intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Âm nhạc là gì?

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.360
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã từ lâu trong tôi luôn có nhiều câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp của mình. Những câu hỏi về sự công bằng trong xã hội từ thuở bé thì dần dần tôi tự hiểu ra rằng vì sao lại như thế. Nhưng những câu hỏi liên quan đến cái ngành nghề tôi được coi là chuyên nghiệp thì bản thân mình lại không tự trả lời được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Âm nhạc là gì?

  1. Âm nhạc là gì? Đã từ lâu trong tôi luôn có nhiều câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp của mình. Những câu hỏi về sự công bằng trong xã hội từ thuở bé thì dần dần tôi tự hiểu ra rằng vì sao lại như thế. Nhưng những câu hỏi liên quan đến cái ngành nghề tôi được coi là chuyên nghiệp thì bản thân mình lại không tự trả lời được. Bài học đầu tiên của người được học nhạc đó là: "Âm nhạc là gì?". Rồi càng ngày, càng ngày kiến thức về âm nhạc học được càng nhiều. Càng ngày tôi càng hiểu nhiều hơn, rộng hơn về âm nhạc và cũng càng ngày càng thấy âm nhạc là vô tận. Những điều tôi được học tôi không bao giờ thắc mắc lâu tại sao lại như thế, vì đơn giản đến 1 lúc nào đấy, những điều không hiểu được cũng tự được tôi tìm ra lời giải đáp hoặc được trải nghiệm qua thực tế... Nhưng có 1 điều càng ngày tôi càng không hiểu đó chính là sự cảm nhận âm nhạc của mọi người. Ai cũng biết rằng âm nhạc gắn bó với cuộc sống con người, rồi là nó không thể thiếu cho sự hoạt động của con người, rồi giúp cho trí não trẻ em phát triển... Sự phát triển của âm nhạc cũng thế! bắt đầu từ những yếu tố âm nhạc, dần dần phát triển cao hơn về giai điệu, rồi đa điệu, đa hoà âm... Tức là càng ngày nhận thức của con người về âm nhạc càng cao. Có thể đánh dấu sự phát triển đi lên của nghệ thuật âm nhạc để đạt đến trình độ chuyên nghiệp từ thế kỷ XVII, và phát triển rực rỡ huy hoàng trong thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX. Quãng thời gian đấy, âm nhạc có những bước phát triển với tốc độ rất nhanh và để lại rất nhiều những thành tựu cho nền âm nhạc hiện nay. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới I và II, âm nhạc vẫn phát triển ở trình độ cao mặc dù điều kiện phát triển kém. Thời điểm đó, nhiều nhà âm nhạc lớn ra đời, đặc biệt là sự phát triển của nền âm nhạc Nga Xô Viết với những tên tuổi lớn trong nền âm nhạc thế giới như nhóm Hùng Mạnh (Nhóm Khoẻ), Stravinsky, Prokofiev... Và nhiều nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ cũng lừng danh như: David Oistrack, Leonid Kogan, Vladimir Horowitz... Họ có một số lượng khán giả thưởng thức lớn. Đấy là lịch sử của âm nhạc thế giới. Nhìn vào đấy chúng ta thấy điều gì? Phải chăng âm nhạc đỉnh cao của những thế kỷ trước chỉ sống được với thời đại của nó. Phải chăng âm nhạc hiện nay phát triển hơn âm nhạc kinh điển. Tất nhiên, so sánh giữa 2 loại hình âm nhạc không giống nhau là 1 sự khập khiễng và lố bịch. Ở đây, tôi chỉ muốn so sánh về tính thẩm mỹ, cách thưởng thức âm nhạc - một loại hình nghệ thuật rất gắn bó với cuộc sống giữa các thời kỳ.
  2. Thời kỳ âm nhạc cổ điển người ta nghe như thế nào, nghe cái gì, thế nào là hay, thế nào là đẹp? Khi nghe nhạc, người ta chú ý đến chất liệu âm nhạc, tính đặc trưng của từng nhạc sĩ. Cái đặc trưng ở đây thể hiện qua hoà âm, tính tư duy triết học, giai điệu của tác phẩm... Người nghe đơn giản nhất là nghe thấy giai điệu hay, hoặc cảm nhận được hình ảnh, hình tượng âm nhạc được phác hoạ qua âm nhạc... Đối với thể loại ca khúc trong giai đoạn này, cái hay cái đẹp thể hiện qua giai điệu, hoà âm đệm và ngôn từ (thường là các bài thơ hay). Người nghe trong gian đoạn này cũng rất khó tính. Một tác phẩm mới ra đời có thể sẽ nhận được những tràng pháo tay kéo dài vô tận với những đóa hoa tung lên sân khấu, nhưng cũng có thể nhận được những lời chửi mắng cùng với cà chua ném lên sân khấu. Như thế cũng đủ thấy, vị trí của âm nhạc được khán giả xem trọng đến mức nào? Đó là điểm để chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của âm nhạc đối với cuộc sống của người dân phương Tây. Có thể quay lại với nền âm nhạc Việt Nam cùng thời kỳ này một chút. Thế kỷ XVII, XVIII và XIX nền âm nhạc của Việt Nam trong giai đoạn xã hội Phong kiến và sau đó là giai đoạn bị ngoại bang thống trị. Âm nhạc của nước ta thời kỳ này chủ yếu là các loại hình nhạc dân gian, sân khấu như chèo, hát bội, cải lương và các loại hình dân ca, dân nhạc và dân vũ. Thời điểm này không có âm nhạc chuyên nghiệp. Người dân lao động thì chỉ có các loại hình âm nhạc bình dân, còn đối với cung đình thì có nền âm nhạc cao hơn, được nghiên cứu và giảng dạy trong cung đình nhằm phục vụ giải trí cho vua chúa và thực hiện các chức năng tôn giáo, lễ tế... Thế kỷ XIX có thể kể đến sự phát triển của 1 loại hình nghệ thuật đặc sắc có tính thẩm mỹ cao và kỹ thuật xử lý âm nhạc phát triển: đó là ca trù. Ca trù có biên chế dàn nhạc đơn giản gồm có: 1 ca nhi, 1 kép chơi đàn Đáy, và 1 quan viên cầm chầu. Nhưng tính thẩm mỹ trong âm nhạc cao, ca từ hoàn toàn là những bài thơ hay của những nhà thơ có tiếng như Tản Đà, Nguyễn Công Trứ...và người nghe cũng là những bậc văn nho, thi sĩ...
  3. Âm nhạc so ra như thế có thể thấy thời điểm xã hội của cả 2 nơi trên thế giới có những đặc điểm xã hội khác nhau, sự phát triển âm nhạc khác nhau nhưng đều hướng đến cái đẹp trong nghệ thuật. Vòng vòng từ thế giới đến Việt Nam rồi quay về lịch sử để tôi nêu ra thắc mắc của mình. Vốn dĩ cuộc sống của con người phát triển theo hướng ngày một đi lên, ngày càng tiến bộ hơn, con người ngày càng thông minh, hiểu biết hơn. Mỗi ngày con người lại khám phá thêm bao nhiêu kiếnthức mới mẻ về nhân sinh cũng như về thế giới. Nhưng riêng trong lĩnh vực âm nhạc thì không hẳn là ngày càng phát triển theo hướng hay hơn. Cả nền âm nhạc của thế giới và trong đó, Việt Nam đang đi vào cái quỹ đạo khó hiểu đấy. Tại sao khó hiểu? khó hiểu ở đây đơn giản là tôi không thể lý giải được tại sao như thế, và chính vì thế, mói viết lên đây để mọi người cùng chia s ẻ. Trong giai đoạn 10 năm sau cải cách. Tôi thấy nhạc nước ngoài tràn vào Việt Nam khi nước ta mở cửa. hình như là 1994, 1995 gì đấy, nhiều nhất là nhạc Anh. Số người hiểu tiếng Anh thời điểm đó cũng không nhiều như bây giờ. Nhưng khi âm nhạc ngoại vào, người ta nghe nhạc ngoại nhiều hơn nhạc Việt. Nghe nhiều nhưng hiểu được bao nhiêu? Đến bây giờ cũng thế, mấy người nghe nhạc ngoại quốc hiểu hết lời bài hát muốn nói gì? Giai điệu của bài nhạc cũng gần như không còn gì (toàn là Rap). Thậm chí lời bài hát toàn tiếng chửi thề nhưng người ta nghe âm ầm, và còn khen hay đáo để. Vậy rốt cuộc, họ nghe cái gì? Khen hay khi không hiểu nội dung? Và chắc chắn 1 điều không thể biết hoà âm hay chỗ nào. Phải chăng, người Việt Nam có 1 điểm chung đó là tính sĩ diện cao? thấy người ta nói gì hay thì mình cũng ừ "Hay". Thấy người ta nghe MTV, mình cũng phải nghe. Thấy người ta có Hip Hop, mình cũng Hop Hip...Người Việt Nam thường hay tỏ ra mình người sành điệu!? Đem vấn đề nghe nhạc ra mổ xẻ mới càng ngày càng không hiểu người ta nghe cái gì? Người ta hiểu cái gì, hay chi nghe để chứng tỏ mình là người sành điệu. Thế giới nghe gì thì mình cũng nghe. Ngay cả thế hệ trẻ như 8x, 9x hiện nay càng ngày càng sa vào thế giới âm nhạc đó. Có nhiều ca khúc hiện nay đáng được nghe, nhưng cũng không ít ca khúc chẳng đáng được nghe một chút nào.và dường như số tác phẩm đáng nghe ít hơn rất nhiều so với các tác phẩm không đáng nghe. Và dường như ở Việt Nam nền âm nhạc không có gì ngoài ca khúc vì người dân chỉ biết đến...ca khúc. Một điều tôi thắc mắc mãi không lời giải đáp đó là dường như trong âm nhạc không phát triển theo chiều hướng đi lên nữa mà càng ngày giá trị của nó càng thấp trong đời sống của con người cũng như giá trị nghệ thuật ngày càng thấp. Mà nó là xu thế của cả xã hội. Vậy phải làm sao đế chúng ta tồn tại một cách đàng hoàng và được trân trọng trong thời điểm hiện nay? Phải chăng sự thực dụng nó đã xâm lấn vào nghệ thuật âm nhạc?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2