intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Án lệ tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc phân biệt sự hình thành và phát triển, đồng thời phân tích thực tiễn sử dụng án lệ của hai quốc gia tiêu biểu trong hệ thống pháp luật common law và civil law là Mỹ và Đức, bài viết xây dựng những cơ sở so sánh và rút ra kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong việc cải thiện và phát triển án lệ trở thành một nguồn luật có giá trị trong mọi phương diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Án lệ tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

  1. ÁN LỆ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thái Ngân331 Nguyễn Đan Chi332 Tóm tắt Thông qua việc phân biệt sự hình thành và phát triển, đồng thời phân tích thực tiễn sử dụng án lệ của hai quốc gia tiêu biểu trong hệ thống pháp luật common law và civil law là Mỹ và Đức, nhóm tác giả xây dựng những cơ sở so sánh và rút ra kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong việc cải thiện và phát triển án lệ trở thành một nguồn luật có giá trị trong mọi phương diện. Từ khóa: án lệ; áp dụng án lệ; Đức, Mỹ Mở đầu Trên thế giới, án lệ luôn được xem là nguồn quan trọng của pháp luật và được áp dụng rộng rãi. Việc áp dụng án lệ tại các quốc gia đã hình thành nên nguyên tắc riêng biệt mang màu sắc của từng hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Tại Mỹ và Đức - hai quốc gia tiêu biểu thuộc hai trường phái pháp luật cũng mang những đặc điểm khác biệt trong việc tiếp nhận và áp dụng án lệ. Mô hình án lệ của nước ta có những sự tiếp thu kinh nghiệm từ hai quốc gia này. Vì vậy, thông qua việc tìm hiểu kinh nghiệm từ hai hệ thống án lệ tiêu biểu sẽ rút ra được các vấn đề tồn đọng của trong hệ thống án lệ Việt Nam. Và làm cơ sở đưa ra một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về án lệ. 1. Án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ Thứ nhất, về lịch sử ra đời của án lệ tại Mỹ. Ngược chiều lịch sử, có một thời gian dài Mỹ là thuộc địa của Anh (chế độ thuộc địa đựa thiết lập từ năm 1607 trên dòng sông Jam)333. Chính vào khoảng thời gian này, pháp luật Mỹ đã bị chi phối rất nhiều bởi chính sách và hoạt động Tư pháp, Hành pháp, Lập pháp của người Anh. Thời bấy giờ, rất nhiều toà án Mỹ đã dẫn chiếu pháp luật Anh, hay thậm chí là dẫn chiếu đến án lệ của Anh và xem nó như là án lệ bắt buộc để xét xử các vụ việc334. Từ đó, có thể thấy rằng, án lệ đã được sử dụng từ lâu trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ. Tuy nhiên, từ sau năm 1776 khi cuộc cách mạng tư sản Mỹ thành công, lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, pháp luật của Mỹ đã có sự chuyển mình rõ rệt, riêng 331 Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM). 332 Sinh viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM). 333 Lawrence M. Friedman, A History of American Law, Oxford Scholarship Online, , truy cập ngày 17/11/2021. 334 Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (2004), Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, , truy cập ngày 17/11/2021. 187
  2. đối với án lệ của Mỹ trong thời kỳ này vẫn mang đậm đặc trưng của án lệ của Anh335. Nhưng chính vì điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là khác nhau, án lệ ở Mỹ được áp dụng linh hoạt hơn để phù hợp với tính chất và tình hình đất nước. Các án lệ của Mỹ được hình thành từ phán quyết của các thẩm phán của các toà án bang, toà án liên bang và toà án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở Mỹ, án lệ là nguồn luật phổ biến và quan trọng, không được áp dụng một cách cứng nhắc như ở Anh mà được biến đổi thực tế dựa vào thực quyền trong tay của các thẩm phán 336. Với đặc điểm riêng biệt của quốc gia này, mỗi bang có một pháp luật riêng và không có bang nào bị ràng buộc bởi pháp luật của bang khác, vậy nên việc áp dụng án lệ ở Mỹ rất được ưa chuộng vì đó là cơ sở chặt chẽ và thiết thực, đồng thời là cách đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất và tất cả các thẩm phán của các toà án có thể sử dụng. Thứ hai, vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ. Là một quốc gia thuộc hệ thống luật common law, Mỹ rất coi trọng sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử để tạo nên những quy tắc pháp lý có giá trị. Hay nói cách khác, pháp luật Mỹ thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp và ghi nhận án lệ như là nguồn luật chính thống. Đặc biệt, khác với pháp luật của Anh (cũng là một nước theo hệ thống luật Com- mon Law) án lệ được sử dụng để làm rõ luật thành văn và đồng thời cũng có vai trò tạo ra các quy phạm thành văn khác. Trong khi đó, ở Mỹ, án lệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động giải thích pháp luật của các cơ quan Tư pháp337. Đối với vai trò giải thích pháp luật, án lệ của Mỹ thường được coi như là một cách thức gián tiếp để làm rõ nội hàm của những điều luật. Bởi rằng, theo quan niệm của các cơ quan lập pháp nước này, bất cứ một quy định thành văn nào cũng sẽ không được coi là quy phạm pháp luật nếu nó chưa được các tòa án lí giải và áp dụng vào xét xử những vụ việc trên thực tế. Xuất phát từ đây, án lệ của Mỹ dần được hình thành nên thông qua hoạt động giải thích pháp luật và hiển nhiên rằng những án lệ này có tính ràng buộc gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, án lệ của Mỹ còn giữ một vai trò quan trọng trong cơ chế bảo hiến và giải thích Hiến pháp. Ở Mỹ, những án lệ nổi tiếng trong hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp đều là những án lệ liên quan đến việc giải thích Hiến pháp. Đơn cử như các án lệ Brown v. Board of Education of Topeka (1954)338; Án lệ Gideon v. Wainwright (1963)339; Keystone Bituminous Coal Assn. v. DeBenedictis (480 U.S. 470 (1987)340 đều đặt ra các vấn đề cần phải giải thích quy định tại Hiến pháp Mỹ… và đặc 335 AL Goodhart, Case Law in England and America, Cornell Law Review, p.15. 336 Trần Thị Diệu Hương (2018), Xây dựng án lệ trong Thông luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án, , truy cập ngày 17/11/2021. 337 Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của toàn án (2015), Cổng thông tin Bộ Tư pháp, , truy cập ngày 17/11/2021. 338 Án lệ Brown v. Board of Education of Topeka (1954), < https://www.history.com/topics/black-history/brown-v- board-of-education-of-topeka >, truy cập ngày 17/11/2021. 339 Án lệ Gideon v. Wainwright (1963), < https://www.britannica.com/event/Gideon-v-Wainwright >, truy cập ngày 17/11/2021. 340 Án lệ Keystone Bituminous Coal Assn. v. DeBenedictis (480 U.S. 470 (1987). 188
  3. biệt trong án lệ Marbury v.Madison, 5 U.S. 137 (1803) 341 – án lệ Hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ không chỉ đặt ra vấn đề giải thích Hiến pháp mà còn là cơ sở tạo ra cơ chế bảo hiến. Chính từ án lệ này, Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao cho toà án thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật do Quốc hội ban hành của luật được ban hành bởi Quốc hội. Thứ ba, về nguyên tắc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ. Án lệ ở Mỹ là nguồn luật có phổ biến và có giá trị quan trọng, được dẫn chiếu theo nguyên tắc “Stare decisis”342. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phải tuân theo các phán quyết đã đưa ra trước đó với các vụ việc tương tự đã dẫn đến một hạn chế là sự kém linh hoạt trong lập luận, lý giải và đưa ra quyết định của các thẩm phán. Và nguyên tắc “Stare de- cisis” từ đó đã bộc lộ sự cứng nhắc của chính nó. Trong bối cảnh Mỹ là một quốc gia phát triển, nền kinh tế biến động và mở rộng không ngừng, các mối quan hệ xã hội theo đó mà cũng dần phức tạp và trở nên khó lường hơn. Các nhà làm luật của nước Mỹ cũng đã nhìn nhận được sự hạn chế đó, và toà án với chức năng chức năng tạo lập án lệ, nên rất cần sự linh hoạt trong hoạt động xét xử, giải thích pháp luật cũng như thay đổi các phán quyết trước đó. Vì vậy, các tòa án ở nước này thường không bắt buộc phải tuân thủ một cách rập khuôn các phán quyết trước đây của mình. Suy cho cùng, Mỹ là một nước thuộc hệ thống luật Common Law, việc áp dụng nguyên tắc “Stare decisis” là một hệ quả tất yếu, tuy nhiên tuỳ vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội đặc thù của quốc gia, các là lập pháp nước Mỹ đã linh động trong việc áp dụng nguyên tắc cơ bản này đối với việc ban hành, sử dụng, hay thậm chí là bãi bỏ án lệ. Vậy nên ở Mỹ, nguyên tắc “Stare decisis” được thể hiện dưới dạng thức “Rules of precedent”, theo đó các toà án khi xem xét một việc thì không cần phải tuân theo các quyết định đã được đưa ra trước đó đối với các vụ việc có tình tiết tương tự343. Chính điều này, đã góp phần tạo nên sự hiệu quả trong hoạt động xét xử của các toà án, đồng thời những quy định pháp luật của hệ thống pháp luật Mỹ cũng được giải thích một cách sâu sắc, đa chiều, chứa đựng nhiều nội dung thực tiễn và được thuận lợi hơn khi đưa vào tuân thủ. Thứ tư, thực tiễn áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ Khác với hệ thống pháp luật ở Anh phân bổ việc áp dụng án lệ theo cả chiều dọc và chiều ngang, trong hệ thống pháp luật Mỹ, cách thức áp dụng án lệ được vận hành theo chiều dọc, và được thể hiện qua mối quan hệ ràng buộc giữa án lệ của tòa cấp trên đối với các tòa cấp dưới. Cụ thể, hệ thống toà án của Mỹ gồm có hệ thống toà án liên bang và các hệ thống toà án tiểu bang. Trong hệ thống pháp luật Mỹ, đối với những vụ án có tính chất tương tự, các toà án liên bang cấp dưới và các toà án tiểu bang được yêu cầu 341 Án lệ Marbury v. Madison, 5 U.S. 137 (1803),< https://supreme.justia.com/cases/federal/us/5/137/ >, truy cập ngày 17/11/2021. 342 Đỗ Thành Trung (2016), Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống Thông luật, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, , truy cập ngày 17/11/2021: “Nguyên tắc án lệ “Stare decisis” thực hiện dựa trên nguyên tắc “like cases must be decided alike” (các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau)”. 343 Nguyễn Minh Tuấn & Lê Minh Thúy (2021), Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, , truy cập ngày 17/11/2021. 189
  4. tuân theo các phán quyết trước đây của Toà án tối cao Liên bang (U.S.Supreme Court) 344. Xét trong hệ thống toà án liên bang, một toà án phải tuân thủ áp dụng các án lệ của toà cấp trên trong cùng phạm vi địa lí và các án lệ trước đây của chính toà án đó trong các vụ án có cùng tính chất vụ việc. Bên cạnh đó, các toà án cấp dưới chỉ bị ràng buộc bởi các án lệ được đưa ra từ toà phúc thẩm của cùng khu vực địa lí, và không phải chịu sự ràng buộc bởi các phán quyết của các toà án khác khu vực. Đặc biệt, nếu một vụ án vừa thuộc thẩm quyền xét xử của liên bang vừa thuộc thẩm quyền của bang, thì trong trường hợp này không tồn tại án lệ liên bang. Xét trong hệ thống toà án tiểu bang, án lệ được tạo từ toà án liên bang và toà án bang. Khi toà án liên xét xử những vụ việc thuộc vào thẩm quyền của bang thì hiển nhiên sẽ tạo ra ra án lệ cho bang (không phải là án lệ liên bang). Còn tòa án bang tạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp và xét xử của bang. Thông thường, những những vấn đề phát sinh chỉ mang tính chất địa phương thì phán quyết của toà án tối cao bang sẽ có giá trị chung thẩm. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng, án lệ ở Mỹ cũng chính là luật, và nếu là luật thì nó cũng sẽ rơi vào trường hợp bị huỷ bỏ. Một án lệ ở Mỹ sẽ có thể bị bãi bỏ theo một trong ba cách: (i) bị bãi bỏ bởi chính toà án đã tạo ra nó trong một lập luận ở một án lệ được hình thành sau; (ii) bị bãi bỏ bởi một toà án cấp cao hơn toà án đã tạo ra án lệ sau khi toà án cấp cao này xem xét và nhận thấy việc áp dụng pháp luật trong án lệ của toà án đó là chưa đúng; (iii) có thể bị bãi bỏ bởi một đạo luật, một quy định pháp luật khác do cơ quan lập pháp thông qua. 2. Án lệ trong hệ thống pháp luật của Đức Tại Đức, tồn tại trường phái pháp luật lịch sử (die historische Rechtsschule) được xem là trường phái pháp luật lớn mạnh nhất tại quốc gia này trong thế kỷ XIX345. Các học giả như Friedrich Carl von Savigny đã đề cập vai trò của án lệ như một chuẩn mực nhất định trong hệ thống pháp luật Đức nói riêng và các quốc gia Châu Âu lục địa nói chung. Các học giả thuộc trường phái này cho rằng ngoài những nguyên tắc chung để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật thì cần phải có việc thừa nhận những loại nguồn pháp luật khác như tập quán, đạo đức và cả án lệ không trái với những nguyên tắc chung của pháp luật đưa ra346. Nội dung của Savigny đưa ra đã được sự thừa nhận và tạo ra tính ảnh hưởng đối với quốc gia này, cụ thể, pháp luật không chỉ dừng lại ở Nghị viện mà các thẩm phán cũng có quyền tạo ra luật347. Các thẩm phán sẽ cân nhắc phải áp dụng các quy phạm mang tính phổ quát vào các vụ việc vụ thể như thế nào. Và do đó, có thể xem đây là hệ qua khi thẩm phán giải thích các điều luật chung thì sẽ có quyền tạo ra pháp luật, như là một phương thức nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc vào những trường hợp cụ thể. Mặt 344 Trần Thị Diệu Hương (2018), tlđd, tr.2, truy cập ngày 17/11/2021. 345 Haferkamp & Hans-Peter (2018), Die Historische Rechtsschule, Zeitschrift der Savigny-Stiftung für Rechtsges- chichte. 346 Ebel/Thielmann (2003), Rechtsgeschichte - Von der Römischen Antike bis zur Neuzeit. 347 Nguyễn Văn Nam (2003), Lý luật và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị cho Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, tr.30. 190
  5. khác, các thẩm phán đã tạo lập những quan điểm lý luận luật học và những thông lệ chung của tòa án cho những vấn đề pháp luật riêng rẽ348. Thứ nhất, án lệ trong lịch sử luật pháp Đức. Hệ thống án lệ Đức là một hình dung khá rõ nét cho quan điểm về án lệ trong dòng họ pháp luật civil law. Án lệ tại Đức được phát triển gắn với tiến trình vận động của lịch sử và qua việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử pháp luật Đức sẽ hình thành được sự nhận diện cho vai trò và tầm quan trọng của án lệ tại quốc gia này. Trong lịch sử pháp luật Đức, từ thế kỷ XVII - XVIII, có thể nói án lệ đã đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Đức349. Án lệ được cho phép sử dụng rộng rãi trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Severus nhằm bù đắp những thiếu sót của pháp luật. Đặc biệt trong thời kỳ của Hoàng đến Justiana, trong trường hợp không có các văn bản pháp luật hoặc tập quán thì các thẩm phán sẽ chủ động vận dụng linh hoạt các nguyên tắc của luật La Mã trong vụ việc mà họ xét xử. Tuy nhiên với xu hướng pháp điển hóa trong thế kỷ XIX đã tạo ra những tư tưởng đối lập cho rằng, khi xét xử thẩm phán chỉ nên dựa vào những nguyên tắc của luật thành văn. Đây là xu hướng đề cao sự phân định quyền lực trong bộ máy nhà nước và pháp luật chỉ có thể là sản phẩm của cơ quan lập pháp ban hành. Nhưng phải nhận định rằng, mặc dù là một quốc gia thuộc dòng họ civil law, nhưng pháp luật Đức chưa bao giờ công nhận hay giới hạn những vai trò của án lệ trong thực tiễn xét xử. Đầu thế kỷ XX, Bộ luật Dân sự Đức được ban hành nhưng các bản án vẫn được công bố. Điều này có thể cho thấy, mặc dù với xu hướng pháp điển hóa diễn ra mạnh mẽ tại các nước Châu Âu và án lệ từ trước đến nay vẫn chưa được thừa nhận là một nguồn luật cơ bản. Nhưng vẫn không thể phủ nhận được vị trí quan trọng của hệ thống án lệ trong luật pháp Đức, cũng như chưa hề bị loại bỏ trong thực tiễn350. Thứ hai, vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Đức. Theo Điều 20 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “…hoạt động lập pháp phải tuân thủ Hiến pháp, quyền hành pháp và Tư pháp phải tuân theo pháp luật và công lý”. Khái niệm “luật và công lý” tại Đức mang ý nghĩa khá rộng và cũng không loại trừ các án lệ. Và có thể đây là căn cứ để cho rằng, quy định trên của Hiến pháp đã không bác bỏ quyền sáng tạo ra pháp luật của thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ việc. Vì đơn giản, pháp luật đôi khi rất khó để dự liệu được tất cả tình huống xảy ra trong thực tiễn và đôi khi thẩm phán phải giải quyết dựa trên các vụ việc tương tự đã xảy ra bằng tinh thần công lý, mong muốn cân bằng được quyền và lợi ích của các bên. Hiệu lực của án lệ được quy định trong Điều 31(1) của Luật Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức: “Các quyết định của Tòa án Hiến pháp Liên bang có hiệu lực bắt buộc với các cơ quan của chính quyền liên bang và các tiểu bang cũng như tất cả các tòa án và 348 Robert Alexy & Ralf Dreier (1997), Precedent In The Federal Republic Of Germany, in “Interpreting Precedents A Comparative Study”, Edited by MacCormick and R.S Summers, Ashgate Publishing, p. 40. 349 Foster (1996), German Law and Legal System, Blackstone Press 2 nd ed., p. 3. 350 Muhammad Munir, PRECEDENT IN CIVIL LAW AND INTERNATIONALLAW: AN OVERVIEW. p. 3-7. 191
  6. cơ quan nhà nước khác”. Đây là một quy định được áp dụng cho hệ thống luật thành văn nhưng cũng sẽ áp dụng cho các án lệ. Cụ thể, quyết định của Tòa án Hiến pháp ở đây có thể là các trường hợp giải thích, làm rõ các quy định của luật thành văn cũng có thể là quyết định được sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề còn vướng mắc sẽ trở thành án lệ cho việc áp dụng pháp luật. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức thừa nhận luật trong Hiến pháp không chỉ dừng lại ở nghĩa là các quy phạm trong luật thành văn mà còn tồn tại ở nghĩa thực tế, tức là các thực tiễn áp dụng trong xét xử. Có thể thấy, án lệ tuy không được ghi nhận một cách chính thức trong các văn bản luật nhưng vẫn hoàn toàn chấp nhận việc áp dụng án lệ trong các phán quyết của Tòa án. Hơn nữa, Tòa án Hiến pháp còn cho phép các toàn án trong quá trình xét xử có thể sử dụng nhiều nguồn luật khác nhau, bao gồm cả án lệ thay vì chỉ sử dụng các quy định từ các văn bản quy phạm pháp luật351. Thẩm quyền trong việc phát triển quy tắc pháp lý mới của tòa án được quy định tại Điều 97 Hiến pháp Đức: “… thẩm phán độc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật”. Tòa án còn củng cố vai trò này qua tuyên bố: “trong trường hợp không có đầy đủ quy định pháp luật, các tòa án có thể tìm thấy luật thực chất bằng cách thừa nhận phương pháp tìm ra luật từ những nền tảng pháp luật và các luật có liên quan…” 352. Việc độc lập và tuân theo pháp luật trong tinh thần của Hiến pháp Đức không chỉ dừng lại ở việc tuân theo các quy định trong luật mà còn là khả năng giải thích và phát triển các quy tắc của thẩm phán. Cụ thể trong việc phát triển các quy tắc mới, theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang BverfG NJW, 1990, 563353: Việc công quyền can thiệp vào lĩnh vực đời sống riêng tư căn bản, đồng thời đưa ra hạn chế những quyền này, nếu chỉ dựa vào việc cho rằng để bảo vệ lợi ích công cộng là chưa đủ. Nói cách khác, công quyền không được áp dụng nguyên tắc tương xứng trong lĩnh vực, đời sống riêng tư căn bản354. “Nguyên tắc bình đẳng” được xem xét như là nguyên tắc pháp luật được pháp triển mới trong trường hợp này. Khác với các quốc gia common law - án lệ được phát triển theo chiều hướng tư duy pháp lý (analogy), tòa án Đức tuân thủ nguyên tắc phân quyền, coi trọng sự bình đẳng giữa chủ thể pháp lý với nhau và dùng phương pháp diễn dịch pháp lý (subsump- tion) để làm rõ các vấn đề phát sinh trên cơ sở luật được áp dụng phổ biến. Ngoài ra, sự diễn giải và phát triển các quy tắc của tòa án còn là nguồn án lệ chủ yếu. Chính Toà án Hiến pháp Liên bang Đức cũng thừa nhận và ủng hộ tính hợp pháp trong việc giải thích pháp luật của các tòa cấp dưới355. Có thể thấy, mặc dù không được quy định rõ ràng và ghi nhận như một nguồn luật chính thức nhưng về mặt thực tiễn xét xử, án lệ tại Đức vẫn được thừa nhận sự tồn tại và tính ảnh hưởng đối với phán quyết của tòa án356. Thứ ba, án lệ trong thực tiễn hoạt động pháp luật của Tòa án Đức. 351 Nguyễn Văn Nam (2003), tlđd, tr.5. 352 Robert Alexy & Ralf Dreier (1997), tlđd, tr.6. 353 BverfG NJW, 1990, 563. 354 Nguyễn Minh Tuấn & Lê Minh Thúy (2021), tlđd, tr.4. 355 Basil S Markesinis, Hannes Unberath, Angus Johnston (2006), the German Law of Contract A Comparative Treatise, (Second Edition. Entirely Revised An Updated), Hart Publishing, 2006, p.379-392. 356 Beaucamp/Treder (2015), Methoden und Technik der Rechtsanwendung, p.266. 192
  7. Đối với các Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, các quyết định của Tòa Hiến pháp liên bang sẽ có giá trị như luật. Vì thuộc dòng họ dân luật, nên nguyên tắc Stare Decisis sẽ không được áp dụng mà các quyết định của Tòa Hành chính, Tòa Tư pháp liên bang… cũng được xem như là nguồn án lệ nhưng sẽ không mang giá trị ràng buộc với tòa cấp dưới. Duy chỉ có Tòa án Hiến pháp liên bang là tòa cao nhất trong hệ thống pháp luật Đức sẽ có các pháp quyết có giá trị như luật. So sánh với Hoa Kỳ, một quốc gia thông luật, mặc dù Đức có hệ thống tòa liên bang và tiểu bang nhưng vẫn có sự khác biệt lớn trong việc tuân thủ hay không các quyết định của tòa án. Nhưng vẫn phải đảm bảo công nhận việc coi nguồn luật án lệ từ các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức bên cạnh luật thành văn và các nguồn khác trong hệ thống pháp luật của quốc gia này357. Điều 100 Hiến pháp Đức quy định, khi Tòa tiểu bang trong xét xử không có ý định tuân theo các quyết định của tòa Hiến pháp thì bắt buộc phải đưa vụ việc ra tòa án Hiến pháp liên bang để giải quyết. Cũng bởi vì giá trị của các phán quyết này, các tòa khác khi xét xử bắt buộc xem xét đến án lệ của Tòa Hiến pháp liên bang. Khi xảy ra trường hợp, các tòa cấp dưới không tuân theo án lệ của tòa Liên bang thì có thể bị bãi bỏ khi có kháng cáo358. Đối với thực tiễn tại các Tòa án Tư pháp Tối cao Liên bang Đức, quyết định của Tòa Tư pháp tối cao không có giá trị bắt buộc với tòa cấp dưới. Bản thân Tòa Tư liên bang khi xét xử cũng phải xem xét các án lệ của Tòa Hiến pháp Đức. Nhưng không thể đánh giá các phán quyết của Tòa Tư pháp tối cao là không có giá trị về mặt áp dụng như án lệ. Đơn cử như vụ việc Tòa án Tư pháp liên bang thừa nhận việc bồi thường từ thiệt hại về tinh thần cho sự vi phạm quyền cá nhân trong vụ Soroya năm 1964 359. Bộ luật Dân sự Đức khi đấy không có quy định về việc bồi thường cho tổn thất tinh thần. Nhưng để phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, phải thừa nhận những sự kiến tạo pháp luật không phải từ các cơ quan lập pháp. 3. Một số gợi mở cho Việt Nam Theo quy định pháp luật của Việt Nam việc áp dụng án lệ phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện tương tự nhau phải được giải quyết như nhau. Thông thường, một quy tắc án lệ sẽ được hình thành dựa trên ba yếu tố: (i) các tình tiết của vụ việc; (ii) lập luận của toà án; (iii) quyết định của toà án.360 Các thẩm phán sau khi xem xét và giải quyết một vụ việc cần xác định xem vụ việc đó có tình tiết, lí lẽ tương tự với án lệ hay không, nếu tương tự án lệ thì sẽ áp dụng quyết định của toà án như trong án lệ đó để đưa ra phán quyết, còn nếu không tương tự thì sẽ không áp dụng (các thẩm phán sẽ đưa ra lí lẽ giải thích cho sự lựa chọn không án dụng án lệ này). Trong trường hợp, các thẩm phán nhận thấy một án lệ không còn phù hợp với thực tiễn xét xử nữa thì 357 Robert Alexy & Ralf Dreier (1997), tlđd, tr.6. 358 Mauro Bussani & Vernon Palmer (2003), Pure Economic Loss In Europe, Cambridge University Press. 359 BVerfGE 34, 269 = NJW 1973, 1221. Federal Constitutional Court in Proceeding Concerning the Constitutional Complaint of Publishing Company "Die Welt" and Mr. K.-H. V. 360 Đỗ Thanh Trung, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, , truy cập ngày 18/11/2021. 193
  8. căn cứ theo Điều 9 của Nghị quyết 04/2019/NQ–HĐTP361, án lệ đó cần phải được kiến nghị lên Hồi đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để xem xét thay thế hoặc huỷ bỏ. Bởi rằng ở Việt Nam, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là chủ thể duy nhất có thẩm quyền quyết định huỷ bỏ hoặc sửa đổi một án lệ. Nhìn chung, mặc dù hệ thống án lệ nước ta đã và đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn chưa khai thác được tất cả những tiềm lực vốn có để trở thành một nguồn luật có giá trị trong khóa học pháp lý đến thực tiễn pháp lý, các vấn đề có thể kể đến như sau: (1) Khả năng và quyền hạn của thẩm phán trong án lệ chưa được phát huy; (2) Quy trình lựa chọn còn khá dài dòng và chất lượng bản án chưa được nâng cao và (3) Sự phối hợp của các cơ quan liên quan chưa phát huy được tính hiệu quả nhằm đưa án lệ vào vận dụng trong thực tiễn. Vì vậy, thông qua sự phân tích các ưu điểm, nhược điểm của án lệ Việt Nam và kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống án lệ phát triển, nhóm tác giả có một số gợi mở cụ thể như sau: Thứ nhất, mở rộng khả năng và quyền hạn giải thích pháp luật cho thẩm phán. Tại Đức, Tòa án Hiến pháp Liên bang có vai trò nhất định trong việc khuyến khích các thẩm phán tòa cấp dưới tạo ra án lệ mặc dù chỉ xem xét nguồn án lệ đó là nguồn không chính thức. Tuy nhiên tại Việt Nam, trong Điều 2 Khoản 6 của Nghị quyết 04/2019 quy định về việc xem xét án lệ hiện nay như sau: “2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này; b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất; d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.” Có thể thấy tại quy định này, đã tạo ra sự hạn chế nhất định trong quyền hạn của thẩm phán mặc dù với những phân tích trên, có thể thấy được án lệ là kết quả của quá trình xét xử do thẩm phán đưa ra. Và hiển nhiên rằng nếu án lệ được thừa nhận thì quyền giải thích pháp luật của thẩm phán cũng nên được thừa nhận. Vì vậy, có thể xem xét trao quyền hạn tạo ra án lệ cho bất kỳ tòa án hay thẩm phán nào thay vì phải tuân thủ theo sự lựa chọn, đề xuất của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, nếu không phải các án lệ được đưa ra từ Tòa án Tối cao thì chỉ có thể xem xét không phải là nguồn án lệ chính thức như những án lệ được tuyển chọn trực tiếp từ Tòa án Tối cao. Có thể thấy, nếu việc quy định và áp dụng 361 Điều 9 Nghị quyết 04/2019/ NQ-HĐTP quy định về vấn đề bãi bỏ án lệ: “1. Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật. 2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định, việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình; b) Bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.” 194
  9. án lệ trong thực tiễn xét xử thì song song đó phải tạo điều kiện và quyền hạn cho các thẩm phán có khả năng tạo ra các án lệ có giá trị trong thực tiễn chứ không nên giới hạn quyền hạn của thẩm phán trong vấn đề này nếu nước ta đã và đang chấp nhận sự tồn tại của án lệ. Thứ hai, quy định về việc chọn lựa án lệ và đảm bảo chất lượng của án lệ. Trong hệ thống án lệ thông luật, đặc biệt là Mỹ, án lệ sẽ bao gồm hai phần là ratio decidendi362 và obiter dictum363. Theo đó, lập luận của thẩm phán thường mang tính chuẩn mực cho các vụ việc về sau, vì vậy hình thành nên những văn cứ viện dẫn chặt chẽ. Đối với pháp luật Pháp, Đức mặc dù án lệ chỉ mang giá trị lập luận và thuyết phục, không phải là những chi tiết chặt chẽ như hệ thống án lệ Thông luật nhưng quan điểm đưa ra đều bám sát vào nguyên tắc pháp luật do đó căn cứ của tòa án vô cùng quan trọng. Đối với Việt Nam, phần phân tích quan điểm của thẩm phán được thể hiện qua các đánh giá, nhìn nhận của Hội đồng xét xử với tình tiết vụ án và bao gồm cả những lập luận cho các vấn đề pháp lý. Nhưng một cách khách quan, ngay cả khi những bản án khi được lựa chọn làm án lệ thì lập luận của tòa án vẫn còn rất hạn chế, chỉ một số án lệ cho thấy rõ đươc các lập luận giá trị của tòa án như án lệ số 2364 và 4365. Quan trọng hơn, Việt Nam đang áp dụng hệ thống pháp luật mang đặc điểm đặc trưng rất riêng biệt đó là án lệ không thực sự là các bản án mà được hình thành từ lựa chọn và tổng hợp các bản án chung thẩm ở các cấp liên quan đến một vụ việc cụ thể đặc biệt là các bản án Giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao 366. Vì vậy mà có thể thấy dược hệ thống các án lệ đã được công bố hiện nay còn khá yếu về mặt chất lượng và phải trái qua một quy trình xem xét dài dòng367. Ngoài ra, trong quy trình chọn lọc án lệ, thủ tục này phải trải qua nhiều bước. Án lệ phải được đáp ứng bởi các tiêu chí: “Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.368” 362 Phần bắt buộc đối các vụ việc tương tự nảy sinh sau được gọi là “ratio decidendi”, (phần này các thẩm phán phải đưa ra lập luận về lý do ra quyết định của mình). 363 Phần có giá trị tham khảo được gọi là “obiter” (phần chứa các thông tin lập luận không bắt buộc). 364 Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”. 365 Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. 366 Le Thi Nam Huong (2012), Case Management in Viet Nam: Striking the Balance between Judicial Accountabil- ity and Efficiency. 367 Châu Hoàng Thân (2016), Cấu Trúc và Áp Dụng Án Lệ ở Việt Nam Hiện Nay, Tạp chí Kiểm sát, 23, tr.22. 368 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP. 195
  10. Có thể thấy, các tiêu chí (1) và (3) còn gây khá nhiều bối rối khi án lệ phải vừa đáp ứng được vai trò là “có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” nhưng lại “phải chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật áp dụng trong một việc cụ thể”. Điều này đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong các tiêu chí lựa chọn án lệ, tức là vừa phải thể hiện được cái cụ thể, vừa phải đáp ứng được tổng quát. Nhưng xét đến án lệ, nếu đã xem nó như nguồn hướng dẫn áp dụng cho những vụ việc không có quy định bởi luật thành văn hoặc để giải thích pháp luật thì bản thân nó đã có khả năng giải quyết những trường hợp cụ thể nhất định. Vì vậy mà có nhiều quan điểm cho rằng, với tiêu chí này, các án lệ đã công bố không mang tính đi vào từng vấn đề thực tiễn mà nó giải quyết và chỉ dừng lại ở việc tổng kết, hướng dẫn một cách khái quát đối với hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân Tối cao. Trước những thực tiễn trên, việc đưa ra những tiêu chí phù hợp hơn đáp ứng với tính chất cơ bản của án lệ là một điều quan trọng cần phải xem xét. Ngoài ra, việc cải thiện chất lượng của bản án là yêu cầu vô cùng cần thiết được đặt ra để đáp ứng nhu cầu thực tiễn khi mà các án lệ ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong quá trình xét xử. Thứ ba, vai trò của cơ quan lập pháp trong quá trình phát triển án lệ. Có thể thấy, để bản án được phát huy giá trị trong thực tiễn cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn và thời gian đủ để công nhận tính hợp lý của nó. Và cũng vì thế mà chất lượng của từng bản án là điều cần phải được đặt lên hàng đầu. Đối với Việt Nam hiện nay, án lệ được coi là những bản án mang tính chuẩn mực cao, vượt trội hơn so với các bản án thông thường nhưng thực tế đã cho thấy, tính vận dụng của các bản án đã được công bố vẫn chưa cao. Vì vậy mà, phải đặt vấn đề cải thiện chất lượng bản án và thúc đẩy quá trình xét chọn án lệ trở nên cụ thể, khái quát và hợp lý hơn. Việc công nhận án lệ với hiệu lực được đảm bảo bởi luật hay ghi nhận quyền giải thích pháp luật của thẩm phán cho dù được giải quyết thì cũng chỉ là một mặt. Thực tế vẫn không giải quyết được vấn đề cốt lõi là làm cho án lệ phát huy được tính thực tế. Theo nhóm tác giả, không nên chỉ xoay quanh các vấn đề lựa chọn chất lượng của bản án, năng lực phán quyết của thẩm phán mà cần cải thiện tính độc lập của hoạt động Tư pháp với việc tạo ra bản án có giá trị. Hiện nay hoạt động Tư pháp của nước ta vẫn còn chưa phát triển mạnh mẽ cũng như chưa phát huy được tiềm năng vốn có của nó và đang chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động Lập pháp. Chúng ta cần khai thác sự ảnh hưởng này trong quá trình phát triển hệ thống án lệ tại Việt Nam trên cơ sở những điều kiện cơ bản, cơ quan Lập pháp sẽ là nơi tạo ra khung pháp lý đảm bảo sự phát triển, tính chuẩn mực và khả năng áp dụng của án lệ trong thực tế. Và việc này chỉ thành công khi có sự hỗ trợ của cơ quan Tư pháp - là nơi chủ chốt trong việc tạo ra các án lệ chất lượng. Sự điều chỉnh và phối hợp của các cơ quan này sẽ tạo ra một cơ chế vận hành hiệu quả cho án lệ đi vào khuôn khổ của nó. Mong muốn luật thành văn có thể có được sự ổn định thì cơ quan Lập pháp cũng phải chú trọng vào vấn đề thúc đẩy các nguồn luật khác phát triển. Vì vậy mà sự hỗ trợ kịp thời 196
  11. của cơ quan lập pháp không những sẽ tạo nên sự cải thiện cho mô hình án lệ nói riêng mà còn góp phần tạo nên sự ổn định và kịp thời của pháp luật nói chung. Kết luận Có thể thấy, án lệ nước ta đã và đang được hình thành, từng bước đi vào khuôn khổ nhất định nhưng cũng vướng mắc nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết. Thông qua việc nghiên cứu hệ thống án lệ của hai quốc gia Mỹ và Đức có thể nhận thấy những ưu điểm và khác biệt đã tạo ra những màu sắc pháp lý cho hệ thống pháp luật của từng quốc gia. Từ đó, có thể định hướng điều chỉnh một cách phù hợp để án lệ tại Việt Nam được phát triển mạnh mẽ hơn và khắc phục những hạn chế đang còn tồn đọng. Án lệ - với tư cách là một nguồn luật, chỉ có thể phát huy được hết giá trị của nó khi được xây dựng một mô hình phát triển phù hợp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản pháp luật 1.1. Văn bản pháp luật Việt Nam (1) Bộ luật dân sự năm 2015; (2) Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP. 1.2. Án lệ Việt Nam (1) Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”; (2) Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. 1.3. Văn bản pháp luật nước ngoài (1) Hiến pháp Hoa Kỳ; (2) Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức; (3) Bộ luật dân sự Cộng hòa Liên bang Đức. 1.4. Án lệ nước ngoài (1) Án lệ Brown v. Board of Education of Topeka (1954); (2) Án lệ Gideon v. Wainwright (1963); (3) Án lệ Keystone Bituminous Coal Assn. v. DeBenedictis (480 U.S. 470 (1987); (4) Án lệ Marbury v.Madison, 5 U.S. 137 (1803); (5) Án lệ BverfG, NJW, 1990, 563. 2. Tài liệu tham khảo 2.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt (1) Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (2004), Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 197
  12. , truy cập lần cuối ngày 17/11/2021; (2) Trần Thị Diệu Hương (2018), Xây dựng án lệ trong Thông luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án, , truy cập lần cuối ngày 18/11/2021; (3) Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của toàn án (2015), Cổng thông tin Bộ Tư pháp, , truy cập lần cuối ngày 19/11/2021; (4) Đỗ Thành Trung (2016), Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống Thông luật, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, , truy cập lần cuối ngày 18/11/2021; (5) Nguyễn Minh Tuấn & Lê Minh Thúy (2021), Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, , truy cập lần cuối ngày 20/11/2021; (6) Nguyễn Văn Nam (2003), Lý luật và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị cho Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, tr.30; (7) Đỗ Thanh Trung, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, , truy cập lần cuối ngày 21/11/2021; (8) Châu Hoàng Thân (2016), Cấu Trúc và Áp Dụng Án Lệ ở Việt Nam Hiện Nay, Tạp chí Kiểm sát, 23, tr.22. 2.2. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài (1) Lawrence M. Friedman, A History of American Law, Oxford Scholarship Online, , truy cập lần cuối ngày 17/11/2021; (2) AL Goodhart, Case Law in England and America, Cornell Law Review, p.15. (3) Haferkamp & Hans-Peter (2018), Die Historische Rechtsschule, Zeitschrift der Savi- gny-Stiftung für Rechtsgeschichte; (4) Ebel/Thielmann (2003), Rechtsgeschichte - Von der Römischen Antike bis zur Neu- zeit; (5) Robert Alexy & Ralf Dreier (1997), Precedent In The Federal Republic Of Germany, in “Interpreting Precedents A Comparative Study”, Edited by MacCormick and R.S Summers, Ashgate Publishing, p.40; (6) Foster (1996), German Law and Legal System , Blackstone Press 2 nd ed., p.3; 198
  13. (7) Muhammad Munir, PRECEDENT IN CIVIL LAW AND INTERNATIONALLAW: AN OVERVIEW. p.3-7; (8) Basil S Markesinis, Hannes Unberath, Angus Johnston (2006), the German Law of Contract A Comparative Treatise, (Second Edition. Entirely Revised An Updated), Hart Publishing, 2006, p.379-392; (9) Beaucamp/Treder (2015), Methoden und Technik der Rechtsanwendung, p.266; (10) Mauro Bussani & Vernon Palmer (2003), Pure Economic Loss In Europe, Cam- bridge University Press; (11) Le Thi Nam Huong (2012), Case Management in Viet Nam: Striking the Balance between Judicial Accountability and Efficiency. 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1