7 công cụ giúp quản lý tốt hơn các mạng xã hội
lượt xem 5
download
Khi bạn trở thành thành viên của một vài trang mạng xã hội – chẳng hạn như Facebook, LinkedIn, Twitter –, việc bắt kịp với chúng có thể là một việc khá vất vả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 7 công cụ giúp quản lý tốt hơn các mạng xã hội
- 7 công cụ giúp quản lý tốt hơn các mạng xã hội Khi bạn trở thành thành viên của một vài trang mạng xã hội – chẳng hạn như Facebook, LinkedIn, Twitter –, việc bắt kịp với chúng có thể là một việc khá vất vả. Tweet cái này, nâng cấp trạng thái kia hay chia sẻ liên kết ở đây. Nếu bạn quyết tâm làm cho các trang mạng xã hội của mình có tổ chức hơn, hãy tham khảo 7 công cụ mà chúng tôi giới thiệu trong bài này. 1. 8Hands. Ứng dụng desktop cho phép sắp xếp các profile trên các trang mạng xã hội mà bạn tham gia (chẳng hạn như Facebook, WordPress, Flickr, Twitter và YouTube) vào một địa điểm. Nó sẽ gửi cho bạn các thông báo khi bạn nhận được các bình luận, tin nhắn, yêu cầu kết bạn hoặc video mới; tạo tóm tắt và các thống kê về các hành động trên mạng xã hội của bạn; đặc biệt là một cửa sổ chat, ở đây bạn có thể kéo và thả các đoạn video YouTube hoặc các bức ảnh trên Flickr để chia sẻ với những người khác. 2. Atomkeep. Dịch vụ này cho phép bạn có thể import, đồng bộ và hợp nhất dữ liệu profile của mình từ các site mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Twitter, Yelp, Digg và Plurk. Nó cũng làm cho việc nâng cấp các mẩu tin – chẳng hạn như địa chỉ email – trong các nền tảng mạng xã hội này một cách khá dễ dàng: Nâng cấp trường nào đó trong Atomkeep profile (thay vì phải ghé thăm mỗi site một cách lẻ tẻ) và đẩy nó đến tất cả hoặc chọn các site.
- 3. FriendBinder. FriendBinder sẽ hợp nhất danh sách các bạn bè hiện có của bạn từ các mạng khác nhau và hiển thị họ vào một luồng thông tin chung. Nó sẽ sắp xếp các tin nhắn trực tiếp và các đề cập Twitter của bạn, hiển thị thời điểm khi ai đó favorite một bức ảnh của bạn trên Flickr hoặc mời bạn tham dự một sự kiện nào đó trên Facebook. FriendBinder cũng hiển thị các chủ đề theo hướng và các đoạn hội thoại Twitter, khiến chúng trở nên dễ hiểu hơn. 4. FriendFeed. Công cụ này sẽ hiển thị một feed thời gian thực và cá nhân hóa những gì mà bạn bè của bạn đang chia sẻ trên các mạng xã hội khác nhau. Bạn có thể comment hoặc “like” các mục xuất hiện trong feed của mình, có các cuộc đàm thoại thời gian thực với bạn của mình về các post. Bạn cũng có thể chọn từ một danh sách khoảng 50 trang mà bạn có thể đã đăng ký thành viên và chia sẻ các mục với bạn bè của mình. 5. Ping.fm. Về cơ bản, một site sẽ cho phép bạn nâng cấp nhiều trạng thái một cách đồng thời, Ping.fm sẽ nhóm các dịch vụ vào ba hạng mục – nâng cấp trạng thái, blog và microblog. Bạn có thể cấu hình tài khoản để tập hợp nội dung từ một vài dịch vụ, chẳng hạn như Delicious, Facebook, Laconica, LinkedIn, Twitter và WordPress. 6. Pond. Công cụ tập hợp và xuất bản Pond cho phép bạn theo kịp bạn bè, chọn lọc các thông tin về họ và chia sẻ nội dung. Pond cũng cho phép bạn hợp nhất các nhận dạng trực tuyến của bạn bè – chẳng hạn như nếu ai đó (trong số bạn bè của bạn) là một thành viên trên Twitter, Facebook và Flickr, thì bạn có thể thấy các nâng cấp từ các dịch vụ này theo một dòng thời gian tích hợp. Pond cũng cho phép bạn xuất bản các thông tin đến nhiều site bằng một nâng cấp. 7. Shareaholic. Shareholic là một add-on trình duyệt có khả năng tùy chỉnh, cho phép bạn chia sẻ nội dung với khoảng 60 mạng xã hội khác. Bằng cách kích vào biểu tượng Shareaholic, bạn có thể chia sẻ tức thời trang mà bạn đang truy cập (nó sẽ rút ngắn liên kết cho bạn một cách tự động). Thêm vào đó Shareaholic cũng hiển thị các chủ đề theo hướng thời gian thực, cho phép bạn tìm tin tức, video và blog mới nhất.
- Tìm hiểu về tốc độ thẻ nhớ Khi mua sắm cho thẻ nhớ, chúng ta có xu hướng so sánh thẻ về các con số: đầu tiên là dung lượng thẻ 256MB, 512MB hay đến 2GB, 4GB; con số thứ hai ta thường so xét là con số “X”, ví dụ như 80X, 150X, v.v…Vậy câu hỏi là con số X đó là gì? . Đầu tiên, chúng ta có định nghĩa ngắn gọn nhất về con số X này là tốc độ của thẻ nhớ. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm này. Tốc độ thẻ nhớ nghĩa là gì?
- Trong một vài năm trở lại đây kể từ khi những Tốc độ chiếc thẻ nhớ sử dụng bộ nhớ flash 4MB đầu tiên xuất ốX chép tối da hiện, số lượng các thẻ nhớ flash cho máy ảnh kỹ thuật số 1.2MB và các thiết bị khác đã bùng nổ với hàng loạt định dạng x /giây khác nhau. Chính vì thế cũng không có gì ngạc nhiên khi 1.8MB người dùng bình thường bị các con số này làm hoa mắt. 2x /giây Không chỉ có định dạng khác nhau (Compact Flash CF, Multimedia Memory Card MMC, Secure Digital SD, 3.0MB Memory Stick MS, v.v…) mà chúng còn có nhiều xếp hạng 0x /giây về tốc độ khác nhau. 2 chuẩn thẻ nhớ được dùng phổ 3.8MB biến nhất hiện nay là CF và SD. 5x /giây Tốc độ của thẻ nhớ là đại lượng thể hiện độ nhanh 4.5MB chậm mà dữ liệu được truyền vào hay ra thẻ. Nói cách 0x /giây khác tốc độ thẻ chính là tốc độ giao tiếp dữ liệu giữa thẻ và thiết bị hay tốc độ ghi và đọc của thẻ. Tốc độ thẻ 6.0MB thường xác định bằng một con số cộng với chữ cái X, ví 0x /giây dụ như 8X, 12X, 300X, v.v… Một thẻ nhớ có con số X càng 9.0MB cao thì có thể nói là càng nhanh. X là đại lượng gốc đại 0x /giây diện cho 150KB. Ngày này, 20X là tốc độ tiêu chuẩn, từ 20X đến 40X là tốc độ trung bình và trên 40X là tốc độ 15.0M cao. Dưới đây là các ví dụ về tốc độ của thẻ nhớ: 0x B/giây Tại sao chúng ta cần phải có các loại thẻ nhớ và 20.0M tốc độ khác nhau? 33x B/giây Thẻ nhanh hơn thì đọc và ghi được nhiều thông tin 22.5M hơn trong một đơn vị thời gian. Chúng ta có nhiều loại 50x B/giây thẻ nhớ với nhiều tốc độ khác nhau chính là vì sự phát triển vũ bão của các thiết bị kỹ thuật số, đặc biệt là máy 45.0M ảnh kỹ thuật số, máy quay và các thiết bị âm nhạc. 00x B/giây Các thiết bị càng tiên tiến (ví dụ như máy ảnh/máy quay độ phân giải cao hơn, máy đa phương tiện nhiều chức năng hơn,…) thì tạo càng nhiều thông tin để lưu trữ hình ảnh, phim ảnh, âm nhạc, v.v… Điều này đồng nghĩa với việc tốn nhiều thời
- gian hơn để ghi dữ liệu vào thẻ nhớ. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một máy ảnh độ phân giải khoảng 10MP với thẻ nhớ tốc độ chuẩn (~20X) bạn có thể nhận thấy rõ thời gian trễ từ lúc nhấn nút chụp đến lúc máy cho phép bạn chụp tấm hình tiếp theo. Độ trễ này phần lớn là do tốc độ ghi thấp; tương tự như thế, khi bạn sao chép ảnh từ máy ảnh vào PC của bạn có thể mất nhiều thời gian do tốc độ đọc chậm. Hình ảnh được chụp không lập tức được ghi vào thẻ. Thay vào đó, các tập tin hình ảnh này đi vào bộ nhớ trong của máy ảnh trước; bộ nhớ này được gọi là Bộ đệm hay bộ buffer. Sau đó, buffer ghi dữ liệu vào thẻ nhớ với một tốc độ ổn định. Thường thì Bộ đệm của máy ảnh đủ lớn để giữ một số lượng đáng kể các tập tin hình ảnh đợi để được lưu vào thẻ nhớ. Khi Bộ đệm của máy ảnh bắt đầy lên, camera sẽ vận hành chậm đáng kể. Bộ đệm ghi dữ liệu vào thẻ nhớ với tốc độ được giới hạn bởi thông số kĩ thuật của máy ảnh. Nếu máy được thiết kế để ghi với tốc độ tối đa 80x (12MB/giây), dù bạn có dùng thẻ tốc độ 150X thì dữ liệu cũng chỉ được truyền ở tốc độ 80X. Thẻ nhớ dùng cho việc quay video Mỗi khung hình trong video có kích thước khá nhỏ, chỉ tầm 1/3MB với video không có tiếng và chỉ nhiều hơn một chút với các video có tiếng. Hầu hết các máy ảnh compact quay phim ở mức 15 hoặc 30 khung hình/giây. Với mức 30 fps, mỗi giây máy ảnh được quay được khoảng 10MB thông tin. Nếu máy ảnh không được trang bị thẻ nhớ 80X hoặc cao hơn, các bộ đệm sẽ đầy rất nhanh và video sẽ ngừng sau một khoảng thời gian rất ngắn. Thêm vào đó, kênh âm thanh cũng góp phần làm tăng kích thước tập tin nói chung, các nhà sản xuất thường khuyên bạn nên dung thẻ với tốc độ trên 80X như 120X hay 150X. Thẻ nhớ SDHC SDHC là viết tắt cho Secure Digital High Capacity, tức ta có thể hiểu nôm na là thẻ SD dung lượng cao. Để sử dụng thẻ SDHC, các thiết bị điện tử phải được thiết kế tương thích với loại thẻ này, tuy nhiên người dùng cũng không cần phải lo lắng
- nhiều bởi hầu hết các máy ảnh cũng như thiết bị kĩ thuật số sản xuất từ năm 2007 đều có thể sử dụng SDHC. SDHC có cùng hình dạng cũng như kích thước với thẻ SD thường, điều khác biệt là các thẻ này có dung lượng từ 4GB trở lên, ngoài ra tốc độ của loại thẻ này được đo bằng “Class” chứ không dùng chỉ số X như SD nữa. Hiệp hội Secure Digital (SDA) chia tốc độ của SDHC thành 3 “Class” thể hiện một tốc độ ghi TỐI THIỂU của thẻ: Chúng ta phải nhấn mạnh từ “TỐI THIỂU” là vì đây chính là vấn đề ở việc chia Class cho SDHC: Dù thẻ có ghi được ở tốc độ 3,99999 MB/giây thì nó vẫn còn một thẻ Class 2 chứ chưa được xếp vào Class 4. Ngoài SDHC, gần đây giới công nghệ còn được biết đến một loại thẻ SD khác có dung lượng còn cao hơn SDHC, đó là thẻ SDXC (Secure Digital eXtended Capacity) sử dụng bộ nhớ NAND Flash. Các thẻ này có dung lượng lên đến 2048GB (2 TeraByte) và có tốc độ đọc lí thuyết lên đến 300MB/giây. Tháng 8 vừa qua, Toshiba vừa cho công bố dòng sản phẩm thẻ nhớ SDXC dung lượng 32 và 64GB có tốc độ đọc và ghi lần lượt là 60MB/s và 35MB/s. Vậy những ai thực sự cần thẻ nhớ tốc độ cao? Nhiều chủng loại và tốc độ là thế, nhưng chúng ta cũng cần xét xem liệu mình có thực sự cần những thẻ nhớ ấy không, từ đó rút ra được mục tiêu mua sắm cũng như sử dụng hợp lí nhất. Ví dụ, nếu bạn chỉ dùng thẻ nhớ cho máy ảnh du lịch thì việc dùng đến thẻ SDXC phải nói là vô cùng phí phạm. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như người sử dụng máy ảnh DSLR nên sử dụng thẻ nhớ tốc độ ít nhất 40X. Còn với máy quay video hay máy ghi âm kỹ thuật số cũng rất cần thẻ nhớ tốc độ cao. Chính vì nhu cầu của từng người khác nhau, việc cân nhắc khi dùng thẻ nhớ là cần thiết. Hãy luôn nhớ rằng nếu bạn sử dụng một thẻ 150X cho máy ảnh chỉ được thiết kế để giao tiếp dữ liệu ở tốc độ tối đa là
- 80X thì tốc độ vận hành của cả hai luôn là giá trị thấp hơn, 80X. Bạn nên thường xuyên kiểm tra thông số của các thiết bị trước khi mua thẻ nhớ. Tuy nhiên rắc rối chúng ta gặp phải là việc xác định tốc độ tương thích của thiết bị. Hầu hết các hướng dẫn sử dụng cũng như thông tin công bố của sản phẩm không cho bạn biết nên dùng thẻ nhớ tốc độ nào mà chỉ khuyên độc một điều: “Hãy luôn dùng thẻ nhớ của hang chúng tôi vì chúng luôn mang đến hiệu quả cao nhất”. Vì vậy, chúng ta nên biết một quy luật chung: thứ nhất, nếu máy ảnh của bạn có ít hơn 3 megapixel thì tốc độ của thẻ nhớ không ảnh hưởng nhiều; thứ hai, hầu hết các máy ảnh hiện đại có khả năng hỗ trợ tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ thẻ, do đó, nếu bạn quan tâm đến tốc độ, hãy chọn mua thẻ nhớ có tốc độ cao. Hầu hết các điện thoại di động, PDA và máy nghe nhạc đều hoạt động tốt với thẻ tốc độ chuẩn (~20X), một số sản phẩm cao cấp hơn sử dụng các thẻ tốc độ cao hơn nhưng nói chung không quá 60X. Bởi thế, chọn mua một thẻ SD 2GB tốc độ 80X là hợp lý, với giá chỉ tầm 175.000 - 250.000đ. Nếu cần dung lượng cao thì thẻ SDHC 8GB hay 16GB Class 6 khi chụp JPEG (Large), còn thực sự cần tốc độ với chế độ Burst và chụp RAW + JPEG thì còn 1 loại SDHC khác có tốc độ lên đến 30MB/s là SDHC Extreme III, còn dùng Compact Flash CF thì có CF Extreme IV tốc độ lên đến 45MB/s. Internet là một nguồn thông tin rất tốt để tìm hiểu về thiết bị mà bạn chuẩn bị mua thẻ nhớ cho cũng như chính loại thẻ nhớ mà bạn cần dùng. Hãy luôn tìm hiểu về thiết bị của mình trước khi quyết định mua bất kì phụ kiện gì cho nó, và đặc biệt là thẻ nhớ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thủ Thuật tăng tốc cho Windows 7 & Internet Explorer 8
7 p | 1341 | 369
-
7 công cụ quan trọng khi cài đặt Windows 7
5 p | 188 | 90
-
“Chữa bệnh” Windows bằng các công cụ ẩn Advanced System Tools là tập hợp các
6 p | 147 | 38
-
Bài giảng Thiết kế web bài 7: Triển khai & Vận hành hệ thống
41 p | 154 | 36
-
10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản hơn
8 p | 110 | 24
-
Bài giảng Quản trị môi trường mạng server: Bài 1 - TC Việt Khoa
18 p | 143 | 15
-
4 mẹo giúp Windows 7 khởi động nhanh hơn – P1
7 p | 137 | 12
-
Bảo mật ứng dụng bằng phần mềm AppLocker
15 p | 111 | 10
-
7 cách để lọc, phân loại và tìm kiếm email hiệu quả
6 p | 97 | 10
-
10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản
9 p | 84 | 9
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị - Chương 7: Chiến lược hệ thống thông tin
11 p | 83 | 8
-
Hai công cụ nén và giải nén miễn phí nên dùng
7 p | 139 | 8
-
Bảo vệ máy chủ bằng Scapy – Phần 1
11 p | 85 | 7
-
Tìm kiếm, quản lý và tạo thông điệp trên desktop
8 p | 81 | 5
-
Truy cập Disk Management trong Windows 7 và Windows 8
6 p | 81 | 5
-
Chèn file/folder vào cửa sổ My Computer
5 p | 86 | 5
-
Tìm kiếm, quản lý và tạo thông điệp trên desktop siêu tốc
8 p | 77 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn