intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp chương trình quốc tế của các hội nghề nghiệp: Thực trạng chung và đánh giá riêng tại một cơ sở đào tạo trong đào tạo kế toán - kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tích hợp chương trình quốc tế của các hội nghề nghiệp: Thực trạng chung và đánh giá riêng tại một cơ sở đào tạo trong đào tạo kế toán - kiểm toán" nhằm tổng hợp và khái quát tình hình hợp tác, tích hợp chương trình đào tạo kế toán –kiểm toán tại các cơ sở giáo dục đại học với các hội nghề nghiệp. Tiếp theo, nghiên cứu khảo sát, trình bày và thảo luận những đánh giá của sinh viên về những thuận lợi và khó khăn khi bước đầu nhà trường tích hợp, đưa vào giảng dạy các học phần ACCA vào chương trình đào tạo đại trà tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp chương trình quốc tế của các hội nghề nghiệp: Thực trạng chung và đánh giá riêng tại một cơ sở đào tạo trong đào tạo kế toán - kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÍCH HỢP CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ CỦA CÁC HỘI NGHỀ NGHIỆP: THỰC TRẠNG CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ RIÊNG TẠI MỘT CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN INTEGRATING INTERNATIONAL ACCOUNTING AND AUDITING PROGRAMS OF PROFESSIONAL ASSOCIATIONS: GENERAL PICTURE AND PARTICULAR ASSESSMENT AT A HIGHER EDUCATION Nguyễn Thị Hải Ly Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Xu hướng toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong kinh tế mà nó đòi hỏi kế toán kiểm toán cũng cần phải hội nhập để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh. Các cơ sở giáo dục đại học đào tạo kế toán kiểm toán tại Việt Nam cũng đã có những hoạt động đổi mới, hợp tác và tích hợp các chương trình tiên tiến của các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế vào trong chương trình giảng dạy của mình. Việc phối hợp trong đào tạo mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, nhất là đối với sinh viên, giúp sinh viên tiếp cận nhanh với chương trình kế toán chuyên nghiệp quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phối hợp chặt chẽ và ngày càng mở rộng giữa Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế uy tín như ACCA, ICAEW và CPA Australia với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng về liên kết, tích hợp chương trình đào tạo quốc tế trong tại các cơ sở giáo dục đại học nói chung và khảo sát đánh giá của sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội khi về đào tạo các học phần tích hợp. Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cho thấy một số đánh giá của sinh viên khi lần đầu tiên tiếp cận với các học phần chuyên ngành tích hợp theo chương trình ACCA. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về ngôn ngữ vừa là rào cản nhưng cũng là động lực cho sinh viên khi tiếp cận các học phần này. Ngoài ra, các yếu tố về giảng viên giảng dạy, tài liệu học tập và cảm nhận tính hữu ích của môn học cho công việc cũng giúp cho sinh viên hứng thú tiếp nhận môn học. Kết quả nghiên cứu có những thảo luận và khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo có kế hoạch tích hợp chương trình tiên tiến của các Hiệp hội nghề nghiệp vào chương trình giảng dạy. Từ khóa: chương trình tích hợp, kế toán – kiểm toán, giáo dục đại học ABSTRACT The trend of globalization not only takes place in the economy, but it also requires accounting and auditing to integrate to meet the requirements of providing information for business decision-making. Higher education institutions training accounting and auditing in Vietnam have also had activities to innovate, cooperate and integrate advanced programs of international professional associations into their curriculum. The coordination of training brings many benefits to stakeholders, especially students, helping students to access international professional accounting programs. The study’s objective is to survey the current situation of 731
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 integrating international programs in higher education institutions and indicate the assessment of students at Hanoi University of Industry about integrated modules like F2 – management accounting. The research results show a strong and expanding cooperation between prestigious international professional associations such as ACCA, ICAEW, CPA Australia, and higher education institutions in Vietnam. A Hanoi University of Industry survey shows some of the students' evaluations when first accessing the integrated specialized modules under the ACCA program. The research results show that language factors are both a barrier and a motivation for students to access these modules. In addition, the factors of lecturers teaching, learning materials, and the perception of the usefulness of the subject for work also help students enjoy the subject. The study results have discussions and recommendations for higher educations that plan to integrate the advanced program of professional associations into the curricula. Keywords: integrated program, accounting and auditing, higher education. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Hiện nay, sự phối hợp giữa các Bộ, các hiệp hội và cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để nhằm đổi mới chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy để đáp ứng nhu cầu thị trường đang được thực hiện liên tục và có sự gắn kết. Đáng chú ý như Bộ giáo dục đào tạo đã có những hoạt động để đổi mới chương trình đào tạo đại học giữa các trường, cơ sở đào tạo với hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp, cụ thể hóa bằng việc ban hành Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định và hướng dẫn về ban hành chuẩn đầu ra nhằm chuẩn hóa chương trình đào tạo quốc gia (Bộ giáo dục và đào tạo, 2021). Bộ Tài chính Việt Nam cũng có sự hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội kế toán công chứng Anh (the Association of Chartered Certified Accountants –ACCA) từ năm 2003 với trọng tâm là sự hợp tác phối hợp đào tạo chuẩn quốc tế ACCA với các môn Luật kinh doanh và Thuế Việt Nam. Các cơ sở đào tạo kế toán – kiểm toán tại Việt Nam cũng có những hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội và có sự tích hợp chương trình quốc tế vào chương trình đào tạo của cơ sở mình như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Thương Mại, … Với tương lai ngành kế toán kiểm toán, trong báo cáo về khả năng áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của các doanh nghiệp Việt Nam, Deloitte (2020) đã cho thấy 35% các doanh nghiệp khảo sát cho rằng trình độ đội ngũ kế toán là một thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi và áp dụng IRFS. Và nhân sự cũng là một yếu tố trở ngại khiến cho kế hoạch của doanh nghiệp áp dụng IFRS bị trì hoãn, bài toán về nhân sự được đào tạo và am hiểu về IFRS, chuyên môn và cả ngoại ngữ gây ra những khó khăn về triển khai cho các doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục đại học đào tạo kế toán – kiểm toán đã có những hoạt động trong đào tạo nhằm giúp sinh viên thích ứng với môi trường kinh doanh mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các cơ sở giáo dục đại học đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giảng viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy thông qua các hoạt động thúc đẩy tham gia các hội thảo từ Bộ Tài chính và các hội nghề nghiệp về trao đổi IFRS cũng như cập nhật các kiến thức mới về chương trình đào tạo. Ví dụ như Hội thảo “Hội thảo Đổi mới chương trình đào tạo Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ở các trường Đại học tại Việt Nam trong bối cảnh 4.0” với sự đồng tổ chức của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và ACCA vào ngày 12 tháng 08 năm 2021 (VACPA, 2021). ACCA cũng có những hoạt động như mở các lớp đào tạo các học phần theo chương trình ACCA cho giảng viên theo chương trình đào tạo giảng viên - “Train the trainer”. Mục tiêu bài báo này nhằm tổng hợp và khái quát tình hình hợp tác, tích hợp chương trình 732
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đào tạo kế toán –kiểm toán tại các cơ sở giáo dục đại học với các hội nghề nghiệp như ACCA, Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW), Hiệp hội kế toán Úc (CPA Australia). Tiếp theo, nghiên cứu khảo sát, trình bày và thảo luận những đánh giá của sinh viên về những thuận lợi và khó khăn khi bước đầu nhà trường tích hợp, đưa vào giảng dạy các học phần ACCA vào chương trình đào tạo đại trà tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Đây là bài học cho các cơ sở giáo dục để có những giải pháp tốt hơn cho cả người dạy và người học khi đưa vào giảng dạy các học phần tích hợp các chương trình tiên tiến của Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính thông quan nghiên cứu tài liệu và phân tích dữ liệu thu thập thông qua khảo sát mở. Dữ liệu thu thập gồm có: (1) Các dữ liệu là các báo cáo, thống kê từ các website của hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo; (2) Khảo sát bảng hỏi với các câu hỏi mở từ sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thông qua khảo sát trực tuyến. Thông qua phân tích các tài liệu nghiên cứu để có kết quả về tình hình liên kết và tích hợp các chương trình đào tạo tiến tiến với các Hiệp hội nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Tiếp theo, nghiên cứu điều tra 170 sinh viên tham gia học phần Management Accounting (Kế toán quản trị 1 – F2) và sử dụng các phân tích nội duy nhằm khái quát đánh giá của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong năm đầu triển khai các học phần thuộc chương trình ACCA. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Liên kết và tích hợp đào tạo các chương trình quốc tế tại các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán tại Việt Nam Các học phần được thiết kế trong các chương trình đào tạo của ACCA, ICAEW và CPA Australia được thiết kế bám sát với thực tế và liên tục được cập nhật. Chính vì vây, nội dung chương trình phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng chung trên toàn thế giới. Sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học đào tạo về kế toán – kiểm toán tại Việt Nam với các Hiệp hội chuyên gia của nghề kế toán – kiểm toán sẽ là bước đi tắt giúp các trường cập nhật nhanh chóng chương trình. Hơn thế nữa sự hợp tác này cũng giúp sinh viên tiếp cận nhanh với con đường nghề nghiệp kế toán – kiểm toán chuyên nghiệp. Sự phối hợp hoạt động giữa Hiệp hội quốc tế chuyên gia lĩnh vực kế toán kiểm toán với các cơ sở giáo dục đại học được chính thức hóa thông qua việc ký các thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ. Có thể thấy sự triển khai nhanh chóng các buổi lễ ký hợp tác thỏa thuận hợp tác giữa hiệp hội chuyên gia kế toán – kiểm toán với các trường đại học tại Việt Nam. Cụ thể như ACCA ký thỏa thuận hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học như Học viện Tài chính, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế thành phố. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Thương Mại, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Công Nghệ Đông Á, Đại học Văn Lang, Đại học Quy Nhơn. Trong khi đó, ICAEW Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ với các cơ sở đào tạo kế toán – kiểm toán như Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Và Hiệp hội CPA Australia ký thỏa thuận hợp tác 733
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 với trường Đại học kinh tế Luật thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các thỏa thuận hợp tác, các Hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo kế toán kiểm toán đã triển khai hợp tác trong đào tạo, tư vấn nghề nghiệp lĩnh vực kế toán – kiểm toán và phát triển nghiên cứu. Kết quả của sự hợp tác đã cho thấy sự thành công của các hội thảo nghề nghiệp cấp quốc tế, cấp quốc gia với sự chia sẻ kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế cũng như trong nước, các chương trình đào tạo giảng viên “train the trainers”, cũng như các buổi chia sẻ kinh nghiệm và bài giảng của chuyên gia cho cả giảng viên và sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các chương trình học bổng như “Confident to shine”, “Thắp sáng Tương lai – Lighting up your future (LUYF)”. Hơn thế nữa, nhiều trường đại học đã có những bước tiến trong việc tích hợp các môn học trong chương trình của Hiệp hội nghề nghiệp đưa vào giảng dạy. Thực tế kết quả tại một số trường như Đại học Kinh tế quốc dân có chương trình cử nhân kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ ICAEW CFAB, chương trình chất lượng cao của Học viện Tài Chính theo định hướng ACCA hoặc theo định hướng ICAEW, Chương trình cử nhân kế toán chất lượng cao của Đại học Thương mại có tích hợp các học phần thuộc chương trình CFAB của ICAEW. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo khác có tích hợp các học phần theo chương trình của ACCA hay ICAEW vào chương trình giảng dạy như Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Điện Lực. 3.2. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên tại Đại học Công Nghiệp Hà Nội về tích hợp chương trình đào tạo quốc tế Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tích hợp các học phần của chương trình ACCA vào giảng dạy trong chương trình đại trà bắt đầu từ khóa 13 trong năm học 2020-2021. Chương trình đào tạo tại Khoa kế toán kiểm toán tích hợp các học phần của chương trình ACCA gồm Accounting in Business (F1 – Kế toán trong kinh doanh), Management Accounting (F2 - Kế toán quản trị 1), Performance Management (F5 – Quản trị hiệu quả), Kế toán tài chính quốc tế (Financial Accounting - F3), Financial Reporting (F7 - Báo cáo tài chính quốc tế), Audit & Assurance (F8 - Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo) (haui.edu.vn, 2020). Với việc tiếp cận lần đầu học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, kết quả khảo sát từ 170 sinh viên đang tham gia học tập học phần Management Accounting (F2 – Kế toán quản trị 1) cho thấy 128 sinh viên (75% sinh viên tham gia khảo sát) cảm thấy thích thú với học phần này, trong khi có 42 sinh viên (25% sinh viên tham gia khảo sát) cảm thấy không thích thú học phần này. Lý do chính mà sinh viên tham gia khảo sát cảm thấy không thích thú với học phần là do trở ngại về ngôn ngữ chuyên ngành như “trình độ tiếng anh” của sinh viên cũng như từ vựng “tiếng anh chuyên ngành” phức tạp. Điều này cho thấy với những sinh viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ và năng lực ngoại ngữ tiếng Anh không tốt thì việc giảng dạy học phần hoàn toàn bằng tiếng Anh là một trở ngại lớn trong việc tiếp thu kiến thức. Ở phía ngược lại, với 75% sinh viên tham gia khảo sát, một số lý do giúp sinh viên cảm thấy thích thú với học phần F2 là do sinh viên cảm thấy thú vị và mới lạ vì một học phần chuyên ngành “thuộc chuyên ngành mà lại được học hoàn toàn bằng tiếng Anh”, giúp sinh viên “rèn tiếng Anh” hay “Bổ sung từ vựng tiếng Anh chuyên ngành”. Sinh viên cũng cảm thấy học phần giúp sinh viên hiểu chuyên ngành tốt hơn và tốt cho công việc tương lại như “thêm kiến thức mới”, “giúp ích cho công việc sau này” hay “có thể phát triển hơn trong tương lai”. Một lý do nữa được nhiều sinh viên đánh là là yếu tố để họ cảm thấy thích môn học là giảng viên, sinh viên thích môn học hơn khi giảng viên cung cấp tài liệu, hướng dẫn cụ thể và “giải đáp bài tập rõ ràng”. Như vậy, từ những đánh giá của sinh viên cho thấy rằng ngôn ngữ giảng dạy vừa là rào cản 734
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đối với tiếp cận các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh nhưng cũng giúp cho một số sinh viên cảm thấy thích thú, và cảm thấy hữu ích cho công việc cho tương lai. Các yếu tố về giảng dạy như giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu học tập cũng là những yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập. 4. Khuyến nghị Từ các kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên ở trên, nghiên cứu gợi ý một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần F2 nói chung và các học phần tích hợp từ chương trình của ACCA, hay các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp quốc tế khác. Thứ nhất, khi xây dựng chương trình, Khoa cần xác định chuẩn đầu ra phù hợp với năng lực của sinh viên gồm năng lực ngoại ngữ, năng lực chuyên môn, đầu vào tuyển sinh. Với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo ngành kế toán, kiểm toán, trình độ tuyển sinh đầu vào khác nhau, năng lực ngoại ngữ của sinh viên khác nhau dựa trên thiết kế các học phần đào tạo ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là khác nhau. Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc giảng dạy tích hợp các chương trình của các Hội nghề nghiệp và sự liên kết với các Hiệp hội nghề nghiệp ngày càng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Nhưng đối với các cơ sở đào tạo, các trường cần thiết kế chương trình, chuẩn đầu ra của chương trình phù hợp với năng lực sinh viên để sinh viên có thể đáp ứng tốt nhất và mang lại hiệu quả tích hợp tốt nhất. Thứ hai, chương trình đào tạo cần liên thông giữa các khoa giảng dạy, đặc biệt là các học phần đào tạo về ngoại ngữ tiếng Anh trong chương trình đào tạo kế toán kiểm toán. Chương trình giảng dạy học phần tiếng Anh cần có sự liên kết và có sự kết nối với chuyên ngành, để giúp cho sinh viên khi học chuyên ngành không bị hụt kiến thức và khả năng đáp ứng về sử dụng ngoại ngữ tốt hơn. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, nhiều sinh viên gặp rất nhiều trở ngại về ngôn ngữ khi các học phần tích hợp được giảng dạy cho đại trà sinh viên ngành kế toán – kiểm toán vào năm chuyên ngành thứ 3. Chính vì vậy, sự liên thống và hợp tác giữa các khoa giảng dạy ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành phù hợp để có thể học các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh. Thứ ba, Khoa Kế toán Kiểm toán cần có giải pháp hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Ngoài việc tiếp nhận kiến thức từ giảng viên, sinh viên có thể được trao đổi với nhau sẽ giúp cho hiểu sâu kiến thức, giải quyết các thắc mắc nhanh chóng. Khoa có thể đẩy mạnh hoạt động trao đổi chuyên môn về các học phần giảng dạy bằng tiếng Anh vào chương trình hoạt động của các câu lạc bộ như Câu lạc bộ học tập (AAA), hoặc có các sáng kiến tổ chức các cuộc thi phối hợp sự tài trợ của ACCA, ICAEW giúp sinh viên tích cực học tập học phần tiếng Anh. Ngoài ra, từ những thuận lợi mà khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập các học phần tích hợp, cơ sở đào tạo cần có hệ thống học liệu để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Với bối cảnh học trực tuyến như hiện nay, việc tiếp cận tài liệu bản cứng là khá khó khăn đối với sinh viên nên cần thêm sự hỗ trợ của các hiệp hội nghề nghiệp trong việc số hóa các tài liệu phục vụ cho học tập của sinh viên. Thêm vào đó, quy mô lớp học trong các học phần tích hợp cần đảm bảo số lượng nhỏ để gia tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Và một yếu tố quan trọng mà sinh viên đánh giá có ảnh hưởng lớn đến triển khai học phần tích hợp đó là đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên cần được đào tạo và trải nghiệm các chương trình của chính các học phần đó sẽ là điều kiện giúp tăng sự thành công của giảng dạy các học phần tích hợp. 5. Kết luận 735
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giảng dạy tích hợp các học phần tiên tiến thuộc các chương trình của các Hội nghề nghiệp có rất nhiều lợi ích cho người học cũng như cơ sở đào tạo kế toán kiểm toán. Các kết quả nghiên cứu tổng hợp được cho thấy rằng các hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAWEW, CPA Australia đã có nhiều nỗ lực trong hợp tác với Bộ tài chính, Bộ giáo dục đào tạo trong cải tiến chương trình cũng như hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện tích hợp chương trình và thực hiện các hỗ trợ cần thiết. Với một cơ sở giáo dục đại học mới bắt đầu thực hiện đào tạo tích hợp các học phần của ACCA vào chương trình đào tạo, kết quả khảo sát tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cho thấy rằng rào cản về sử dụng ngôn ngữ là một yếu tố trở ngại cho sinh viên khi tiếp cận các học phần. Tuy nhiên, yếu tố ngôn ngữ cũng là nguyên nhân chính giúp sinh viên cảm thấy hứng thú với các học phần tích hợp từ chương trình của các Hiệp hội quốc tế bên cạnh các yếu tố về giảng viên giảng dạy, tài liệu học tập hay tính chất học phần phù hợp và hữu ích cho công việc tương lai. Chính vì vậy, để triển khai hiệu quả giảng dạy tích hợp các học phần của các chương trình của Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, các cơ sở đào tạo cần có những giải pháp phù hợp nhất là có chương trình giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh cho ngành kế toán – kiểm toán phù hợp để sinh viên khi tiếp cận các học phần này có thể kế thừa, phát triển năng lực tiếng Anh vào chuyên ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ giáo dục và đào tạo. (2021). Ban hành Quy định Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học. Retrieved from https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua- bo.aspx?ItemID=7379 [2] Đại học Thương mại. (2021). Giới thiệu chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (Chất lượng cao). Retrieved from https://tmu.edu.vn/vi/news/Dao-tao-Chinh-quy/gioi-thieu-chuyen- nganh-ke-toan-doanh-nghiep-chat-luong-cao-2077.html [3] Deloitte. (2020). Báo cáo kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của doanh nghiệp tại Việt Nam. Retrieved from https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/audit/vn-aud-readiness- assessment-on-ifrs-vn.pdf [4] haui.edu.vn. (2020). Khung chương trình đào tạo ngành kế toán - kiểm toán. Retrieved from https://daotao.haui.edu.vn/daotao/program?course=61&courseindustry=759 [5] Học viện Tài chính. (2020). Thông báo v/v tiếp tục tuyển sinh Chương trình chất lượng cao khóa 58 Học viện Tài chính. Retrieved from https://hvtc.edu.vn/tabid/109/catid/308/id/33067/Thong-bao-vv-tiep-tuc-tuyen-sinh- Chuong-trinh-chat-luong-cao-khoa-58-Hoc-vien-Tai-chinh/Default.aspx [6] VACPA. (2021). VACPA phối hợp với ACCA tổ chức thành công Hội thảo “Đổi mới chương trình đào tạo Kế toán - Kiểm toán -Tài chính ở các Trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh 4.0". Retrieved from http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=8275 [7] Viện kế toán - Kiểm toán. (2020). Chương trình đào tạo Cử nhân Kiểm toán bằng Tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB, hệ chính quy năm 2020. Retrieved from https://saa.neu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan-kiem-toan-bang-tieng-anh-tich-hop- chung-chi-quoc-te-icaew-cfab-he-chinh-quy-nam-2020.html 736
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2