Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
ETDRS Research Group", Ophthalmology, 96 (6), pp. 746-50;<br />
discussion 750-1.<br />
Kylstra JA, Brown JC, Jaffe GJ, et al. (1999). "The importance of<br />
fluorescein angiography in planning laser treatment of diabetic<br />
macular edema", Ophthalmology, 106 (11), pp. 2068-73.<br />
Nguyễn Thị Tuyết Minh (1998). Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc<br />
ĐTĐ tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí<br />
Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.<br />
Phạm Văn Hoàng (2004). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý võng<br />
mạc ĐTĐ bằng quang đông võng mạc với laser YAG 532, Trường<br />
ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa cấp<br />
II.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Shimura M, Yasuda K, Nakazawa T, et al. (2003). "Quantifying<br />
alterations of macular thickness before and after panretinal<br />
photocoagulation in patients with severe diabetic retinopathy<br />
and good vision", Ophthalmology, 110 (12), pp. 2386-94.<br />
Võ Thị Hoàng Lan (2000). Khảo sát bệnh võng mạc ĐTĐ bằng<br />
chụp mạch huỳnh quang tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp.<br />
HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.<br />
Wolfensberger TJ (1999). "The historical discovery of macular<br />
edema", Doc Ophthalmol, 97 (3-4), pp. 207-16.<br />
<br />
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN RẤT TRẺ<br />
Hoàng Quốc Hòa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ST chênh lên thường xảy ra trên bệnh nhân (BN) từ tuổi trung<br />
niên trở đi. Tuy nhiên, xu hướng nhồi máu cơ tim với tuổi trẻ hóa ngày càng tăng, không chỉ trên thế giới, mà<br />
còn ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm bệnh nhân rất trẻ (tuổi ≤ 35), với những điểm khác biệt cơ bản so với nhóm<br />
bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thường gặp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu quan sát này nhằm khảo sát<br />
đặc điểm riêng biệt của nhóm bệnh nhân NMCT tuổi rất trẻ này. Mục tiêu nghiên cứu :Khảo sát về yếu tố nguy<br />
cơ, đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương mạch vành và điều trị ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên<br />
với tuổi ≤ 35 được chụp và can thiệp mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 04/2009 đến<br />
09/2010.<br />
Phương pháp nghiên cứu : Hồi cứu, mô tả.<br />
Kết quả: Từ 04/2009- 09/2010, trên 210 trường hợp NMCT cấp ST chênh lên được chụp và can thiệp<br />
mạch vành tiên phát, chúng tôi chọn được 05 (2,4%) trường hợp tuổi ≤ 35. 100% là nam giới với tuổi trung<br />
bình 32,6 ± 2,0, tuổi từ 30 đến 35. Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành<br />
sớm, thừa cân, béo phì là các yếu tố nguy cơ được ghi nhận. Trong đó, 100% trường hợp có rối loạn lipid máu,<br />
80% trường hợp có HDL-cholesterol thấp đơn độc hoặc kèm với các rối loạn LDL- cholesterol hay Triglyceride<br />
máu. Có 80% trường hợp có hút thuốc lá nhiều, 80% trường hợp có thừa cân và béo phì. 100% trường họp có<br />
đau ngực kiểu vành điển hình, nhập viện sớm, bệnh cảnh lâm sàng nhẹ với điểm TIMI thấp và Killip 1. Tất cả<br />
đều có sang thương mạch vành hẹp có ý nghĩa, 80% trường hợp có huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng<br />
chảy mạch vành. Can thiệp mạch vành sớm cho tỷ lệ thành công cao : 100% thành công về mặt thủ thuật, 80%<br />
trường hợp chức năng tâm thu thất trái bảo tồn sau can thiệp với tiên lượng ngắn hạn tốt.<br />
Kết luận: Nam giới chiếm tuyệt đối trong nhóm nhồi máu cơ tim người rất trẻ. Nguyên nhân do xơ vữa<br />
mạch vành với các yếu tố nguy cơ (YTNC) điển hình: hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tiền căn gia đình có bệnh<br />
mạch vành sớm, thừa cân, béo phì. Rối loạn lipid máu chủ yếu là HDL-cholestrol thấp kèm LDL- cholesterol bình<br />
thường hoặc tăng. hs -CRP tăng cao chứng tỏ vai trò quan trọng của viêm trong cơ chế sinh bệnh NMCT ở<br />
người rất trẻ. Lâm sàng với đau ngực kiểu vành điển hình, bệnh nhân nhập viện sớm. Bệnh cảnh lâm sàng<br />
thường nhẹ, can thiệp mạch vành tiên phát qua da cho kết quả tốt và tiên lượng ngắn hạn khả quan.<br />
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Rối loạn lipid máu, Hút thuốc lá, Thừa cân, Béo phì, Động<br />
mạch vành thủ phạm, Can thiệp mạch vành tiên phát qua da, Tiên lượng ngắn hạn.<br />
* Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Hoàng Quốc Hòa<br />
<br />
112<br />
<br />
ĐT: 0913. 155. 666<br />
<br />
E-mail: bshoangquochoa@yahoo. com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION IN THE VERY YOUNG ALDULTS<br />
Hoang Quoc Hoa * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 111 - 115<br />
Introduction: ST segment elevation myocardial infarction (STEMI) usually occur in middle-aged and older<br />
people. However, there is increasing STEMI trend in younger adults, not only in the world, but in Vietnam,<br />
especially in very young adults with STEMI (age ≤ 35) with basic distinctive characteristics. We study special<br />
clinical characteristics of very young adults with STEMI.<br />
Objectives: To study coronary artery disease (CAD) risk factors, clinical features and coronary lesion<br />
morphology and treatment of very young adults with STEMI , treated with primary percutaneous coronary<br />
intervention (PCI) at Gia Dinh People’s Hospital from April 2009 to September 2010.<br />
Methods: Retrospective and descriptive study.<br />
Results: Among 210 patients with STEMI, 05 were 35 years- old or younger (2.4%), treated with primary<br />
PCI from 04/2009 - 09/2010. All were males with the mean age of 32.6 ± 2.07 (range 30 to 35). Dyslidemias,<br />
tobacco use, overweight, obesity are CAD risk factors noted . 100% of cases were dyslidemias, 80% of cases were<br />
low HDL-cholesterol only or associated with LDL-cholesterol or Triglyceridemia disorders. 80% of cases were<br />
heavy smokers. Overweight and obesity were seen in 80% of cases. 100% of cases were typical coronary chest<br />
pain, early admission, mild clinical features with low TIMI scores and Killip 1 classification. All have significant<br />
coronary lesion, 80% of cases have thrombus causing totally occluded coronary flow. Early primary PCI with<br />
high susscess rate (100%). 80% of cases were reserve left ventricular sytolic function after PCI, and favorable<br />
short-term outcome.<br />
Conclusions: - All STEMI patients ≤ 35 years- old are males. - Atherosclerotic coronary artery disease is the<br />
main cause with classical risk factors: tobacco use, dyslipidemias, family history of premature CAD, overweight<br />
and obesity. - Dyslipidemias are mainly low HDL-cholestrol associated with normal or increased LDLcholesterol. - Highly elevated hs-CRP levels demonstrate the important role of inflamation in pathogenesis<br />
mechanism of very young adults with STEMI. - Clinical features are typical coronary chest pain, early admission.<br />
Primary PCIs give good results and favorable short-term outcomes.<br />
Keywords: ST segment elevation myocardial infarction (STEMI), Dyslidemia, Overweight, Obesity, Culprit<br />
coronary lesion Primary Percutaneous Coronary Intervention(Primary PCI), short –term prognosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
- Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ít xảy ra<br />
trên bệnh nhân tuổi trẻ. Các nghiên cứu trước<br />
đây cho thấy tỷ lệ NMCT người trẻ (≤45 tuổi) chỉ<br />
chiếm từ 2%-10% trên tổng số các trường hợp<br />
NMCT ST chênh lên (10). Hầu hết các nghiên cứu<br />
về NMCT cấp trên thế giới đều chọn mức ≤ 45<br />
tuổi là NMCT trẻ tuổi và ≤ 35 tuổi là NMCT tuổi<br />
rất trẻ. Chúng tôi thực hiện đề tài khảo sát đặc<br />
điểm lâm sàng, hình thái tổn thương động mạch<br />
vành (ĐMV) và kết quả điều trị ở nhóm bệnh<br />
nhân NMCT tuổi rất trẻ này.<br />
<br />
- Khảo sát về yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm<br />
sàng tổn thương mạch vành thủ phạm và tiên<br />
lượng các trường hợp NMCT ST chênh lên ≤ 35<br />
tuổi (04/2009 - 09/2010) được chụp và can thiệp<br />
mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân<br />
(BVND) Gia Định.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Chúng tôi chọn được 05 trường hợp ≤ 35<br />
tuổi qua hồi cứu 216 trường hợp NMCT ST<br />
chênh lên thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội<br />
Tim học và trường môn Tim học Hoa kỳ<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
(AHA/ACC) được chụp và can thiệp động mạch<br />
vành tiên phát tại BVND Gia Định.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Ca lâm sàng, hồi cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
Đánh giá yếu tố nguy cơ<br />
Rối loạn lipid máu được định nghĩa theo<br />
Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc Gia<br />
Hoa Kỳ (NCEP ATP) III 2001.<br />
Thừa cân và béo phì được định nghĩa theo<br />
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)<br />
dành cho người Châu Á.<br />
Tăng huyết áp (HA) dựa theo định nghĩa<br />
theo tiêu chuẩn của Liên Ủy Ban Quốc Gia Hoa<br />
Kỳ về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều<br />
trị cao huyết áp (JNC) VII-2003.<br />
Đái tháo đường được định nghĩa theo tiêu<br />
chuẩn của WHO 2010.<br />
Yếu tố nguy cơ gia đình có bệnh mạch vành<br />
sớm: nam ≤ 55 tuổi, nữ ≤ 65 tuổi.<br />
- Phân độ nặng lâm sàng: dựa vào thang<br />
điểm TIMI và phân độ KILLIP.<br />
- Sang thương thủ phạm: dựa trên kết quả<br />
điện tâm đồ (ĐTĐ) và tiêu chuẩn vàng là hình<br />
ảnh chụp mạch vành.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng<br />
sớm dựa vào: hết triệu chứng đau ngực, xuất<br />
viện, rối loạn nhịp và/ hoặc đau ngực hậu<br />
nhồi máu cơ tim, choáng tim, tử vong trong<br />
thời gian nằm viện.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tuổi trung bình 32,6 ± 2,07, trong đó nhỏ<br />
nhất 30 tuổi, lớn nhất 35 tuổi, 100% (5/5) là nam<br />
giới.<br />
Bảng 1: Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành<br />
<br />
RLCH Lipid<br />
Hút thuốc lá<br />
TC gia đình BMV<br />
Đái tháo đường<br />
Tăng HA<br />
<br />
114<br />
<br />
Tổng<br />
n=5<br />
5/5<br />
4/5<br />
2/5<br />
0/5<br />
0/5<br />
<br />
Số lượng YTNC<br />
0<br />
01<br />
02<br />
≥ 03<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tổng<br />
n=5<br />
0<br />
1<br />
02<br />
02<br />
05<br />
<br />
%<br />
0<br />
20<br />
40<br />
40<br />
100<br />
<br />
Bảng 3: Rối loạn lipid máu<br />
Trường hợp<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
HDL (*)<br />
1, 3<br />
0, 8<br />
0, 8<br />
0, 8<br />
0, 89<br />
<br />
LDL (*)<br />
4, 3<br />
2, 0<br />
2, 1<br />
1, 2<br />
2, 9<br />
<br />
TG (*)<br />
2, 6<br />
1, 4<br />
1, 3<br />
13, 3<br />
0, 98<br />
<br />
(*): tính theo đơn vị mmol/L. Mẫu được lấy trong<br />
vòng 24 giờ nhập viện<br />
Bảng 4: Béo phì và thừa cân<br />
Số lượng YTNC<br />
Nhẹ cân<br />
Thừa cân<br />
Béo phì<br />
<br />
Tổng<br />
01<br />
02<br />
02<br />
<br />
%<br />
0<br />
40<br />
40<br />
<br />
- Tất cả các bệnh nhân đều có yếu tố nguy<br />
cơ bệnh mạch vành điển hình (Bảng 1): rối<br />
loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, thừa cân<br />
hay béo phì, tiền căn gia đình có bệnh mạch<br />
vành. Không ghi nhận trường hợp nào có đái<br />
tháo đường hay tăng HA. Đây cũng là nét đặc<br />
trưng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở nhóm<br />
bệnh nhân tuổi rất trẻ. Các yếu tố nguy cơ này<br />
góp phần trong bệnh lý mạch vành do xơ vữa,<br />
bắt đầu hình thành từ tuổi thiếu niên.<br />
80% (4/5) trường hợp có ≥ 2 yếu tố nguy cơ<br />
bệnh mạch vành (Bảng 2)<br />
<br />
Tuổi, giới và yếu tố nguy cơ (YTNC)<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
<br />
Bảng 2: Số lượng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành<br />
<br />
%<br />
100<br />
80<br />
40<br />
0<br />
0<br />
<br />
- Hút thuốc lá (Bảng 1)<br />
Là yếu tố nguy cơ hàng đầu thường gặp trên<br />
các bệnh nhân NMCT trẻ tuổi(5,13). Von Eyben và<br />
cộng sự ghi nhận 76%-91% NMCT trẻ tuổi có<br />
hút thuốc lá(12). Nguy cơ bệnh mạch vành ở<br />
người trẻ hút thuốc lá cao hơn nhóm không hút<br />
thuốc lá cùng độ tuổi(11).<br />
Bên cạnh khả năng gây tổn thương lớp nội<br />
mạc mạch vành, thuốc lá cũng làm tăng nguy<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
cơ co mạch gấp 20 lần so với người không hút<br />
thuốc(6).<br />
Nguy cơ bệnh mạch vành liên quan trực<br />
tiếp. đến số lượng điếu thuốc hút. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao:<br />
80% (4/5) trường hợp và cả 04 trường hợp đều<br />
nghiện thuốc lá nặng.<br />
<br />
- Rối loạn lipid máu (Bảng 3)<br />
Chúng tôi nhận thấy 100% (5/5) các<br />
trường hợp đều có rối loạn lipid máu, 80%<br />
(4/5) có HDL- cholesterol thấp, đây cũng là yếu<br />
tố gây tăng nguy cơ bệnh mạch vành do xơ<br />
vữa(2), 60% (3/5) trường hợp có mức LDL < 2,5<br />
mmol/L, 20% (1/5) trường hợp có LDL cao > 4,0<br />
mmol/L. Đặc điểm này có khác so với nhóm<br />
bệnh nhân NMCT tuổi trung niên nhưng tương<br />
tự một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.<br />
Kwame và cộng sự(1) nhận thấy 29% bệnh nhân<br />
NMCT trẻ tuổi có mức LDL < 100mg% (2,5<br />
mmol/L) và chỉ có 14% trường hợp có mức LDL<br />
>160 mg% (> 4, 0 mmol/L).<br />
01 trường hợp có tăng cao Triglyceride máu<br />
(TG) kèm HDL thấp. Theo NCEP – ATP III, tăng<br />
TG là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành độc lập<br />
với tăng LDL cholesterol.<br />
- Tiền căn gia đình bệnh mạch vành sớm ghi<br />
nhận trong 40% (2/5) trường hợp (Bảng 1).<br />
<br />
-Thừa cân và béo phì (Bảng 4)<br />
Có 80% (4/5) trường hợp thừa cân và béo<br />
phì, 20% (1/5) trường hợp nhẹ cân.<br />
- Theo Shiraishi và cộng sự(9), béo phì chiếm<br />
tỷ lệ cao: 66, 7% và được xem như yếu tố sinh<br />
bệnh quan trọng trên bệnh nhân NMCT tuổi rất<br />
trẻ.<br />
<br />
- Các YTNC khác như<br />
Đái tháo đường, tăng HA vốn rất thường<br />
gặp ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên tuổi<br />
trung niên trở lên nhưng không gặp trên 05<br />
bệnh nhân của chúng tôi.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
- Tất cả các trường hợp có đau ngực kiểu<br />
vành mới xuất hiện điển hình và đều nhập viện<br />
sớm trong vòng 6 giờ đầu sau đau ngực.<br />
- Đánh gía mức độ nặng, phân tầng nguy cơ<br />
trên lâm sàng: tất cả đều có điểm TIMI thấp và<br />
KILLIP I trên lâm sàng.<br />
<br />
- Kết quả ĐTĐ<br />
03 trường hợp NMCT cấp thành dưới không<br />
kèm thất phải.<br />
02 trường hợp NMCT cấp vùng trước vách.<br />
Kết quả ĐTĐ cũng phù hợp với vị trí tổn<br />
thương mạch vành thủ phạm khi chụp<br />
mạch vành.<br />
<br />
- Tăng hs-CRP<br />
100% (5/5) trường hợp đều có hs- CRP tăng<br />
cao. Paul M. Ridker và cộng sự cho rằng hs-CRP<br />
không chỉ đơn thuần là một dấu ấn của viêm,<br />
nhưng còn có một vai trò sinh bệnh quan trọng<br />
trong bệnh động mạch vành(7,8). hs-CRP tăng cao<br />
chứng tỏ hiện tượng viêm đóng vai trò quan<br />
trọng trong cơ chế sinh bệnh NMCT tuổi rất trẻ.<br />
Đặc điểmmạch vành tổn thương<br />
Bảng 5: Số lượng mạch vành tổn thương<br />
Số lượng MV tổn thương<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Tổng<br />
n=5<br />
01<br />
02<br />
02<br />
<br />
%<br />
20<br />
40<br />
40<br />
<br />
- Vị trí tổn thương thủ phạm:<br />
ĐM vành xuống trước trái (LAD): 40% (2/5).<br />
ĐM vành phải (RCA): 40% (2/5).<br />
ĐM mũ (LCx): 20% (1/5).<br />
- Kết quả này phù hợp với ghi nhận vùng<br />
nhồi máu cơ tim trên ĐTĐ trước can thiệp.<br />
- 80% (4/5) trường hợp có huyết khối gây tắc<br />
hoàn toàn dòng chảy TIMI 0,20% (1/5) hẹp rất<br />
khít > 95%.<br />
- 100% (5/5) trường hợp đều có sang thương<br />
hẹp có ý nghĩa (≥ 70%).<br />
- Như chúng ta đã biết, nguyên nhân nhồi<br />
máu cơ tim ở người rất trẻ chia làm hai nhóm:<br />
<br />
115<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Nhóm bệnh mạch vành do xơ vữa và nhóm<br />
không do xơ vữa(4).<br />
- Chụp mạch vành là một tiêu chuẩn để chẩn<br />
đoán bệnh lý mạch vành do xơ vữa. Trên 5 bệnh<br />
nhân của chúng tôi: 100% (5/5) trường hợp đều<br />
có sang thương hẹp có ý nghĩa, 80% (4/5) trường<br />
hợp tổn thương lan tỏa ≥ 2 nhánh mạch vành<br />
(Bảng 5). Điều này chứng tỏ nguyên nhân tổn<br />
thương mạch vành là do xơ vữa mạch.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
Lâm sàng với đau ngực kiểu vành điển hình,<br />
bệnh nhân nhập viện sớm. Bệnh cảnh lâm sàng<br />
thường nhẹ và tiên lượng ngắn hạn tốt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Kết quả và tiên lượng ngắn hạn<br />
- 100% (5/5) trường hợp đều đạt thành<br />
công về giải phẫu, thủ thuật và thành công về<br />
lâm sàng.<br />
- 80% (4/5) trường hợp có chức năng tâm thu<br />
thất trái bảo tồn (phân suất tống máu thất trái ><br />
55%) trên siêu âm tim sau can thiệp.<br />
- Không có trường hợp nào rối loạn nhịp và/<br />
hoặc đau ngực hậu nhồi máu cơ tim, choáng<br />
tim, tử vong trong thời gian nằm viện.<br />
- Kết quả trên cũng tương tự với kết quả<br />
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Theo<br />
Elvis B. và cộng sự, tiên lượng ngắn và trung<br />
hạn thường tốt(3).<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
10.<br />
<br />
Nam giới chiếm tuyệt đối trong nhóm nhồi<br />
máu cơ tim người rất trẻ.<br />
Nguyên nhân do xơ vữa mạch vành với các<br />
yếu tố nguy cơ điển hình: hút thuốc lá, rối loạn<br />
lipid máu, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành<br />
sớm, thừa cân, béo phì.<br />
Rối loạn lipid máu chủ yếu là HDLcholestrol thấp kèm LDL - cholesterol bình<br />
thường hoặc tăng.<br />
hs-CRP tăng cao chứng tỏ vai trò quan trọng<br />
của viêm trong cơ chế sinh bệnh NMCT người<br />
rất trẻ.<br />
<br />
116<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Akosah KO., Cerniglia RM, Havlik P, Schaper A (2001).<br />
Myocardial Infarction in Young Adults with Low-Density<br />
Lipoprotein Cholesterol Levels < 100 mg/dL. Chest 2001;<br />
120:1953–1958.<br />
Boden WF. (2000). High-density lipoprotein cholesterol as an<br />
independant risk factor in cardiovascular disease: Assessing the<br />
data from Framingham to the Veterans Affairs High-Density<br />
Lipoprotein Intervention Trial. Am J Cardiol 2000; 86:19L-22L.<br />
Brscic E, Bergerone S, Gagnor A. (2000). Acute Myocardial<br />
Infarction in Young Adults. American Heart Journal. 2000; 139.<br />
Cengel A, Tanindi A. (2009). Myocardial infarction in the young.<br />
JPGM 2009;55 -4:305 -313<br />
Gostmamm I, Cotan CH, Mosseri M. (2003). Clinical<br />
manifestations and outcome of acute myocardial infarction in<br />
very young patients, IMAJ 2003;5:633-636<br />
Menyar AA. Drug-Induced Myocardial Infarction Secondary to<br />
Coronary Artery Spasm in Teenagers and Young Adults. J<br />
Postgrad Med 2006;52:51-6<br />
Ridker PM et al (1997) ”inflammation, Aspirin and the risk of<br />
Cardiovascular disease in apperently healthy man”, N Engl J<br />
Med, 336, pp973-979<br />
Ridker PM, Rifai N, Rose L, Buring JE, Cook NR (2002).<br />
Comparison of C-reactive protein and LDLc levels in the<br />
prediction of first cardiovascular events. N Engl J Med;347:15571565<br />
Shiraishi J, Kohno Y, Sawada T et al. (2007). Pathogenesis of<br />
Acute Myocardial Infarction in Young Male Adults With or<br />
Without Obesity. J Cardiol 2007;49, 1:13-21<br />
Shiraishi J, Shiraishi H, Hayashi H, Sawada T, Tatsumi T,<br />
Azuma A, Matsubara H. (2005). Interventional Treatment for<br />
Very Young Adults With Acute Myocardial Infarction Clinical<br />
Manifestations and Outcome. Int Heart J 2005;46:1-12.<br />
Topol EJ. ed. (2002). Textbook of Cardiovascular Medicine<br />
second edition Lippincott-Williams & Wilkins Publishers,<br />
Philadelphia, PA 2002.:p;125.<br />
Von Eyben FE, Bech J, Madsen JK, et al. (1996). High prevalence<br />
of smoking in young patients with acute myocardial infarction. J<br />
Royal Soc Health 1996;116:153–6.<br />
Zimmerman FH, Cameron A, Fisher LD, Ng G. (1995).<br />
Myocardial infarction in young adults: Angiographic<br />
characterization, risk factors and prognosis (Coronary Artery<br />
Surgery Study). J Am Coll Cardiol 1995;26:654<br />
<br />