Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng với cây trồng
lượt xem 104
download
P tồn tại trong đất nhưng dạng p vô cơ có ý nghĩa sinh học trong đất là H2PO4 - và HPO4 2- quan trọng nhất là dạng hóa trị 1. Trong môi trường axit, P tồn tại dưới dạng H2PO4 - cây dễ dàng hấp thu, còn các dạng P hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho cây. Dự trữ P trong đất không không lớn khoảng 2,3-4,4 tấn/ ha( tính ra P2O5) trong đó 2/3 là muối khoáng của axit ortphoric(H3PO4) và 1/3 là các hợp chất hữu cơ chứa P khó tan trong dung dịch đất. phần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng với cây trồng
- P tồn tại trong đất nhưng dạng p vô cơ có ý nghĩa sinh học trong đất là H2PO4- và HPO42- quan trọng nhất là dạng hóa trị 1. Trong môi trường axit, P tồn tại dưới dạng H2PO4- cây dễ dàng hấp thu, còn các dạng P hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho cây. Dự trữ P trong đất không không lớn khoảng 2,3-4,4 tấn/ ha( tính ra P2O5) trong đó 2/3 là muối khoáng của axit ortphoric(H3PO4) và 1/3 là các hợp chất hữu cơ chứa P khó tan trong dung dịch đất. phần lớn hợp chất của P khó tan trong dung dịch đất, điều đó một mặt hạn chế sự rửa trôi, mặt khác giảm khả năng của rễ hút P trong đất. nguồn cung cấp chủ yếu P tự nhiên cho lớp đất cày là quá trình phong hóa đá mẹ. trong đá mẹ tồn tại chủ yếu ở dạng apatit(3Ca(PO4)2CaF2) và các chất khác.các muối P 3 của canxi và magie và các muối của oxy sắt và nhóm ở đất chua ít tan và cây khó hấp thu. Các muối P 2 của caxi và magie đặc biệt các muối photphat của cation hóa trị 1và axit ortophosphoric tự do tan trong nước và là dạng tan chủ yếu trong dung dịch đất cây hấp thu được, cây có khả năng hấp thu một số loại P ( đường photphat và phytin). Nồng độ P trong dung dịch đất không lớn (0,1-1 mg/l).hàm lượng P trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là đá mẹ. ở việt nam, đất đồng bằng có hàm lượng P2O5 tổn số từ 0,02-0,12%; đất ở miền núi trung du từ 0,05- 0,06.hai dạng P chính trong đất là phosphat hữu cơ và photphat vô cơ. Tỷ lệ photphat hữu cơ và hữu cơ phụ thuộc vào các loại đất khác nhau, phosphate hữu cơ thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệ chất hữu cơ cao. Vai trò của p trồng cây Khi vào cây p nhanh chóng tham gia vào rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng quyết định quá trình trao đổi chất và năng lượng quyết định các hoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây : P tham gia vào thành phần của axit nucleic. AND và ARN có vai trò quan trọng trong quá trình di truyền của cây; tham gia vào thành phần của photpholipit đây là hợp chất rất quan trọng vấu tạo nên màng sinh học trong tế bào như màng sinh chất, màng không bào, màng lưới nội chất,… các màng này có chức năng bao bọc quyết định tính thấm trao đổi chất và năng lượng. chức năng của màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của photpholipit trong chúng; p có mặt trong hệ thống ATP, ADP là các chất dự trữ và trao đổi năng lượng của tế bào. Chúng như những acquy tích lũy năng lượng của tế bào ; tham gia vào nhóm hoạt động của các enzym oxi hóa khử là NAD, NADP, FAD, FMN. Đây là các enzyme cực kì quan trọng trong các phản ứng
- oxi hóa khử trong cây đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp, quá trình đồng hóa nitơ,…;có mặt trong một nhóm rất phổ biến các quá trình trao đổi chất là các este photphoriccuar các sản phẩm trung gian như các hexozophotphat, triozophotphat,… Khi bón đủ phân photpho biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt hệ thống rễ phát triển đẻ nhánh khỏe xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản, tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp…kết quả làm tăng năng suất cây trồng. p cần cho tất cả các loại cây nhưng có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu.p cần cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây và cũng rất cần cho quá trình cố định đạm của các vi sinh vật. Biểu hiện khi thiếu p: khi cây thiếu p ban đầu lá có màu xanh đậm có lẽ do tăng cường hút Mg sau dần chuyển sang màu vàng. Hiện tượng trên bắt đầu từ mép lá và từ lá phía dưới trước. với lúa, khi thiếu p thì lá nhỏ hẹp có mài lục đậm đẻ nhánh ít trỗ bông chậm chin kéo dài co nhiều hạt xanh và lửng,… với ngô khi thiếu p cây sinh trưởng rất chậm lá trên có màu lục nhạt còn lá dưới có màu lục đậm rồi chuyển dần sang màu vàng hay màu huyết dụ. Thừa p cây không có biểu hiện gây hại Trong đất lưu huỳnh tồn tại nhiều dạng vô cơ và hữu cơ nhưng dạng vô cơ cây hút chủ yếu là sunfat tan trong dung dịch đất. trong môi trường axit sunfat bị giữ chặt trong keo đất và được giải phóng ra khỏi keo đất vào dung dịch đất trong môi trường kiềm và có ion trao đổi OH, ngoài ra hoạt động của một số vi sinh vật mà các dạng S hữu cơ có thẻ phân giải thành dạng sunfat cho cây hấp thụ. Sự oxy hóa vi sinh học H2S hay FeS đến SO42- xảy ra ở trong đất kèm theo hiện tượng axit hóa đất. ở trong đất sunfat khá linh động và dễ bị rửa trôi. Trong đất S tồn tại ở dạng vô cơ và hữu cơ. Trong một số kiểu đất S hữu cơ trong tàn tích thực vật và động vật chiếm ưu thế, còn trong bùn chủ yếu là sunfat(CaSO4, MgSO4,Na2SO4). Trong dung dịch đất các muối S tồn tại ở dạng ion hay bị hấp thu trên bề mặt keo đất. trong đất mặn sunfat(NaSO4), lượng sunfat có thể đạt tới 6 % của khối lượng đất. trong đất ngập nước s ở dạng khí như H2S, FeS, FeS2. Vai trò của S đối với cây trồng
- Lưu huỳnh tham gia vào hình thành một số hợp chất quan trọng cố ảnh hưởng quan trọng lên quá trình sinh trưởng quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý của cây. S là thành phần của 3 axit amin quan trọng trong cây là xystin, xystein, metionin. Các axit amin quan trọng này là thành phần bắt buộc của Pr. Trong phân tử Pr , S tạo ra các liên kết đisunfit đảm bảo tính ổn định về cấu trúc của phân tử Pr; tham gia vào hợp chất quan trọng có ý nghĩa quan trọng trong trao đổi chất và năng lượng của tế bào là các cofecment A. trong công thức của nó có nhóm SH và khi liên kết với nhóm axetyl tạo nên hợp chất axetil- CoA. Liên kết cao năng của S có năng lượng dự trữ tương đương với p của ATP.hợp chất axetyl- CoA đóng vai rò quan trọng trong quá trình trao đổi lipit trong cây và trong hô hấp nó là chất được hoạt hóa trước khi vào chu trình Krebs để phân giải triệt để nó.hợp chất còn tham gia vào tổng hợp nhiều hợp chất quan trọng trong cây như các terpenoit, steroi,isoprenoit và các phitohocmon như giberelin, axit abxixic,…; S có mặt trong một số vitamin quan trọng trong quá trình trao đổi chất là biotin, thiamin. Khi đủ S thì cây sinh trưởng thuận lợi vì quá trình tổng hợp Pr bình thường quá trình trao đổi chất cũng như các hoạt động sinh lý tiến hành tốt. Thiếu S biểu hiện các triệu cứng giống với thiếu N là bệnh vàng lá vì cả 2 nguyên tố đều là thành phần của pr. Tuy nhiên bệnh vàng lá do thiếu N xuất hiện ở lá trưởng thành và lá già còn thiếu S thì xuất hiện ở lá non trước. triệu chứng là lá vàng úa gân lá vàng mà thịt lá vẫn còn xanh sau đó chuyển vàng. Sự tổn thương xảy ra trước tiên ở ngọn cộng them các vết chấm đỏ do mô chết.trong thực tế người ta ít bón phân S vì trong đất không thiếu,tuy nhiên nếu đất có thiếu S( dưới 11mg/100g đất)thì bón S sẽ làm tăng năng suất rõ rệt (c0 thể tới 83%). Kali trong đất thường ở dạng K+ . nó có 3 dạng k bị dữ chặt trong keo đất, K có thể trao đổi, K tan trong dung dịch đất.dạng K tan trong dung dịch và dạng có thể trao đổi được là các dạng cây có khả năng sử dụng được, hàm lượng K trong đất khá cao nhưng phần lớn ở dạng không trao đổi và sủ dụng được. trũ lượng kali trong đất lớn hơn hàm lượng phospho từ 8-40 lần lớn hơn nitơ 5-50 lần.trong đất kali có thể ở các dạng sau: trong thành phần tinh thể của các chất khoáng, ở trạng thái trao đổi và không trao đổi trên các bề mặt keo đất.nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với cây là các muối kaki tan (0,5-2% tổng trữ lượng kali trong đất). theo mức độ sử dụng kali trong đất có thể bổ xung
- nhờ các dạng trao đổi khi các dạng trao đổi được động viên. Kali trong các loại đất khác nhau thì khác nhau, đất có thành phần cơ giới nặng có nhiều K hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Theo Fridland(1964) ở việt nam kali trong đất thay đổi rộng. đất bazan phủ quỳ có lượng kali tổng số từ 0,07-0,15%. Đất mùn trên hoàng liên sơn kali tổng số đạt đến 2,6-3,89%. Hàm lượng trung bình lớn hơn 1%. Kali trong đất được cung cấp chủ yếu do quá trình phong hóa đá và khoáng, do quá trình trao đổi hòa tan. Nhờ các quá trình này cây lấy được kali Trong cây kali chỉ tồn tại dưới dạng K+ tự do rất linh động mà hầu như không tham gia vào hợp chất hữu cơ ổn định nào. Vai trò của K đối với cây Mặc du chưa phát hiện K trong các hợp chất hữu cơ nhưng vai trò sinh lý của K đối với cây cực kì quan trọng đó là vai trò điều tiết các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động trao đổi chất của cây: điều chỉnh các đặc tính lí hóa của keo nguyên sinh chất và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng xảy ra trong tế bào. Chẳng hạn K làm giảm độ nhớt của keo chất nguyên sinh, tăng mức độ thủy hóa của keo nguyên sinh chất …tức là làm tăng các hoạt động sống diễn ra trong tế bào; điều chỉnh sự đóng mở khí khổng. sự tập trung của ion kali trong tế bào khí khổng để làm thay đổi sức trương và điều chỉnh đóng mở của khí khổng mà sự đốn mở khí khổng có vai trò điều chỉnh quan trọng trong quá trình trai đổi nước và quá trình đồng hóa CO2 của lá cây; điều chỉnh dòng vận chuyển chất hữu cơ trong mạch libe, trong tế bào mạch rây hàm lượng K rất cao. Sự có mặt của K+ đã điều chỉnh tốc độ vận chuyển của các chất đồng hóa trong mạch rây đặc biệt là điều chỉnh chất hữu cơ tích lũy về cơ quan kinh tế. bón phân K sẽ làm hạt chắc khối lượng hạt tăng tăng năng suất kinnh tế và sản phẩm nông sản; hoạt hóa nhiều enzim tham gia vào biến đổi chất trong cây, đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp; làm tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống chịu hạn, tính chống sâu bệnh…;có vai trò trong vận động sự ngủ nghủ của một số lá thực vật như các cây họ đậu và họ trinh nữ,… Thiếu K Thiếu K cây có những biểu hiện rất rõ về hình thái là lá ngắn hẹp xuất hiện các chấm đỏ lá bị khô rổi héo rũ vì mất sức trương. Lúa thiếu K thì sinh trưởng kém trỗ sớm chín sớm hạt lép cây dế đổ vì cơ giới kém hình thành dễ
- bị đạo ôn và tiêm lửa, với ngô cây sinh trưởng kém đốt ngắn mép lá nhạt dần sau chuyển sang màu huyết dụ lá có gợn sóng giảm năng suất,…k cần cho mọi cây trồng nhưng với các cây trồng sản phẩm sản phẩm chứa nhiều gluxit như lúa ngô mía khoai làng,…thì bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao Caxi là cation trao đổi trong đất. hầu hết caxi trao đổi của đất đều được hấp phụ trên bề mặt keo đất và khi nồng độ ion H+ trong môi trường tăng thì các ion Ca2+ bị đẩy ra khoiir bề mặt keo đất vào trong dung dịch đất và cây có thể hấp thụ được Ca. đây là hiện tượng trao đổi cation. Do đố bón vôi là biện pháp kinh tế và hiệu quả để điều chỉnh độ chua của đất. Trong cây canxi thường liên kết với một số chất hữu cơ và nó thường bị giữ chặt không di động được. Vai trò của Ca đối với cây Vai trò quan trọng nhất của Ca là tham gia hình thành nên thành tế bào: Ca kết hợp với axit pectinic tạo nên pectat canxi có mặt ở lớp giữa của thành gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối. pectat canxi có thể coi như là chất xi măng gắn các viên gạch với nhau; tham gia hình thành nên thành tế bào; có ý nghĩa trong trung hòa độ chua và đối kháng với nhiều cation khác trong cây, loại trừ độ độc tinh khiết của các cation có mặt trong nguyên sinh chất như H+, Na+,…trong đất Ca có tác dụng trung hòa độ chua của đất thuận lợi cho sinh trưởng của rễ và các hoạt động của vi sinh vật; có khả năng hoạt hóa nhiều enzim nên ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: photpholippaza, ATP-aza,.. Triệu chứng thiếu canxi : khi thiếu caxi thì các mô phân sinh đỉnh thân và rễ bị hại nghiêm trọng, mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng nhừng ức chế,rễ ngắn hóa nhầy và chết. bón vôi có hiệu quả rất cao nhất là đối với đất chua và đất bạc màu. Hiệu quả quan trọng nhất của vôi là trung hòa độ chua của đất thuận lợi cho sinh trưởng và hoạt động sinh lý của cây. Các cây họ đậu thì bón vôi là biện pháp quan trọng dể tăng năng suất và chất lượng. vd vôi làm cho cây lạc sinh trưởng tốt cây cứng hạt chắc mẩy vỏ mỏng làm tăng hàm lượng lipit. Trong đất Mg có thể ở dạng tan trong dung dịch dất Mg trao đổi và Mg giữ chặt trên keo đất. các muối như MgCO3, MgCO3.CaCO2 là các dạng có khả năng cung cấp Mg cho cây
- Vai trò của Mg đối với cây Mg có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và hoạt động quang hợp: là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Hàm lượng Mg của phân tử diệp lục chiếm khoảng 10% trong lá; hoạt hóa cho hàng chục enzim trong các phản ứng trao đổi gluxit liên quan tới quá trình quang hợp, hô hấp trao đổi axit nucleic, các pphanr ứng có liên quan tới ATP. Đặc biệt là 2 enzim quan trọng trong quá trình cố định CO2 là RDP- cacboxilaza và PEP- cacbooxilaza được hoạt hóa bởi Mg; ngoài ra Mg tham gia vào hình thành thành tế bào quá trình tổng hợp Pr, ddieeeuf chỉnh sự hút của cation,… Thiếu Mg Thường gây ra bệnh vàng lá do thiếu diệp lục. triệu chứng điển hình là gân lá còn xanh nhưng thịt lá bị vàng. Hiện tượng tổn thương xuất hiện từ lá dưới lên lá trên vì mg là nguyên tố linh động được dùng lại từ các lá già, thiếu Mg sẽ làm chậm sự ra hoa; Mg rất cần cho các cây ngắn ngày như lúa ngô đậu khoai tây, nó có mặt trong các cơ quan sinh sản, bón Mg làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm thu hoạch. Các nguyên tố vi lượng Có vai trò điều chỉnh các hoạt động sống của cây vai trò đó đươc thể hiện tở các mặt sau: Vai trò quyết định nhất của các nguyên tố vi lượng đối với cây là hoạt hóa hệ thống enzim, có 3 cách mà nguyên tố vi lượng tham gia vào phản ứng enzim: là thành phần bắt buộc trong nhóm hoạt động (coenzim) của các enzim. Vd như Mo trong coenzim của nitratreductaza, nitrogenaza trong trao đổi nitơ , Fe trong than phần của hệ thống xytocrom, feredoxin trong chuỗi vận chuyển electron của quang hợp và hô hấp,..;làm cầu nối trung gian giữa men và cư chất phản ứng tạo nên phức Dtinews.vn Voanews.com Chất hữu cơ theo “ kiểu càng cua” làm cho khả năng xúc tác tăng lên nhiều; sự có mặt của nguyên tố vi lượng trong môi trường phản ứng cũng làm tăng hiệu quả xúc tác của các enzim.
- Nguyên tố vi lượng làm thay đổi đặc tính lý hóa của nguyên sinh chất ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các phản ứng hóa sinh Các nguyên tố vi lương làm thay đổi tính chống chịu của cây với các điều kiện bất thuận của môi trường. Sắt: cây hút Fe dưới dạng Fe2+ vai trò của Fe quan trọng nhất là hooatj hóa enzim. Nó có mặt trong nhóm hoạt động của một số enzim õi hóa khử như catalaza, peroxidaza, trong xitocrom, feredoxin trong chuỗi vận chuyển electron của quang hợp và hô hấp; Fe không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định đến sự diệp lục trong cây hàm lượng diệp lục có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục. Khi thiếu Fe lá mất màu xanh chuyển sang vàng và trắng. triệu chứng xuất hiện trước hết ở lá non sau đến lá già vì Fe không di động từ lá già về lá non. Mangan là nguyên tố vi lượng tham gia vào hoạt hóa rất nhiều enzim của chu trình krebs, sự khử nitrat,..do đố ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý quan trọng ngư quang hợp, hô hấp và dinh dưỡng nitơ của cây trồng; thiếu Mn thường xuất hiện các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nặng thì gây khô và chết lá, triệu chứng này có thể xuất hiện ở lá non và lá già tùy theo thực vật. Cu hoạt hóa nhiều enzim oxi hóa khử và có trong thành phần của plastocyanin, một thành viên của chuỗi chuyển vận electron trong quang hợp;hiện tượng thiếu Cu thường xảy ra trên đất đầm lầy. khi cây trong thiếu Cu thường mắc một số bệnh đặc trưng như bệnh chảy gôm xảy ra ở cây ăn quả. Cât tiết gôm và kèm theo các vết chết trên lá và quả. Với cây hòa thảo thiếu Cu thường gây bệnh mất màu xanh ở ngọn lá, người có thể sử dụng đồng sunfat để phun cho cây trồng. Cu thường được sử dụng trong hỗn hợp với các nguyên tố vi lượng khác khi phun cho cây. Viêc phun CuSO4 có thể chống được một số bệnh nấm hại cây trồng như bệnh mốc sương. Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 loại enzim liên quan nhiều đến quá trình biến đổi chất và hoạt động sinh lí như quá trình dinh dưỡng photpho, tổng hợp Pr, tổng hợp phitohocmon, tăng cường hút các cation khác…nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây; thiếu Zn sẽ rối loạn trao đổi auxin sinh trưởng bị ức chế, sinh trưởng chậm lá cây bị biến dạng, ngắn nhỏ xoăn,đốt ngắn biến dạng…có thể phun ZnSO4 lên lá để cung cấp Zn cho cây trồng. Zn thường có hiệu quả nhiều với các cây hòa thảo như lúa, ngô,…
- B có ảnh hưởng rõ rệt lên sinh trưởng của cây, đặc biệt là mô phân sinh đỉnh, có liên quan đến vai trò của B tồng hợp của ARN. B ảnh hương đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn thụ tinh và sự đậu quả . B ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình, như phân hóa tế bào, trao đổi học môn, trao đổi nito, hút nước, hút khoáng, trao đổi chất béo, sự nảy mầm của hạt; khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết , các chồi bên bị thui dần, hoa không hình thành, quá trình thụ tinh và đậu quả kém, quả rụng dễ sinh trưởng kém lá bị dầy lên…; chính vì vậy mà B là một trong những nguyên tố vi lượng có hiệu quả nhất đối với cây trồng. Trong chế phẩm vi lượng thì B có vai trò quan trọng trong sư hình thành hoa và đậu quả tăng năng suất cây trồng. Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đỏi nito. Nó có mặt trong nhóm hoạt động của Enzim Nitratreductaza và nitrogennaza trong việc khử nitrat và cố định nito phẩn tử vì vậy Mo có vai trò quan trọng đối với cây họ đậu vì nó làm tằn khả năng cố định đạm của các vi sinh vật trong nốt sần. Ngoài ra Mo còn có khả năng tổng hợp vitamin C và lục lạp…; thiếu Mo sẽ ức chế sự dinh dưỡng đạm cây trồng nói chung và các cây họ đậu nói riêng. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ đậu, Mo là nguyên tố vi lượng chủ đạo không thể thiếu được, có thế sử dụng molipdat amon để phun cho cây. Vai trò của Nitơ đối với cây trồng Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng Nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt sinh lý quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất… N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây: N là nguyên tố đặc thù của protein mà protein có vai trò quan trọng đối với cây, protein là thành phần chủ yếu tham gia vào thành phần cấu trúc nên hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học các cơ quan trong tế bào… Protein là thành phần bắt buộc của enzim có hai thành phần cấu thành: phân tử pr ( apoenzim) và nhóm hoạt động (coenzim); N có thành phần của axit nucleic. Ngoài chức năng duy trì truyền thông tin di truyền axit nu còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp Pr sự phân chia và sinh trưởng của của tế bào; N là thành phần quan trọng của phân tủ diệp lục. mỗi phân tử diệp lục có 4 nguyên tử N, nên hàm lượng N trong lá rất cao. Diệp lục là tác hân quyết định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong hoạt động quang hợp của cây, tổng hợp nên chất hữu cơ cung cho cấp sự sống của các sinh vật trên trái đất; N là thành phần của một số phitohocmon như auxin và xytokinin, đây là
- hai hocmon quan trọng nhất trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và cây; N tham gia vào thành phần của ATP và ADP có vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng của cây đặc biệt là trong quang hợp và hô hấp; N tham gia thành phần của hợp chất phitochrom có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kì, tính hướng quang,…Vì vậy cây rất nhạy cảm với phân đạm. phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởn mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều tăng sinh khối. Cây tăng cường trao đổi chất và năng lượng vì nó tham gia vào hình thành các enzim, hệ thống ATP,ADP và axit nu. Đồng thời các hoạt động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp hô hấp,… Thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh trưởng và phát triển hình thành năng suất của cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém thành nên cây rất yếu và gây lên hiện tượng lốp đổ giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không có thu hoạch. Thiếu N cây sinh trưởng rất kém diệp lục không hình thành và lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm trọng. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít. Lượng N dự trữ trong thạch quyển cũng rất lớn khoảng 18.1015 tấn. song trong đất chỉ có một lượng rất nhỏ và chỉ khoảng 0,5- 2,0% tổng trữ lượng trong đất ở dạng NH+4 và NO-3 là dễ hấp thu đối với cây. Dự trữ nitơ đối với dinh dưỡng cây trồng là các hợp chất hữa cơ, có từ 93-99% nito tổng số dạng hữu cơ trong tầng mùn đất.sự chuyển hóa hoá học hay sinh học của các hợp chất hữu cơ này sẽ tạo thành nito dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hóa. quá trình khoáng hóa hợp chất hữu cơ chứa nito hình thành dạng NH+4 gọi là quá trình amon hóa do vi sinh vật dị dưỡng thực hiện. NH+4 được hình thành, cũng có thể được sử dụng bởi các vi sinh vật tự dưỡng. vi sinh vật này chuyển hóa NH+4 tạo thành NO-3. Ion NO-3 rất linh động và dễ bị nước mưa rửa trôi mang xuống các lớp đất sâu bên dưới. cation NH+4 ít di động và được keo đất giữ lại trên bề mặt của chúng nên ít bị nước mưa mang đi, vì vậy trong dung dịch đất nồng độ NH+4 cao hơn NO-3. NO-3 cũng là tiền đề cho quá trình phản nitrat. Trong đất cũng xảy ra quá trình cố định nito sinh học. cố định nito sinh học là quá trình vi sinh vật sủ dụng năng lượng dự truwxcuar sản phẩm quang hợp để đồng hóa N2 khí quyển thành NH3. Nito là 1 trong các nguyên tố
- đa lượng biến đổi rất phức tạp trong đất, có ý nghĩa nhất đối với độ phì trong đất cả về khía cạnh môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỘ KIỀM VÀ ĐỘ CỨNG TỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN "
10 p | 682 | 229
-
Phân bón vi sinh
7 p | 388 | 134
-
Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đối với cá rô phi
7 p | 447 | 133
-
Báo cáo: Ảnh hưởng của bao bì và phương pháp bao gói đến chất lượng thực phẩm thủy sản dạng tươi, dạng đông lạnh
10 p | 402 | 127
-
Đề tài " Độ kiềm và độ cứng trong nuôi trồng thủy sản "
35 p | 389 | 112
-
Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 0 - Ths. Trương Đình Hoài
138 p | 232 | 45
-
Bài giảng Dinh dưỡng động vật: Chương 1.1 - TS. Lê Việt Phương
58 p | 237 | 34
-
Dinh dưỡng và sức khỏe động vật thủy sản
2 p | 162 | 31
-
Ảnh hưởng của hàm lượng lipit đến sinh sản và di cư của cá
20 p | 195 | 28
-
Quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sản-Chương 4
12 p | 100 | 19
-
Ảnh hưởng của các mức đạm, lân, kali đến cây cà chua trồng trên giá thể hữu cơ
12 p | 160 | 17
-
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH RỬA VÀ ĐIỀU KIỆN RỬA TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA RAU SALAT SƠ CHẾ
6 p | 185 | 16
-
Sản xuất Vitamin E (α-tocopherol) ở tảo Nannochloropsis oculata (Eustigmatophyceae) trong điều kiện giới hạn chất đạm dinh dưỡng
1 p | 76 | 15
-
Các kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao
10 p | 146 | 11
-
Đề tài: Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại
9 p | 143 | 7
-
Bài giảng Quá trình nitrate hóa
10 p | 91 | 7
-
Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng? Ảnh hưởng của việc sản xuất rau nông hộ nhỏ đến dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam
5 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn