intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0" nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề kế toán trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời kỳ này, giáo dục đạo đức nghề kế toán trong các trường càng trở nên quan trọng – nơi bồi dưỡng và tạo ra những kế toán viên tương lai. Thông qua kết quả cuộc khảo sát, tác giả đã đánh giá được những tồn tại và bất cập trong giáo dục đạo đức nghề kế toán hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ KẾ TOÁN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆP 4.0 ACCOUNTING ETHICS EDUCATION IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TS. Nguyễn Thị Hồng Duyên Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề kế toán trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời kỳ này, giáo dục đạo đức nghề kế toán trong các trường càng trở nên quan trọng – nơi bồi dưỡng và tạo ra những kế toán viên tương lai. Thông qua kết quả cuộc khảo sát, tác giả đã đánh giá được những tồn tại và bất cập trong giáo dục đạo đức nghề kế toán hiện nay. Từ đó, đưa ra đề xuất trong việc đổi mới chương trình giảng dạy, mục tiêu giảng dạy và phương pháp giảng dạy hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề kế toán cho sinh viên khi còn ngồi trên nhà trường để giúp sinh viên có được sự tự tin và bản lĩnh giải quyết các xung đột đạo đức trong môi trường làm việc thực tế. Từ khóa: Giáo dục đạo đức, kế toán, cách mạng công nghiệp 4.0 ABSTRACT Research paper on ethical education of the accounting profession in the context of the influence of the industrial revolution 4.0. During this period, accounting ethics education in schools became even more important - a place to foster and create future accountants. Through the survey results, the author has assessed the shortcomings and inadequacies in the current accounting profession ethics education. From there, making suggestions on innovating curricula, teaching objectives and teaching methods towards improving the quality of accounting ethics education for students while still at school to help students employees gain confidence and courage to resolve ethical conflicts in a real working environment. Keywords: Accounting, ethics education, industrial revelution 4.0 1. Giới thiệu Thuật ngữ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xuất hiện đã xuất hiện trong những năm gần đây và có sự lan tỏa ngày càng sâu sắc tới nhiều mặt của đời sống. Đây cũng chính là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Theo Satya (2018), kỷ nguyên thứ tư của Cách mạng công nghiệp được đánh dấu bằng việc sử dụng trí tuệ thông minh nhân tạo, siêu máy tính, kỹ thuật di truyền, công nghệ nano, ô tô tự động và sự đổi mới. Cuộc cách này đã và đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất cũng như tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành kế toán là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp. Với sự phát triển của khoa học, trí tuệ nhân tạo đã đi vào lĩnh vực kế toán ngày càng sâu rộng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm sai sót trong công việc, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, 181
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực (Shi, 2019). Kế toán là quá trình thu thập, phân loại, ghi chép, tổng hợp và cung cấp các thông tin tài chính. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, các quy trình này của kế toán đều được thực hiện bằng cách tự động hóa thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật. Lúc này, kế toán viên dành ít thời gian hơn cho việc thu thập, xử lý thông tin. Tuy nhiên, Shi (2019) cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo giống như một con dao hai lưỡi, mặc dù thúc đẩy sự phát triển của công việc kế toán nhưng cũng sẽ khiến kế toán phải đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp. Do đó, những sự thay đổi này đòi hỏi người làm kế toán phải tạo ra được những năng lực mới. Nhu cầu về năng lực mới đối với kế toán cần phải được bồi đắp ngay khi người học còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, trong nền công nghiệp 4.0 khi mà vai trò của con người trong quá trình kinh doanh ngày càng giảm dần bởi sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại thì hành vi đạo đức của người làm kế toán lại phải càng được coi trọng. Đây chính là nền tảng để các bên liên quan có được thông tin hợp lệ về doanh nghiệp. Việc thiếu đạo đức nghề nghiệp có thể dẫn tới việc thao túng các báo cáo tài chính (Mahdavikhou & Khotanlou, 2012). Do đó, đạo đức nghề kế toán chính là một trong những môn học quan trọng nhất mà các cơ sở giáo dục cần cung cấp cho người học chuyên ngành kế toán - những kế toán viên tương lai. Theo Mintz (2017), các phương pháp lập luận chuẩn mực về đạo đức là công cụ quan trọng để phân tích đạo đức và cần thiết cho việc giáo dục đạo đức kế toán để phát triển các chuyên gia kế toán trong tương lai. Giáo dục đạo đức nghề kế toán cũng cần chuẩn bị cho sinh viên kế toán ngày nay trở thành những chuyên gia của ngày mai bằng cách truyền cho họ cam kết đối với các giá trị nghề nghiệp cốt lõi là độc lập, khách quan, chính trực. Hệ thống giáo dục nhấn mạnh vào lồng ghép các giá trị và đạo đức trong chương trình giảng dạy sẽ ngăn chặn những hành vi thiếu đạo đức và không xứng đáng trong nghề kế toán. Els (2009) nhận ra rằng, giáo dục kế toán nên cung cấp một nền tảng để học tập suốt đời, đòi hỏi một nền tảng kỹ lưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng, giá trị, đạo đức và thái độ. Có thể thấy, giáo dục đạo đức nghề kế toán cần phải được hết sức coi trọng và đảm bảo rằng tất cả các sinh viên sau khi ra trường đã ghi nhớ được hết các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo dục đạo đức nghề kế toán trong các trường có đào tạo chuyên ngành kế toán còn nhiều hạn chế. Vì thế, yêu cầu đổi mới từ chương trình đào tạo tới mục tiêu và phương pháp giảng dạy cần phải được thay đổi một cách toàn diện. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan về đạo đức nghề kế toán Thế kỷ 21 đã chứng kiến một con số đáng đáng kinh ngạc về các vụ bê bối kế toán như vụ bối gian lận kế toán của Enron gây hiệt hại ước tính 74 tỷ USD hay vụ gian lận kế toán của Olympus gây thiệt hại ước tính 1,7 tỷ USD…Điều này ngụ ý một thất bại đáng kể trong việc giám sát quản lý và quy trình, bất chấp sự tồn tại của các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Và để đối phó với những vấn nạn này, rõ ràng cần nâng cao hơn nữa đạo đức nghề kế toán. Đạo đức trong kế toán được gọi là đạo đức ứng dụng, điều này rất nhấn mạnh đạo đức con người và kinh doanh, các phán đoán, các giá trị đạo đức và ứng dụng của chúng trong kế toán (Jaijairam, 2017). Vi phạm các quy tắc đạo đức trong hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua các sai sót tài chính thường gây thiệt hại cho một tổ chức, ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng và sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với công ty. Jackling và cộng sự (2007) đồng ý rằng, đạo đức có thể và nên được dạy trước khi trở thành chuyên gia kế toán. Giáo dục đạo đức có thể 182
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bị bỏ rơi trong các chương trình giảng dạy kế toán. Ở Việt Nam, các nguyên tắc đạo đức cơ bản nghề nghiệp kế toán được quy định tại thông tư 70/2015/TT-BTC về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau: Bảng 1: Các nguyên tắc đạo đức cơ bản nghề kế toán Nguyên tắc Nội dung Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn Tính chính trực và kinh doanh Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng Tính khách quan không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch Năng lực chuyên vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về môn và tính thận chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc Tính bảo mật nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba Tư cách nghề Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành nghiệp động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình Nguồn: Thông tư 70/2015/TT-BTC Trong kỷ nguyên công nghệ số này này, nơi mà các hình thức gian lận mới có thể xảy ra phải được lường trước với sự hiểu biết sâu sắc về đạo đức. Và như thế, giáo dục đạo đức nghề nghiệp kế toán chính là một nội dung rất quan trọng cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 2.2. Giáo dục đạo đức nghề kế toán Giảng về vấn đề đạo đức hiện nay thường không được coi trọng trong các chương trình đào tạo và luôn là một thách thức đối với giảng viên. Abdolmohammadi và cộng sự (2009) thực hiện các cuộc khảo sát nhằm so sánh về chất lượng giảng dạy đạo đức nghề kế toán thời điểm năm 2005 so với sinh viên ở học tập trong thời gian năm 1990. Nghiên cứu đã phát hiện rằng năm 2005 các sinh viên có điểm lý luận đạo đức thấp hơn đáng kể so với năm 1990, điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả của chương trình giảng dạy trong thời gian nghiên cứu. Vì thế, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tiễn càng trở nên quan trọng hơn. Mục tiêu của giáo dục đạo đức cũng phụ thuộc vào việc khóa học mang bản chất lý luận hay hay thực tế. Giáo dục đạo đức nên làm cho các cá nhân nhận thức rõ hơn về các tình huống khó 183
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 xử về đạo đức mà họ có thể gặp phải, do đó có thể giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn. Trong báo cáo năm 2006, IFAC (International Federation of Accountants) đã nhấn mạnh bốn mục tiêu của việc học đạo đức, tức là thiết lập nền tảng trí tuệ để hiểu các vị trí đạo đức, phát triển sự nhạy cảm về đạo đức, phát triển năng lực và kỹ năng đạo đức và chuyển thành hành vi đạo đức. Do đó, mục tiêu của giáo dục đạo đức kế toán nên hướng tới việc giúp các cá nhân cư xử có đạo đức và đưa ra quyết định đúng đắn về đạo đức. Giáo dục nghề nghiệp được IFAC (2006) phát triển thông qua khung giáo dục đạo đức (Hình 1). Hình 1: Khung giáo dục đạo đức theo IFCA Nguồn: IFAC, 2006 Cũng theo IFCA, để phát triển và đặc tả các giai đoạn của khung giáo dục đạo đức nghề kế toán là một quá trình học tập liên tục gồm bốn giai đoạn. Có thể tóm tắt như sau: Giai đoạn 1- Kiến thức đạo đức: Người làm kế toán phải hiểu các tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp liên quan của kế toán. Cơ sở kiến thức cần bao gồm những lý thuyết và khái niệm đủ để trang bị một cá nhân với nền tảng trí tuệ để đánh giá cao các yêu cầu và kỳ vọng trong các tình huống khác nhau. Giáo dục đạo đức ở giai đoạn này tập trung vào bản chất của đạo đức, một khuôn khổ đạo đức để hiểu môi trường, các lý thuyết và nguyên tắc của đạo đức, các đức tính và sự phát triển đạo đức cá nhân. Vì thế, nên thiết kế một mô-đun bắt buộc riêng biệt trong giáo dục đạo đức của chương trình học ngành kế toán. Giai đoạn 2 - Sự nhạy cảm về đạo đức: Sự nhạy cảm về đạo đức là khả năng nhận ra một mối đe dọa hoặc vấn đề đạo đức khi nó xảy ra và nhận thức về các quy trình hành động thay thế có thể dẫn đến một giải pháp đạo đức. Nó cũng bao gồm một hiểu biết về cách thức mỗi hành động thay thế ảnh hưởng đến các bên liên quan. Tăng cường sự nhạy cảm về đạo đức thông qua giáo dục đạo đức sẽ cho phép kế toán viên dễ dàng xác định hơn tình trạng khó khăn mà sau đó họ phải giải quyết. Giai đoạn này áp dụng các nguyên tắc đạo đức cơ bản được giới thiệu trong giai đoạn 1 cho các các lĩnh vực chức năng (ví dụ như kiểm toán và thuế). Từ đó đảm bảo kế toán viên có khả năng nhận ra các mối đe dọa đạo đức khi chúng phát sinh. Gia đoạn 2 nên giảng dạy theo hướng tích hợp các tình huống thực tế với các chủ đề như kế toán tài chính, kế toán quản lý, kiểm toán và thuế. Giai đoạn 3 - Phán đoán đạo đức: Kế toán chuyên nghiệp nên mở rộng khuôn khổ ra quyết định của họ để tăng cường nhấn mạnh vào các giá trị đạo đức. Việc lựa chọn các giá trị phù hợp đòi hỏi kiến thức đạo đức, sự hiểu biết về hậu quả và sự nhạy cảm về đạo đức. Giai đoạn này là 184
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giai đoạn ứng dụng, do đó, giảng dạy trong thời gian này nhằm giúp các cá nhân học cách tích hợp, áp dụng đạo đức kiến thức và sự nhạy cảm để đi đến một quyết định hợp lý với đầy đủ thông tin được phân tích. Giai đoạn 4 - Hành vi đạo đức: Các chuyên gia kế toán cần có khả năng đối phó với các tình huống mà không rõ ràng. Giảng dạy đạo đức nghề kế toán ở giai đoạn này được cho là cung cấp cho kế toán sự tự tin để đối phó với xung đột đạo đức. Nếu không được đào tạo về cách ra quyết định và hành vi đạo đức, kế toán có thể dễ dàng khuất phục trước những cám dỗ. Giai đoạn này liên quan đến cách cư xử có đạo đức trong tình huống hoặc ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy, kế toán chuyên nghiệp có trách nhiệm không chỉ để tránh hành động có thể gây tổn hại cho người khác, nhưng tích cực theo đuổi con đường hành động đúng đắn. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp kế toán là một trong những nội dung giảng dạy rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành kế toán nên phải có những tiêu chuẩn nhất định. Loeb (1988) đặt ra một loạt các mục tiêu trong giáo dục đạo đức nghề kế toán gồm (1) Liên hệ được giữa việc giáo dục kế toán với các vấn đề đạo đức; (2) Nhận ra được các vấn đề trong kế toán có liên quan đến đạo đức; (3) Phát triển được ý thức về nghĩa vụ đạo đức hoặc trách nhiệm liên quan; (4) Phát triển được khả năng đối phó với các xung đột đạo đức; (5) Học được cách đối phó với những bất ổn của nghề kế toán, tạo tiền đề cho sự thay đổi trong hành vi đạo đức; (6) Đánh giá được và hiểu rõ được lịch sử, sự cấu thành của tất cả các khía cạnh của đạo đức kế toán và mối quan hệ của chúng với lĩnh vực đạo đức nói chung. Nghiên cứu của Ông cũng được rất nhiều nhà khoa học trích dẫn trong các bài viết về đạo đức kế toán như Ponemon (1993), Armstrong và cộng sự (2003), Gray và Bebbington (2000)….các mục tiêu này nêu lên một vấn đề cơ bản ở chỗ giả định rằng giáo dục kế toán hiện tại hoặc có thể được định hướng theo hướng khuyến khích sinh viên sử dụng các tham chiếu cá nhân và khuyến khích họ để tìm ra và giải quyết xung đột mang tính trí tuệ. Để việc giáo dục đạo đức nghề kế toán mang lại hiệu quả cần sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau. Một số phương pháp giảng dạy truyền thống như diễn giải, thuyết trình... được sử dụng. Bên cạnh đó, để thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 thì một số các phương pháp giảng dạy mới cũng được đưa vào khi xây dựng bài giảng như game hóa bài học… để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu của O’Leary (2012) cho thấy cũng như các khóa học khác, các khóa học về đạo đức nghề kế toán cần có sự kết hợp giữa các phương pháp học tích cực và học thụ động để dạy khóa học đạo đức kế toán, tuy nhiên, xu hướng sử dụng các phương pháp học tích cực được sử dụng nhiều hơn và mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp học thụ động. Sisaye (2011) đã đề xuất một phương pháp xung đột - hệ quả để dạy đạo đức kế toán. Phương pháp này có nguồn gốc từ chiến lược học lặp lại kép và nhấn mạnh một phương pháp giảng dạy mang tính thực tiễn, ứng dụng và kinh nghiệm nhiều hơn. Weybrecht (2016) cho rằng, khi giảng dạy các môn học về đạo đức thì cần thách thức người học của bằng cách thêm độ phức tạp. Tác giả này cho rằng, trong môi trường làm việc thực tế, không có quyết định nào dễ dàng như việc học trên lớp. Những áp lực phát sinh trong thực tế có thể khó khăn và khác biệt hơn nhiều so với những gì suy nghĩ và nếu không kiên định dần dần sẽ dẫn tới những hành vi phi đạo đức. Ví thế, trong quá trình học tập trên lớp, giáo viên cần giúp sinh viên học cách cách đối phó với những tình huống đạo đức thực tế ở nơi làm việc giúp người học hiểu những áp lực tình huống khác nhau. Từ đó, dạy người học các cách tiếp cận và các xử lý các tình huống đạo đức khác nhau phát sinh trong môi trường kinh doanh khác nhau. 185
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Có thể nói rằng, khi thế giới ngày càng thay đổi, khi mà các hình thức gian lận ngày càng tinh vi và được thực hiện bằng các cách thức mới, thì điều quan trọng hơn bao giờ hết là trao cho sinh viên tốt nghiệp các kiến thức, các công cụ để có thể đưa ra quyết định tốt hơn và hiểu được những hậu quả liên quan tới những hành vi phi đạo đức cũng như có phương pháp phát hiện và chống lại các hành vi đó. Do vậy, các trường có giảng dạy chuyên ngành kế toán cần cực kỳ coi trọng vấn đề đạo đức vì đạo đức là chất keo kết dính mọi thứ mà một ngôi trường thực hiện đào tạo. 3. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề kế toán hiện nay Để hiểu được thực trạng giáo dục đạo đức nghề kế toán trong chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng hình thức gọi điện thoại trực tiếp hoặc gửi bảng hỏi qua mail, zalo, facebook theo dạng google forms tới 110 giảng viên đang làm việc tại các khoa /bộ môn chuyên ngành kế toán tại các trường đào tạo kế toán như Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Công Đoàn, Đại học Thương mại, Đại học học xây dựng Miền Tây…. Tuy nhiên, tổng số lượng câu trả lời nhận được theo các hình thức là 102 phiếu, tác giả sử dụng số phiếu này làm căn cứ tổng hợp kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được xử lý thông qua công cụ excel và biểu diễn hình ảnh trên phần mềm Tableau 2019.1. Trong số các đối tượng được khảo sát thì số lượng giảng viên là nữ chiếm 87.3%, giảng viên là nam chiếm tỷ lệ nhỏ là 12.7%. Trong đó, số giảng viên có thâm niên công tác trên 10 đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là là 64.7% (Hình 1) Nữ Nam 12.7% 87.3% Hình 1: Giới tính và thâm niên công tác của đối tượng khảo sát Hiện nay, việc giảng dạy đạo đức nghề kế toán được xây dựng trong chương trình đào tạo tại các trường có sự khác nhau, 79.4% người được hỏi cho biết việc đào tạo nghề kế toán được tích hợp giảng dạy trong các môn học khác chứ không có học phần riêng, có 7.8% giảng viên cho biết tại cơ sở đào tạo của họ, hiện nay đã xây dựng riêng các mô - đun giảng dạy đạo đức nghề kế toán. Còn lại 12.7% cho biết chương trình đào tạo hiện đang xây dựng riêng biệt các học phần giảng dạy cho nội dung này, đồng thời cũng tích hợp thêm trong chương trình học của các môn học khác (Hình 2) 186
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Để hiểu rõ hơn phương pháp và cách thức giảng dạy đang được thực hiện, tác giả đã đưa ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Kết quả thu được như sau (Hình 3, 4, 5): Hình 3: Các phương pháp giảng dạy được sử dụng Kết quả khảo sát cho thấy, để giảng dạy các nội dung đạo đức nghề kế toán, các giảng viên thường sử dụng một hoặc là kết hợp các phương pháp sau: (1) Phương pháp thuyết trình/Diễn giảng: Đây là phương pháp các giảng viên sử dụng chủ yếu, có đến 96.1% giảng viên tham gia phỏng vấn lựa chọn phương pháp giảng dạy khi thực hiện các bài giảng trên lớp. (2) Phương pháp tình huống: 85.3% giảng viên được hỏi khẳng định đã sử dụng phương pháp này trong giảng dạy đạo đức nghề kế toán, đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt cho việc học tập của sinh viên. (3) Phương pháp hoạt động nhóm: Có 42.2% giảng viên tham gia khảo sát cho biết họ có áp dụng phương pháp này, tuy nhiên một số giảng viên cho rằng, khi sử dụng phương pháp này cũng gặp bất cập do quy mô lớp giảng chuyên ngành hiện nay các trường còn bố trí đông, lớp học chật hẹp nên việc vận dụng phương pháp còn chưa đạt hiệu quả mong muốn. (4) Phương pháp gợi mở, vấn đáp: Là phương pháp cũng được 37.3% giảng viên được hỏi lựa chọn trong bài giảng của mình. (5) Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: 34% giảng viên được hỏi khẳng định thường xuyên sử dụng phương pháp này trong giảng dạy các môn học. (5) Các phương pháp dạy học hiện đại ít được sử dụng như phương pháp đóng vai (20.6%), Game hóa bài học (13.7%). Về mục tiêu giảng dạy, 100% các giảng viên cho biết hiện nay mục tiêu giảng dạy đạo đức nghề kế toán nhằm giúp sinh viên hiểu được các nguyên tắc đạo đức theo quy định. Đồng thời, 59,8% cho rằng việc giảng dạy của họ hiện tại cũng với mục đích giúp sinh viên chuyên ngành kế toán nhận ra được các vấn đề trong kế toán có liên quan tới đạo đức nghề nghiệp, 52.9% thực hiện bài giảng với mục đích giúp sinh viên phát triển được ý thức về nghĩa vụ đạo đức hoặc trách nhiệm có liên quan. Tuy vậy, chỉ có 15.7% số giáo viên khẳng định, bài giảng của họ có thể giúp sinh viên phát triển và đối phó được tốt được với các xung đột (Hình 4) 187
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 4: Mục tiêu giảng dạy đạo đức nghề kế toán Ngoài ra, trong bảng hỏi được thiết kế, tác giả cũng đưa ra câu hỏi về đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo thang đo likert. Kết quả thu về là 100% giảng viên cho rằng việc giáo dục đạo đức nghề kế toán cho sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng (59.8%) và quan trọng (40.2%) trong bối cảnh mới của xã hội (Hình 5). 0.0% 0.0% 0.0% Không quan trọng Ít quan trọng 40.2% Bình thường 59.8% Quan trọng Rất quan trọng Hình 5: Đánh giá của giảng viên về mức độ quan trọng của giáo dục đạo đức nghề kế toán trong thời kỳ cách mạng CN lần thứ 4 Với sự đánh giá như vậy của giảng viên càng cho thấy được sự quan trọng của đạo đức nghề kế toán trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và như thế, giáo dục đạo đức nghề kế toán cho sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Tóm lại, thông qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy giáo dục đạo đức nghề kế toán còn tồn tại và hạn chế ở ba vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, Chương trình đào tạo tại nhiều trường còn chưa có sự quan tâm mạnh mẽ đến các nội dung giảng dạy đạo đức nghề kế toán. Việc tích hợp giảng dạy vào các môn học khác chưa cho sinh viên thực sự có sự quan tâm mạnh mẽ hơn tới các vấn đề về đạo đức nghề kế toán. Thời lượng giảng dạy dành cho đạo đức còn ít cũng là một hạn chế cho cả giáo viên và sinh viên trong việc học tập. Thứ hai, nội dung và mục tiêu giảng dạy được giáo viên đưa ra hiện chủ yếu là để sinh viên hiểu được các vấn đề về đạo đức nghề mà chưa đi sâu giúp sinh viên phát triển và giải quyết tốt được các xung đột. Điều này gây ra sự khó khăn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp để vào làm việc trong môi trường thực tế với các xung đột thực tế diễn ra. Và nếu không giải quyết được bài toán này, một bộ phận sinh viên có thể không đủ bản lĩnh và tự tin để giải quyết được các tình huống 188
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phi đạo đức nghề sẽ gặp phải. Thứ ba, mặc dù đã có nhiều giảng viên kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại trong giảng dạy. Tuy nhiên, các phương pháp hiện đại được sử dụng còn chưa nhiều. Việc sử dụng các phương pháp hiện đại sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành của người học. Ví dụ, với nếu sử dụng các phương pháp giảng dạy như phương pháp đóng vai thì người học có thể tìm hiểu các hành vi thực tế và sao chép vào trong quá trình đóng vai. Điều này dần dần sẽ hình thành sự tự tin để giải quyết các xung đột về đạo đức khi làm việc trong môi trường thực tế. 4. Kiến nghị Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Các nhà giáo dục kế toán cần phải thích ứng với tình huống này bằng cách chuẩn bị cho sinh viên có thể đưa ra những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu, nâng cao chuyên môn của họ, cởi mở đối mặt với những thay đổi và có thể duy trì các giá trị đạo đức (Adriana và cộng sự 2020). Vì thế, để nâng cao hiệu quả giảng dạy đạo đức nghề kế toán, giúp sinh viên sau khi ra trường có đủ khả năng, kiến thức và sự tự tin giải quyết và từ chối các vấn đề phi đạo đức thì các có thể thực hiện một số thay đổi sau: Thứ nhất, Các trường nên rà soát lại chương trình đào tạo, trong đó, nên xây dựng lộ trình giảng dạy với các nội dung về đạo đức nghề kế toán. Theo tác giả, để sinh viên kế toán thấy được và có sự quan tâm mạnh mẽ tới các vấn đề đạo đức ngành thì trường nên thiết kế lộ trình giảng dạy đạo đức theo giai đoạn. Xây dựng các mô đun riêng trong giai đoạn đầu và tích hợp trong các môn học khác ở các giai đoạn sau. Đồng thời, cần tăng thời lượng giảng dạy dành cho việc giảng dạy đạo đức giúp giáo viên và sinh viên có thêm thời gian nghiên cứu vấn đề cũng như giúp giáo viên tăng cường sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới. Thứ hai, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đặt ra mục tiêu giảng dạy nhằm giúp sinh viên kế toán phát triển và giải quyết tốt được các xung đột nhằm tạo thói quen và khả năng đối phó với các hành vi phi đạo đức trong môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp. Để làm được điều này, trong bài giảng của mình, giảng viên cần đưa ra các thách thức cho người học bằng cách tăng thêm độ phức tạp trong các tình huống. Trong thế giới thực, không có quyết định nào dễ dàng như trong lớp học. Những áp có thể lực đẩy con người theo những hướng mà không làm họ cảm thấy thoải mái và có thể dễ dàng biện minh cho những hành vi phi đạo đức ban đầu là quyết định nhỏ, sau đó là những quyết định lớn hơn. Nội dung giảng dạy cũng phải hướng đến việc hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận nhằm cân nhắc đạo đức trong các tình huống khác trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Đồng thời, bài giảng phải được thiết kế theo hướng cho sinh viên tiếp xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau, làm việc với sinh viên đến từ trường khác nhau thậm chí có thể là các quốc gia khác nhau từ đó giúp sinh viên xem xét tất cả các khía cạnh của các quyết định. Thứ ba, với những sự thay đổi trong mục tiêu giảng dạy đạo đức nghề kế toán thì giảng viên cần nghiên cứu thêm và tìm kiếm các phương pháp giảng dạy thích hợp. Trong đó, nên thực hiện theo hướng lấy người học làm trung tâm phát huy sự chủ động và tăng cường các kỹ năng của người học. Ngoài ra, trong điều kiện công nghệ 4.0 như hiện nay, giảng viên cần đưa vào bài học những bài giảng có tính công nghệ cũng là cách để bài giảng đạt được hiệu quả cao hơn. 6. Kết luận Trong xu thế hội nhập và trong bối cảnh thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như hiện nay, vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức nghề kế toán nói riêng càng 189
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trở lên quan trọng. Và vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các sinh viên chuyên ngành kế toán phải được rèn luyện để có thể chống lại được các hành vi phi đạo đức trong nghề. Do đó, các trường có giảng dạy chuyên ngành kế toán cần cân nhắc và xem xét lại chương trình đào tạo của mình hướng tới việc đưa giảng dạy đạo đức nghề kế toán trở thành nội dung trọng tâm và xuyên suốt quá trình học tập từ những năm đầu sinh viên nhập học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chính là một yếu tố rất quan trọng trong việc giúp sinh viên yêu thích, nhìn nhận đúng và giải quyết tốt các vấn đề phi đạo đức. Vì thế, bản thân người giảng dạy cũng cần tìm hiểu để nâng cao năng lực giảng dạy, tìm kiếm những phương pháp giảng dạy tích cực để bài giảng của mình trở lên phong phú và mang lại hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abdolmohammadi, M. J., Fedorowicz, J., & Davis, O. (2009). Accountants’ cognitive styles and ethical reasoning: A comparison across 15 years. Journal of Accounting Education, 27(4), 185-196. [2] Adriana, P., Amalia, R., & Utami, K. (2020, April). Accounting ethics education in the Industrial Revolution 4.0: An educators perspective. In 1st Annual Management, Business and Economic Conference (AMBEC 2019) (pp. 21-25). Atlantis Press. [3] Els, G. (2009). Attitudes of accounting students towards ethics, continuous professional development and lifelong learning. African Journal of Business Ethics, 4(1). [4] IFAC (2006). Approaches to the Development and Maintenance of Professional Values, Ethics and Attitudes in Accounting Education Programs. [5] Jaijairam, P. (2017). Ethics in Accounting. Journal of finance and accountancy, 23, 1-13. [6] Jackling, B., Cooper, B.J., Leung, P., Dellaportas, S. (2007). Professional accounting bodies’ perceptions of ethical issues, causes of ethical failure and ethics education. Managerial Auditing Journal, 22, 9, 928-944. [7] Satya, V. E. (2018). Strategi Indonesia menghadapi industri 4.0. Info Singkat, 10(9), 19-24. [8] Shi, Y. (2019, February). The impact of artificial intelligence on the accounting industry. In The International Conference on Cyber Security Intelligence and Analytics (pp. 971- 978). Springer, Cham. [9] Sisaye, S. (2011). The functional-institutional and consequential-conflictual sociological approaches to accounting ethics education. Managerial Auditing Journal, 26, 3, 263-294. [10] Loeb, S. E. (1988). Teaching students accounting ethics: some critical issues. Issues in Accounting Education, Fall, 316–329. [11] Mahdavikhou, M., & Khotanlou, M. (2012). New approach to teaching of ethics in accounting “introducing Islamic ethics into accounting education”. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 46, 1318-1322. [12] Mintz, S. (2017). Reimagining Ethics Education. The CPA Journal, 87(9), 8-9. [13] O'Leary, C. (2012). Semester‐specific ethical instruction for auditing students. Managerial Auditing Journal. [14] Weybrecht, G. (2016). How to teach students to be ethical. Accessed on December 8, 2017 from https://www.aacsb.edu/blog/2016/december/how-to-teach-students-to-be-ethical. 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2