Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán và đào tạo kế toán trong hoàn cảnh mới
lượt xem 1
download
Bài viết "Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán và đào tạo kế toán trong hoàn cảnh mới" trình bày các cách thức mà cách mạng 4.0 có thể thay đổi kế toán và nghề kế toán. Cụ thể là, các kiến thức và kỹ năng mà kế toán viên cần phải có để phù hợp với hoàn cảnh mới. Từ đó, bài viết đề cập các nội dung cần thay đổi trong đào tạo kế toán chuyên nghiệp nhằm chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người làm kế toán để thích nghi với môi trường nghề nghiệp trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán và đào tạo kế toán trong hoàn cảnh mới
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KẾ TOÁN VÀ ĐÀO TÀO KẾ TOÁN TRONG HOÀN CẢNH MỚI INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 IMPACTS ON ACCOUNTING AND ACCOUNTING TRAINING IN A NEW CONDITION ThS. Nguyễn Thị Kim Anh Trường Đại học Tài chính Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết này trình bày các cách thức mà cách mạng 4.0 có thể thay đổi kế toán và nghề kế toán. Cụ thể là, các kiến thức và kỹ năng mà kế toán viên cần phải có để phù hợp với hoàn cảnh mới. Từ đó, bài viết đề cập các nội dung cần thay đổi trong đào tạo kế toán chuyên nghiệp nhằm chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người làm kế toán để thích nghi với môi trường nghề nghiệp trong tương lai. Từ khóa: Cách mạng 4.0, kế toán, thay đổi, kiến thức và kỹ năng. ABSTRACT This article presents the ways in which the Industrial Revolution 4.0 can change the accounting and the accounting profession. It specifically mentions which knowledge and skills accountants need to adapt to new circumstances. Therefore, the article points out the contents that needs to be changed in professional accounting training in order to prepare the necessary knowledge and skills for accountants to be able to adapt to the future profession environment. Keywords: Industrial Revolution 4.0, accounting, changes, knowledge and skills. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển của khoa học công nghệ máy tính và truyền thông hơn thập kỷ qua đã tạo điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CM 4.0) diễn ra sâu rộng trên thế giới. CM 4.0 sử dụng công nghệ thông minh, được kết nối vào các công ty, tài sản và con người, và được đánh dấu bằng sự phát triển robot, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, Internet…. Một trong những phần quan trọng nhất của các công nghệ mới này là nó sẽ thay đổi cách dữ liệu và thông tin được sử dụng, điều này sẽ cho phép các công ty trở nên hiệu quả hơn (Cotteleer & Sniderman, 2017). Kế toán là một trong những công cụ quan trọng để quản lý hệ thống kinh tế và xã hội, cung cấp cho người dùng bên trong và bên ngoài những thông tin đáng tin cậy, có liên quan và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. CM 4.0 mang đến sự thay đổi mạnh mẽ các công việc của kế toán. Một số học giả cho rằng CM 4.0 hỗ trợ tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực và tiếp cận hệ thống kế toán. Kết quả của việc sử dụng máy tính, robot và trí tuệ nhân tạo có thể sẽ thay thế kế toán viên trong tương lai. Theo Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA, 2013), những tác động của CM 4.0 có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của các kế toán viên trong tương lai. Deloite (2015) cho rằng 95% việc làm kế toán tại Hà Lan được dự đoán sẽ được tự động hóa 255
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hoàn toàn trong 10 - 20 năm tới. Trong phạm vi bài báo này, dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây và dưới góc nhìn chuyên môn của kế toán, tác giả sẽ thảo luận về ảnh hưởng của CM 4.0 có thật sự làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của kế toán trong tương lai như dự báo, và nếu thật sự như vậy thì kế toán viên hiện tại cần những kiến thức, kỹ năng gì để trang bị cho các yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. 2. Tổng quan 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước Có rất nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về bản chất của CM 4.0 nhằm hiểu được tiềm năng của các ngành nghề trong CM 4.0. Trong nội dung này, tác giả trình bày tổng quan một số nghiên cứu về dự báo ảnh hưởng của CM 4.0 đến ngành kế toán trong tương lai. Nghiên cứu của Frey và Osborne (2013) chỉ ra rằng gần 50% số công việc ở Mỹ có nguy cơ trở nên dư thừa do CM 4.0 vì robot có thể thực hiện không chỉ các công việc thông thường mà còn các công việc phức tạp. Phát hiện của họ ngụ ý rằng mặc dù CM 4.0 mang lại cơ hội cho những người chuẩn bị đón nhận nó, nhưng kỷ nguyên này cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các ngành nghề truyền thống và nghề kế toán cũng không ngoại lệ. Đồng quan điểm với hai tác giả trên, nghiên cứu của Blasi và cộng sự (2013) khẳng định rằng CM 4.0 sẽ ảnh hưởng đến các công việc do con người thực hiện trước đây vì phần lớn sẽ được thay thế bằng máy tính hóa. Nghiên cứu “Những triển vọng và các mối đe dọa từ CM 4.0” của hai tác giả Illiashenko S. M. & Illiashenko, N. S. cho rằng chỉ những quốc gia có tiềm năng về thế mạnh về nghiên cứu, giáo dục thì doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi, học hỏi và đào tạo, sử dụng kiến thức và khả năng để nhận thức sự tồn tại của bản thân trong môi trường mới. Các tác giả cho rằng CM 4.0 ảnh hưởng đáng kể đến nghề nghiệp kế toán vì tất cả các kế toán hiện đại đã được chuyển sang công nghệ thông tin mới nhất. Ngược lại, Daugherty & Wilson (2018) cho rằng quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng máy móc sẽ dần thay thế con người trong thị trường lao động. Mối quan hệ giữa người và máy móc chính là sự hợp tác. Họ nhấn mạnh rằng mặc dù công nghệ có thể sẽ thay thế một số công việc và một số chức năng nhất định, nhưng sức mạnh chính của công nghệ là bổ sung cho khả năng của con người. Nhiều công ty đầu ngành đã bắt đầu khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp của họ và bắt đầu nhận ra rằng các đội hữu cơ bao gồm con người hợp tác với máy móc là tương lai. Con người và máy móc, mỗi loại đều có thế mạnh riêng. Các lĩnh vực mà mỗi bên có khả năng nhất và lĩnh vực nào, thì do bên đó đảm nhận. Nhiều hoạt động và kỹ năng chỉ dành cho con người thực hiện. Nhưng, cũng có những công việc chỉ dành cho máy móc đảm nhận. Hoặc, những công việc cần phải có sự hợp tác giữa con người và máy để nâng cao hiệu quả công việc. Đối với kế toán, nghề này thuộc nhóm lĩnh vực cần có sự kết hợp giữa con người và máy móc, điều này có nghĩa máy móc sẽ hỗ trợ và làm giảm khối lượng công việc của kế toán trong tương lai. Như vậy, những phát hiện của các nghiên cứu trên cho thấy rằng CM 4.0 đang phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến một số công việc tương lai. Những thay đổi này sẽ dẫn đến sự biến mất của một số công việc, hoặc một số công việc được máy móc hỗ trợ, nhưng đồng thời một số công việc vẫn tồn tại cho dù công nghệ thông tin phát triển đến mức nào. 2.2. Ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề kế toán 2.2.1. Ảnh hưởng của CM 4.0 đến công tác kế toán 256
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sự tác động của CM 4.0 đã làm thay đổi môi trường hoạt động của kế toán, sự gia tăng về số lượng cũng như bản chất của các dòng thông tin phát sinh đã làm cho công tác kế toán đã thay đổi rất nhiều để có thể ghi nhận, tổng hợp, đánh giá và lên báo cáo các thông tin đó, cụ thể đối với phương pháp kế toán, tổ chức công tác kế toán và ghi sổ kế toán đã có những thay đổi đáng kể như sau: a. Đối với các phương pháp kế toán, các phương pháp kế toán phần nào sẽ bị ảnh hưởng bởi CM 4.0 (Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019). Theo đó, trong tương lai phương pháp tài khoản và phương pháp tổng hợp cân đối sẽ được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo, vì hai phương pháp đều mang những đặc điểm toán học, có thể được tin học hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình xử lý. Ngược lại, hai phương pháp chứng từ và phương pháp tính giá vẫn được thực hiện bởi kế toán viên. Các tác giả lập luận rằng chính tính pháp lý cao của chứng từ, trách nhiệm pháp lý cần được gắn liền với các đối tượng có liên quan trong các giao dịch, trách nhiệm nên được gắn với con người thực tế, không phải máy móc hay robot. Thật vậy, chứng từ là cơ sở pháp lý cho mọi tài liệu và số liệu kế toán, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết mọi sự tranh chấp, khiếu tố về kinh tế, tài chính, thực hiện kiểm tra sự tuân thủ luật lệ và kiểm tra kế toán trong đơn vị. Về phương pháp tính giá, việc ước tính hoặc tính toán chi phí của các đối tượng chỉ được đảm nhận bởi kế toán viên hoặc chuyên gia. Thật vậy, về xác định đối tượng tính giá, việc xác định đối tượng tính giá có thể được mã hóa và được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định thì đối tượng tính giá có thể được mở rộng hay thu hẹp, dựa trên cơ sở đặc điểm vật tư, hàng hóa, sản phẩm mua vào, đặc điểm tổ chức sản xuất…trường hợp này cần phải được thực hiện bởi kế toán viên. Thứ hai, việc phân loại chi phí, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí rất phức tạp, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng đối tượng tính giá, hoặc liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được. Trường hợp này vẫn cần sự tham gia của kế toán viên trong việc phân loại chi phí và lựa chọn tiêu thức phân bổ. Tuy nhiên, nhờ hệ thống thông tin chuyển giao công nghệ và nguồn dữ liệu lớn của CM 4.0, kế toán viên định giá tài sản bằng cách truy cập Internet như một công cụ hỗ trợ công việc (Tetyana Slyozko, 2019), nhưng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế vai trò của con người. Như vậy, kế toán viên vẫn đảm nhận vai trò chính trong trong phương pháp tính giá và sử dụng kết quả của trí tuệ nhân tạo như là một kênh tham khảo, một công cụ hỗ trợ cho công việc. b. Đối với tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, trong bất kỳ doanh nghiệp nào, người đứng đầu doanh nghiệp và kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, bao gồm thực hiện các công việc: tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán (Luật kế toán, 2015). Các trách nhiệm này được giao cho chủ sở hữu hoặc người đứng đầu đơn vị theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý phải được gắn liền với con người thực tế, không phải robot hay trí tuệ nhân tạo. Thêm vào đó, toàn bộ tổ chức công tác kế toán của đơn vị được xây dựng dựa trên từng mục đích cụ thể. Mục đích chung của hệ thống quản lý kế toán là ngăn chặn kịp thời các tác động không mong muốn từ các hoạt động của đơn vị trên cơ sở ghi lại kịp thời tất cả các giao dịch kinh doanh xảy ra một cách liên tục và các hoạt động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự can thiệp của các phần mềm máy tính có thể giúp đơn vị loại bỏ các tác động không mong muốn, quản trị được phần nào rủi ro. Nhưng nó vẫn là một kênh tham khảo, một công cụ giúp giảm khối lượng công việc mà người quản lý đảm nhận, trí tuệ nhân tạo không thể đưa ra mục đích của tổ chức công việc kế toán, công việc 257
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 này nên được thực hiện bởi người kế toán viên và người quản lý doanh nghiệp. c. Đối với công việc ghi sổ kế toán, ghi chép sổ sách là công việc thường xuyên nhất, tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi phần tự động hóa của công việc kế toán. Các giao dịch kinh doanh phức tạp dễ dàng được phân tách, mô tả bằng thuật ngữ kế toán và được ghi vào sổ kế toán. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng phần mềm và độ chính xác của dữ liệu kế toán cũng như thời gian ghi chép sẽ được cải thiện (Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019). Do vậy, trí tuệ nhân tạo có thể hoàn toàn đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, để trí tuệ nhân tạo thực hiện công tác ghi sổ kế toán thì trước hết đơn vị phải tổ chức hàng loạt công việc sau: (1) tổ chức chứng từ về các hoạt động kinh doanh của đơn vị, (2) tổ chức xử lý và kiểm tra các dữ liệu được ghi nhận trên các chứng từ, (3) ghi nhận kịp thời và chính xác tất cả các giao dịch trên chứng từ vào sổ kế toán để tạo báo cáo, (4) công tác tổ chức của Phòng Kế toán và các nhân viên của Phòng; (5) tổ chức sự cộng tác của nhân viên phòng kế toán với các phòng ban khác (tài chính, kế hoạch, giám sát, phân tích,..). Các quy trình tổ chức như vậy phải được hoàn thiện bởi con người trước khi robot thực hiện quá trình ghi sổ kế toán (Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019). Như vậy, quá trình ghi sổ kế toán có thể được thực hiện hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo, nhưng người kế toán trong đơn vị phải thực hiện hàng loạt các công việc “lót đường” cho robot thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, cuộc cách mạng CM 4.0 tác động trực tiếp đến các công việc kế toán trong tương lai. Một phần công việc kế toán có thể được đảm nhận bởi trí tuệ nhân tạo thay cho con người, chính là một số phương pháp kế toán (tài khoản, tổng hợp cân đối), quy trình ghi sổ kế toán. Ngược lại, có những công việc kế toán mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được vai trò của kế toán viên, chính là tổ chức công tác kế toán, và một số phương pháp kế toán (chứng từ, tính giá). Sự thay đổi của công tác kế toán tất yếu sẽ làm thay đổi yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng của nghề kế toán trong tương lai, điều này làm thay đổi xu hướng của nghề kế toán,và nội dung này sẽ được trình bày cụ thể ở tiếp theo. 2.2.2. Ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến nghề kế toán Ghi chép sổ sách là công việc thường xuyên nhất, tốn thời gian và dễ bị ảnh hưởng bởi phần tự động hóa của công việc kế toán. Các giao dịch kinh doanh phức tạp dễ dàng được phân tách, mô tả bằng thuật ngữ kế toán và được ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng các công nghệ máy tính. Độ chính xác của dữ liệu kế toán cũng như thời gian ghi chép sẽ được cải thiện (Lam, T. K, 2019). Trong điều kiện tự động hóa toàn bộ công tác ghi sổ kế toán, dữ liệu được truyền tự động đến một trung tâm xử lý duy nhất, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, truyền thông di động, công nghệ đám mây,….đến thiết bị đầu ra sẽ tự động ghi sổ kế toán (Medvedev, 2021). Quá trình ghi sổ hoàn toàn được tự động hóa bằng máy học, chính vì vậy việc kiểm tra, phân tích thông tin đầu ra (báo cáo tài chính) là rất quan trọng, công việc này được đảm nhận bởi người kế toán viên. Để có thể kiểm tra sự chính xác, hợp lý của thông tin đầu ra đòi hỏi kế toán phải hiểu về các nguyên tắc, thuật toán của các máy học, hiểu tại sao một kết quả như vậy mà không phải là một kết quả khác, hay nói cách khác, kế toán phải am hiểu về công nghệ. Khi đó, chức năng phân tích và kiểm tra sản phẩm đầu ra của quá trình tự động hóa sẽ được thêm vào trong chức năng của kế toán viên trong CM 4.0 (Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019). Như vậy, nghề kế toán sẽ thay đổi đáng kể dưới ảnh hưởng của CM 4.0. Công tác ghi sổ kế toán sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi CM 4.0, ghi sổ kế toán sẽ biến mất trên thị trường lao động, nhưng nhu cầu nhân lực kế toán trong công tác phân tích, kiểm tra thông tin đầu ra của các máy 258
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 học sẽ gia tăng trong tương lai. 3. Đào tạo kế toán trong Cách mạng 4.0 3.1. Những kiến thức và kỹ năng của kế toán trong Cách mạng 4.0 Với xu hướng phát triển mới, những ứng cử viên đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động của nền kinh tế tương lai sẽ thay thế một kế toán viên đương đại. Về cơ bản, nghề kế toán vẫn tồn tại trong tương lai nhưng đòi hỏi kế toán viên phải có kiến thức và kỹ năng mới để thích nghi với những điều kiện mới. CM 4.0 đang thay đổi cấu trúc và phạm vi của hồ sơ năng lực kế toán viên bằng cách đặt ra các yêu cầu thách thức mới về kỹ năng và năng lực của họ. Để thích nghi trong môi trường tổ chức của “doanh nghiệp kỹ thuật số” và thực hiện thành công nhiệm vụ công việc kế toán, kế toán viên nên chuyển đổi thành những người có kiến thức liên ngành và nhiều kỹ năng và khả năng đa dạng (Eleonora Stancheva-Todorova, 2019). Một số kiến thức và kỹ năng của kế toán trong thời đại CM 4.0 (nghề kế toán 4.0) được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Kiến thức và kỹ năng của nghề kế toán 4.0 Kiến thức và Ứng dụng trong CM 4.0 Kiến thức và kỹ năng cụ thể kỹ năng 1. Năng lực Công nghệ di động cung cấp những Trong bối cảnh số hóa doanh nghiệp công nghệ kỹ cách thức mới để giao tiếp và trong và các công nghệ mới nổi và ứng dụng thuật số và ngoài công ty. Phần mềm kế toán mới, kế toán viên cũng như nhiều dựa trên đám mây là một công cụ chuyên gia khác trong tổ chức, nên giúp tăng cường mối quan hệ với phát triển các kỹ năng kỹ thuật số trong khách hàng, có được quyền truy cập môi trường giàu công nghệ (PWC, theo thời gian thực vào thông tin tài 2016). Những kiến thức về công nghệ chính của công ty. Đám mây cũng cần có chính là công nghệ di động, giúp lưu trữ dữ liệu lớn hơn. dịch vụ đám mây, phần mềm kế toán dựa trên hiệu ứng đám mây, dịch vụ kỹ thuật số… 2. Dữ liệu lớn và Tập hợp dữ liệu lớn được sử dụng Trong một tổ chức theo định hướng dữ phân tích dữ liệu để cung cấp những hiểu biết mới về liệu, kế toán viên cần phải có kỹ năng doanh nghiệp, giúp đưa ra quyết phân tích dữ liệu, đây là kỹ năng quan định, quản lý rủi ro và các giải pháp trọng trung tâm đối với sự nghiệp kinh doanh chiến lược tốt hơn. thành công của kế toán viên (Eleonora Stancheva-Todorova, 2019). Do tính chất đa dạng, phức tạp và khối lượng dữ liệu lớn, chúng đòi hỏi những công nghệ đặc biệt cũng như các kỹ năng công việc mới để quản lý dữ liệu được phân tích và bảo mật. 3. Robot và trí Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ đảm Các kỹ năng mới cần có của kế toán để tuệ nhân tạo nhận vai trò ghi chép sổ sách và lập được hưởng lợi từ việc triển khai robot báo cáo tài chính. Một nhiệm vụ và trí tuệ nhân tạo: kiến thức chuyên công việc khác mà AI có thể có lợi môn về máy tính, lập trình - kỹ năng bắt là dự báo doanh thu (ICAEW, buộc nhất (Eleonora Stancheva- 2017). Việc sử dụng các mô hình dự Todorova, 2019) và độ sâu của kiến 259
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kiến thức và Ứng dụng trong CM 4.0 Kiến thức và kỹ năng cụ thể kỹ năng báo, dựa trên các thuật toán học thức này phụ thuộc vào quy mô, chính máy, có thể cải thiện chất lượng của sách đầu tư và chiến lược đổi mới của dữ liệu dự báo và do đó là các quy tổ chức. Bên cạnh đó, kế toán phải hiểu trình lập ngân sách và quản lý chiến tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu lược. làm đầu vào cho máy móc và chất lượng dữ liệu đầu ra của máy móc, điều này yêu cầu kế toán viên phải có kỹ năng phân tích số liệu. Trí tuệ nhân tạo nhận dạng và áp dụng các mẫu dựa trên các điểm dữ liệu hoặc ví dụ hiện có, tạo ra các thuật toán riêng và tinh chỉnh chúng kịp thời (Shimamoto, 2018). 4. An ninh mạng Việc sử dụng ngày càng nhiều thông Kế toán sẽ đóng một vai trò quan trọng tin cá nhân và doanh nghiệp đặt ra trong việc xác định, đánh giá và giảm câu hỏi về quản lý rủi ro tội phạm thiểu rủi ro khi họ xử lý, phân tích và mạng. Theo báo cáo, việc đánh cắp lưu trữ những bộ dữ liệu nhạy cảm thông tin kỹ thuật số là hành vi gian khổng lồ, thường xuyên xem xét các lận phổ biến nhất (ACCA, 2013). chính sách và thủ tục của công ty về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. 5. Tác động thuế CM 4.0 mang lại nhiều thách thức Các kế toán viên trong thực tế nên cho nghề kế toán. Việc tái cấu trúc quen thuộc với các tác động thuế của chuỗi giá trị và phân bổ tài sản vô CM 4.0 và các lĩnh vực để tối ưu hóa hình đòi hỏi phải sửa đổi hệ thống thuế như cấu trúc chuyển giá trong giá chuyển nhượng và xem xét lại nhóm nội bộ, khấu trừ thuế trên các cơ sở tính thuế về địa điểm dịch vụ. khoản thanh toán giấy phép. Thuế giá trị gia tăng và thuế hải quan, chênh lệch thuế suất trong nước và quốc tế,.... (KPMG, 2016). Cần có sự hỗ trợ trong các cuộc kiểm toán điện tử dự kiến trong tương lai gần. Kế toán trong chức năng tài chính sẽ dựa vào chuyên môn của bộ phận thuế của công ty. 6. Yêu cầu pháp Quá trình chuyển đổi sang CM 4.0 Kế toán viên phải có kiến thức và lý và luật định đặt ra rất nhiều thách thức do các chuyên môn cần thiết về các vấn đề giao dịch và sự kiện mới và phức tạp pháp lý, các yêu cầu pháp lý và luật của “doanh nghiệp kỹ thuật số”, mà định hiện có trong các lĩnh vực: lưu việc xử lý kế toán phù hợp đòi hỏi lượng và lưu trữ dữ liệu, bằng sáng chế kiến thức liên ngành và giao tiếp nội và giấy phép, sở hữu trí tuệ, việc làm, bộ hiệu quả trong tổ chức. nước ngoài thương mại, v.v. (KPMG, 2016). Thêm vào đó, trong điều kiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, quy trình ghi sổ kế toán hoàn toàn tự động, một phần vai trò của kế toán sẽ là phân tích dữ liệu đầu ra. Để thực 260
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hiện được vai trò này, kế toán nên biết về thuật toán, chương trình, cách thức xử lý, tạo ra dữ liệu, thời điểm bắt đầu tạo ra thông tin đầu ra, và hiểu tại sao một kết quả như vậy mà không phải là một kết quả khác. Khi đó, kế toán cần có kiến thức và kỹ năng của một người lập trình viên (Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019). Như vậy, CM 4.0 đang làm thay đổi vai trò và chức năng của nghề kế toán, sẽ trở thành nghề lai tạp do nhu cầu ngày càng mở rộng của thị trường lao động và nhà tuyển dụng. Bên cạnh những kiến thức nền tảng về kế toán, kế toán viên phải có những kiến thức mới và kỹ năng để phù hợp với hoàn cảnh mới. Có rất nhiều thách thức để kế toán hiện tại có thể đảm nhận các công việc của kế toán 4.0 trong tương lai. Để nghề kế toán có thể đương đầu với hoàn cảnh mới một cách cạnh tranh nhất, cần phải bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo kế toán phù hợp nhằm đào tạo được nguồn nhân lực kế toán viên tiếp cận và phát triển nghề nghiệp liên tục trong tương lai. 2.2. Đào tạo kế toán để thích nghi với các yêu cầu của Cách mạng 4.0 Một số trường đại học trên thế giới đã thay đổi chương trình đào tạo kế toán để sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Như đã đề cập phần trên, bên cạnh kiến thức nền tảng về kế toán vốn dĩ đang được đào tạo tại các trường đại học, cần thiết thêm vào những kiến thức mới trong chương trình đào tạo. Kiến thức và kỹ năng của CM 4.0 được một số tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học danh tiếng về đào tạo kế toán thêm vào chương trình giảng dạy nhằm đón đầu xu hướng phát triển của nghề kế toán 4.0 chính là “Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu”. Sở dĩ các trường chọn kỹ năng này là vì: “Dữ liệu lớn và kỹ năng phân tích dữ liệu” được đánh giá là kỹ năng quan trọng trung tâm đối với sự nghiệp thành công của kế toán viên (Eleonora Stancheva - Todorova, 2019). Thêm vào đó, hiệu suất và hiệu quả công việc của kế toán viên có thể được cải thiện bằng cách sử dụng dữ liệu lớn và điện toán đám mây (Meily Surianti, 2020); hiện tại, dữ liệu lớn và công nghệ điện toán đám mây đã được nhiều công ty phát triển (các công ty công nghệ như Meta, Microsoft; ngân hàng như JP Morgan Chase & Co, công ty bán lẻ lớn như Walmart, Amazon…). Một số trường đã đưa “dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu” vào chương trình dạy như: trường Đại học Texas đã thêm các khóa học về Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu vào chương trình đào tạo; trường Kinh doanh Greehey của Đại học St. Mary thành lập một chương trình cấp bằng về kế toán và phân tích dữ liệu; Viện Kế toán Malaysia yêu cầu giáo dục kế toán phải bao gồm các chủ đề về công nghệ thông tin và thiết kế hệ thống trong chương trình giảng dạy của mỗi trường đại học (Gamage, 2016). Tháng 4.2019, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc đã đưa “phân tích dữ liệu” vào học phần “Đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp” ở chương trình đào tạo kế toán chuyên nghiệp. Trường đại học Monash, Úc đã đưa khóa học về lập trình trong đào tạo kế toán (VACPA, 2021). Theo đánh giá của một số chuyên gia thì thêm các khóa học về dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu vào chương trình đào tạo mà không phải hi sinh các môn học khác không dễ dàng (Meily Surianti, 2020). Một giải pháp khả thi mà một số trường đang thực hiện là thêm các chủ đề liên quan đến “Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu” vào các môn học hiện có. Một số đề xuất được thể hiện ở bảng sau: 261
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 2: Các môn học và chủ đề liên quan đến “Dữ liệu lớn và phân tích | dữ liệu” của cuộc cách mạng 4.0 (Gamage, 2016). Môn học Chủ đề Kỹ thuật thu thập dữ liệu, Thăm dò dữ liệu, Phân tích dữ Thống kê kinh doanh liệu, Trực quan hóa dữ liệu, Truyền thông các kết quả phân tích dữ liệu. Ứng dụng dữ liệu lớn để phân tích hành vi của đối thủ cạnh Kế toán quản trị tranh. Phân tích Doanh nghiệp và truy xuất, Khai thác dữ liệu, Các Hệ thống thông tin kế toán vấn đề về quản lý dữ liệu. Phân tích tài chính, Mô hình hóa và tính toán rủi ro tài chính, Tài chính Quản lý rủi ro thông tin Phân tích dữ liệu trong kiểm toán, Khai thác các nguồn dữ Kiểm toán và các dịch vụ bảo liệu mới, Thiết kế và đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ, đảm Giám sát đánh giá rủi ro gian lận. Thuế Dữ liệu thuế gián thu và dữ liệu lớn. Về xu hướng lâu dài, những kiến thức và kỹ năng của công nghiệp 4.0 sẽ phải đưa vào giảng dạy tại các trường. Từng kiến thức và kỹ năng có thể độc lập thành một môn học hoặc cũng có thể lồng ghép vào các môn học hiện có trong chương trình đào tạo ngành kế toán. Sinh viên tốt nghiệp kế toán được trang bị kiến thức chuyên môn phù hợp với các yêu cầu của công nghiệp 4.0, từ đó xây dựng hệ sinh thái ngành định hướng mục tiêu phát triển. Một số chủ đề được tác giả Meily Surianti nghiên cứu thiết kế chương trình đào tạo kế toán dựa trên cách tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 2, 2020: - Chủ đề trí tuệ nhân tạo có thể lồng ghép trong các môn học như hệ thống thông tin kế toán, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị…; - Chủ đề dữ liệu lớn, có thể được chèn vào các môn như Kế toán tài chính, Kiểm toán, Kế toán quản trị…; - Chủ đề phân tích dữ liệu, có thể được chèn vào các khóa học thống kê kinh doanh…; - Chủ đề Kho dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu nên được sử dụng thành các môn học riêng biệt; - …. Ngoài ra, bên cạnh những thay đổi trong chương trình học phù hợp với sự phát triển của CM 4.0 đang diễn ra ở thời điểm này đòi hỏi phải nâng cao cơ sở vật chất hỗ trợ cho sự đổi mới về cách thức, phương pháp đào tạo ở các cơ sở đào tạo kế toán. Ngoài đổi mới cơ sở vật chất và chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên là nhân tố then chốt góp phần nên sự thành công trong việc đào tạo kế toán 4.0. 3. Kết luận Nghề kế toán trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động của CM 4.0. Công tác ghi sổ kế toán sẽ không còn tồn tại trên thị trường lao động. Tuy nhiên, bất chấp sự phát triển của CM 4.0, kế toán vẫn là một phần trong các quy trình của tổ chức. Dưới sự phát triển của CM 4.0, robot và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế phần nào các công việc mà kế toán viên hiện tại đang thực hiện, do vậy trong tương lai nguồn nhu cầu nhân lực về kế toán sẽ giảm. 262
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các kiến thức và kỹ năng mà kế toán 4.0 cần đạt được để thích nghi với sự thay đổi trong hoàn cảnh mới chính là ngoài hấp thu các kiến thức nền tảng về kế toán thì phải học hỏi những kiến thức và kỹ năng như năng lực công nghệ và kỹ thuật số, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, robot và trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng,…. Trong đó, kỹ năng quan trọng nhất quyết định sự thành công của kế toán 4.0 chính là “dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu”, kỹ năng quan trong tiếp theo chính là kỹ năng về công nghệ (lập trình). Các kỹ năng này đã được một số hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, trường đại học bổ sung vào chương trình đào tạo kế toán chuyên nghiệp. Một số kiến thức và kỹ năng của CM 4.0 được gợi ý có thể lồng ghép vào một số môn học hiện hữu của kế toán hoặc có thể tự tạo một môn học mới liên quan. ………….. Bài báo được thực hiện dựa trên việc tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu nghiên cứu liên quan nên sẽ không tránh khỏi những quan điểm mang tính chủ quan của người viết. Do vậy, sẽ cần nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn để đủ cơ sở thực tiễn trong việc chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo kế toán trong thời đại 4.0. 263
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA. (2013). Technology trends: their impact on the global accountancy profession. [2] Blasi, J.R., R.B. Freeman & D.L. Kruse. (2013). The citizen‟s share: Putting ownership back into democracy. New Haven: Yale University Press. [3] Cotteleer, M & Sniderman, B. (2017). Forces of change: Industry 4.0. [4] Daugherty, P. R., & Wilson, H. J. (2018). Human+ machine: reimagining work in the age of AI. Harvard Business Press. [5] Deloitte. (2015). Industry 4.0 Challenges and solutions for the digital transformation and use of exponential technologies. [6] Eleonora Stancheva-Todorova. (2020). The knowledge and skills profle of account 4.0. [7] Frey, C. & M. Osborne. (2013). The future of employment: How susceptible are jobs to computerisation?. London: University of Oxford. [8] ICAEW, (2017). Artificial intelligence and the future of accountancy. [9] Gamage, P. (2016). Big Data: are accounting educators ready?.Accounting and Management Information Systems. [10] Illiashenko, S. M. & Illiashenko, N. S. (2016). Prospects and threats to the Fourth Industrial Revolution and their taking into account when choosing strategies for innovative growth. [11] KPMG. (2016). The Factory of the Future. Industry 4.0 – The Challenges of tomorrow. [12] Lam, T. K. (2018). Impact of industrial revolution 4.0 (Industry 4.0) to the accounting profession in Vietnam, ICFE 2018 – The 5th International Conference on Finance and Economics. [13] Medvedev, M (2021). Total accounting theory: natural, accounting and computer methods. [14] Meily Surianti. (2020). Development of Accounting Curriculum Model Based on Industrial Revolution Approach. Research Journal of Finance and Accounting, Vol.11, No.2, 2020. [15] PWC. (2016). Industry 4.0: Building the digital enterprise. [16] Shimamoto, DC (2018), Why Accountants Must Embrace Machine Learning. [17] Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina. (2019). Transformation of the Accouning profession in term of the economy of the future, Acc Journal 2019, Vol 25. [18] Hòa, P. T. B. (2014). Vận dụng tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/van-dung-to-chuc- cong-tac-ke-toan-trong-doanh-nghiep. [19] VACPA. (2021). Hội thảo “Đổi mới chương trình đào tạo Kế toán - Kiểm toán -Tài chính ở các Trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh 4.0”. 264
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành kế toán, kiểm toán
10 p | 260 | 26
-
Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 2
205 p | 12 | 8
-
Hệ thống ngân hàng thương mại dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 47 | 7
-
Hoạt động kiểm toán trước tác động và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
3 p | 55 | 6
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán
8 p | 69 | 4
-
Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến hệ thống thông tin kế toán tại các Ngân hàng thương mại
8 p | 77 | 4
-
Nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu điển hình tại Trường đại học Thủ Dầu Một
10 p | 86 | 4
-
Ảnh hưởng của công nghệ blockchain và phương pháp kế toán tam phân (Triple entry) đối với nghề kiểm toán
9 p | 46 | 3
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
5 p | 60 | 3
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức đặt ra đối với kiểm toán nhà nước
5 p | 59 | 3
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kế toán
5 p | 58 | 2
-
Ảnh hưởng của nền kinh tế số tới hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 4 | 1
-
Phát triển kế toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
18 p | 5 | 1
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
12 p | 5 | 1
-
Giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 5 | 1
-
Ảnh hưởng của công nghệ số đối với vai trò của kế toán viên tại Việt Nam
7 p | 3 | 1
-
Ảnh hưởng của ứng dụng blockchain vào lĩnh vực kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
16 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn