intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Chia sẻ: Thanh Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

959
lượt xem
281
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.053,99km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị với điểm cực bắc 16044'N và 107023'E thuộc xã Điền Hương, huyện Phong Điền; phía tây giáp nước CHDCND Lào với điểm cực tây 16031'N và 107002'E thuộc xã Hồng Thủy - Huyện A Lưới, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng với điểm cực nam 16000'N và 107042'E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông; Phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 120km chạy từ xã Điền Hương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
  2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ Phan Thanh Thuỷ (Hùng) Chánh văn phòng BCH PCLB & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế
  3. HÌNH ẢNH BA CHIỀU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
  4. BIEU TUONG CO DO HUE- DI SAN VAN HOA THE GIOI
  5. CẢNH NGẬP LŨ TRÊN SÔNG HƯƠNG 11.2004
  6. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
  7. Việt Nam - tỉnh Thừa Thiên Huế
  8. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: • Thừa Thiên - Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.053,99km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị với điểm cực bắc 16044'N và 107023'E thuộc xã Điền Hương, huyện Phong Điền; phía tây giáp nước CHDCND Lào với điểm cực tây 16031'N và 107002'E thuộc xã Hồng Thủy - Huyện A Lưới, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng với điểm cực nam 16000'N và 107042'E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông; Phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 120km chạy từ xã Điền Hương - huyện Phong Điền đến Bãi Chuối là điểm cực đông của mũi Hải Vân có tọa độ 16012'N và 108012'E.
  9. ĐỊA HÌNH: Địa hình Thừa Thiên- Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương tây bắc-đông nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ tây sang đông. Có thể chia lãnh thổ Tỉnh theo phương từ tây sang đông thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển.
  10. Vùng núi đồi nằm ở phía tây và phía nam chiếm 70% diện tích của Tỉnh. Phía tây là một đoạn trong dãy Trường Sơn qua với những đỉnh núi cao từ 500 - trên 1000m, trong đó có những đỉnh khá cao như Động Ngại (1774m), Động Pho (1436m). Những đỉnh núi cao nhất không nằm trên biên giới Việt - Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ của Tỉnh. Một số sông bắt nguồn từ dãy núi này chảy qua thung lũng Alưới sang Lào như sông Asáp. Phía nam Tỉnh là dãy núi Bạch Mã xuất phát từ dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển với những đỉnh núi cao trên 1000m ngăn cách giữa Thừa Thiên- Huế với Đà Nẵng. Những đỉnh núi cao nhất trong dãy Bạch Mã là Động Ruy (1220m), Bạch Mã (1444m), núi Mang (1780m), núi Atine (1318m).
  11. Phía sườn đông của dãy Trường Sơn địa hình chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng. Từ vùng núi cao 500- 1000m ở phía tây xuống tới vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 20m trở xuống với chiều dài không quá 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên- Huế độ dốc khá lớn. Do độ dốc lớn nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn thoái hóa, rừng còn rất ít. Theo số liệu năm 1995 diện tích đất trống, đồi núi trọc lên tới 166.000ha chiếm 33% diện tích của Tỉnh, trong đó vùng cát nội đồng là 13.000ha.
  12. Vùng đồng bằng Thừa Thiên- Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9,78% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi các dãy núi thấp nhô ra sát biển và mạng lưới sông suối dày đặc có độ dốc lớn. Điều kiện địa hình như trên là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một chế độ mưa- lũ khắc nghiệt.
  13. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
  14. KHÍ HẬU ĐANG THAY ĐỔI TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU Theo IPCC, 2001: “Mới xuất hiện những bằng chứng chăc chắn chứng tỏ rằng hầu hết các hiện tượng nóng lên xảy ra trong vòng hơn 50 năm trở lại có thể quy là hậu quả của các hoạt động do con người gây ra”.
  15. Khí hậu là một bộ phận quan trọng hợp thành của môi trường của một lãnh thổ. Nó có quan hệ trực tiếp đến mọi đối tượng kinh tế và xã hội. Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến nhưng thay đổi khu vực trước hết là cơ chế gió mùa, hiện tượng ENSO và các hoàn lưu địa phương khác. Nhiều yếu tố khí hậu, thiên tai khí tượng mà tiêu biểu là anh hưởng của bão có nhưng thay đổi. Một hệ qủa khác không thể không đề cập đến của biến đổi khí hậu toàn cầu là sự dâng lên của mực nước biển. Tất ca nhưng thay đổi đó, tất yếu sẽ tác động không nhỏ dến vùng biển và duyên hai Việt Nam , trong đó có Thừa Thiên Huế. Dánh giá nhưng tác động này , trên cơ sở nhưng dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược ứng phó. Dựa trên những kết qua nghiên cứu gần đây ở trong và ngoài nước[1,2 ] kết hợp với việc phân tích nguồn số liệu quan trắc của một số trạm khí tượng thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế, có thể nhận xét như sau:
  16. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ • Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 đến nay hầu như không tăng, trong khi đó nhiệt độ những tháng mùa hè có xu thế giảm rõ rệt, với tốc độ giảm từ 0,1-0,20C/thập kỷ, ngược với tình hình chung của cả nước. Nhiệt độ trung bình mùa đông không có xu thế tăng giảm rõ rệt, tuy nhiên cũng thấy nhiệt độ trung bình trong thập kỷ 90 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,1-0,40C (bảng 1). Các mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua. Các kỷ lục nhiệt độ thấp nhất trong 30 năm qua thấp hơn so với 30 năm trước đó nhưng không thấp hơn nhiệt độ thấp nhất trong thập kỷ 30.
  17. CÁC ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘ CỦA TRẠM HUẾ QUA CÁC THẬP KỶ
  18. Thời Đoạn TN TI TVII Tn(năm xuất Tx(năm xuất hiện) hiện) 1931-1940 25,1 19,8 29,0 8,8(1934) 39,9(1936) 1941-1950 25,3 20,8 29,3 11,8(1949) 39,3(1949) 1951-1960 25,2 20,1 29,3 11,1(1955) 40,0(1952) 1961-1970 25,3 19,9 29,8 11,4(1963) 40,0(1969) 1971-1980 25,1 20,1 29,4 10,7(1974) 39,2(1977) 1981-1990 25,1 19,8 29,3 10,7(1986) 41,3(1983) 1991-2000 25,1 20,2 29,1 9,5(1999) 39,5(1998) Ghi chú: TN: Nhiệt độ trung bình năm. TI: Nhiệt độ trung bình tháng I. TVII: Nhiệt độ trung bình tháng VII. Tn: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối. Tx: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối.
  19. MƯA, LŨ • Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ: bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 20, 40 và 90 là những thập kỷ mưa ít như thập kỷ 30, 70, và 80 (bảng 2). Do vậy những dị thường đã gây ra lũ lụt và hạn hán xảy xen kẻ nhau và ngày càng nhiều hơn. Nếu như những nam 1928, 1953, 1975, 1983 và 1999 là những năm lũ lụt lớn thì những năm 1977, 1993-1994, 1997-1998 bị hạn hán nghiêm trọng. Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng El Nino và những năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng La Nina.
  20. Trong bảng 2 cũng cho thấy lượng mưa tháng lớn nhất và lượng mưa ngày lớn nhất có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. đặc biệt lượng mưa ngày 2.11.1999 là 978mm và lượng mưa tháng 11.1999 là 2.452mm, là những trị số đạt kỷ lục trong vòng 100 năm nay. Cường độ mưa tăng kéo theo hiện tượng lũ quét và sạt lỡ đất xảy ra thường xuyên hơn. Mặt khác cường độ mưa tăng làm cho những trận lũ trong những thập kỷ gần đây ngày càng ác liệt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2