intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 câu hỏi thường gặp về cận thị học đường

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo số liệu thống kê cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị, được thống nhất với tên gọi “cận thị tuổi học đường” vì mắc ở lứa tuổi đang đi học. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về cận thị, yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, làm thế nào để phát hiện sớm bệnh cũng như vấn đề sử dụng kính cho trẻ… Báo SK&ĐS xin giới thiệu bài viết của BS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương nhằm giải đáp thắc mắc của độc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 câu hỏi thường gặp về cận thị học đường

  1. 10 câu hỏi thường gặp về cận thị học đường Theo số liệu thống kê cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị, được thống nhất với tên gọi “cận thị tuổi học đường” vì mắc ở lứa tuổi đang đi học. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về cận thị, yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, làm thế nào để phát hiện sớm bệnh cũng như vấn đề sử dụng kính cho trẻ… Báo SK&ĐS xin giới thiệu bài viết của BS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương nhằm giải đáp thắc mắc của độc giả xung quanh vấn đề này. 1. Cận thị là một bệnh lý như thế nào? Cận thị trẻ em khác gì cận thị ở người lớn? Cận thị là sự suy giảm khả năng nhìn xa, trong đó ảnh của sự vật không rơi đúng vào võng mạc mà rơi ra phía trước võng mạc, phải dùng một thấu kính phân kỳ để nhìn được nét. Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 - 22 tuổi) tăng số dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0,5 - 1đi-ốp (D), dừng lại khoảng 6D. Cá biệt cũng có những trường hợp cận bệnh lý (cận thị thoái hóa): có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10D hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính. Một thực tế ở nước ta là nhiều người không hề cận thị khi còn đi học, là sinh viên nhưng khi ra trường, đi làm lại bị cận thị. Họ đều ở môi trường làm việc bằng mắt nhiều ở cự ly gần, với máy tính chẳng hạn.
  2. 2. Khi bị cận thị, trẻ thường có những biểu hiện như thế nào? Đa phần sẽ bắt đầu biểu hiện vào cấp II, nhưng hiện nay nhiều trẻ cận từ lớp 3, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, có xu hướng thích tiến gần đến nguồn tài liệu. Học tập kém tập trung, kết quả giảm sút do chép đầu bài không kịp, hỏi han bạn bè... Thời lượng học tập cũng như trẻ bình thường thì trẻ cận thấy nhanh mỏi mắt, có thể dẫn tới đau nhức mắt và đau đầu. 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ? Muốn có thị lực hoàn hảo về yếu tố tiên thiên cần có: đôi mắt (nhãn cầu) hoàn chỉnh, các cơ điều khiển mắt hoạt động tốt, đường dẫn truyền ảnh lên não hoàn hảo, não bộ không có bệnh lý. Về điều kiện ngoại cảnh: chiếu sáng tốt là điều tối quan trọng, bên cạnh đó là độ tương phản, màu sắc... cũng ảnh hưởng đến kết quả thị lực. 4. Các phương pháp thăm khám bệnh cận thị hiện nay? Phát hiện cận thị không khó, trừ một số trường hợp giả cận thị hoặc cận thị gắn liền với các hội chứng bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Thông thường chỉ bằng việc thử thị lực, đo khúc xạ, thử kính thấy thị lực đạt tối đa là có thể kết luận trẻ có bị cận thị hay không. Các trường hợp khác cận thị kèm với loạn thị, cận thị giả, cận thị là một biểu hiện của hội chứng nào đó... sẽ phức tạp hơn, cần có bác sĩ chuyên khoa khám xét cẩn thận.
  3. Tư thế ngồi học không đúng, trẻ dễ bị cận thị. 5. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào? Cha mẹ chủ yếu bằng quan sát có thể phát hiện ra trẻ bị cận thị: nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, hay phải nhờ bạn bè giúp đỡ... 6. Nhiều người cho rằng, khi mới phát hiện trẻ bị cận không nên cho đeo kính vì như vậy độ cận của trẻ sẽ bị tăng nhanh. Như vậy có đúng không? Để trả lời câu hỏi trên người ta đã làm nghiên cứu hai nhóm đối chứng, nhóm có đeo và không đeo. Hằng năm có đánh giá lại tình trạng khúc xạ thì thấy đeo hay không đeo không ảnh hưởng đến độ gia tăng cận thị. Có một điều chắc chắn là: không đeo nhất định sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, nhìn gần cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng số cận. 7. Trẻ em đôi khi hiếu động không tập trung nên việc đo thị lực có thể không chính xác. Vậy làm thế nào để có thể chọn đúng số kính cho trẻ?
  4. Trẻ không tập trung, nói dối, không hợp tác có thể gây khó khăn cho việc thử thị lực, thử kính nhưng với các chuyên gia, môi trường chuyên khoa sâu thì những khó khăn trên không thành vấn đề gì. Do vậy thầy thuốc nhãn khoa luôn có cách để cấp được kính chính xác cho trẻ. 8. Trẻ đã bị cận thị thì cần kiểm tra lại mắt và số kính sau thời gian bao lâu? Tùy số cận của trẻ, độ thỏa mãn khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ. Cận thị nhỏ hơn 6D khoảng 1 năm khám 1 lần. Trên 6D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần. 9. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đối với mắt trẻ? Cho trẻ học tập điều độ, kết hợp với vui chơi, hoạt động thể lực tích cực sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị. Tuy nhiên dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng, dùng đủ vitamin A, C, E kèm theo các khoáng chất kẽm, selen, đồng được cho là hạn chế tăng số cận cùng với những thoái hóa do cận thị. Các yếu tố dinh dưỡng trên có nhiều rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể. 10. Lời khuyên của bác sĩ đối với các bậc phụ huynh để kiểm soát tốt độ cận cho trẻ? Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Vẫn chưa thể có những khuyến cáo mạnh mẽ và chính xác với công chúng. Tuy nhiên giới chuyên môn đều thống nhất rằng chúng ta nên: - Đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt: chiếu sáng, cự ly, khoảng cách học tập, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa... - Cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin A, C, E, khoáng chất.
  5. - Chăm sóc đặc biệt cho trẻ cận thị số cao: tránh chấn thương, khám mắt đều đặn, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2