng 25  quen thuộc thiên nhiên của nước tự nhiên như trong rừng Đông Nam Á mà 26  các chú rồng này sinh ra.
  7. 1  2  - Ngoài ra, các tay ‘chuyên gia’ cũng chế tạo loại ‘nước đen’ riêng của mình 3  bằng cách dùng lá Ketapang, loại lá có màu nâu xậm này còn ‘xịn’ hơn các 4  loại hóa chất ‘nước đen’ bán ở tiệm. Tuy nhiên lá này chỉ có ở 1 vài nước 5  Châu Á, lá khô cũng có bán ở các tiệm cá cảnh ở Singapore, Malaixia và 6  Indonexia. Sử dụng từ 4-8 lá rửa sạch ngâm trong hồ nhỏ riêng với ít muối 7  hột, xong cho máy oxy chạy, khoảng 2-3 ngày, màu nâu trên lá phai mờ và 8  nước sẽ chuyển thành màu nâu xậm như là phẩm nhuộm, như vậy có thể chiết 9  vào chai và dùng từ từ. Vứt lá Ketapang đi và khi thay nước, bạn có thể châm 10  thẳng nước đen này vào hồ cho đến khi nào thấy hồ có 1 màu nâu nhạt như trà 11  thì dừng lại, phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại các trại nuôi cá 12  chuyên nghiệp. 13  7. Nắp đậy 14  Nắp hồ là bộ phận không thể thiếu của hồ cá cá Rồng, Nguyên nhân dẫn đến 15  tử vong cao nhất của các cá rồng là do sự khinh xuất của các chủ chơi không 16  dùng hoặc có nhưng lơ là không đậy. Cá Rồng nổi tiếng là tay nhảy cao vô 17  địch, ở vùng hoang dã, cá rồng thường hay săn những loài sâu bọ trên các 18  nhánh cây chìa ra sông hồ, và độ nhắm rất cao và chính xác, nếu có chừa 19  khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá, đối với các con bự hơn thì nên
  8. 1  lấy vật nặng như cục gạch chẳng hạn đè lên nắp để tăng thêm sức nặng của 2  nắp. Rất nhiều chú Rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không 3  hay. 4  5  8. Thả cá lúc mới mang về 6  Nguyên nhân chính là độ thay đổi đột ngột pH, (pH Shock) mặc dù cá rồng 7  rất ‘lì lợm’, tuy nhiên, cách thả cá lúc mới mang về rất quan trọng, bởi vì 8  nước từng nơi không giống nhau. Trong thời gian di chuyển tùy theo lâu hay 9  mau, độ pH sẽ giảm dần theo nguyên lý sinh học, vì thế sẽ buộc chúng ta phải 10  cẩn trọng trong khi thả cá ra hồ lần đầu, bạn phải từ từ làm cho độ pH của 11  bịch chứa cá có cùng độ pH của hồ.· Lắng nước tối thiểu là 48 giờ trước khi 12  thả cá vào hồ.· Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy Oxy chạy 13  tối đa.· Nếu có nước đen thì hòa vào khoảng 20cc.· Chỉ số chất lượng nước 14  trong hồ là: Ammonia = 0, Nitrites > 10 và pH = 6.5-7.5.Nghi lễ nghênh đón 15  ‘Thần Long’ Khoảng 45 đến 60 phút để làm việc này.· Tắt đèn hồ.· Để cân 16  bằng nhiệt độ, bỏ bịch cá vào hồ (chưa tháo ra) từ 15-20 phút.· Mở bịch, có 17  thể dùng dao để cắt thun buộc.· Lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch, mỗi 5 phút lại 18  đổ 1 lần cho đến khi nào bịch đầy nước.· Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ.· 19  Lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch.· 5 phút sau 20  nhúng cả bịch vào hồ và thả thần long ra hồ.· Theo dõi xem chú Thần Long 21  có phản ứng như thế nào trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu.· Không cho ăn 22  trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó.· Nghi lễ nên cử hành trong bóng tối/mờ 23  không được để ra ánh sáng, để thần long trong bóng tối vài tiếng để giảm 24  stress. Không nên bơm oxy vào bịch nếu cá có vẻ khỏe mạnh, vì làm thế sẽ 25  đẩy độ pH lên cao bất ngờ và làm cho cá bị shock. 26 
  9. 1  9. Những bí mật để làm cho cá lên màu đẹp 2  Thật tuyệt vời và sảng khoái khi chiêm ngưỡng toàn thân ‘mỹ nhân ngư’ với 3  màu sắc sặc sỡ bơi lội lượn lờ tung tăng trong hồ, Không nghi ngờ chủng loại 4  cá là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên đó chỉ là nền tảng. Để xây dựng 1 tòa 5  nhà lộng lẫy nguy nga trên nền tảng đó, cá rồng cần 1 chất lượng nước thật 6  tốt, và thức ăn phù hợp để đạt được chất lượng tối ưu, để có được nước với 7  chất lượng cao nên dùng 1 hệ thống lọc thật tốt và thay nước đều. Mỗi ngày 8  nên dùng vợt hốt chất thải (phân cá) ra đều đặn, kiểm tra độ pH và độ kềm, 9  phèn trong nước. Cá Rồng rất cần carotene để phát triển đường nét và màu 10  sắc, do đó cho ăn tôm/tép với nguyên vỏ sẽ giúp cho màu của cá lên tươi hơn, 11  mặt khác cho ăn thêm cá 3 đuôi sẽ giúp tăng cường khoáng chất (minerals), 12  vitamine và chất béo (proteins) cần thiết để cá tăng trưởng. 13  14  10. Cách cho ăn 15  - Cho ăn đúng cách là yếu tố tối quan trọng trong việc nuôi cá rồng cho khỏe 16  mạnh, chúng tôi tin tưởng 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gene từ cha mẹ, 17  tuy nhiên nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ không hạn chế sự 18  phát triển vẻ đẹp của cá, nhiều loại thức ăn thay đổi như tôm nhỏ ở chợ, tép 19  tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô là những thức 20  ăn tốt cho cá rồng. Nếu muốn phát triển màu đỏ, nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép 21  nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính. Riêng 22  tôm chợ nên chia thành gói nhỏ để giữ được sự tươi sống của nó.
  10. 1  2  - Chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt 3  côn trùng mình thường hay dùng trong nhà. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 4  đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm 5  mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây 6  nhiễm qua cá dễ dàng. Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ 7  dinh dưỡng cao để đảm bảo cho sự trưởng thành. 8  - Cá Rồng con lớn mau hơn các chú bác đã trưởng thành, do đó chúng mau 9  đói hơn và ăn nhiều hơn, nếu đáp ứng không đủ chúng sẽ gầy gò, ốm yếu. 10  70% thực phẩm phải là thực phẩm tươi sống, thì sự phát triển mới đạt được 11  hoàn toàn. Cho cá dưới 25 cm ăn 1 ngày 2-3 lần. Lớn hơn nữa thì 1 lần trong 12  ngày là. Đừng cho ăn no quá, chỉ nên cho ăn khoảng 70% thì cá sẽ không bị 13  ớn đồ ăn. Máy Sưởi, nên để ở 28-32 độ C, độ ấm của nước sẽ kích thích cá ăn 14  ngon miệng hơn, dĩ nhiên là sẽ lớn nhanh hơn. đừng bao giờ để đọng đồ ăn 15  trong hồ lâu vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nhanh chóng. Nên dùng 16  vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau 17  mỗi bữa cho ăn. 18  Kỹ thuật nuôi cá rồng by Arowana. 19 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2