intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 bài học từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu của fac

Chia sẻ: Pt Pt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

chặng đường đưa cổ phiếu ra công chúng của fac có thể để lại nhiều bài học quý cho giới doanh nhân trong việc khai thông con đường tìm kiếm vốn tài trợ. chỉ có một vài công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (gọi tắt là ipo-initial public offering) với quy mô giống như fac

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 bài học từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu của fac

  1. 6 bài học từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu của Facebook Chặng đường đưa cổ phiếu ra công chúng của Facebook có thể để lại nhiều bài học quý cho giới doanh nhân trong việc khai thông con đường tìm kiếm vốn tài trợ. Chỉ có một vài công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (gọi tắt là IPO-Initial Public Offering) với quy mô giống như Facebook. Tuy nhiên con đường đưa cổ phiếu ra công chúng của công ty này có thể để lại nhiều bài học quý cho giới doanh nhân trong việc khai thông con đường tìm kiếm vốn tài trợ. Facebook đã có kế hoạch trình giấy tờ liên quan đến lần phát hành cổ phiếu ra công chúng của họ cho SEC (Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ) vào ngày 1/2/ 2012. Tùy theo yêu cầu, công ty sẽ tăng từ 5 tỷ $ và $ 10 tỷ USD giá trị của công ty và con số đó có thể tăng thêm mười lần. Đó là một số tiền đáng kinh ngạc, và có thể thấy đây là một trong những đợt IPO lớn nhất từ trước tới nay. Mặc dù chỉ có các doanh nghiệp lớn mới giao dịch tài chính ở cấp độ này nhưng các công
  2. ty nhỏ hơn có thể thu được nhiều bài học giá trị từ con đường vươn ra thị trường công của Facebook. 1. Không vội vã Nhiều doanh nhân đã sai lầm khi vội vàng trong việc xin vốn tài trợ. Tất nhiên là bạn cần tiền để hoạt động nhưng cố gắng tìm một số vốn tài trợ thật lớn ngay lập tức là một sai lầm. Trước tiên, các nhà đầu tư cần xem hồ sơ hoạt động của công ty. Nếu hồ sơ sáng sủa thì đương nhiên giá trị cũng theo đó mà tăng lên. Hãy tiếp tục phát triển và đạt được các mục tiêu của bạn, và bạn có thể nhận được số tiền bạn cần mà không mất nhiều quyền kiểm soát hoặc lợi ích bởi vì sức mạnh nội lực là rất cần thiết. 2. Không chỉ chú trọng khách hàng mà còn phải chú trọng doanh thu Nhiều doanh nhân, đặc biệt là những doanh nhân trong giới công nghệ, thường nhận được lời khuyên là cần chú trọng khách hàng và quên doanh thu đi. Theo học thuyết này thì cơ sở khách hàng càng lớn thì càng khó cho các đối thủ của bạn chen chân và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kiếm tiền từ những khách hàng này. Vấn đề là không phải lúc nào học thuyết trên cũng phát huy tác dụng. Trên thực tế, các công ty chọn cách tiếp cận này thường nhận phải nhận đòn đau. Khi mọi người đã quen với việc được sử dụng miễn phí, họ sẽ không chấp nhận việc đột ngột phải trả tiền – dù là dưới hình thức gửi tiền mặt, xem quảng cáo hay một số cơ chế khác. Bạn vẫn có thể tạo ra các dòng doanh thu theo thời gian. Chỉ cần bạn sớm phát hiện ra các cơ hội. 3. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để nổi tiếng Không nhiều doanh nhân tỏa sáng và nổi tiếng ở độ tuổi hơn 20. Nhưng bạn càng tạo được nhiều thành công, bạn lại càng thu hút sự quan tâm của công chúng, trở thành chủ đề nóng trong các chương trình truyền hình, sách báo, tạp chí, trang web tin tức, và điều này sẽ dễ dàng lan truyền tới những nhà đầu tư tiềm năng và các đối tác kinh doanh lớn. Bạn sẽ khó tìm được thời gian dành cho cuộc sống riêng. 4. Các ngân hàng không phải là bạn bè của bạn Các ngân hàng hay đề cập đến việc muốn trở thành đối tác với các doanh nghiệp và là bạn bè của các doanh nhân. Tất nhiên đó là điều không tưởng. Các tổ chức tài chính chỉ có mỗi một mục đích đó là kiếm tiền và lợi nhuận của bạn không phải là điều họ quan tâm. Điều đó tốt thôi. Có rất nhiều nơi để đặt quan hệ làm ăn. Nhưng hãy nhớ rằng lúc nào bạn cũng có thể đám phán để có được một thương vụ tốt hơn và đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Khi Goldman Sachs phạm một số sai lầm ngớ ngẩn lớn trong việc phát hành cổ phiếu tư nhân của Facebook năm ngoái, Mark Zuckerberg và đội ngũ quản lý của mình xem xét lại đơn vị sẽ dẫn dắt IPO và cuối cùng đã chọn Morgan Stanley (và Goldman đã đứng thứ 3 trong việc bán các IPO). Nếu công ty bạn không đạt
  3. được qui mô một tập đoàn để kinh doanh, hãy tìm một ngân hàng có thể cung cấp những gì bạn cần. 5. Những điều mất sau khi nhận được tài trợ Bên cạnh những ý kiến tốt về IPO, cũng có những quan ngại về việc liệu Facebook có thực sự xứng với các con số đó. Một lý do lớn là theo số liệu trên trang tìm kiếm Google, doanh thu của Facebook chỉ đạt được một phần nhỏ trong con số trên, mặc dù trị giá của Facebook chỉ bằng một nửa so với trị giá của Google. Nói cách khác, Facebook còn rất nhiều điều phải chứng minh. Có rất nhiều người chưa từng trải qua quá trình này đã nghĩ rằng thu được tiền là xong, sau đó bạn có thể bắt tay vào kinh doanh theo mô hình phù hợp với số vốn đó. Nhưng họ quên rằng đưa tiền tài trợ vào vốn sẽ xuất hiện những bất ổn vì có làm trót lọt thương vụ đầu thì mới có đủ vốn làm các thương vụ tiếp theo. 6. Xin trợ cấp khi bố đang mỉm cười Khi bạn muốn ai đó làm một điều gì đó cho mình, tốt nhất là phải chọn lúc họ đang trong tâm trạng vui vẻ. Ví dụ, theo giáo sư kiêm quản lý trường Đại Học Sanfrancisco, Mark Cannice, tâm trạng của nhà đầu tư mạo hiểm Silicon Valley trong quý 3 vừa rồi thực sự đã giảm mạnh. Tuy nhiên, một IPO mạnh mẽ của Facebook thực sự có thể thay đổi điều đó, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư và tình hình kinh doanh nói chung. Nếu bạn đang cần nhắc một động thái để kiếm tiền, hãy chờ t hêm từ 6- 9 tháng nữa. Mặc dù các doanh nghiệp của bạn có thể không bao giờ có thể thiết lập các hồ sơ xin tài trợ, bạn cũng vẫn có thể tìm hiểu những gì bạn mình cần từ những doanh nghiệp đang làm việc này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2