intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Những quy định làm ấn, kiềm, Quan phòng, Đồ ký của tướng tá quân đội thời Nguyễn

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ấn, kiềm, Quan Phòng, Đồ ký của các tướng tá quân đội Nguyễn được làm ra trên cơ sở những quy chế chung về chất liệu hình thể, kích cỡ, kiểu chữ khắc và quyền sử dụng. Những quy chế này được ban hành và thực thi chủ yếu ở đời Minh Mệnh và Thiệu Trị. Giai đoạn này và tiếp sau đó, binh chế quân đội vẫn giữ nguyên cơ cấu cũ nên quy chế về ấn triện tương đối ổn định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Những quy định làm ấn, kiềm, Quan phòng, Đồ ký của tướng tá quân đội thời Nguyễn

  1. Ấn chương Việt Nam - Những quy định làm ấn, kiềm, Quan phòng, Đồ ký của tướng tá quân đội thời Nguyễn Ấn, kiềm, Quan Phòng, Đồ ký của các tướng tá quân đội Nguyễn được làm ra trên cơ sở những quy chế chung về chất liệu hình thể, kích cỡ, kiểu chữ khắc và quyền sử dụng. Những quy chế này được ban hành và thực thi chủ yếu ở đời Minh Mệnh và Thiệu Trị. Giai đoạn này và tiếp sau đó, binh chế quân đội vẫn giữ nguyên cơ cấu cũ nên quy chế về ấn triện tương đối ổn định. Khi lên ngôi Minh Mệnh rất chú trọng đến việc đúc ấn và sử dụng ấn trong quân đội. Sử cũ ghi: “Minh Mệnh năm đầu chỉ dụ: Chuẩn cho đúc các quả ấn bằng đồng cho: Tả Thống chế quân Thị trung, Hữu Thống chế quân Thị trung, Thống chế dinh Thần cơ
  2. quân Thị nội, Thống chế dinh Huyền vũ quân Thị nội đều vuông 1 tấc 7 phân 6 ly, dầy 3 phân 2 ly, núm chạm con sư tử, dây đeo ấn màu xanh”[211]. Một loạt ấn, Quan phòng được làm tiếp theo - Chức Giám Thần sách quân, Chưởng Tượng quân, Chưởng Hậu quân được cấp Quan phòng bằng bạc núm hình kì lân. Thống chế Ngũ dinh, phó tướng Ngũ quân, Thống chế Kinh tượng dùng ấn chứ không dùng Quan phòng chức vụ. Quan phòng của năm dinh Thần sách, Đô thống chế và Thống chế 4 dinh: Thần cơ, Tiên phong, Long vũ, Hổ oai cùng Quan phòng của Tả Hữu Đô thống quân Vũ lâm đều làm núm hình sư tử. Chức Tả, Hữu Thống chế, Chưởng Trung quân, Tiền quân, chưởng Thủy quân, Thống chế các quân, các dinh: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu dùng Quan phòng như trên. Chức quyền thự như “Thống chế thự tướng quân” thì dùng Quan phòng bằng ngà, kích thước bằng dấu của chức Chưởng Tiền quân
  3. v.v… Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) nhà vua lại cho đúc ấn đồng cho Phó tướng Ngũ quân: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu núm ấn làm hình con hổ, khắc 6 chữ Triện (Mỗ) quân phó tướng chi ấn và ban cấp một kiềm ấn bằng ngà. Đồng thời chế tiếp Quan phòng chức vụ cho các Phó tướng trên, cũng khắc 6 chữ Triện: (Mỗ) quân phó tướng quan phòng. Sau đó đúc Quan phòng bằng đồng, kiềm ấn bằng ngà cho các đơn vị Hùng cự, Ngũ kích, các vệ cơ Tượng binh. Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) nhà vua lệnh chọn ngày tốt để đúc ấn cho tướng lĩnh cao cấp. Ấn Thảo nghịch đại tướng quân vuông 2 tấc 3 phân, dầy 6 phân 3 ly, ấn Thảo nghịch hữu tướng quân, ấn Thảo nghịch tả tướng quân, ấn Bình nam tướng quân, các ấn Trấn tây, An viễn và Phủ biên tướng quân đều làm hai tầng, núm đúc hình con hổ, vuông 2 tấc 1 phân,
  4. dầy 5 phân 4 ly. Mỗi ấn kèm một Kiềm ấn bằng ngà. Riêng ấn Trấn tây tướng quân, ấn An viễn tướng quân và Phủ biên tướng quân đến năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) được đúc một ấn nữa bằng bạc, hình thức như cũ, cùng kiềm ấn giao cho Nội các giữ phòng sử dụng[212]. Từ năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) đến hết triều Minh Mệnh nhà Nguyễn đã nhiều đợt cho chế tác ấn kiềm, Quan phòng cho tướng tá các đơn vị như Thống chế bốn dinh, Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu, Đô thống ngũ quân; Đề đốc, Lãnh binh, Phó Lãnh binh các tỉnh; Kinh kỳ Thủy sư Đô thống và Kinh kỳ Thủy sư Đô đốc v.v… Đời Thiệu Trị có bổ sung thêm số ít ấn triện, Quan phòng như việc đặt chức chuyên viên Thống quản của dinh Kỳ vũ và ban cấp cho một ấn Quan phòng bằng đồng, một Kiềm ấn ngà để dùng. Chức Thống
  5. quản cho xứ Thị vệ dùng ấn Quan phòng bằng bạc khắc Thống quản thị vệ quan phòng. Những đơn vị cấp cơ sở của quân đội như các Vệ nhỏ thuộc quân Thần sách và hơn 100 Cơ chính quy cùng Vệ, Cơ của các quân ở kinh, thành, dinh, trấn, (tỉnh) đều được cấp một Đồ ký bằng đồng, núm ấn hình tay quai (Vòng tròn) một kiềm ấn bằng gỗ để dùng. Các hiệu Thuyền của Thủy quân như Nam Hưng, Phấn Bằng, được cấp Đồ ký bằng ngà, khắc chữ Triện. Còn hiệu Thuyền Ba Hải thì dùng Đồ ký ngà, khắc chữ Chân. Hiện tượng hai kiểu chữ Hán (Chữ Triện và chữ Chân) cũng được khắc trong một quả ấn. Đó là Đồ ký của các Vệ thuộc Kinh tượng và các ban Túc trực, Thường trực của Cẩm y vệ, Đồ ký làm bằng đồng mẫu giống như các Vệ, Cơ trên.
  6. Quả ấn duy nhất thuộc quân binh còn lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Ấn có ký hiệu LSb 2524 bằng đồng, cán chuôi vồ thắt đáy, cao 7cm, dầy 1,2cm, mặt ấn có ghi niên đại tạo ấn vào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) và trọng lượng ấn nặng 12 lượng. Dấu ấn hình chữ nhật cỡ 7,8x4,8cm, 8 chữ Triện khắc rõ nét: Hưng Hóa phó lãnh binh quan quan phòng 興化副領兵官關防 chữ xếp theo chiều dọc 3 hàng, hàng giữa dài gấp rưỡi chữ hàng bên. Đó là Quan phòng của quan Phó Lãnh binh tỉnh Hưng Hóa. (H. 149 a,b,c)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2