intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thánh Nhạc là gì?

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

721
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thánh nhạc là loại âm nhạc dùng trong thánh lễ, trong nhà thờ và các nghi lễ công giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của tín hữu. Vì là nhạc nên thánh nhạc cũng thuộc bộ môn âm nhạc, cũng phải tuân theo những luật lệ của âm nhạc, và đáp ứng những đòi hỏi của âm nhạc. Bởi vậy, những gì phải có mới gọi được là âm nhạc thì thánh nhạc cũng phải có. Ngoài ra, thánh nhạc lại còn phải hội đủ ba điều kiện sau đây là thánh thiện, nghệ thuật và phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thánh Nhạc là gì?

  1. Thánh Nhạc là gì? Thánh nhạc là loại âm nhạc dùng trong thánh lễ, trong nhà thờ và các nghi lễ công giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của tín hữu. Vì là nhạc nên thánh nhạc cũng thuộc bộ môn âm nhạc, cũng phải tuân theo những luật lệ của âm nhạc, và đáp ứng những đòi hỏi của âm nhạc. Bởi vậy, những gì phải có mới gọi được là âm nhạc thì thánh nhạc cũng phải có. Ngoài ra, thánh nhạc lại còn phải hội đủ ba điều kiện sau đây là thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát. 1) Thế nào là thánh thiện ? Thông thường người ta cho thánh thiện là nghiêm trang, đạo đức. Nhưng thế nào là nghiêm trang, đạo đức ? Nghiêm trang là đứng đắn, không lả lướt, uỷ mị, không khơi gợi hay kích thích những cảm giác khoái lạc về thể chất hay những tình cảm hăng say thù hận. Còn đạo đức là khả năng nâng tâm hồn lên chỗ thanh cao, giúp người ta cầu nguyện, kết hợp với Thiên Chúa. Bởi vậy, bản nhạc nào mà cung điệu có vẻ tuồng kịch và lời văn nhuốm mầu tình tứ thì không phải là nhạc đạo và cũng không phải là thánh thiện. Một trong những tiêu chuẩn để xét đoán một bản nhạc là đạo hay đời là chính lời ca của bản nhạc ấy. Phê phán một dòng nhạc không có lời là đạo hay đời thì thật khó, vì một bản nhạc bỏ lời ca đi thì không biết là đời hay đạo. Ngoài ra, muốn xác định được tính thánh thiện của một bản nhạc lại còn phải căn cứ vào ba yếu tố này nữa là dòng ca, nhịp điệu và hòa âm. Dòng ca thánh thiện là tùy ở cách chuyển hành của nó. Một dòng ca càng giống bình ca trong cách chuyển hành bao nhiêu thì càng thánh thiện bấy nhiêu. Mà bình ca thì ưa chuyển hành liền bậc hơn là cách bậc. Chuyển hành liền bậc thì hòa âm rất phong phú. Trong bình ca thường thấy chuyển bậc theo quãng 4. Cách chuyển bậc này lộ vẻ tôn nghiêm, đứng đắn cũng như cách chuyển bậc quãng 2 và quãng 4 thì kín đáo, thân tình, thành thật; quãng 5 thì trong sáng, phấn khởi và đầy tin tưởng. Sau quãng 5 chuyển hành thêm quãng 2 nữa lại càng sáng sủa. Quãng 4 tăng và quãng 6 ít dùng. Quãng 2 thứ tráo với quãng 2 trưởng thì đỡ tẻ nhạt hơn. Dùng nhiều nửa cung nhân tạo thì có vẻ trần tục, não ruột, uỷ mị. Những bài trải dấu nhiều thì có vẻ đời và nghèo nàn. Tiếp theo dòng ca là nhịp điệu. Nhịp điệu đóng vai trò rất quan trọng. Tùy ở nhịp điệu một phần mà bản nhạc được xác định là thánh thiện hay không thánh thiện. Những nhịp điệu của loại nhạc săn bắn và chiến đấu thì chắc chắn không phải là thánh thiện rồi. Những nhịp điệu của loại kích động nhạc cũng vậy. Ngày nay giới trẻ ở khắp nơi quen thuộc và tỏ ra thích những nhịp điệu ồn ào náo động của loại kích động nhạc hơn. Thật khó làm cho họ hiểu và phân biệt loại nhịp điệu nào là loại được dùng trong nhà thờ. Họ viện lẽ rằng bây giờ phải mới, phải hợp thời và không nên quan niệm nhạc theo lối cổ điển. Thực ra nhịp điệu nào cũng tốt, vì đó chẳng qua chỉ là do những nốt nhạc dài vắn tạo nên mà thôi. Có điều tốt hay xấu là tùy cách sử dụng. Nhịp điệu kích động làm điều xấu là xấu. Bởì thế không thể đem kích động nhạc vào nhà thờ được, vì loại nhạc này hay kích thích tình dục và đưa người ta tới chỗ đam mê vô độ. Tuy nhiên, khách quan
  2. mà nói, nhạc tiết điệu cũng có thể thích hợp với phụng vụ canh tân, nhưng phải có điều kiện, nhất là về phía các nhạc cụ và nhạc công, nghĩa là chọn nhạc cụ nào hợp cho nhà thờ và yêu cầu nhạc công phải có những cung cách nào khi biểu diễn. Như vậy, nhạc theo tiết điệu mới không đương nhiên bị loại ra khỏi nhà thờ mà chỉ cần điều chỉnh cho thích hợp thôi. Vì vậy cần phải biết và chấp nhận ở mức độ thích hợp đó. Về điểm này, HĐGM sẽ chỉ định một số bài hát có thể dùng trong thánh lễ dành cho những cộng đoàn đặc biệt như thanh niên, thiếu nhi. Những bài hát này phải phù hợp với sự trang nghiêm đạo đức của nơi thánh và công việc thờ phượng, chẳng những trong lời ca mà cả về âm điệu, tiết điệu và cách sử dụng nhạc khí nữa. Đàng khác, cũng phải cẩn thận lựa chọn nhạc khí và số nhạc khí sao cho phù hợp với nơi và bản chất của cộng đoàn. Chẳng vậy, nhạc theo tiết điệu mới sẽ dễ biến thành nhạc phòng trà hay nhạc sân khấu trong nhà thờ. Một điều không may là giới trẻ và nhiều người làm nhạc chỉ biết có nhạc phòng trà, nhạc sân khấu và nhạc truyền thanh, truyền hình, thành ra dường như họ chỉ coi đó là mẫu mực và tiêu chuẩn. Nay nếu có ai nói khác thì họ có vẻ hoài nghi và thường để ngoài tai. Nói tóm lại, tính thánh thiện của một bài ca hệ tại giá trị biểu hiện mầu nhiệm được cử hành, nghĩa là nhạc càng liên kết với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh thiện bấy nhiêu. Như vậy, giá trị nhạc phụng vụ không còn được thẩm định theo tiêu chuẩn nhạc và thẩm mỹ thuần túy nữa, mà theo giá trị phụng vụ biểu lộ trong lời ca, tiếng hát. Tiện đây cũng xin đưa ra một câu định nghĩa về phụng vụ của ĐGH PIO XII trong thông điệp Mediator Dei năm 1947 để chúng ta hiểu và có căn cứ, khi nghe nói đến phụng vụ. Theo đó thì phụng vụ là:Hành vi thờ phượng công khai và công cộng mà Đấng Cứu chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là Thủ lãnh Giáo hội. Đó cũng là việc thờ phượng do cộng đoàn Ki-tô hữu dâng lên Đấng Cứu chuộc mình, và nhờ Người dâng lên Chúa Cha hằng có đời đời. Tắt một lời, đó là việc kính thờ trọn vẹn của thân thể mầu nhiệm Đức Ki-tô, nghĩa là của Đấng lãnh đạo và các phần tử của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2