Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
09 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN<br />
Nguyễn Hồng Sơn*, Lý Hữu Tuấn*, Nguyễn Văn Hải*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Kinh nghiệm ban đầu trong việc chẩn đoán và điều trị tắc ruột non do bã thức ăn.<br />
Phương pháp: hồi cứu tất cả các trường hợp tắc ruột non do bã thức ăn được điều trị tại bệnh viện Nhân<br />
Dân Gia Định trong 6 năm, từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2010.<br />
Kết quả: Trong 30 trường hợp, có 12 nữ và 18 nam (tỉ lệ nam/nữ = 1,5/1), tuổi trung bình 60,5 tuổi. Các<br />
yếu tố thuận lợi thường gặp là: tiền căn phẫu thuật dạ dày (40%), tiền căn phẫu thuật khác liên quan đến vùng<br />
bụng (33,3%). Chẩn đoán trước mổ tắc ruột do bã thức ăn hay có nghi ngờ tới bã thức ăn là 14 trường hợp<br />
(46,7%), trong đó có 8 trường hợp dựa vào kết quả CT scan bụng. Tất cả các trường hợp đều được phẫu thuật<br />
cấp cứu, trong đó có 4 trường hợp mổ nội soi. Tỉ lệ tai biến trong mổ là 10%, biến chứng sau mổ là 10% và tỉ lệ<br />
tử vong là 3,3%. Không có trường hợp nào có biến chứng cần phải mổ lại.<br />
Kết luận: Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh hiếm gặp, khả năng chẩn đoán được trước mổ còn hạn chế. Dựa<br />
vào các yếu tố thuận lợi và giá trị của CT scan bụng, ta có thể cải thiện khả năng chẩn đoán. Phẫu thuật là cách<br />
điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể được lựa chọn.<br />
Từ khóa: tắc ruột, điều trị tắc ruột.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SMALL BOWEL OBSTRUCTION DUE TO PHYTOBEZOAR: CLINICAL CHARACTERISTICS,<br />
IMAGING AND SURGICAL TREAMENT RESULT.<br />
Nguyen Hong Son, Ly Huu Tuan, Nguyen Van Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 53 - 58<br />
Purpose: To present our experience in diagnosis and treatment of small bowel obstruction (SBO) due to<br />
phytobezoar (PBZ).<br />
Method: This was a retrospective study including all cases of small bowel obstruction due to phytobezoar<br />
treated in Gia Dinh hospital from January 2005 to December 2010. The diagnosis were established by the<br />
operative results.<br />
Result: There were 30 cases during the study period. The mean patient age was 60.5 years. Eighteen were<br />
males and twelve were females (gender ratio: 1.5, favoring males). The predisposing factors were: gastric surgery<br />
in 40% cases, other abdominal surgery in 33.3% cases. The preoperation diagnosis were SBO due to PBZ in 14<br />
cases (46.7%), including 8 cases confirmed by CT scan result. All cases were indicated to emergency surgery<br />
(four laparoscopy). The intraoperative and postoperative morbidity rate were the same, 10%, and no patient need<br />
to be reoperated. The mortality rate was 3.3%.<br />
Conclusion: PBZ is the rare cause of SBO, and the preoperative diagnosis is still very difficult. Based on<br />
predisposing factors and CT scan value, we can improve our diagnosis. Surgery is the best choice for the patient.<br />
<br />
<br />
Khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bộ môn Ngoại ĐHYD TPHCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hồng Sơn.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
ĐT: 0989282939.<br />
<br />
E-mail: hongson_n@yahoo.com<br />
<br />
53<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
In some cases, laparoscopic surgery can be chosen.<br />
Key words: Small bowel obstruction, treatment of small bowel obstruction.<br />
thức ăn chỉ là hậu quả của tắc ruột do dính sẽ<br />
MỞ ĐẦU<br />
không được chọn vào nghiên cứu.<br />
Bã thức ăn là nguyên nhân hiếm gặp gây tắc<br />
Số liệu sẽ được thu thập theo biểu mẫu<br />
ruột non và thường không thể chẩn đoán được<br />
chung, tập trung vào các yếu tố sau: tiền sử mổ<br />
trước mổ nếu chỉ dựa vào khám lâm sàng và<br />
cũ đặc biệt là phẫu thuật dạ dày, số lần đau<br />
phim Xquang bụng đứng không sửa soạn.<br />
bụng hoặc bán tắc ruột phải vào viện, các dấu<br />
Nhiều yếu tố thuận lợi đã được đề cập như tiền<br />
hiệu lâm sàng, các kết quả hình ảnh học, thương<br />
căn mổ cắt dạ dày hoặc cắt TK X (kèm mở rộng<br />
tổn trong mổ, cách xử trí, tai biến và biến chứng,<br />
môn vị hoặc nối vị tràng), tiền căn mổ vùng<br />
số ngày nằm viện sau mổ…<br />
bụng gây dính ruột, viêm hẹp lòng ruột, chế độ<br />
KẾT QUẢ<br />
ăn thức ăn nhiều chất xơ, sức nhai kém hoặc<br />
rụng răng… Các yếu tố này đều trực tiếp hay<br />
Trong thời gian nghiên cứu có 30 trường<br />
gián tiếp ảnh hưởng đến sự tiêu hóa cellulose,<br />
hợp thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh, trong đó có<br />
thành phần chính của bã thức ăn. Gần đây, CT<br />
2 trường hợp tái phát. Mẫu nghiên cứu gồm có<br />
scan bụng ngày càng có vai trò quan trọng trong<br />
12 nữ và 18 nam (tỉ lệ nam/ nữ= 1,5/1). Tuổi<br />
việc chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột. CT scan<br />
trung bình là 60,5 tuổi (25-84 tuổi). Số ca<br />
có thể giúp nhận định được vị trí,hình dạng<br />
bệnh/năm thay đổi từ 3 đến 6 ca và không có xu<br />
cũng như số lượng bã thức ăn. Trong thời đại<br />
hướng giảm dần hay tăng dần.<br />
mà các phẫu thuật điều trị loét dạ dày tá tràng<br />
Ngoại trừ 2 trường hợp nhập viện vì nôn ói,<br />
ngày càng hạn chế, các yếu tố thuận lợi có gì<br />
còn lại đều nhập viện vì lý do chính là đau<br />
thay đổi ? Dựa vào các yếu tố thuận lợi và ứng<br />
bụng. Thời gian từ lúc có triệu chứng đau bụng<br />
dụng CT scan trong chẩn đoán, liệu có cải thiện<br />
đến khi được chẩn đoán tắc ruột trung bình<br />
được khả năng chẩn đoán trước mổ? Qua<br />
khoảng 1,7 ngày. Các triệu chứng cơ năng và<br />
nghiên cứu này, chúng tôi muốn khảo sát các<br />
thực thể được tóm tắt trong bảng dưới đây:<br />
yếu tố thuận lợi thường gặp hiện nay, cũng như<br />
Bảng 1. Triệu chứng cơ năng và thực thể.<br />
trình bày kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi<br />
Triệu chứng<br />
Tỉ lệ %<br />
trong việc chẩn đoán và điều trị tắc ruột do bã<br />
Đau bụng quặn cơn<br />
93,3<br />
thức ăn.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, hồi<br />
cứu hồ sơ tất cả các trường hợp tắc ruột non cấp<br />
tính do bã thức ăn tại Bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2010.<br />
Chẩn đoán tắc ruột dựa trên các triệu chứng<br />
lâm sàng (đau bụng quặn cơn, nôn ói, trướng<br />
bụng,bí trung đại tiện), phim X quang bụng<br />
đứng không sửa soạn (mực nước hơi ruột non).<br />
Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định tắc ruột do<br />
bã thức ăn dựa vào tổn thương tìm thấy trong<br />
mổ. Những trường hợp phẫu thuật viên mô tả<br />
không rõ ràng nguyên nhân tắc ruột hoặc bã<br />
<br />
54<br />
<br />
Nôn ói<br />
Bí trung tiện<br />
Bí đại tiện<br />
Chướng bụng<br />
Tăng nhu động ruột<br />
Dấu quai ruột nổi hoặc dấu rắn bò<br />
Đề kháng thành bụng<br />
Sờ được khối bã<br />
<br />
83,3<br />
36,7<br />
50<br />
90<br />
85,7<br />
20<br />
13,3<br />
3,3<br />
<br />
Chúng tôi có 20/30 trường hợp (66,7%) có<br />
tiền căn mổ cũ. Trong đó có 12 trường hợp<br />
(40%) có tiền căn mổ liên quan đến dạ dày: 11<br />
trường hợp có tiền căn mổ cắt dạ dày, 1 trường<br />
hợp cắt TK X kèm nối vị tràng. Ngoài ra, có<br />
10/30 trường hợp (33,3%) có tiền căn phẫu thuật<br />
khác liên quan đến vùng bụng. Tiền căn đau<br />
bụng do dính, bán tắc ruột do dính được ghi<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
nhận trong 6/30 trường hợp (20%). Chúng tôi<br />
không khảo sát được yếu tố tiền căn ăn uống và<br />
tình trạng răng miệng của bệnh nhân (chỉ có 2<br />
trường hợp có khám răng bệnh nhân và ghi<br />
nhận bệnh nhân mất khá nhiều răng).<br />
Tất cả các trường hợp đều được chụp<br />
Xquang bụng không sửa soạn, một số được chỉ<br />
định thêm siêu âm bụng và CT scan bụng. Kết<br />
quả chẩn đoán hình ảnh được tóm tắt trong<br />
bảng dưới đây:<br />
Bảng 2. Kết quả chẩn đoán hình ảnh.<br />
Chẩn đoán nguyên<br />
Chẩn đoán xác<br />
nhân bã thức ăn gây<br />
định tắc ruột<br />
tắc ruột<br />
<br />
Phương tiện<br />
XQ bụng đứng<br />
không sửa soạn<br />
(n=30)<br />
Siêu âm bụng<br />
(n=21)<br />
CT scan bụng<br />
(n=14)<br />
<br />
29 (96,7%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
11 (52,4%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
13 (92,9%)<br />
<br />
8 (57,1%)<br />
<br />
Có 14/30 trường hợp (46,7%) chẩn đoán<br />
trước mổ nghĩ đến tắc ruột do bã thức ăn (chẩn<br />
đoán chính hay chẩn đoán phân biệt). Trong đó<br />
có 8 trường hợp dựa vào kết quả CT scan,<br />
những trường hợp còn lại dựa vào tiền căn nghi<br />
ngờ.<br />
Tất cả các trường hợp đều được chỉ định<br />
phẫu thuật cấp cứu, chia làm 2 nhóm: mổ mở và<br />
mổ nội soi. Không có trường hợp nào có biến<br />
chứng viêm phúc mạc do hoại tử ruột. Kết quả<br />
phẫu thuật được tóm tắt trong bảng dưới đây:<br />
Bảng 3. Kết quả phẫu thuật.<br />
Kết quả<br />
<br />
Phương pháp<br />
mổ<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
(phút)<br />
Tai biến trong<br />
mổ<br />
<br />
Mổ mở (n=26)<br />
-Đẩy bã qua manh<br />
tràng: 14ca (53,8%)<br />
-Mở ruột lấy khối bã:<br />
10 ca (38,5%)<br />
-Cắt đoạn ruột: 2 ca<br />
(7,7%)<br />
72,5 ± 36,2<br />
(35-205)<br />
<br />
Mổ nội soi (n=4)<br />
-Mổ nội soi thành<br />
công: 3 ca (75%)<br />
-Chuyển mổ mở, xẻ<br />
ruột lấy bã: 1 ca<br />
(25%)<br />
<br />
2 (7,7%)<br />
<br />
1 (25%)<br />
<br />
61,3 ± 8,5<br />
(50-70)<br />
<br />
Tỉ lệ tai biến trong mổ chung cho 2 nhóm là<br />
10%. Ba trường hợp tai biến trong mổ đều là tai<br />
biến thủng ruột khi gỡ dính. Các trường hợp<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này đều được xử trí bằng cách khâu lại (mổ mở<br />
hay nội soi) và có diễn tiến tốt sau mổ. Trong<br />
mổ, toàn bộ khoang bụng được đánh giá một<br />
cách cẩn thận, ghi nhận ban đầu vị trí thương<br />
tổn gây tắc ruột và các vị trí dính ruột lên thành<br />
bụng, đồng thời kiểm tra toàn bộ dạ dày, ruột<br />
non để tìm những bã thức ăn khác (nếu có). Có<br />
25 trường hợp (83,3%) chỉ có 1 bã thức ăn, 2<br />
trường hợp có 2 bã, và 3 trường hợp có trên 2 bã.<br />
Tất cả những bã thức ăn đều được tìm thấy ở<br />
ruột non, trong đó bã thức ăn ở hồi tràng chiếm<br />
đa số với 69% các trường hợp. Kích thước bã<br />
thức ăn nhỏ nhất là 2x4cm, lớn nhất có thể đạt<br />
đến 20cm chiều dài. Trong mổ ghi nhận có 5/30<br />
trường hợp (16,7%) có kèm dính ruột phải gỡ<br />
dính.<br />
Sau mổ, bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng<br />
đường tĩnh mạch đến khi trung tiện được thì<br />
cho tập ăn đường miệng. Có 3 trường hợp có<br />
biến chứng sau mổ, chiếm tỉ lệ 10%. Đó là 1<br />
trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ và 2 trường<br />
hợp viêm phổi (trong đó có 1 trường hợp diễn<br />
tiến nặng, dẫn đến suy hô hấp, tử vong). Tỉ lệ tử<br />
vong sau mổ là 3,3%. Thời gian nằm viện trung<br />
bình của nhóm mổ mở và nhóm mổ nội soi lần<br />
lượt là 7,2 và 6 ngày.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tắc ruột do bã thức ăn là một bệnh hiếm<br />
gặp. Ghosheh(5) hồi cứu 1061 trường hợp tắc<br />
ruột thì chỉ có 0,8% nguyên nhân là do bã thức<br />
ăn. Còn theo tác giả Lo(8) tỉ lệ này thay đổi từ<br />
0,3% đến 6%. Tại Việt Nam, Nguyễn Đức Ninh<br />
tổng kết 480 trường hợp tắc ruột, trong đó có 3<br />
trường hợp do bã thức ăn (0,5%). Trong các<br />
nghiên cứu, nam giới thường chiếm ưu thế (dù<br />
không thể lý giải được nguyên nhân)(1,11,13).<br />
Nhóm tuổi trung bình thường trên 50 tuổi(1,13).<br />
Điều này có lẽ do nhóm bệnh nhân lớn tuổi<br />
thường có tiền căn mổ cũ, kèm với yếu tố thuận<br />
lợi là rụng răng, sức nhai kém.<br />
Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình<br />
thủy phân cellulose trực tiếp hay gián tiếp đều<br />
là yếu tố thuận lợi của tắc ruột do bã thức ăn.<br />
Những yếu tố thuận lợi từng được đề cập là: cắt<br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
dạ dày hoặc cắt TK X (kèm mở rộng môn vị<br />
hoặc nối vị tràng), tiền căn mổ cũ gây dính ruột,<br />
viêm hẹp lòng ruột, ăn thức ăn có nhiều chất xơ,<br />
sức nhai kém… Tác giả Hà Văn Quyết(6) tổng kết<br />
31 trường hợp tắc ruột do bã thức ăn nhận thấy<br />
có 14 trường hợp (45%) có tiền sử cắt dạ dày hay<br />
thần kinh X. Còn theo tác giả Nguyễn Đình<br />
Hối(9), tỉ lệ này là 64,3%. Các tác giả nước ngoài<br />
cũng cho kết quả tương tự, với tỉ lệ bệnh nhân<br />
có tiền căn phẫu thuật dạ dày từ 60% đến<br />
87,5%(1,2,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ<br />
bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật dạ dày chỉ có<br />
40%, ít hơn hẳn so với các báo cáo trên. Điều<br />
này có lẽ do trong thời đại ngày nay, điều trị nội<br />
khoa viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng hiệu<br />
quả, dẫn đến việc chỉ định phẫu thuật cắt dạ<br />
dày do loét hoặc cắt thần kinh X ngày càng hạn<br />
chế. Do đó, yếu tố này ngày càng ít đi, chỉ gặp ở<br />
những bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử mổ dạ dày<br />
lâu năm. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận được<br />
33,3% trường hợp có tiền căn phẫu thuật khác ở<br />
vùng bụng, 20% trường hợp có tiền căn bán tắc<br />
ruột do dính được điều trị nội khoa, và trong<br />
mổ ghi nhận 16,7% trường hợp có dính ruột<br />
nhiều phải gỡ dính. Tiền căn phẫu thuật khác ở<br />
vùng bụng là yếu tố thuận lợi thứ 2 được đề cập<br />
sau phẫu thuật dạ dày, khoảng 14,3-18,5%(10,13).<br />
Tỉ lệ dính ruột kèm bã thức ăn từ 13,2% đến<br />
26,7%(10,1).<br />
Trong 30 trường hợp của chúng tôi, chỉ có 2<br />
trường hợp bệnh nhân được khám răng và đều<br />
ghi nhận bệnh nhân mất khá nhiều răng, không<br />
có trường hợp nào khai thác tiền căn ăn uống<br />
trước nhập viện. Khả năng nhai kém, rụng răng<br />
và tiền căn ăn thức ăn nhiều chất xơ được các tác<br />
giả khác xem là yếu tố thuận lợi chủ yếu ở các<br />
bệnh nhân không có tiền căn phẫu thuật và<br />
được khai thác rất đầy đủ khi bệnh nhân nhập<br />
viện. Theo một số tác giả, tỉ lệ bệnh nhân có sức<br />
nhai kém hoặc mất răng là 14,3-27,3%(1,11,13). Tiền<br />
căn ăn thức ăn nhiều chất xơ thậm chí còn có tỉ<br />
lệ cao hơn, 39,4-53,3%(1,4,11).<br />
Về mặt triệu chứng lâm sàng, tắc ruột do bã<br />
thức ăn không khác biệt so với các trường hợp<br />
tắc ruột non do bít. Hai triệu chứng cơ năng phổ<br />
<br />
56<br />
<br />
biến nhất là đau bụng quặn cơn (93,3%) và nôn<br />
ói (83,3%). Kết quả này khá tương đồng với các<br />
tác giả trong và ngoài nước, với tỉ lệ bệnh nhân<br />
có triệu chứng đau bụng chiếm 97,4-100%, còn<br />
nôn ói chiếm 81,6-100%(10,13). Hầu hết bệnh nhân<br />
có triệu chứng đau bụng diễn tiến từ từ, trung<br />
bình 1,7 ngày từ lúc khởi phát đến khi được<br />
chẩn đoán. Hai triệu chứng thực thể phổ biến<br />
nhất là chướng bụng (90%) và tăng nhu động<br />
ruột (85,7%). Vì kích thước bã thức ăn không<br />
lớn, kèm với tình trạng chướng bụng nhiều, nên<br />
triệu chứng sờ thấy khối bã rất thấp, chỉ khoảng<br />
3,3%. Tỉ lệ này theo Nguyễn Văn Hải(10) là 2,6%,<br />
còn theo Hà Văn Quyết(6) là 17%.<br />
Về phương diện hình ảnh học, XQ bụng<br />
đứng không sửa soạn chỉ có vai trò chẩn đoán<br />
xác định tắc ruột cơ học. Đối với siêu âm, tỉ lệ<br />
thấy được bã thức ăn gây tắc ruột thay đổi từ<br />
2,6-88% trong nhiều nghiên cứu(10,2,3,7). Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, không có trường<br />
hợp nào chẩn đoán được nguyên nhân bã<br />
thức ăn gây tắc ruột dựa vào 2 phương tiện<br />
hình ảnh này. Theo các tác giả trước đây, tỉ lệ<br />
chẩn đoán được tắc ruột do bã thức ăn rất<br />
thấp, chỉ khoảng 3-18%(10,9,6,8). Cũng như tác<br />
giả Nguyễn Văn Hải(10), chúng tôi nghĩ muốn<br />
chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn, trước tiên<br />
phải nghĩ đến nó trước, từ đó khai thác thật<br />
kỹ các yếu tố thuận lợi trên bệnh nhân. Bên<br />
cạnh đó, chúng tôi dựa vào giá trị của CT scan<br />
trong chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột. Tỉ lệ<br />
chẩn đoán được tắc ruột do bã thức ăn trước<br />
mổ của chúng tôi khá cao, đến 46,7%, trong<br />
đó có 8/14 trường hợp (57,1%) là dựa vào kết<br />
quả CT scan. Trên CT scan, tắc ruột do bã<br />
thức ăn cho hình ảnh một khối có hình bầu<br />
dục hoặc hình tròn nằm ngay ranh giới giữa<br />
ruột dãn và ruột xẹp, có vỏ bao rõ, đậm độ<br />
hỗn hợp giữa khí và mô mềm, không bắt<br />
thuốc cản quang. Theo các tác giả nước ngoài,<br />
CT scan có tỉ lệ chẩn đoán được tắc ruột do bã<br />
thức ăn khoảng 77,8-100%(1,2,14), và là phương<br />
tiện hình ảnh có giá trị nhất trong chẩn đoán.<br />
Dựa vào CT scan, ta còn có thể xác định số<br />
lượng, vị trí, kích thước khối bã.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tất cả các trường hợp đều được chỉ định mổ<br />
cấp cứu, trong đó có 4 trường hợp (13,3%) được<br />
chỉ định mổ nội soi. Do hạn chế của thiết kế<br />
nghiên cứu, cũng như số liệu của nhóm mổ nội<br />
soi còn ít, chúng tôi không đưa ra so sánh giữa 2<br />
nhóm mổ mở và nội soi. Ở nhóm mổ mở,<br />
phương pháp được lựa chọn chủ yếu là đẩy bã<br />
xuống manh tràng (53,8%). Những yếu tố gây<br />
khó khăn cho phẫu thuật viên là kích thước khối<br />
bã quá lớn, khối bã dính chặt vào thành ruột và<br />
ruột bên dưới dính nhiều. Phương pháp kế tiếp<br />
được lựa chọn là xẻ ruột lấy khối bã (38,5%).<br />
Chúng tôi có 2 ca phải cắt đoạn ruột, nối tận-tận<br />
(7,7%). Nhược điểm của 2 phương pháp này là<br />
có nguy cơ bục xì chỗ khâu ruột. Tỉ lệ này theo<br />
Hà Văn Quyết(6) đến 13%. Chúng tôi, cũng như<br />
một số tác giả khác, không có trường hợp nào có<br />
biến chứng này cần phải mổ lại(10,1,13). Ở nhóm<br />
mổ nội soi, tỉ lệ thành công đẩy khối bã xuống<br />
manh tràng là 75%. Một trường hợp thất bại<br />
phải chuyển mổ mở vì khối bã quá lớn, dính<br />
chặt vào thành ruột. Trường hợp này cũng<br />
không thể dùng tay bóp đẩy khối bã mà phải xẻ<br />
ruột lấy khối bã. Cũng như ý kiến của một số tác<br />
giả khác, chúng tôi nhận thấy những yếu tố có<br />
thể gây khó khăn cho mổ nội soi là: tình trạng<br />
ruột chướng nhiều làm hẹp phẫu trường, kích<br />
thước khối bã quá lớn hay khối bã dính quá<br />
chặt, ruột dính nhiều…Tỉ lệ biến chứng sau mổ<br />
là 10%, tỉ lệ tử vong là 3,3%. Theo các tác giả<br />
khác, tỉ lệ biến chứng sau mổ dao động khoảng<br />
13-16,7%, còn tỉ lệ tử vong là 0%(10,1,13).<br />
<br />
gặp ở đoạn cuối hồi tràng do đường kính ruột<br />
nhỏ và có van hồi manh tràng. Theo<br />
Verstandig(12), tắc ruột cao ở đoạn đầu hồi tràng<br />
và hỗng tràng có thể do dính ruột sau mổ góp<br />
phần vào. Chúng tôi không có trường hợp nào<br />
có kèm bã thức ăn ở dạ dày, trong khi theo các<br />
tác giả nước ngoài, tỉ lệ này có thể lên đến<br />
23,2%(3,11).<br />
<br />
Theo ghi nhận trong mổ, có 16,7% trường<br />
hợp có từ 2 khối bã trở lên. Tỉ lệ có nhiều khối<br />
bã trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải chỉ có<br />
2,6%(10). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nước<br />
ngoài, tỉ lệ này cao hơn nhiều. Yakan(13) ghi nhận<br />
21,4% trường hợp có 2 khối bã. Còn theo<br />
Erzurumlu(3), có 17,6% trường hợp có 2 khối bã,<br />
5,9% trường hợp có trên 2 khối bã. Bỏ sót khối<br />
bã ở phía trên chỗ tắc là một trong những<br />
nguyên nhân gây tắc ruột do bã thức ăn tái phát<br />
sớm trong thời kỳ hậu phẫu. Vị trí phổ biến của<br />
bã thức ăn là hồi tràng (69%). Điều này phù hợp<br />
với lý thuyết cho rằng tắc ruột do bã thức ăn hay<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Trong thời gian nghiên cứu, có 2 trường hợp<br />
tái phát, chiếm tỉ lệ 7,1%. Tỉ lệ này theo tác giả<br />
Hà Văn Quyết là 10%(6), còn đối với các tác giả<br />
nước ngoài là 0%(2,13). Chúng tôi nhận thấy, phẫu<br />
thuật chỉ là biện pháp tạm thời giải quyết<br />
nguyên nhân tắc nghẽn cấp tính, chứ không<br />
phải là phương pháp triệt để. Vì vậy, để tránh<br />
tái phát, cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi như gỡ<br />
dính ruột, cắt đoạn ruột bị hẹp, tư vấn bệnh<br />
nhân chuyển sang chế độ ăn ít chất xơ (nhất là<br />
những bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật<br />
dạ dày).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh hiếm gặp,<br />
khả năng chẩn đoán được trước mổ còn hạn chế.<br />
Dựa vào các yếu tố thuận lợi và giá trị của CT<br />
scan bụng, ta có thể cải thiện khả năng chẩn<br />
đoán. Phẫu thuật là cách điều trị tốt nhất cho<br />
bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phẫu<br />
thuật nội soi có thể được lựa chọn. Bên cạnh đó,<br />
cần phải tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân trước<br />
khi ra viện để tránh tái phát, đặc biệt là trên<br />
nhóm bệnh nhân có tiền căn mổ dạ dày.<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bedioui H, Daghfous A, Ayadi M, Noomen R, Chebbi F, Rebai<br />
W, et al. (2008). A report of 15 cases of small-bowel obstruction<br />
secondary to phytobezoars: predisposing factors and diagnostic<br />
difficulties. Gastroenterol Clin Biol, 32(6-7): 596-600.<br />
Dirican A, Unal B, Tatli F, Sofotli I, Ozgor D, Piskin T, et al.<br />
(2009). Surgical treatment of phytobezoars causes acute small<br />
intestinal obstruction. Bratisl Lek Listy, 110(3): 158-161.<br />
Erzurumlu K, Malazgirt Z, Bektas A, Dervisoglu A, Polat C,<br />
Senyurek G, et al. (2005). Gastrointestinal bezoars: a<br />
retrospective analysis of 34 cases. World J Gastroenterol, 11(12):<br />
1813-1817.<br />
Escamilla C, Robles CR, Parrilla PP, Lujan MJ, Liron RR,<br />
Torralba MJA (1994). Intestine obstruction and bezoars. J Am<br />
Coll Surg, 178: 285-288.<br />
<br />
57<br />
<br />