intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 cách kiểm soát đau - Lời khuyên tốt nhất

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

10 cách kiểm soát đau Lời khuyên tốt nhất để kiểm soát đau là thường xuyên thực hiện các chiến lược kiểm soát đau như luyện tập thư giãn và tự sống điều độ. Bạn càng thực hiện nghiêm túc bạn sẽ càng được lợi. Để duy trì tiến trình của bạn và tránh tái phát: 1. Theo đuổi mục tiêu. Chọn ra các vấn đề bạn quan tâm nhất, sau đó đưa ra một số mục tiêu đặc hiệu, thực tế và có thể đo lường được để giải quyết vấn đề này. Ví dụ bạn lo lắng sẽ bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 cách kiểm soát đau - Lời khuyên tốt nhất

  1. 10 cách kiểm soát đau Lời khuyên tốt nhất để kiểm soát đau là thường xuyên thực hiện các chiến lược kiểm soát đau như luyện tập thư giãn và tự sống điều độ. Bạn càng thực hiện nghiêm túc bạn sẽ càng được lợi. Để duy trì tiến trình của bạn và tránh tái phát: 1. Theo đuổi mục tiêu. Chọn ra các vấn đề bạn quan tâm nhất, sau đó đưa ra một số mục tiêu đặc hiệu, thực tế và có thể đo lường được để giải quyết vấn đề này. Ví dụ bạn lo lắng sẽ bị lại kiểu đau cũ như than vãn, phàn nàn hoặc ủ rũ. Hoặc có thể bạn lo lắng về việc tiếp tục chương trình tập luyện của mình. Hãy lập một danh mục, đánh dấu “X” vào mỗi mục tiêu của mình. Nhằm củng cố động cơ của mình, hãy yêu cầu người thân hoặc bạn bè kiểm tra định kỳ danh mục này.
  2. 2. Theo dõi sự tiến triển. Trông thấy những thành quả vừa đạt được sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục các mục tiêu của mình. Hãy dùng biểu đồ hoặc cách khác để thể hiện sự tiến bộ của bạn. 3. Tự viết cam kết. Một số người nhận thấy tự đưa ra một lời hứa cá nhân để cải thiện cuộc sống và điều trị đau sẽ giúp họ thực hiện được kế hoạch của mình. Hơn cả một mục tiêu, cam kết này sẽ là bằng chứng gắn với những thỏa ước khác trong cuộc sống của bạn. 4. Lên kế hoạch một ngày. Khi sắp xếp thời gian cho việc gì đó như luyện tập hoặc đi xem phim - bạn sẽ dễ thực hiện hơn. Cũng lên danh sách hoặc ghi chú những việc cần làm trên lịch để nhắc nhở. 5. Giữ môi trường xung quanh lành mạnh. Hãy nhìn quanh nhà và vứt bỏ những thứ dễ làm bạn trở lại những thói quen không có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, giường vẫn đặt ở phòng khách để tránh phải leo cầu thang lên phòng ngủ? Rèm cửa được kéo kín để giữ cho phòng đỡ sáng? Hãy để nhà bạn giống như một mái ấm chứ không giống bệnh viện hay nhà xác. Khi đi quanh nhà, bạn muốn thấy bằng chứng của một người sống hạnh phúc và năng động.
  3. 6. Tìm kiếm và nhận sự giúp đỡ. Nhận sự giúp đỡ của người khác không phải là dấu hiệu của ốm yếu, cũng không có nghĩa là bạn thất bại. Bạn cần người khác hỗ trợ trong cuộc sống và giúp đỡ khi khó khăn. Ngoài sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, hãy nghĩ tới việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ đau mạn tính. 7. Làm việc với bác sĩ. Bác sĩ là một trong những người hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Hãy cho bác sĩ biết về tiến triển và mọi trở ngại của bạn. Bác sĩ thường giúp bạn khắc phục những trở ngại này. 8. Hãy sống lạc quan. Liệt kê càng nhiều hành vi tích cực càng tốt và tự nhủ với bản thân khi bạn cảm thấy nản lòng hoặc có nguy cơ quay trở lại thói quen cũ với những hành vi không có lợi cho sức khỏe. Nếu điều này xảy ra, hãy chấp nhận và khắc phục một cách tích cực. 9. Chuẩn bị đối phó với tình huống khó khăn. Hãy liệt kê các tình huống có thể làm đảo lộn lối sống tích cực bạn đang thực hiện. Bất kể tình huống nào, hãy chuẩn bị kế hoạch ứng phó có thể thực hiện khi cần. Có thể bạn vẫn đi bộ 30 phút hàng ngày nhưng bạn biết thời tiết sẽ nhanh chóng thay đổi và bạn không thích ra ngoài vì lạnh hoặc tuyết. Bạn sẽ làm gì thay cho việc đi bộ 30 phút mỗi ngày? Có thể chọn đi bộ trong nhà. Hoặc đi dạo tại một
  4. trường học gần nhà trong thời gian cho phép. Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc trả tiền cho dịch vụ loại này. Ví dụ khác có thể là thay đổi tại nơi làm việc. Trong 1 tháng bạn sẽ thay đổi công việc và bạn sẽ đảm nhiệm một số trách nhiệm mới. Điều này làm bạn lo lắng. Một cách khiến sự chuyển tiếp này dễ dàng hơn là lên danh mục trước. Viết ra tất cả những vấn đề bạn cần phải học. Hãy ưu tiên việc quan trọng nhất rồi mới quyết định các bước cần thiết để học từng thứ một. Biết trước chính xác việc cần làm và cách làm việc đó sẽ giúp sự chuyển tiếp này ít gây căng thẳng hơn. 10. Tự thưởng. Tự thưởng là cách tốt để củng cố sự thay đổi tích cực. Khi bạn đạt được một mục tiêu hoặc hoàn thành một trong số các chiến lược kiểm soát của mình, hãy tự thưởng cho mình một điều thú vị nào đó. Có thể thư giãn bằng 1 tách trà sau mỗi lần đi bộ hằng ngày hoặc tham dự một sự kiện thể thao để hoàn thành mục tiêu giảm căng thẳng trong vòng 6 tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2