Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết tập trung nghiên cứu và nêu lên một số vấn đề lý luận chung về án lệ, sau đó phân tích mô hình án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law), trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam
- ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH - MỸ VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM NCS.ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải Nghiên cứu sinh Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội TÓM TẮT Nguồn luật chính tạo nên đặc trưng của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là án lệ. Trong quá trình xét xử tại tòa án, các Thẩm phán của Anh - Mỹ phải tuân theo nguyên tắc tiền lệ pháp (stare decisis), chịu sự ràng buộc bởi án lệ. Bài viết tập trung nghiên cứu và nêu lên một số vấn đề lý luận chung về án lệ, sau đó phân tích mô hình án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law), trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam. Từ khóa: Án lệ, hệ thống luật Anh - Mỹ, gợi mở, công bố và áp dụng, Việt Nam ABSTRACT The main source of laws that characterizes the Anglo-American legal system is case law. During the adjudicating at the court, Anglo-American judges must follow the principle of precedent (stare decisis), bound by case law. The article focuses on re- searching and raising some general theoretical issues about case law, then analyzes the case law model in the Anglo–American legal system. On that basis, the article gives some suggestions for the publication and application of case law in Vietnam. Keywords: Case law, England – American legal system. Suggested, publish and applied, Vietnam. 1. Một số vấn đề ly luận chung về án lệ Trong tiếng Anh, án lệ là "precedent”, thuật ngữ này phát sinh từ hệ thống thông luật (common law) với hệ thống quan điểm lý luận pháp lý khác biệt hẳn với hệ thống dân luật (civil law). Vì vậy, án lệ sẽ không dễ dàng được tiếp nhận đối với các luật gia, nhà nghiên cứu ở các nước thuộc hệ thống dân luật. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử77; Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này78. Trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, liên quan đến án lệ, có hai thuật ngữ thường được sử dụng là "case law" và "precedent". Từ điển thuật ngữ luật học của Oxford đưa ra cách hiểu về hai thuật ngữ sau: "case law" là một bộ phận pháp luật được đưa ra từ phán quyết của tòa án, phân biệt với pháp luật thành văn; "precedent" là bản án hoặc quyết 77 Ths Đỗ Thanh Chung, Án lệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi- tiet/120/154, truy cập ngày 20/11/2021. 78 Học thuyết phận quyền được hoàn thiện bởi nhà tư tưởng người Pháp Monstequieu (1689-1775), nhưng được áp dụng triệt để trong tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến pháp1787. 57
- định của tòa án, thường được ghi lại trong một tuyển tập án lệ (law report), được sử dụng như một căn cứ pháp lí để đưa ra quyết định tương tự trong những trường hợp sau đó. Theo pháp luật Anh - Mỹ, bản án và quyết định có thể là tiền lệ có hiệu lực (authoritative precedent), thường có tính ràng buộc và phải tuân thủ hoặc tiền lệ thuyết phục (persua- sive precedent) nghĩa là không buộc phải tuân theo79. Theo Peter De Cruz, "case law" được sử dụng theo hai nghĩa khác nhau. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, "case law" được hiểu là toàn bộ các quy định bất thành văn được tuyên bố hoặc được phát triển bởi một quyết định tư pháp. Bộ phận pháp luật này được gọi là "jurisprudence". Thứ hai, theo nghĩa hẹp, "case law" đề cập phương thức sử dụng các nguyên tắc pháp lí đã được thiết lập, làm cơ sở cho việc giải quyết các tình huống trong tương lai. "Case law" theo nghĩa này chính là các phương pháp sử dụng trong phát triển truyền thống common law ở Anh - Mỹ80. Từ các khái niệm trên, án lệ có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("Case law”) hay luật do thẩm phán ban hành (Judge-made law). Trong khi đó, nguồn luật văn bản chủ yếu được tạo ra bằng con đường nghị viện ban hành. Những lập luận cho việc lý giải tại sao lại trao thẩm quyền làm luật cho tòa án hay nghị viện đều có những lý lẽ hợp lý riêng. Các luật gia của hệ thống dân luật cho rằng, pháp luật không nên tạo ra từ các phán quyết của các thẩm phán bởi họ không đủ thời gian để đưa ra các quy định chung mang tính công minh. Các quy phạm pháp luật phải là sản phẩm của tư duy trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, đạo đức chứ không phải là các quyết định nhất thời của các thẩm phán. Pháp luật nên được tạo ra bằng trí tuệ tập thể, cần phải có sự thận trọng và công việc này thích hợp cho Nghị viện. Nên, vai trò của tòa án ở các quốc gia này chỉ là người áp dụng pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật. Trong khi đó, các luật gia của hệ thống thông luật cho rằng luật được tạo ra bằng con đường nghị viện sẽ không mang tính thực tiễn cao, khó thay đổi, mà mang tính khái quát cao và trừu tượng. Hai là, án lệ được hình thành phải mang tính mới. Nghĩa là, đây là quy tắc (ratio) chưa có trước đó. Một số người cho rằng, vì án lệ được tạo ra bằng con đường tòa án thông qua các vụ việc nên sẽ rất nhiều và mang tính hỗn độn. Thật ra, không phải khi tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ. Thông thường, khi có một việc tranh chấp tại tòa thì các thẩm phán cũng như các luật sư sẽ quan tâm đến hai vấn đề: (i) Vấn đề sự kiện (question of fact); (ii) Vấn đề pháp lý (question of law). Đối với các vụ việc đơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định tính chất pháp lý của sự kiện (question of fact) và đã có quy định trong văn bản pháp luật hay tiền lệ trước đó để áp dụng, tòa án không tạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc này. Rất ít các vụ việc liên quan đến vấn đề pháp lý (question of law) cần giải quyết bằng pháp luật mà chưa có quy tắc tiền lệ. Lúc này tòa án mới tạo ra án lệ khi giải quyết những vụ việc này. 79 Elizabeth A. Martin (biên soạn), Oxford Dictionany of law, Oxford Univercity Press, 2003, p.374. 80 Peter De Cruz, Camparative, Law in A Changing World, Cavendish Publishing Limited, 1999, p.243. 58
- Ba là, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự. Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote "Các trường hợp giống nhau phải được xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike), các luật gia thông luật sử dụng triệt để cách thức này để xây dựng và áp dụng án lệ. Kỹ thuật tư duy đặc thù của thông luật tạo ra án lệ không phải là diễn dịch cũng không phải là quy nạp mà là suy luận tương tự (ana- logical thinking), có nghĩa là lấy tính giống nhau làm tiêu chuẩn hay là cái tuơng tự. Một quy tắc án lệ gọi là "ratio” được hình thành dựa trên ba yếu tố: (1) Các tình tiết của vụ việc (facts); (2) Lý lẽ hay lập luận (reason); (3) Quyết định của tòa án (decision). Khi tòa án giải quyết vụ việc đầu tiên chỉ tạo ra hình mẫu hay phác thảo nên một quy tắc chứ chưa phải là một quy tắc hoàn hảo, một quy tắc hay nguyên tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau. Các thẩm phán sau này khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, nếu vụ việc này tương tự thì sẽ áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết vụ việc hiện tại, nếu không tuơng tự thì không áp dụng. 2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law) 2.1. Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Xét về lịch sử, học thuyết “Stare Decisis” ra đời gắn với công lao của Hoàng đế Henry II (1154-1189). Ông đã cử các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia tại Westminster đi giải quyết các tranh chấp ở địa phương. Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm phán quay trở về Westminster và cùng nhau thảo luận về những vụ án mà họ đã xét xử. Các phán quyết này được hệ thống hóa, sau này, các thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết có liên quan của các thẩm phán khác trong quá khứ. Từ đó hình thành nên nguyên tắc hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự như nhau sẽ được xét xử như nhau. Án lệ do tòa án tạo ra trong quá trình xét xử, nên án lệ có mối liên hệ mật thiết với thẩm phán. Án lệ được tạo ra trong những tình huống bất thường và phải mang tính mới, tức là quy tắc được xác lập trong án lệ chưa tồn tại trước đó. Ngoài ra án lệ còn có tính lặp lại, tính bắt buộc khi trở thành khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự. Hệ thống tòa án ở Anh có một lịch sử phát triển lâu đời, nó duy trì nhiều tập quán để án lệ luôn giữ vị trí là một nguồn luật quan trọng. Sự hiểu biết về hệ thống tòa án ở Anh là chìa khóa để hiểu về án lệ của đất nước họ trong thực tiễn của nó. Ở Anh, chỉ các tòa án cấp cao trở lên mới có quyền tạo ra án lệ. Các tòa án quan trọng nhất nước Anh có quyền tạo ra án lệ gồm: (i)Tòa án tối cao Vương quốc Anh; (ii)Tòa phúc thẩm; (iii)Tòa cấp cao (the high court). Ở Anh, án lệ được phát triển trên cơ sở so sánh với tiền lệ (Analogy in case law) là việc so sánh với phán quyết đã được áp dụng trước đó. So sánh với tiền lệ không chỉ bao hàm việc so sánh sự giống nhau, mà còn cả việc chỉ ra sự khác nhau. Thẩm phán sẽ tìm ra những tiêu chí khẳng định sự khác biệt giữa vụ việc đã được giải quyết trước đó với vụ việc hiện tại. Trên cơ sở đó, thẩm phán có thể từ chối áp dụng quy tắc pháp lý của vụ việc trước đó với vụ việc hiện tại. Có hai cách tiếp cận khác nhau về án lệ, đó là tiếp cận theo chiều dọc và tiếp cận theo chiều ngang. Tiếp cận án lệ theo chiều dọc (vertical precedent) có nghĩa là các toà án cấp dưới phải tuân thủ các phán quyết của toà án cấp trên trong 59
- việc ra phán quyết của mình; Tiếp cận án lệ theo chiều ngang (horizontal precedent) có nghĩa là toà án phải tuân theo những phán quyết trước đó của mình. Hiện nay ở Anh, án lệ theo truyền thống vẫn là nguồn luật chủ yếu, tồn tại bên cạnh luật thành văn và các nguồn luật khác. Về pháp lí (de jure), luật thành văn được ưu tiên áp dụng khi có sự mâu thuẫn giữa án lệ và luật thành văn, nhưng xét trên phương diện thực tế (de facto), các thẩm phán luôn tìm cách để áp dụng án lệ. Bên cạnh đó, nếu so sánh với chính lịch sử của nước Anh, nghĩa vụ tuân theo án lệ hiện nay cũng mềm dẻo, linh hoạt hơn nhiều, nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ công lý26. Theo Tuyên bố ngày 26/7/1966, Thượng nghị viện khẳng định việc từ chối tuân theo án lệ có thể được tiến hành nếu “việc tuân theo các án lệ một cách cứng nhắc có thể duy trì những bất công trong một vụ việc cụ thể và có thể cản trở sự phát triển thích đáng của pháp luật”. Cách viết bản án ở Anh có sự khác nhau giữa các tòa án. Tòa án cấp cao (High Court) có thể đưa ra một bản án dài, chiếm nhiều dung lượng của tuyển tập án lệ. Ở tòa án phúc thẩm, mỗi tòa chuyên trách lại có một kiểu bản án. Trong khi đó, đối với Uỷ ban phúc thẩm của Thượng nghị viện Anh trước đây có tới năm kiểu viết án khác nhau (speeches)81. Tuy nhiên, cách khác biệt trong cách viết bản án giữa các tòa án là không đáng kể. Ở phương diện nào đó, cách viết bản án (style and form of judgments) của tòa án cấp phúc thẩm không khác nhiều so với tòa án cấp dưới82. Trong một vụ kiện diễn ra ở tòa, thẩm phán sẽ xem xét các chứng cứ, nghe lời khai của nhân chứng và lập luận của các bên và từ đó đưa ra quyết định bằng văn bản xác định bên thắng kiện. Quyết định này được đưa ra dựa trên sự tin tưởng vào tình tiết thực tế đã xảy ra và việc xác định cách thức áp dụng luật cho tình huống đó của thẩm phán. Quyết định bằng văn bản đó được gọi là bản án, thường dài và có thể chứa đựng khá nhiều bình luận không hoàn toàn liên quan đến vụ kiện, cũng như các giải thích nguyên tắc pháp lí mà dựa vào đó thẩm phán đưa ra quyết định. Phần giải thích các nguyên tắc pháp lí đó được gọi là "Ratio deciden- di", phần "Ratio decidendi" đó tạo thành tiền lệ mang tính ràng buộc (authoritative prece- dent), trở thành án lệ. Tất cả những phần còn lại của bản án, không thuộc phần "Ratio de- cidendi", được gọi là "Obiter dictum". Hằng năm, ở Anh có hàng ngàn bản án được ra đời, tuy nhiên không phải tất cả các bản án đó đều trở thành án lệ và phần lớn các bản án đó sẽ không được công bố (un- reported). Điều đó có nghĩa chúng không được tìm thấy trong các tuyển tập án lệ (law report) ở Anh, thông thường lí do là các bản án này không liên quan đến bất kỳ điểm mới hay vấn đề quan trọng nào đó của pháp luật. Các biên tập viên của loạt tuyển tập án lệ là người quyết định có nên đưa một bản án nào đó vào trong tuyển tập án lệ chứ không phải là thẩm phán đưa ra bản án đó: "Để xác định một bản án đáng đưa vào tuyển tập, bản án đó phải đưa ra một nguyên tắc mới hoặc một quy định mới của pháp luật, sửa đổi cơ bản một nguyên tắc pháp luật hiện hành hoặc giải quyết một vấn đề nghi vấn về pháp luật. Điều này cũng bao gồm việc giải thích các đạo luật và các vụ việc quan trọng minh họa, 81 J.P.Price, sđd, tr.98. 82 Peter De Cruz, tlđd, tr.248. 60
- áp dụng các nguyên tắc pháp lí mới được thừa nhận. Do đó, một vụ việc chỉ dựa trên các tình tiết riêng của nó thì không thể lựa chọn cho xuất bản"83 . Việc công bố án lệ được thực hiện: Trước hết, Đối với các tuyển tập án lệ (law reports), các bản án được ghi chép, tập hợp vào những tuyển tập án lệ, đây được coi là những dấu hiệu hình thức để nhận biết một bản án có phải là án lệ hay không. Trước năm 1965, các tuyển tập án lệ ở Anh được cá nhân xuất bản riêng. Chúng được nhắc đến bằng tên của các cá nhân tập hợp và biên soạn ra chúng và được gọi chung là “Nominate Report”). Phần lớn các bản án cổ hơn được tìm thấy trong các tuyển tập mang tến England Report hoặc All England Law Re- port Reprints. Năm 1865, Đoàn Luật sư Anh (The Bar Council) đã thành lập Hội đồng hợp nhất tuyển chọn án lệ (Incorpotated Council of Law Reporting) và xuất bản ra loạt tuyển tập án lệ chính thức Law Reports (Official Law Reports) - một loại tuyển tập đơn lẻ chứa đựng bản án của tất cả các tòa án cấp trên của Anh84. Các phán quyết của loại tuyển tập này được trích dẫn tại toà án nhiều hơn bất kỳ tuyển tập án lệ nào khác ra đời trước đó. Sau đó, hàng loạt tuyển tập án lệ của các nhà xuất bản khác được ra đời mang tính cạnh tranh cao, trong đó có những tuyển tập nổi tiếng nhất là All England Law Report, Weekly Law Report và các tuyển tập án lệ thuộc các lĩnh vực luật chuyên ngành cụ thể khác. Quy trình một bản án ở Anh sau khi được thẩm phán tuyên có hiệu lực cho đến khi được xuất bản vào những tuyển tập án lệ chính thức trải qua nhiều gia đoạn khác nhau. Đầu tiên, bản án sau khi được thẩm phán tuyên sẽ được các báo đưa tin (báo The Times thường đưa tin khoảng 10% các bản án của Tòa án hàng ngày). Tiếp đó, trước khi bản án được xuất bản trong những tuyển tập án lệ chuyên biệt (Specialised Law Reports), một số tạp chí chuyên ngành sẽ đăng tải ngắn gọn nội dung vụ việc đã xử, chẳng hạn như: Tạp chí Luật sư tư vấn (The Solicitors Journal); Tạp chí Luật mới (The New Law Journal). Tuy nhiên, những nội dung được đăng tải ở các tạp chí chuyên ngành này không có giá trị tin cậy tại tòa án. Sau đó, toàn văn bản án sẽ được xuất bản ở một trong hai hoặc cả hai loạt Tuyển tập án lệ mang tên All England Law Reports và Weekly Law Reports. Cuối cùng, bản án có giá trị chính thức sẽ được xuất bản vào Loạt tuyển tập án lệ chính thức Law Reports85. Thứ hai, việc ghi chép án lệ, như đã nêu ở trên, từ giữa thế kỷ XX trở về trước, việc ghi chép bản án do các cá nhân thực hiện mà không hề được cơ quan đã xét xử bản án kiểm tra lại trước khi công bố. Chất lượng của việc ghi chép này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của từng người ghi chép. Nên, một số vụ án đã không được áp dụng vì thiếu tính khoa học. Để giải quyết vấn đề này, năm 1865, Anh đã thành lập Hội đồng ghi chép án lệ có tên là Incorporated Council of Law Reporting với mục đích ghi lại một cách trung thực tình tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán cùng với quyết định của tòa (đặc biệt là các quyết định của tòa án cấp cao). Về nguyên tắc, sau khi ghi chép, 83 Understanding UK Case Law, tldd, tr.1. 84 Understanding UK Case Law, tlđđ, tr.2. 85 Understanding UK Case Law, tlđd, tr.2. 61
- những án lệ này phải được tòa án nơi ra phán quyết kiểm tra lại trước khi xuất bản. Trên thực tế, hầu hết những vụ án quan trọng, điển hình đặc biệt là những vụ án do các tòa cấp cao xét xử sẽ được ghi lại một cách chi tiết. Sau đó, những người có thẩm quyền theo luật định sẽ quyết định vụ án nào sẽ được lưu lại để làm cơ sở cho việc xét xử sau này. Hiện nay, Anh cũng như các nước theo truyền thống common law đều lập ra cơ quan chuyên trách ghi chép án lệ. Như vậy, khi một vụ án được cơ quan có thẩm quyền ghi chép lại vào những văn bản (Law Report) một cách hợp pháp thì nó sẽ trở thành một nguồn luật của quốc gia. Một trong những nguyên tắc ghi chép án lệ là việc ghi chép đó phải đầy đủ, chi tiết, giúp người tra cứu tìm được án lệ một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, khi ghi chép tình tiết vụ án, những nhận định và phân xử của Tòa án đối với vụ án trong đó có những nội dung chính sau phải được thể hiện ở phần đầu của án lệ: tên của các bên trong vụ việc; năm tòa án ra phán quyết; số tập văn bản của tuyển tập án lệ trong năm; chữ viết tắt của tuyển tập án lệ; số trang bắt đầu ghi nhận bản án trong tuyển tập án lệ 86. Ví dụ: Smith v Jones [1998] WLR.123. Tên của vụ án: Là tên nguyên đơn (bên khởi kiện/kháng cáo) và tên bị đơn của vụ án (thường viết nghiêng)87. Trên nguyên tắc tên nguyên đơn thường đặt trước, tên bị đơn viết sau. Tên các bên có thể được ghi cụ thể hoặc viết tắt, đôi khi tên của các bên được in đậm hoặc ghạch chân. Đối với các vụ án mà luật pháp không cho phép viết tên đầy đủ của các đương sự vì lí do bí mật (đặc biệt đối với những vụ án liên quan đến trẻ em, người tàn tật, phụ nữ…) thì tên các bên sẽ được viết tắt. Tên các bên đối kháng được ngăn cách bởi chữ "v" (là chữ viết tắt của chữ Versus, tiếng Latin có nghĩa là "kiện", "chống lại" nhưng trong vụ dân sự lại dùng chữ "và"). Các vụ việc hình sự thường bắt đầu bằng chữ RI hoặc R (ký hiệu chỉ nhà vua – Rex hoặc Nữ hoàng – Regina) và chữ "v" có nghĩa là kiện "chống lại", ví dụ: R v.Smith. Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án: được ghi liền sau tên của vụ án khi trích dẫn, năm ra phán quyết được cho vào ngoặc đơn. Cần phân biệt hai cách ghi năm ra phán quyết khác nhau: cách ghi con số năm ra phán quyết nằm trong ngoặc đơn; trong trường hợp thời gia ra phán quyết là yếu tố không quan trọng trong việc tra cứu án lệ (tuyển tập án lệ đó chỉ có một tập trong năm xuất bản), ví dụ: R v Lynch (1996) 50 Cr. App.R.59. Cách ghi số năm trong ngoặc vuông: Trong trường hợp số năm này có ý nghĩa quan trọng để tìm được án lệ, ví dụ: Templeton v Ja- cobs [1996] 1 WLR 1433. Tên viết tắt của văn bản ghi chép: mỗi tuyển tập án lệ đều có chữ viết tắt riêng của tuyển tập án lệ đó. Ví dụ: Án lệ Templeton v Jacobs [1996] 1 WLR 1433, trong đó, chữ WLR là chữ viết tắt của tuyển tập án lệ Law Reports. Mỗi ban của Tòa cấp cao đều có các báo cáo riêng, phân biệt bởi các chữ cái viết tắt. Chẳng hạn: Q.B. là của Tòa Nữ hoàng; C.H. là của Tòa Đại pháp và F. hoặc Fam. là của Tòa Gia đình. Các báo cáo định kỳ có ký hiệu là A.C. (viết tắt của từ Appeal Case: án phúc thẩm) là các quyết định của Tòa phúc thẩm ký hiệu là C.A. (Court of Appeal). Số trang đầu tiên ghi nhận bản án 86 Rene David, sđd, tr.281. 87 Understanding UK Case Law, tlđd, tr.5 62
- trong tuyển tập án lệ thì thường người ta sẽ ghi số thứ tự trang đầu tiên và số thứ tự của trang cuối cùng của văn bản ghi lại án lệ. 2.2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Mỹ Xét về lịch sử án lệ Mỹ, trước đây trong một thời gian dài, Mỹ là một trong những thuộc địa của Anh88. Người Anh khi tiến hành mở rộng thuộc địa đã dùng pháp luật của nước mình để gây ảnh hưởng tới các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp ở các nước thuộc địa nên trong thời gian là thuộc địa của Anh, pháp luật Mỹ chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh một cách phù hợp với hoàn cảnh của nuớc Mỹ thời bấy giờ. Pháp luật Anh (cả Common Law và Luật Công Bình) được một số tòa án Mỹ dẫn chiếu để xét xử trong suốt một thời gian dài, thậm chí một số Toà án của Mỹ vẫn viện dẫn án lệ trong pháp luật Anh có từ thời tiền Cách mạng tư sản Mỹ (1776) đế xét xử và một trong số đó được xem là án lệ bắt buộc89. Mọi việc bắt đầu có sự thay đổi từ cuộc cách mạng tư sản Mỹ (1776) lật đổ sự thống trị của thực dân Anh giành lại độc lập dẫn tới sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc khống chế của Anh về tất cả mọi mặt. Pháp luật Mỹ vẫn tiếp thu truyền thống pháp luật của Anh một cách có chọn lọc nhưng có thể thấy một cách rõ ràng pháp luật của Mỹ đã có những cải cách lớn trong công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp. Năm 1787, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn và thông qua bản Hiến pháp Mỹ, đây là một bản hiến pháp thành văn có giá trị lớn trong lịch sử nước Mỹ mà trong suốt hơn 200 năm qua vẫn còn nguyên giá trị. Án lệ trong pháp luật Mỹ mặc dù còn mang đậm dấu ấn của pháp luật Anh nhưng rõ ràng đã và đang được áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động xét xử chứ không cứng nhắc như pháp luật Anh90. Ở Mỹ luật thành văn có giá trị cao nhất, trong luật thành văn thì Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị cao nhất của pháp luật Mỹ. Mặc dù án lệ là loại nguồn phổ biến và quan trọng nhưng luật thành văn vẫn được ưu tiên áp dụng. Các án lệ trong pháp luật Mỹ được hình thành từ các phán quyết của các thẩm phán Toà án Mỹ, Toà án Liên Bang và Toà án các bang. Ở Mỹ, về nguyên tắc Toà án cấp dưới tuân thủ Toà án cấp trên, nhưng các Toà án cùng cấp không phải tuân thủ án lệ của nhau, Toà án bang này không có nhiệm vụ tuân thủ án lệ của bang khác91. Thực tiễn áp dụng án lệ ở Mỹ, như đã nêu ở trên, Mỹ là một quốc gia liên bang, có Hiến pháp thành văn; do vậy, hệ thống pháp luật, hệ thống tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt với nước Anh. Vai trò của học thuyết Stare Decisis ở Anh khắt khe hơn ở Mỹ. Ở Mỹ, kết quả xét xử một vụ việc có thể dựa trên chính sách chung nhiều hơn là dựa vào 88 Nguyễn Minh Tuấn và Lê Minh Thúy (2021), Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 03+04 89 Stare decicis là một học thuyết (the doctrine), một nguyên tắc pháp lý (legal principle) Tiếng la tinh có nghĩa là thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết đã có trước đó (to stand in the-things-that-have-been-decided). 90 Douglas E. Edlin, Common law theory, Cambridge University Press, 2007, p. 3. 91 Nguyễn Văn Nam, Lý luận và thực tiễn về án lệ trong Hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 [trans: Nguyen Van Nam, Theory and Practice of Case Law in the Legal Systems of UK, America, France and Germany, and Recommendations for Vietnam, Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 63
- án lệ. Triết lý xét xử của tòa án thay đổi theo quan điểm cá nhân của người Thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời điểm giải quyết vụ việc. Trong vụ Vasquez kiện Hillery (Vasquez vs Hillery) năm 1986, tòa án tối cao đã đưa ra quan điểm của mình về Stare Decisis như sau: “Stare Decisis tạo ra sự chính trực của chính quyền hợp hiến của chúng ta, cả trên phương diện hình thức và phương diện thực chất”. Án lệ giúp cho tòa án rất nhiều; bởi lẽ, các tòa án khi phải giải quyết các vụ việc sau sẽ không phải mất nhiều thời gian đi tìm kiếm những cơ sở pháp lý liên quan đến vụ việc tương tự. Không những thế, các án lệ cũng giúp cho các bên có thể tìm được cách thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án trên cơ sở thương lượng với nhau, giảm gánh nặng xét xử lên tòa án. Trong vụ Tổ chức bảo vệ công dân Hoa Kỳ (một tổ chức phi lợi nhuận) kiện Ủy ban bầu cử liên bang (FEC), Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã nhận định rằng mục đích lớn nhất của án lệ là phục vụ lý tưởng hiến pháp - pháp quyền. Trong trường hợp bất thường khi việc trung thành với bất kỳ tiền lệ cụ thể nào mà gây thiệt hại nhiều hơn thúc đẩy cho lý tưởng hiến pháp thì chúng ta phải sẵn sàng bãi bỏ hoặc không áp dụng án lệ đó. Tòa án tối cao Hoa Kỳgiải thích khi nhận thấy rằng, án lệ có vấn đề sai sót hoặc không còn phù hợp với thực tế, Tòa án sẽ dừng việc tuân theo án lệ. Nếu như ở Anh xuất hiện “Equity Law”, thì ở Mỹ xuất hiện chủ nghĩa hiện thực (Realism) để giải quyết những trường hợp mà Common Law không đưa ra được phương án giải quyết thuyết phục cho những vấn đề pháp lý mới phát sinh. Năm 1881, Oliver Wendell Homes (1841-1935), người từng giữ vị trí Chánh án Tòa án tối cao Mỹ, đã nói rằng đời sống của luật không phải là logic, mà là kinh nghiệm và các nguyên tắc chung không quyết định các vụ việc cụ thể. Homes cho rằng sự thay đổi thông luật là một quá trình khám phá, phát hiện (discovery), hơn là sự sáng tạo (creation). Thẩm phán không làm luật, mà chỉ tuyên bố cái gì là luật. Oliver Wendell Homes cho rằng trong việc tranh biện trước toà thì điều quan trọng không phải là logic mà “cái gì ảnh hưởng đến thế giới quan của thẩm phán” là “những gì toà án có thể sẽ thực thi trên thực tế” (courts are likely to do in fact). Holmes cho rằng luật không lơ lửng trên bầu trời, mà nó phải được xác định bằng cách quy chiếu tới những gì mà các toà án thật sự nói rằng nó là như thế. Roscoe Pound (1870-1964), tác giả của cuốn “Xã hội học pháp luật” xuất bản năm 1912, cho rằng, “luật có tính hiện thực của nó, tức là luật đi từ đời sống và quay trở lại phục vụ đời sống. Trong việc giải quyết các tình huống thực tế, các phương pháp chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực này có tính thực tế và mở, cụ thể đó là những đòi hỏi như: (1) Phải luôn xem xét mục tiêu của luật có phù hợp với đời sống xã hội (nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội) hay không? Có phù hợp với lợi ích của các bên liên quan hay không? và (2) Có hướng tới công bằng, bình đẳng hay không? Khi xem xét một vụ việc pháp lý cụ thể phát sinh trên thực tế, thẩm phán sẽ xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có chính sách xét xử của toà án, lợi ích của các bên liên quan, lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế, đạo đức xã hội v.v… Sau khi xem xét một cách toàn diện những hướng tiếp cận này, thẩm phán sẽ cân nhắc đưa ra phán quyết. Phán quyết này có giá trị như một quy tắc pháp lý mới (a new rule), tạo ra tiền lệ tốt cho xã hội. Ví dụ, năm 1896, Toà án tối cao Mỹ trong phán quyết Plessy vs Ferguson, nêu chừng nào các điều kiện, cơ sở vật chất dành cho người da đen và người da trắng như nhau thì điều đó là bình đẳng, không có sự phân 64
- biệt đối xử. Phán quyết này thiết lập nguyên tắc “chia tách nhưng bình đẳng” (Seperate but Equal), ý muốn nói khi có sự chia tách giữa người da màu và da trắng nhưng nếu đảm bảo mọi điều kiện cơ sở vật chất như nhau thì vẫn là bình đẳng. Vào cuối những năm 1950, Hiệp hội vì sự tiến bộ của người da màu đã đấu tranh cho quyền bình đẳng của những người da màu khi theo đuổi, ủng hộ vụ kiện nổi tiếng Oliver Brown vs Hội đồng giáo dục Topeka, Kansas. Vào năm 1951, phán quyết này trở thành phán quyết làm thay đổi nguyên tắc chia tách nhưng bình đẳng. Khi con gái của Oliver Brown bị từ chối đăng ký vào trường tiểu học của Topeka, nơi chỉ gồm có những học sinh da trắng. Oliver Brown đã khởi kiện Hội đồng giáo dục Topeka vì đã có sự phân biệt đối xử. Brown đã phân tích việc chia tách thành các trường dành cho trẻ em da đen và các trường dành cho trẻ em da màu là không bình đẳng, và sự chia tách này vi phạm Tu chính thứ 14 trong Hiến pháp Mỹ, trong đó nêu rõ không một tiểu bang nào có thể tử chối đối với bất kỳ người nào sự bảo vệ bình đẳng của luật pháp trong các phán quyết của toà án. Trong phán quyết ngày 17/5/1954, thẩm phán Warren đã tuyên bố trong lĩnh vực giáo dục thì nguyên tắc “chia tách nhưng bình đẳng” không có cơ sở để áp dụng. Các nguyên đơn trong trường hợp này đã bị tước đoạt quyền được bảo vệ bình đẳng theo Tu chính thứ 14 Hiến pháp Mỹ. Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy, phán quyết của toà án chịu sự tác động, ảnh hưởng lớn từ phía xã hội. Trong nhiều trường hợp, phán quyết đó có thể làm thay đổi cả những nhận thức đã cũ, đã lỗi thời, không còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại. Đối với việc bãi bỏ án lệ, một nghiên cứu dựa trên các phán quyết của Tòa án tối cao trong 46 năm (từ năm 1960 đến năm 2005) đã chỉ ra ít nhất 74 lần tòa án này bác bỏ các án lệ của chính mình. Thực tiễn này cho thấy, tòa án tối cao Mỹ không ngần ngại thay đổi, sửa chữa những sai lầm qua rất nhiều các án lệ đã bị bãi bỏ. Những ví dụ sau đây sẽ cho thấy tòa án này bãi bỏ các án lệ như thế nào. Trong đó, nhiều vụ án, phải đợi một thời gian rất dài để Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố từ bỏ các sai lầm của họ trong các án lệ. Ví dụ: Trong án lệ vụ Brown v. Board of Education (1954), tòa án tối cao Mỹ đã bãi bỏ án lệ đã được thiết lập trong vụ Plessy v. Ferguson (1896). Theo án lệ trong vụ án Plessy v. Ferguson (1896), tòa án tối cao Mỹ đã thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa người da trắng và người da đen (cho phép các công ty vận tải đường sắt cung cấp các dịch vụ theo hình thức phân biệt toa tàu dành cho người da trắng khác với toa tàu dành cho người da đen). Tòa án tối cao Mỹ đã cho rằng sự phân biệt này không vi phạm Hiến pháp Mỹ (liên quan đến Tu chính án lần thứ XIV về bình đẳng quyền công dân). Từ án lệ của vụ Plessy v. Ferguson (1896) đã tạo ra một học thuyết về phân biệt đối xử ở trong xã hội Mỹ có tên gọi “phân chia nhưng bình đẳng” (separate but aqual). Quan điểm sai trái này đã chính thức bị bãi bỏ bởi án lệ của vụ án Brown v. Board of Education (1954), tòa án tối cao Mỹ đã phân tích và tuyên bố rằng, bất cứ có sự phân biệt đối xử nào giữa người da trắng và da đen ở nơi công cộng như việc phân chia phòng học hay phương tiện giao thông công cộng… đều là vi phạm Hiến pháp. Những luật nào có sự thừa nhận sự phân biệt “phân chia nhưng bình đẳng” đều được coi là vi phạm Hiến pháp và nó phải bị bãi bỏ. Rõ ràng, trong ví dụ trên đây cho thấy, khi các điều kiện xã hội như quan điểm về bình quyền, quan điểm chính trị, xã hội thay đổi sẽ làm cho các án lệ sai trái có thể bị bãi bỏ. 65
- Đối với công bố quyết định, Tòa án tối cao liên bang công bố các quyết định thông qua web site chính thức (http://www.supremecourt.gov/). Các quyết định của Tòa án tối cao liên bang có thể được tìm thấy trong các báo cáo pháp luật của Mỹ. Giống với hệ thống pháp luật Anh, các báo cáo pháp luật ở Mỹ được xem là những tài liệu quan trọng đối với các thẩm phán, luật sư. Không giống như thực tiễn ở Anh, các phán quyết của các tòa án của Mỹ được đọc trực tiếp từ hội đồng xét xử thay vì được phân phát dưới hình thức viết. Ở Mỹ có những nhà xuất bản chính thức có trách nhiệm ghi lại toàn bộ quá trình tố tụng tại tòa án, bao gồm sự tranh luận của các bên, quan điểm của thẩm phán và phán quyết cho mỗi vụ án. Ở Mỹ còn tồn tại hai hình thức các báo cáo pháp luật chính thức (offcial reporters) và không chính thức (non – official reporters). Trong đó hình thức báo cáo pháp luật chính thức được thực hiện theo quy định chỉ thị của pháp luật, còn đối với hình thức báo cáo pháp luật không chính thức thì không bị ràng buộc bởi các điều kiện. Các nhà xuất bản tư nhân có thể cạnh tranh với nhau về các báo cáo pháp luật không chính thức ở Mỹ. Trong hoạt động áp dụng pháp luật của các tòa án ở Mỹ, bất cứ báo cáo pháp luật trong đó có chứa án lệ phù hợp có thể được viện dẫn trong báo cáo pháp luật của chính nó. 3. Một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam Nghiên cứu mô hình án lệ trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law) tác giả thấy rằng giữa Việt Nam và Anh - Mỹ có những điểm khác biệt cơ bản. Từ những khác biệt này, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm của Anh - Mỹ mà Việt Nam có thể học hỏi đó là: Một là, tiêu chí của án lệ92. Ở Anh, một bản án để có thể được đưa vào tuyển tập án lệ thì bản án đó phải đưa ra một nguyên tắc mới hay một quy định mới của pháp luật, sửa đổi cơ bản một nguyên tắc pháp luật hiện hành hoặc giải quyết một vấn đề nghi vấn về pháp luật. Điều này cũng bao gồm việc giải thích các đạo luật và các vụ việc đó thì không thể được lựa chọn xuất bản. Tiêu chí cốt lõi của án lệ là phải chứa đựng nguyên tắc pháp lý mới, giải pháp pháp lý mới hoặc làm rõ những nghi vấn trong cách áp dụng một quy phạm pháp luật hiện hành. Ở Việt Nam, theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau: "1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lí và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lí, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử". Tương tự như ở Anh - Mỹ, án lệ ở Việt Nam cũng cần đạt tiêu chí có giá trị giải thích pháp luật và đưa ra nguyên tắc pháp lí, giải pháp pháp lí mới. Tuy nhiên, tiêu chí "phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lí và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lí, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một 92 Đặng Thị Hồng Tuyến – Bùi Thị Minh Trang (2020), Án lệ ở Anh và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 8, tr.79 66
- vụ việc cụ thể" dường như những quy định đó hơi thừa, bởi đó là yêu cầu bắt buộc chung đối với mỗi bản án thông thường nào. Hai là, lựa chọn đề xuất, phát triển án lệ. Theo quy định của pháp luật Mỹ về cơ quan có thẩm quyền ban hành án lệ, thì có án lệ của Tòa án tối cao Mỹ93, án lệ Tòa án liên bang, ngoài ra việc đề xuất phát triển án lệ ở Mỹ không bao gồm phán quyết của tòa án tiểu bang, nhưng phán quyết của tòa án cấp này có thể được viện dẫn, tham khảo học hỏi lẫn nhau ở các bang thành viên, hoặc những phán quyết này cũng có thể trở thành án lệ trong phạm vi áp dụng ở tòa án các tiểu bang, những án lệ này được gọi là án lệ thuyết phục và không có giá trị bắt buộc. Để đảm bảo tính thực tiễn trong quy định pháp luật hiện hành về rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển án lệ, Việt Nam nên thực thi quy định này theo hướng mở rộng xem xét lựa chọn các bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, trong đó, phán quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng có thể được đề xuất phát triển án lệ, tuy nhiên, thực tiễn các án lệ Việt Nam hiện hành đều từ phán quyết của Tòa án nhân dân tối cao. Ba là, cách viết bản án94. Đa số các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam hiện nay còn tập trung vào những nội dung mang tính "sự vụ", lập luận của thẩm phán về đường lối giải quyết vụ án còn thiếu những nội dung mang tính khai quát cao nên khó có thể lựa chọn được nhiều án lệ có chất lượng tốt. Nên, cần có thay đổi trong cách viết bản án của các thẩm phán. Các lập luận của thẩm phán phải được thể hiện rõ ràng và có giá trị vận dụng để giải quyết những vụ việc tương tự trong tương lai. Bốn là, công bố áp dụng án lệ. Pháp luật Việt Nam quy định quy trình lựa chọn, công bố án lệ quá chặt chẽ. Thời gian ngắn nhất tính từ thời điểm ban hành bản án, quyết định gốc đến khi án lệ có hiệu lực là hơn 02 năm. Điều này làm cho án lệ Việt Nam hiện nay quá khiêm tốn, không đáp ứng được yêu cầu là nguồn bổ sung cho pháp luật thành văn. Với hạn chế này, tham khảo kinh nghiệm của Anh và Mỹ trong quy định về thời gian ban hành án lệ linh hoạt, không quá chặt chẽ về thủ tục. Ở Anh và Mỹ, Tòa án có thẩm quyền ban hành án lệ xem xét các bản án của tòa án cấp dưới, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn, đề xuất, phát triển án lệ. Như vậy, cả Anh và Mỹ đều không đặt nặng về thời gian từ khâu đề xuất đến thông qua án lệ; quy định tại Mỹ có tính linh hoạt, mềm dẻo, hướng tới hệ quả thực tiễn của một án lệ mà không chú trọng về thủ tục hình thức. Vì vậy, nguồn án lệ Anh và Mỹ đáp ứng rất tốt thực tiễn điều chỉnh quan hệ xã hội bên cạnh luật thành văn. Đây là một kinh nghiệm hữu ích cho pháp luật Việt Nam trong thời gian tới có thể học hỏi và áp dụng. 93 Trần Thị Diệu Hương (2019), Xây dựng án lệ trong thông luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/xay-dung-an-le-trong-thong-luat-hoa-ky-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam, truy cập ngày 22/11/2021. 94 Đặng Thị Hồng Tuyến – Bùi Thị Minh Trang (2020), Án lệ ở Anh và một số giợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 8, tr.80 67
- Năm là, hủy bỏ, thay thế án lệ. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện chức năng hủy bỏ, thay thế án lệ, quy định này sẽ mang lại tính cứng nhắc cho thực tiễn án lệ, bởi nếu thời gian tới khi các phán quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể được thông qua án lệ, trong quá trình áp dụng án lệ nếu phát hiện những án lệ không còn phù hợp với thực tiễn cũng phải theo quy trình đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét hủy bỏ, thay thế án lệ. Quy định này cũng sẽ dẫn tới hệ quả thụ động của các cấp Tòa án khác, không phát huy hết năng lực thực tiễn trong việc nghiên cứu, vận dụng loại nguồn án lệ. Với những hạn chế này, nếu tham khảo quy định về hủy bỏ, thay thế án lệ trong thông luật Anh - Mỹ sẽ mang lại hiệu quả cao cho quy định án lệ Việt Nam. Kết luận, Án lệ là kết quả hoạt động của thực tiễn xét xử hay giải quyết các tranh chấp của các chủ thể có thẩm quyền đối với các vụ việc phát sinh trên thực tế mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc có quy định nhưng quy định đó chưa rõ ràng, chi tiết. Án lệ thực chất đã trở thành một nguồn luật quan trọng và có những giá trị to lớn trong đời sống pháp lý của nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia trong hệ thống thông luật common law. Nghiên cứu mô hình án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law) cho thấy có những điểm tương đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình án lệ Anh - Mỹ sẽ có giá trị tham khảo rất lớn trong việc để xuất đối với với việc công bố và áp dụng án lệ ở Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths Đỗ Thanh Chung, Án lệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/154, truy cập ngày 20/11/2021 2. Học thuyết phận quyền được hoàn thiện bởi nhà tư tưởng người Pháp Monstequieu (1689-1775), nhưng được áp dụng triệt để trong tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến pháp1787. 3. Elizabeth A. Martin (biên soạn), Oxford Dictionany of law, Oxford Univercity Press, 2003, p.374. 4. Peter De Cruz, Camparative, Law in A Changing World, Cavendish Publishing Lim- ited, 1999, p.243. 5. J.P.Price, sđd, tr.98. 6. Peter De Cruz, tlđd, tr.248. 7. Understanding UK Case Law, tldd, tr.1. 8. Understanding UK Case Law, tlđđ, tr.2. 9. Rene David, sđd, tr.281. 10. Understanding UK Case Law, tlđd, tr.5 11. Nguyễn Minh Tuấn và Lê Minh Thúy (2021), Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 03+04 68
- 12. Stare decicis là một học thuyết (the doctrine), một nguyên tắc pháp lý (legal princi- ple) Tiếng la tinh có nghĩa là thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết đã có trước đó (to stand in the-things-that-have-been-decided). 13. Douglas E. Edlin, Common law theory, Cambridge University Press, 2007, p. 3. 14. Nguyễn Văn Nam, Lý luận và thực tiễn về án lệ trong Hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 [trans: Nguyen Van Nam, Theory and Practice of Case Law in the Legal Systems of UK, America, France and Germany, and Recommendations for Vi- etnam, Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 15. Đặng Thị Hồng Tuyến – Bùi Thị Minh Trang (2020), Án lệ ở Anh và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam, Tạp chí Luật học 16. Trần Thị Diệu Hương (2019), Xây dựng án lệ trong thông luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/xay-dung-an-le-trong- thong-luat-hoa-ky-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam, truy cập ngày 22/11/2021. 69
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam
18 p | 202 | 27
-
Vai trò của án lệ và kinh nghiệm áp dụng án lệ ở các nước trên thế giới
11 p | 109 | 19
-
Án lệ và vai trò của án lệ, một số kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
5 p | 137 | 14
-
Bàn về triết lý tố tụng trong hệ thống luật án lệ
10 p | 117 | 12
-
Án lệ trong hệ thống pháp luật Liên Bang Nga hiện đại
9 p | 90 | 7
-
Lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật các nước common law, civil và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
9 p | 94 | 7
-
Án lệ trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam
7 p | 79 | 6
-
Vai trò của án lệ trong việc hoàn thiện pháp luật tại Nhật Bản – góc nhìn từ một số án lệ về giao dịch bảo đảm
11 p | 37 | 5
-
Quy định về áp dụng án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam hiện nay
7 p | 64 | 4
-
Án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế: Vai trò và việc sử dụng vào giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế
18 p | 37 | 4
-
Án lệ trong hệ thống pháp luật Liên bang Nga hiện đại và một số khuyến nghị đối với việc phát triển án lệ ở Việt Nam hiện nay
14 p | 20 | 3
-
Án lệ ở Cộng hoà Pháp
12 p | 36 | 3
-
Sử dụng án lệ trong giảng dạy luật học
7 p | 60 | 3
-
Một số vấn đề lý luận chung về án lệ
10 p | 37 | 3
-
Bàn về vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật pháp
4 p | 40 | 2
-
Án lệ tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
13 p | 31 | 2
-
Ý nghĩa và thực tiễn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam
5 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn