intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8D – Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả cho doanh nghiệp

Chia sẻ: Bánh Bèo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.234
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

8D – Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả cho doanh nghiệp Khi công ty gặp phải một vấn đề nào đó trong quá trình hoạt động, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu rõ vấn đề đó: Nguyên nhân từ đâu? Ai đã gây ra vấn đề này? Không chỉ có vậy, bạn cần phải biết cách xử lý nó 1 cách thấu đáo và đảm bảo rằng vấn đề sẽ không tiếp diễn thêm một lần nào nữa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8D – Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả cho doanh nghiệp

  1. 8D – Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả cho doanh nghiệp Khi công ty gặp phải một vấn đề nào đó trong quá trình hoạt động, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu rõ vấn đề đó: Nguyên nhân từ đâu? Ai đã gây ra vấn đề này? Không chỉ có vậy, bạn cần phải biết cách xử lý nó 1 cách thấu đáo và đảm bảo rằng vấn đề sẽ không tiếp diễn thêm một lần nào nữa. Đây cũng chính là công đoạn khó nhất. Chính vì lý do đó, hôm nay Tạp chí Doanh nhân 247 xin gửi đến độc giả bài viết “8 bước giải quyết vấn đề hiệu quả” hay còn gọi là “8D Problem-Solving Process”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào cách áp dụng quy trình này vào thực tế. Quy trình này được bắt nguồn từ đâu? Năm 1987 công ty Ford Motor đã nghiên cứu và phát hành quy trình “8 bước giải quyết vấn đề hiệu quả”. Giữa những năm 90, họ đã bổ sung thêm “Bước 0” vào quy trình này. Đến nay, quy trình này đã trở thành chuẩn mực trong nội bộ tập đoan Ford – hay còn gọi là “Global 8D”. Công cụ này hỗ trợ mọi thành viên giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quản lý chất lượng và an toàn trong sản xuất, bao gồm triển khai các giải pháp hiệu quả, triệt để và ngăn chặn mọi mối nguy tiềm năng. Mặc dù Ford chỉ sử dụng quy trình 8D này trong sản xuất, thiết kế và ngành công nghiệp, nhưng trên thực tế bạn có thể áp dụng quy trình này ở bât cứ trường hợp nào.
  2. Quy trình 8D được sử dụng hiệu quả nhất khi làm việc nhóm với nhiều vấn đề phức tạp và rắc rối, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng vào giải quyết vấn đề cá nhân trong đời sống hàng ngày. Cách sử dụng quy trình 8D Để sử dụng công cụ này 1 cách hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện đúng và đủ các bước dưới đây (Không nên bỏ qua bất cứ bước nào : Bước 0: Lên kế hoạch Trước khi quyết định bất cứ việc gì, bạn cũng cần phải lên kế hoạch một cách cụ thể và đưa ra các chiến lược để thực hiện. Ví dụ như để chuẩn bị cho bước 1 trong quy trình 8D này, bạn hãy cân nhắc kĩ và tự trả lời các câu hỏi sau: Ai
  3. sẽ là người phù hợp vào vị trí này? Khung thời gian như thế nào? Cần tìm nguồn lực ở đâu là tốt nhất? Bước 1: Xây dựng đội ngũ chuyên giải quyết vấn đề Bạn nên tập hợp những thành viên có khả năng làm việc nhóm, kỹ năng về giải quyết vấn đề tốt và sẵn sàng dành thời gian, gắn bó với nhóm mới này. Luôn giữ trong đầu rằng điều cốt yếu là 1 đội ngũ nhân viên tốt khi họ có thể đồng nhất đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo và hữu ích nhất chứ không phải là mọi thành viên đều đưa ra cùng 1 ý kiến như nhau – như vậy vấn đề sẽ trở nên bế tắc và khó giải quyết hơn rất nhiều. Sau khi hình thành nhóm mới này, hãy đặt ra các mục tiêu và công việc cụ thể cho từng thành viên. Công việc tiếp theo chính là xây dựng niềm tin và diễn giải tình hình hiện tại cho tất cả mọi người. Nếu đây là lần đâu tiên các thành viên trong nhóm làm việc và hợp tác với nhau, bạn nên bắt đầu bằng việc tổ chức các hoạt động nhóm để mọi người làm quen với nhau. Bước 2: Mô tả vấn đề Sau khi thành lập nhóm thành công, hãy phân tích và diễn giải cho các thành viên trong nhóm về vấn đề hiện tại 1 cách chi tiết nhất. Bạn nên sử dụng các từ để hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu? Hoặc sử dụng 1 số công cụ để nêu rõ ra vấn đề cần giải quyết như CATWOE (Sẽ đề cập đến bài sau). Nếu vấn đề hiện tại của công ty gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng như mạng sống/sức khỏe con người, thì bạn nên sử dụng bản phân tích rủi ro rồi, sau đó
  4. đưa ra quyết định và hành động kịp thời, như ngăn việc sử dụng sản phẩm hoặc hoãn quy trình sản xuất 1 thời gian. Tìm ra nguyên nhân vấn đề sẽ được đề cập tới phần sau, vì vậy không nên dành quá nhiều thời gian cho bước này. Hiện tại, mục tiêu của bạn là tìm ra vấn đề ở đây là gì và giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu được điều đó. Bước 3: Đưa ra giải pháp tạm thời Tiếp đó chúng ta bắt tay vào tìm giải pháp tạm thời. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi vấn đề đang diên ra ảnh hưởng đến khách hàng, số lượng sản phẩm tiêu thụ và hiệu suất sản xuất. Bạn cần phải khai thác thông tin và khả năng của mọi thành viên trong nhóm. Hãy lắng nghe ý kiến của họ và sử dụng thêm 1 số phương pháp mới thay vì hoạt động trao đổi nhóm bình thường (Round Robin Brainstorming hoặc Crawford’s Slip Writing Method). Mỗi ý kiến đưa ra cần đầy đủ thông tin chi tiết về chi phí, thời gian tiến hành và mức độ dễ/khó thực hiện bởi giải pháp tạm thời cần nhanh chóng, dễ thực hiện và hiệu quả. Bước 4: Xác định và loại bỏ nguồn gốc vấn đề Bước tiếp theo là tìm ra nguồn gốc của vấn đề công ty đang mắc phải. Bạn nên phân tích mọi nguyên nhân và các ảnh hưởng của nó bởi vì đôi khi bạn sẽ bỏ qua 1 số chi tiết quan trọng. Sau khi tìm được nguyên nhân gốc rễ, hãy đưa ra 1 vài phương pháp lâu dài để ngăn ngừa việc tái diễn trong tương lai. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy sử dụng "Straw man concept" để
  5. đưa ra 1 giải pháp chung và bao quát, sau đó thảo luận, chia nhóm và thống nhất 1 giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn. Bước 5: Phân tích các giải pháp Sau khi thống nhất giải pháp lâu dài, hãy kiểm tra lại cẩn thận trước khi áp dụng vào thực tế (Bước tiếp theo). Đây là một số vấn đề chính bạn cần quan tâm: • Thực hiện bản phân tích tác động và hình thức sai lỗi (Failure Mode and Effects Analysis) để phát hiện ra mọi mối nguy hiểm tiềm năng. • Sử dụng công cụ “Phân tích tác động” (Impact analysis) để chắc chắn rằng không có hậu quả nào xảy ra ngoài tầm kiểm soát. • Áp dụng “Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ” Six Thinking Hats để kiểm tra lại giải pháp từ các thành viên khác. Cuối cùng, hãy sử dụng “Blind spot analysis” (Phân tích điểm mù) để xác định rằng bạn và các thành viên trong nhóm đã thực hiện đúng quy trình mà không bỏ sót hay nhầm lẫn chi tiết nào trong giải pháp này. Bước 6: Đưa ra giải pháp lâu dài Sau khi đạt được sự đông thuận của mọi thành viên trong nhóm, Once your team reaches consensus on the solution, roll your fix out. Monitor this new solution closely for an appropriate period of time to make sure that it's working correctly, and ensure that there are no unexpected side effects.
  6. Bước 7: Ngăn chặn mọi nguy cơ có thể phát sinh Sau khi tìm ra giải pháp tối ưu, hãy tập trung các thành viên trong nhóm để thông nhất lại 1 lần nữa và xác định mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai. Để làm được điều này, bạn có thể sẽ phải thay đổi chuẩn mực, chính sách, quy trình của công ty sao cho phù hợp với tiêu chí đề ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đào tạo hoặc có 1 buổi training dành cho nhân viên trong công ty về quy đinh và quy trình mới. Cuối cùng, hãy xem xét lại một lần nữa để đảm bảo rằng sẽ không có vấn đề gì phát sinh sau sự thay đổi này. Bước 8: Ăn mừng thành công Sau khi hoàn thành giải quyết vấn đề thành công, không có lý do gì để trì hoãn việc ăn mừng cùng các thành viên trong nhóm. Hãy gặp từng người, bắt tay, nói “Cảm ơn”, và bày tỏ sự hài lòng và suy nghĩ của bạn tới họ. Nếu có thể thì bạn nên tổ chức 1 buổi tiệc hoặc ăn uống để giúp mọi người gần nhau hơn. Trước khi kết thúc, hãy tiến hành 1 bản khảo sát đánh giá về hiệu suất cũng như kết quả của công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2