“Tam nông” trong quá trình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Thực tiễn xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) ở nước ta trong những năm qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (dưới đây gọi tắt là “tam nông”). Những người “làm KCN” lẫn người nông dân chưa tính hết được những vấn đề phát sinh sau khi “KCN hoá”. Vậy, quá trình xây dựng và phát triển các KCN đã ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta?...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Tam nông” trong quá trình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam
- “Tam nông” trong quá trình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam Khởi tạo bởi : tailieu | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 06/09/2009 23:11 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Thực tiễn xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) ở n ước ta trong những năm qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đ ối v ới s ự phát tri ển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (dưới đây gọi tắt là “tam nông”). Nh ững ng ười “làm KCN” lẫn người nông dân chưa tính hết đ ược nh ững v ấn đ ề phát sinh sau khi “KCN hoá”. Vậy, quá trình xây dựng và phát tri ển các KCN đã ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta? Đồng lúa Ninh Bình Nông nghiệp Đến nay, việc xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta những năm qua đã s ử dụng 43.687 ha đất nông nghiệp (chưa kể diện tích đất xây dựng các khu kinh t ế mở). Nếu tính cả phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng vào việc đô thị hoá xung quanh các KCN thì con số này còn cao h ơn nhi ều lần. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp có giảm do phải dành m ột ph ần qu ỹ đất để xây dựng các KCN, song kinh tế nông nghiệp v ẫn có s ự phát tri ển liên t ục với nhịp độ tăng trưởng từ 4,5%-5%. Năm 2007, sản lượng lương thực đạt 39.977 nghìn tấn, tăng 5.704 nghìn tấn so với năm 2001, bình quân mỗi năm tăng 950 ngàn tấn. Hàng năm nước ta vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 tri ệu tấn gạo. Nh ờ đó mà an ninh lương thực ở nước ta được bảo đảm. Đạt được kết quả đó là do những năm qua các KCN đã thu hút được hàng ngàn d ự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ho ặc
- sử dụng sản phẩm nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, nông-lâm-thuỷ sản; sản xuất phân bón, nông dược, thức ăn gia súc… Các dự án trên không ch ỉ tr ực ti ếp đưa đến cho nông nghiệp Việt Nam nguồn vốn phát triển, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý mà còn gián tiếp, thông qua các mối quan hệ sản xuất, kinh doanh tạo ra những tác động lan truyền, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong KCN đã đem vào Vi ệt Nam nhi ều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn qu ốc t ế; t ạo ra những mô hình làm ăn mới, có hiệu quả cao. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, đến nay đóng góp c ủa các KCN vào sự nghi ệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp chưa thực sự lớn. Vai trò đ ộng lực, vai trò kích cầu của các KCN đối với ngành nông nghi ệp ch ưa th ể hi ện rõ. Hầu hết các địa phương đều có những chương trình, mô hình khuyến khích s ự h ợp tác giữa nhà nông với doanh nghiệp trong KCN, nhất là vùng Đ ồng bằng sông C ửu Long. Nhưng trên thực tế sự hợp tác này còn lỏng lẻo và chưa có hi ệu qu ả. Các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra không được các doanh nghi ệp bao tiêu hết, thường xuyên trong tình trạng canh cánh n ỗi lo “đ ược mùa m ất giá”; và ng ược lại các sản phẩm công nghiệp phục vụ trực ti ếp sản xu ất nông nghi ệp còn thi ếu. Một số vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… vẫn phụ thu ộc vào hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN ở nước ta thời gian qua m ặc dù đã s ử d ụng một quỹ đất khá lớn đất nông nghiệp (chủ yếu là những nơi “đắc địa”), nhưng những tác động tích cực trở lại của các KCN đối với sự phát tri ển nông nghi ệp là chưa tương xứng. Hay nói cách khác, lợi ích do phát tri ển KCN đem l ại đ ối v ới nông nghiệp chưa xứng với chi phí (cả trước mắt và lâu dài) mà nông nghi ệp ph ải hy sinh để xây dựng các KCN. Nông thôn Một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hiện đại hoá nông thôn. Trong quá trình th ực hi ện m ục tiêu này, các KCN đóng vai trò rất quan trọng. Các KCN ở n ước ta đã tạo nên m ột di ện m ạo nông thôn mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần c ải thiện đ ời sống kinh t ế, văn hoá, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hoá. Tuy nhiên, có một thực tế là việc quy hoạch và xây dựng đồng bộ các khu dân c ư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật-xã hội gắn với các KCN chưa được chú trọng. Điều đó đã dẫn đến một hệ quả là các KCN đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhi ều h ơn là hiện đại hoá nông thôn. Nhiều vấn đề xã hội n ổi c ộm như tr ật t ự, an ninh, nhà ở, đời sống văn hoá…ở các vùng nông thôn vốn không được trù tính đầy đ ủ khi l ập quy hoạch và đánh giá các tác động của KCN. Vì vậy, sau nhi ều năm đ ổi m ới, b ộ mặt nông thôn nước ta nói chung, vùng xây dựng KCN nói riêng tuy đã khá h ơn trước, nhưng vẫn chưa mang dáng dấp của một nông thôn trên con đ ường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Thêm vào đó, cùng với sự phát triển KCN, nông thôn nước ta b ắt đầu đang phải đối mặt với vấn đề môi trường do các nhà máy thải ra. Các loại chất th ải từ KCN không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sản xuất kinh doanh c ủa các doanh nghi ệp trong KCN mà tác hại hơn còn ảnh hưởng tới môi tr ường và đ ời s ống nhân dân ở các khu vực xung quanh KCN. Theo tính toán, d ự ki ến khi các KCN đã l ấp đ ầy, các doanh nghiệp thải ra một lượng chất thải lên tới 567.131 m3/ngày đêm. Đây th ực sự là một khối lượng nước thải khổng lồ và là một thách thức lớn đối với các KCN trong công tác xử lý. Đó là chưa kể đến hàng chục vạn m3/ngày đêm n ước thải sinh hoạt của người lao động trong các doanh nghi ệp KCN. Việc làm và đời sống nông dân Theo số liệu thống kê, đến nay, các doanh nghi ệp trong KCN đã thu hút trên 1 tri ệu lao động trực tiếp, và hàng triệu lao động gián ti ếp. Tính bình quân 1 ha đ ất công nghiệp đã cho thuê thu hút 72 lao động. Nếu so v ới kh ả năng t ạo vi ệc làm thì những con số này chưa phải là lớn, và chưa tương xứng với ti ềm năng. Nh ưng điều quan trọng đáng nói ở chỗ: phần lớn những lao động này là lao đ ộng tr ẻ ở nông thôn (có đến 90% lao động có độ tuổi từ 18 cho đ ến 35), có kh ả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới. Việc mở mang các KCN không chỉ góp phần tạo công ăn vi ệc làm, nâng cao ch ất lượng nguồn nhân lực, mà còn góp phần đáng kể vào việc thực hiện xoá đói gi ảm nghèo, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động ở nông thôn n ước ta. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN tất yếu phải đi liền với vi ệc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp của một bộ phận nông dân. Điều này đang đẩy hàng chục vạn nông dân rơi vào cảnh mất đất, mất việc làm và chưa tìm được việc làm mới. Trong số hơn 1 triệu lao động được thu hút vào làm vi ệc trong các KCN, li ệu có bao nhiêu phần trăm trong số đó là nông dân bị thu hồi đất và con em c ủa h ọ! Điều này cũng dễ hiểu vì các doanh nghiệp KCN cần tuyển d ụng lao đ ộng có trình độ, đã được đào tạo theo từng nghề nhất định, trong khi đó phần đông nông dân ch ỉ biết nghề làm ruộng, chăn nuôi ở trình độ thấp, hoặc nghề thủ công truyền thống; chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Đây là một mâu thuẫn và là vấn đ ề xã h ội phát sinh khá gay gắt hiện nay ở nông thôn, dẫn đến những điểm “nóng” về mặt xã hội cần phải giải quyết trong thời gian tới. Thêm vào đó, những hộ nông dân giao đất để xây dựng các KCN, sau khi nhận được tiền đền bù hay hỗ trợ sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau. Có nhi ều gia đình biết dùng số tiền đó để đào tạo lại chuyển đ ổi ngành ngh ề, nhanh chóng ổn định được cuộc sống và tạo tiềm năng để phát triển kinh tế lâu dài. Nhưng cũng có không ít gia đình sau khi nhận được tiền đền bù đã sử dụng không hiệu quả, tiêu xài hoang phí, để sau một thời gian ngắn hết tiền, mất kế sinh nhai lâu dài, cu ộc sống trở nên khó khăn hơn cả khi chưa bị thu hồi đất. Một số kiến nghị
- Để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình phát triển các KCN ở nước ta thời gian tới, chúng tôi xin nêu m ột số kiến ngh ị sau: Thứ nhất, mở rộng sự liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế bi ến trong các KCN. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mọi công đoạn đều có liên kết với nhau. Kết quả của công đoạn này tuỳ thuộc vào điều ki ện vận hành của m ột số công đoạn khác. Do đó hướng phát triển bền vững nông nghi ệp, nông thôn ở nước ta là phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến trong các KCN; giữa nông dân sản xu ất v ới doanh nghi ệp. Xây dựng mô hình “hệ thống toàn bộ” để đảm bảo tổ chức sản xu ất liên hoàn, th ực hiện sự phân công và hợp tác có hiệu quả từ sản xuất đến tiêu dùng. Nên chăng thời gian tới chúng ta cần xây dựng một số KCN chuyên v ề ch ế bi ến nông s ản và thực phẩm tại các vùng nông thôn. Khi đó các doanh nghi ệp không nh ững sử d ụng khai thác thế mạnh về nguyên liệu tại chỗ, mà còn tận dụng đ ược l ợi th ế c ộng hưởng của việc nằm ngay cạnh các xí nghiệp khác trong cùng một hệ th ống sản xuất liên hoàn. Thứ hai, khuyến khích, tăng cường thu hút các dự án phục vụ nông nghiệp. Th ời gian qua, các KCN ở nước ta đã thu hút được một số dự án lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như sản xu ất phân bón, nông dược, thức ăn gia súc… Các doanh nghi ệp này đã có nh ững đóng góp tích cực vào tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát tri ển ngành nông nghi ệp. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể có thể thấy, các dự án trong KCN đ ến nay ch ủ y ếu tập trung vào các ngành gia công, điện tử, hàng tiêu dùng, gi ầy dép, c ơ khí… Các dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 12% số dự án đầu tư. Do đó, trong thời gian tới, khi xây dựng, phát triển KCN, cần ph ải xác đ ịnh chi ti ết c ơ cấu ngành nghề thu hút vào các KCN. Khuyến khích, thu hút các ngành ngh ề ph ục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng khai thác thế mạnh về nguồn l ực tại ch ỗ của từng vùng, địa phương như vùng nguyên liệu nông lâm nghi ệp, thu ỷ sản... t ừ đó có phương hướng tận dụng lợi thế so sánh của từng địa phương. Thứ ba, nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN. Thời gian qua, có không ít đ ịa phương đã triển khai phát triển KCN một cách ồ ạt, thiếu tính toán, gây ra tình trạng nhiều KCN bị quy hoạch “treo”, hoặc hoạt động không hi ệu qu ả. H ơn n ữa, cùng với các quy hoạch treo là một phần diện tích không nhỏ đất nông nghi ệp b ị bỏ hoang, lãng phí, đời sống của nông dân bị thu hồi đất cũng b ị “treo” luôn cùng với KCN. Chính vì vậy, trong thời gian tới vi ệc quy ho ạch KCN c ần ph ải tính toán đầy đủ các yếu tố kinh tế lẫn phi kinh tế; tránh chồng chéo, trùng l ắp trong quy hoạch. Trong công tác quy hoạch phải đảm bảo m ột liên kết gi ữa các KCN, gi ữa các địa phương và giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa cần phải quán tri ệt chủ tr ương là quy hoạch xây dựng đến đâu xúc tiến đầu tư lấp đầy đến đấy; chỉ khi các KCN đã được thành lập có tỷ lệ lấp đầy trên 60 % thì mới xem xét thành lập ti ếp các KCN mới. Có như vậy, quỹ đất nông nghi ệp dành đ ể phát tri ển các KCN m ới được sử dụng hiệu quả. Thứ tư, tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh các KCN. Vi ệc
- phát triển các KCN nói chung ít nhiều đều ảnh hưởng xấu đến môi tr ường, nh ất là các xí nghiệp có thiết bị lạc hậu. Như chúng ta đã bi ết, đến nay môi tr ường ở nông thôn xung quanh các KCN đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Nhi ều m ảnh ru ộng cây cối, hoa mầu không mọc được; nhiều đoạn sông trong xanh bị biến thành sông “chết”, không có loài sinh vật nào có thể sống được. Vì vậy, bảo v ệ môi tr ường là một trong những giải pháp không thể thiếu được khi xây dựng, phát tri ển KCN hiện nay. Để bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn chúng ta cần phải (1) ngay từ đầu kiên quyết không phê duyệt, hoặc hạn chế những dự án gây ô nhiễm n ặng đến môi trường như các dự án sản xuất sợi, giấy…; (2) Đối với những dự án đã phê duyệt, cần tăng cường đầu tư xây dựng trạm xử lý chất thải chung cho c ả KCN, nhất là các KCN vừa và nhỏ, tiến tới xây dựng h ệ th ống x ử lý n ước th ải theo tiêu chuẩn tiên tiến, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc các doanh nghiệp phải lắp đặt thiết bị xử lý chất thải và thực hiện chủ trương “ai gây ô nhiễm, người đó phải chi trả”. (3) Thường xuyên tiến hành phân tích, giám sát ch ất lượng môi trường tại các KCN nhằm đảm bảo xử lý k ịp th ời các s ự c ố v ề môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc ch ấp hành pháp lu ật v ề b ảo vệ môi trường đối với các KCN; có biện pháp thưởng, phạt thích đáng nh ững doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường. Thứ năm, ổn định đời sống và giải quyết việc làm cho nông dân và con em h ọ khi giao đất xây dựng KCN. Có thể nói đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay. Th ực t ế ở nhiều địa phương, nông dân không muốn giao đất để xây dựng KCN. Vì sau khi giao đất, nhận được một khoản tiền đền bù, nhưng đời sống c ủa họ cũng không khá hơn, thậm chí về lâu về dài nhiều nơi nông dân còn gặp khó khăn hơn lúc ch ưa giao đất. Để giải quyết vấn đề này thiết nghĩ Nhà n ước c ần phải: (1) có ph ương án đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi đ ể h ọ chuyển đ ổi nghề nghiệp. Phương án đào tạo phải gắn với phương án sử dụng, bố trí vi ệc làm sau khi người nông dân được đào tạo lại; (2) Có ch ế tài c ụ th ể b ắt bu ộc quy đ ịnh trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các đơn vị sử dụng đất trong vi ệc gi ải quyết vi ệc làm cho người nông dân bị mất đất; (3) khuyến khích phát triển m ạnh các nghề thủ công truyền thống, các nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Điều này không ch ỉ có ý nghĩa tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động ở những vùng bị thu hồi đất, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; (4) Đối với những lao đ ộng trên 35 tu ổi, ít có khả năng chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất, nên chăng chính quyền đ ịa phương cần dành một phần đất gần với KCN cấp cho họ để họ tổ chức các ho ạt động dịch vụ như cho thuê nhà trọ, bán hàng tạp hoá, quán ăn… góp phần t ạo công ăn việc làm và cải thiện cuộc sống./. (ThS. Phan Tiến Ngọc - Tạp chí kinh tế và dự báo) Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất PGS. TS.Nguyễn Tiệp Hiệu trưởng Trường đại học Lao động - Xã hội
- Việc làm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa đang diễn ra với tốc độ cao như hiện nay ở nước ta cả trước mắt và trong nh ững năm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng, tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của đất nước. Giải pháp ổn định đời sống, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất; chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án; vấn đề tái định cư, sử dụng đất đã thu hồi... được Nhà nước đặc biệt quan tâm. I - CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chuyển đ ổi m ục đích sử dụng đất, triển khai các dự án lớn của n ền kinh tế di ễn ra mang tính quy luật. Đất đai được chuyển đổi ở nước ta đã góp phần phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội và bảo đảm tiềm lực an ninh quốc phòng của đất nước. Nhờ có đất thu hồi, cả nước đã xây dựng được 131 khu công nghiệp, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư lớn. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài 1988 - 2006 đạt 78.248,2 triệu USD (vốn thực hiện 37.271,7 triệu USD); đầu tư ở khu vực dân doanh, giá thực tế năm 2006 đạt 150.500 tỉ đồng. Nước ta đã nâng c ấp và xây d ựng mới được hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại hơn. Một số thành phố lớn được nâng cấp mở rộng nhanh. Nhiều thị xã được mở rộng, nâng c ấp lên thành thành phố, hình thành một hệ thống các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh, từng bước thực hiện tốt mục tiêu chiến lược phát triển đô thị Việt Nam. Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng tri ệu lao đ ộng với mức thu nhập khá. Số lao động làm việc trực tiếp trong các khu công nghiệp do Chính phủ cấp phép không ngừng tăng: năm 2000 là 201 nghìn lao đ ộng, đ ến năm 2005 là 953 nghìn người. Ngoài ra, còn có trên 1 tri ệu lao đ ộng gián ti ếp làm d ịch vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta đặt ra các vấn đề c ần được gi ải quyết một cách đồng bộ là: đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất; chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị mất t ư liệu sản xuất; chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; vấn đề tái định cư, s ử d ụng h ợp lý đ ất đã thu hồi… Theo báo cáo của 14 tỉnh/thành phố, tình hình lao động b ị m ất vi ệc làm nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 do bị thu hồi đất là 265.709 người. Bình quân, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có khoảng 13 lao đ ộng m ất vi ệc làm c ần ph ải chuyển đổi nghề mới. Việc thu hồi đất tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và vùng đông dân cư, tập trung vào một số xã, nhất là ở ven đô thị lớn (kho ảng 70% - 80%). Tính chung, đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng di ện tích đất nông nghiệp (khoảng 1%-2%), nhưng tình trạng khó khăn về việc làm của người lao động cũng phát sinh tập trung ở một số địa bàn nhất định. Khu vực nông thôn hiện có khoảng 24 triệu lao động và họ chỉ mới sử d ụng khoảng 80% thời gian làm việc, 20% thời gian còn lại tương đương với 4,8 tri ệu lao động thiếu việc làm. Trong 5 năm tới, số lao đ ộng tăng thêm là 5 tri ệu ng ười, số lao động thiếu việc làm 4,8 triệu người và 2,5 triệu lao động mất vi ệc do đ ất nông nghiệp bị thu hồi, tổng cộng riêng nông thôn là 12,3 tri ệu người. Nh ư v ậy, vấn đề việc làm và thu nhập của những người có đ ất bị thu h ồi 5 năm t ới
- vẫn là vấn đề nóng bỏng tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của đất nước. Khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động các h ộ b ị thu h ồi đ ất nông nghi ệp thường gặp phải là: - Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột m ất đất, m ất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay vi ệc làm m ới đ ể bảo đ ảm thu nh ập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học. - Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người m ất đ ất đ ược đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, số ti ền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề từ 300 - 700 nghìn đồng/người chỉ có thể tham gia m ột khóa đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản. Đa số các c ơ sở dạy ngh ề t ại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đủ năng l ực ti ếp nh ận s ố lượng nhiều và đào tạo nghề có chất lượng, nên đối tượng này khó c ạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất... - Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe. Nh ững lao đ ộng lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm vi ệc làm trong khi, đa số họ là người phải gánh chịu trách nhiệm chính nuôi sống gia đình; bộ phận này đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất. Đất đai được thu hồi, chuyển đổi - Tình trạng người lao động còn thụ động, mục đích sử dụng sang xây dựng các ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, khu chế xuất, khu công nghiệp đã thu vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi hút hàng trăm dự án đầu tư lớn. Bình của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở quân mỗi ha đất nông nghiệp bị thu các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất hồi có 13 lao động mất việc làm. Do nông nghiệp. vậy, vấn đề việc làm và thu nhập của những người có đất bị thu hồi - Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân bước đang là vấn đề nóng bỏng, tác động đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến sâu sắc tới sự phát triển bền vững bộ. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của đất nước. giảm, thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ tiền lương tiền công và từ thương mại dịch vụ tăng hơn. Tuy vậy, số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn.Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các ph ương th ức đền bù mà các địa phương đã triển khai. Việc một bộ phận hộ dân b ị thu h ồi đất nông nghiệp tăng tài sản do có tiền đền bù, nhưng là sự biến động tăng không b ền v ững. Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích đang ẩn chứa những yếu t ố bất ổn trong thu nhập của họ. Hiện nay, nhiều địa phương đã có chính sách quy định các doanh nghi ệp sử d ụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ m ất vi ệc làm do b ị thu h ồi đ ất nông nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp lại chưa quan tâm nhiều đến vấn đ ề này. Tình trạng quy hoạch treo, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án
- dẫn đến dân mất đất mà không có việc làm, còn doanh nghiệp không thu hút đ ược lao động vào làm việc khá phổ biến. Rõ ràng là, việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn k ết v ới quy ho ạch, k ế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm m ới, tăng thu nh ập cho người lao động. Hơn thế, việc tổ chức triển khai còn thiếu công khai, dân ch ủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động ch ủ đ ộng h ọc ngh ề, chuyển nghề và tự tạo việc làm. Tồn tại này là căn nguyên xảy ra những ph ức t ạp trong đời sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin c ủa m ột bộ phận nhân dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khi ếu ki ện, có nguy cơ mất ổn định xã hội. Phương châm địa phương có công trình, có dự án, dân có việc làm đang là vấn đề khó khăn. II - TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG VÙNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 1 - Đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đ ổi m ục đích s ử dụng đất để thu hút họ vào các khu công nghiệp, khu ch ế xuất ho ặc du nh ập nghề mới ở địa phương bị thu hồi đất. Nhu cầu sử dụng lao động ở các khu công nghi ệp, khu chế xu ất rất l ớn, nên vi ệc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm là hướng tr ọng đi ểm.Tr ước h ết, c ần chú trọng phát triển mở rộng dạy bổ túc văn hóa cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo h ọc nh ững ngh ề mà khu công nghiệp, khu chế xuất... cần tuyển dụng. Mô hình tạo việc làm thông qua du nhập ngành nghề th ủ công và hình thành, phát triển làng nghề được các địa phương Hải Dương và Vĩnh Phúc, Hà Tây... r ất chú trọng. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm vi ệc như: d ệt chi ếu, mây tre đan, gốm sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm... Những ngh ề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể m ở rộng, sản phẩm được mua, bán trao đổi với số lượng lớn trên thị trường trong n ước và c ả quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nh ập ngân sách đ ịa phương. 2 - Thu hút lao động mất việc làm vào các khu công nghi ệp, khu ch ế xu ất và khuyến khích các hộ gia đình dành tiền nhận đền bù vào vi ệc h ọc ngh ề t ạo việc làm Việc thu hút lao động mất việc làm do bị thu hồi đất vào các khu công nghi ệp phụ thuộc vào các quy định cụ thể ràng buộc với các chủ dự án sử d ụng đ ất đ ể h ọ cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Các chính sách thu hút lao đ ộng vào khu công nghi ệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ và đạt chất lượng cao. Đ ối với các hộ bị thu hồi đất, tiền đền bù là tài sản quý giá nên cần phải đ ược tuyên truyền, hướng dẫn họ sử dụng hợp lý. Chính quyền các cấp c ần giúp đ ối t ượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các khu công nghiệp đang c ần tuyển d ụng lao động. Cùng với hỗ trợ tiền đào tạo từ ngân sách địa phương, nên khuyến khích các hộ sử dụng tiền được đền bù để cho con em họ, học nghề, học ngo ại ngữ... và tạo
- điều kiện cho họ đi lao động xuất khẩu, khuyến khích lao động xuất khẩu gửi ti ền về đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. 3 - Với đối tượng người lao động tuổi từ trên 35, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước cần có chính sách dành c ấp m ột phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp để tổ ch ức các ho ạt đ ộng d ịch vụ Biện pháp này nếu được triển khai có hiệu quả sẽ tạo ra hệ thống dịch v ụ m ới như xây nhà cho thuê, bán hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, sửa chữa ph ương tiện xe đạp, xe máy... tăng mức thu nhập của người dân có đất b ị thu h ồi. S ố li ệu điều tra tại các địa phương được nghiên cứu cho thấy, có 65,7% số người được hỏi đã ủng hộ việc dùng một phần đất dự án để phát triển dịch vụ và 58,3% số người ủng hộ việc dùng tầng trệt nhà chung cư dành cho dân thuê mặt bằng kinh doanh. 4 - Hỗ trợ lao động đi tìm việc làm Chính sách ưu tiên giới thiệu, tư vấn việc làm miễn phí, thông qua h ội ch ợ vi ệc làm, hỗ trợ tìm việc cũng là một hướng mở tích cực tạo ra c ơ hội có vi ệc làm cho lao động. Kinh nghiệm ở Hải Dương và Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác là thành lập tổ công tác phối hợp với chính quyền để cùng các cơ sở dạy ngh ề, các doanh nghiệp, các đơn vị xuất khẩu lao động có uy tín mở hội nghị chuyên đề về đào tạo và giải quyết việc làm, xúc tiến xây dựng các đề án kinh tế dài h ạn có tính kh ả thi cho hộ gia đình có đất bị thu hồi. Các xã, thôn bị thu h ồi t ừ 40% - 50% di ện tích tr ở lên thì địa phương hỗ trợ thực hiện quy hoạch lại nông thôn. Cấp đất kinh doanh dịch vụ và kết hợp huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng c ơ sở hạ tầng, tạo điều kiện các hộ bị thu hồi đất tổ chức lại chỗ ở và hoạt động sản xuất, kinh doanh. 5 - Xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển kinh t ế - xã h ội, m ở rộng m ạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với giải quyết việc làm cho lao động mất việc làm Giải pháp tạo việc làm cho lao động Khi xây dựng, triển khai quy hoạch tổng vùng bị thu hồi đất bằng nhiều biện thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa pháp: đào tạo nghề mới, thu hút lao phương có chuyển đổi mục đích sử dụng động vào các khu công nghiệp, xuất đất cần chú trọng các nội dung thiết thực khẩu lao động, hỗ trợ việc làm, hỗ là: xác định số lượng lao động bị mất việc trợ diện tích mặt bằng kinh doanh làm, khả năng sử dụng lao động của ngành dịch vụ... Cần phải được làm đồng tại địa phương, nắm bắt tiêu chí tuyển lao bộ, tích cực bằng chủ trương chính động ở các khu công nghiệp về trình độ sách của Nhà nước và việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật, loại hình nghề của các doanh nghiệp. nghiệp, sức khỏe và giới tính cần tuyển dụng từ đó đặt ra yêu cầu về tài chính từ ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm. Mạng lưới đào tạo nghề phải được phân bố đều, thủ tục hành chính thuận lợi. C ơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng được qui mô đào tạo, lo ại hình ch ất l ượng ngh ề đào tạo để sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm được việc làm ngay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách
- thu hút đội ngũ các nhà chuyên môn - kỹ thuật, nhà khoa h ọc c ủa các tr ường, vi ện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ... đóng trên đ ịa bàn đ ể m ời tham gia đào tạo nhân lực lao động chất lượng cao. Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo mới cần phải hình thành cơ chế, hình thức thích hợp đào tạo lại, đào t ạo nâng cao ki ến th ức, tay ngh ề thường xuyên cho người lao động. Mạng lưới đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải đáp ứng phổ biến, thuận lợi cho nhu cầu của tất cả những người lao đ ộng có th ể tham gia học tâp. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải bao trùm ở t ất c ả các c ấp trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghi ệp và sơ c ấp, công nhân kỹ thuật. Lập quỹ đào tạo nghề, thực hiện xã hội hóa việc huy động các ngu ồn qu ỹ t ừ: ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, đóng góp của các chủ dự án sử dụng đất và sự đóng góp của các tổ ch ức xã h ội, Hi ệp h ội nghề nghiệp, của Chính phủ và tổ chức quốc tế... Theo tapchicongsan.org.vn http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=10399 Giải pháp nào cho lao động và việc làm ở nông thôn ? Ngày cập nhật: 03-06-2009 Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất vi ệc làm, trực ti ếp thu h ẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% vi ệc làm mới cho ng ười lao động. Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất vi ệc làm trong quý I-2009. Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn. Mặt khác, sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước. Xu hướng này sẽ không chỉ làm gi ảm cầu lao động trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành gia công, chế biến mà còn giảm cả cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bên cạnh những nhóm giải pháp l ớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các bi ện pháp kích cầu đ ầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội... có thể xem xét thêm một gi ải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn. Trong thời kỳ khủng hoảng, để duy trì được quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghi ệp, kích c ầu lao động, giảm sức ép việc làm và thu nhập ở nông thôn, cần triển khai một số giải pháp, đó là: Duy trì sản xuất nông nghiệp; trước hết là sản xuất lúa gạo và các lo ại nông sản, đ ảm b ảo th ực hi ện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua nhiều gói hỗ trợ, như: Gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các loại sản phẩm chiến lược như gạo, cao su, cà phê...; gói tín d ụng h ỗ tr ợ bao tiêu, chế biến nông sản... thông qua hoạt động của các tổng công ty; gói hỗ trợ lao đ ộng sản xuất nông nghiệp (nông dân) về giống, thủy lợi, phân bón... tăng cường thu mua và dự trữ quốc gia.
- Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng vi mô, chương trình tín dụng việc làm và các chính sách hỗ trợ khác. Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao đ ộng như d ệt may, da dày, chế biến... thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ l ương và bảo hiểm, tiền thuê đất... Đầu tư phát triển các “công trường lớn” mang tính công ích sử dụng nhiều lao động như: thủy điện, công trình thủy lợi lớn, giao thông lớn,... phát triển mô hình thanh niên nông thôn đi xây d ựng kinh t ế m ới, thanh niên lập nghiệp. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn như: giao thông nông thôn, thủy lợi... với mục tiêu tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người dân. Hỗ trợ tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn. Đặc biệt ưu tiên đào tạo lao động xuất khẩu, chuẩn bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động quốc tế sau khủng hoảng. Hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân và người nghèo thông qua các gói hỗ trợ dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... QUỐC VIỆT http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/43481/seo/Giai-phap-nao-cho-lao-dong- nong-nghiep-sau-khi-bi-thu-hoi-dat-/language/vi-VN/Default.aspx Giải pháp nào cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ? Cập nhật ngày: 27/04/2005 Đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ với sự xuất hiện ngày càng nhiều khu, cụm công nghiệp, chế xuất tập trung cũng như các khu đô thị, nhà ở, kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, để có được những khu đô thị hiện đại hay xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất…Thì một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn đã bị thu hẹp đất sản xuất, chính vì thế họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Mặc dù họ có tiền “ đền bù”, song không phải ai cũng đủ điều kiện cũng như khả năng “ thoát ly” ngay với “nghề nông” và không phải ở đâu, nông dân sau khi không còn đất cũng biết “ đầu tư” đúng đắn để có được việc làm và thu nhập ổn định, lâu dài. Bàn về vấn đề nói trên, ngày 26/4, Bộ LĐ TBXH đã tổ chức buổi Tọa đàm về lao động – việc làm trong khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với sự tham gia của lãnh đạo và đại diện các Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ KH ĐT… Cái khó của nông dân bị thu hồi đất Theo số liệu của Bộ Tài nguyên – Môi trường, chỉ tính từ năm 2000 – 2003, tổng diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên 104.422 ha dẫn đến một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích theo hai hướng chính là phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung theo các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, các khu vực kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% tổng diện tích thu hồi. Mặc dù, số diện tích đất nông nghiệp được thu hồi ở các tỉnh trọng điểm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng do thu hồi mang tính tập trung nên một số xã bị thu hồi từ 70 – 80% diện tích kéo theo nhiều hộ bị thu hồi 100% diện tích, không còn đất sản xuất. Còn lại, đa phần các hộ ở các địa phương có diện tích đất thu hồi lớn như Hà Nội ( 5469 ha), Tp Hồ Chí Minh ( 4000 ha), Hải Phòng ( 4126 ha), Bắc Ninh ( 3800 ha), Bình Dương ( 3500 ha)… thường bị thu hồi từ 50 – 70% diện tích… Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐ TBXH Nguyễn Lương Trào thì
- việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống và việc làm của hàng chục vạn người dân bị thu hồi đất. Tính trung bình, mỗi hộ có khoảng 1, 5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm sau khi bị thu hồi đất sản xuất. Một số địa phương như ở Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 2001 – 2004, đã có gần 8 vạn lao động mất việc làm; Hải Phòng: 13,2 vạn…Trong đó, nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là trên 35 tuổi, chiếm khoảng 50% tổng số người bị mất việc làm của nhiều xã có diện tích đất thu hồi cao, tỷ lệ mất việc làm lên tới 60 – 70% lực lượng lao động. Khó khăn lớn nhất của người lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất là chuyển nghề và tìm kiếm việc làm mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song chủ yếu là do “không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề”. Hiện chỉ có khoảng trên 27% lao động bị thu hồi đất đã tốt nghiệp phổ thông, 14% được đào tạo nghề trở lên. Đáng lưu ý hơn, số lượng lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi) thường khó tìm việc, hay chuyển đổi nghề nghiệp vì khó thích nghi với công việc mới. Ngoài ra, một bộ phận nông dân còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách đền bù, hỗ trợ mà chưa tự mình cố gắng vượt qua khó khăn, tìm kiếm việc làm. Cần có những giải pháp mang tính đồng bộ Vậy đâu là giải pháp giúp cho lao động nông thôn sau khi mất đất được đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo được việc làm cho họ? Mặc dù, ngoài chính sách chung của Nhà nước quy định rõ ràng, cụ thể về việc đền bù, hỗ trợ, đào tạo nghề, tìm việc làm, nhiều tỉnh cũng đã có những quy định sáng tạo trong hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trực tiếp như Đà Nẵng ( 4 triệu đồng/người); Hà Nội có quy định hỗ trợ chuyển nghề cho lao động căn cứ vào diện tích đất thu hồi với mức 3,8 triệu đồng/người. Hay ở nhiều tỉnh có chính sách đào tạo miễn phí cho lao động của các hộ bị thu hồi đất như Hải Dương; hoặc mở rộng hệ thống đào tạo nghề xuống tận huyện, xã ở Bình Dương hoặc hỗ trợ tiền đào tạo cho doanh nghiệp nếu tuyển dụng lao động thuộc khu vực thu hồi đất hay một số doanh nghiệp đã chủ động ký hợp đồng với các Trung tâm dạy nghề để dạy nghề cho lao động và tuyển dụng khi doanh nghiệp đi vào sản xuất. Trong tuyển dụng, hầu hết các địa phương hiện nay đều yêu cầu hoặc khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ưu tiên tuyển lao động tại chỗ, là người địa phương… Nhiều giải pháp đã được đưa ra, song tùy theo điều kiện, đặc điểm từng địa phương, từng vùng mà tính hiệu quả và mục tiêu cuối cùng trong hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho đối tượng nông dân bị thu hồi đất có đạt được hay không? C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Công nghệ chế biến đường và sản phẩm đường: Chương 5: LY TÂM, SẤY, TÁCH THÀNH PHẨM
4 p | 207 | 79
-
Kỹ thuật nuôi Thỏ New Zealand
7 p | 292 | 68
-
Mô hình trồng lan Mokara ứng dụng công nghệ sinh học
5 p | 197 | 36
-
Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne.
8 p | 131 | 20
-
Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Thanh Long
3 p | 168 | 18
-
Phát huy tiềm năng và lợi thế của cây xoài
3 p | 91 | 15
-
Kết quả bước đầu thí nghiệm phân thay thế NPK, Lân và Kali bón cho lúa
5 p | 125 | 13
-
Hoài Đức trồng phật thủ hiệu quả
3 p | 102 | 11
-
Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên cây ăn trái và rau màu
3 p | 89 | 10
-
Phát triển hoa, cây kiểng
4 p | 103 | 10
-
Hiệu quả bước đầu trong quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn
2 p | 91 | 9
-
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ
3 p | 91 | 9
-
Có giải pháp an toàn cho trồng thanh long trái vụ
3 p | 75 | 7
-
Mô hình trình diễn giống lúa mới VD88
3 p | 96 | 7
-
Trồng Ớt Chìa Vôi
4 p | 79 | 5
-
Trồng ấu, rau nhút mùa nước nổi
5 p | 76 | 5
-
Mô hình trồng dừa ta hiệu quả kinh tế cao của ông Tám Thưởng
4 p | 95 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn