intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán bậc đại học ở Việt Nam theo chuẩn mực đào tạo quốc tế (IES) 2

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết "Đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán bậc đại học ở Việt Nam theo chuẩn mực đào tạo quốc tế (IES) 2" nhằm đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học (ĐH) ở Việt Nam theo IES 2 phiên bản 2019. Áp dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích, nghiên cứu thực hiện đối sánh 12 CTĐT của các trường ĐH Việt Nam theo các khối kiến thức được quy định trong IES 2. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán bậc đại học ở Việt Nam theo chuẩn mực đào tạo quốc tế (IES) 2

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ (IES) 2 EVALUATING UNDERGRADUATE ACCOUNTING PROGRAMS IN VIETNAM ACCORDING TO INTERNATIONAL ACCOUNTING EDUCATION STANDARD 2 (IES 2) TS. Hồ Xuân Thủy Trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ủy ban Chuẩn mực đào tạo kế toán quốc tế (IAESB) thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã ban hành 8 chuẩn mực đào tạo quốc tế (IES). IAESB đã thiết lập một cách tiếp cận mới đối với giáo dục kế toán bằng cách xây dựng và thực thi các IES được chấp nhận toàn cầu nhằm tăng cường năng lực của ngành Kế toán- Kiểm toán (KTKT). Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học (ĐH) ở Việt Nam theo IES 2 phiên bản 2019. Áp dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích, nghiên cứu thực hiện đối sánh 12 CTĐT của các trường ĐH Việt Nam theo các khối kiến thức được quy định trong IES 2. Kết quả cho thấy những môn học nền tảng thuộc khối kiến thức về “Kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính” được thiết kế với số lượng tín chỉ bắt buộc khá nhiều trong tất cả các CTĐT. Tuy nhiên, hầu hết các CTĐT đều thiếu cho những môn học cung cấp kiến thức về quản trị công ty, quản trị chiến lược, phân tích dữ liệu và đạo đức nghề nghiệp. Đây là những kiến thức mà theo khuyến cáo của IES 2 thật sự cần thiết đối với các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong thời đại 4.0. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các trường có sự đánh giá về CTĐT theo yêu cầu đào tạo quốc tế nhằm có những cải tiến phù hợp. Từ khóa: Đào tạo kế toán, chương trình đào tạo kế toán, chuẩn mực đào tạo kế toán quốc tế. ABSTRACT The International Accounting Standards Board (IAESB) under the International Federation of Accountants (IFAC) has issued 8 international accounting training standards (IES). The IAESB has established a new approach to accounting education by developing and implementing globally accepted IES to strengthen the capacity of the Accounting and Auditing industry. The objective of this article is to evaluate the undergraduate accounting programs of universities in Vietnam according to IES 2 version 2019. Applying the method of synthesis, statistics and analysis, the study and comparison of 12 accounting programs of Vietnamese universities according to the competence areas prescribed in IES 2. The results show that the basic coures belong to the competence areas of “Financial accounting and financial reporting” were designed with a large number of compulsory credits in all study programs. However, some coures such as governance management, strategic management, data analysis and professional ethics are inadequate in the almost study programs. These are the knowledge that, as recommended by IES 2, are really necessary for professional accountants and auditors in the 4.0 era. Research results are the basis for schools to evaluate study programs according to international education requirements in order to make appropriate improvements. Keywords: Accounting education, accounting study program, international accounting education standars. 46
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Theo tài liệu của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), đến hết năm 2019, có 132/175 quốc gia áp dụng IFRS theo các hình thức khác nhau (IASB, 2019). Cùng với sự phát triển của IFRS, IES cũng được xây dựng để tăng chất lượng của ngành KTKT toàn cầu. IAESB thuộc IFAC đã phát triển các IES chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực của các kế toán viên chuyên nghiệp. Các IES tập trung truyền đạt yêu cầu chuẩn đầu ra đào tạo cho chương trình kế toán về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp, đạo đức và thái độ. Những nội dung này trình bày trong tài liệu “Hanbook of International Education Pronouncements” (IAESB, 2019). Phiên bản 2019 thay thế cho phiên bản 2017, bao gồm khuôn mẫu cho các IES 2015 và những thay đổi sắp tới của các IES trong năm 2021. IAESB bổ sung thêm yêu cầu về công nghệ thông tin và xét đoán nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra đào tạo kế toán của IES 2, 3, 4 và 8. IAESB cho rằng những kỹ năng này cần thiết cho các kế toán viên chuyên nghiệp thực hiện vai trò của mình đầy đủ trong việc cung cấp báo cáo tài chính có chất lượng cao. Nội dung của các IES bao gồm (IAESB, 2019): IES 1 Các yêu cầu đầu vào đối với CTĐT Kế toán viên - kiểm toán viên chuyên nghiệp (2014). Chuẩn mực này thiết lập các nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết lập và đưa ra các yêu cầu về giáo dục cho đầu vào đối với các CTĐT kế toán chuyên nghiệp một cách công bằng và tương xứng. IES 2 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Năng lực chuyên môn (2021). Chuẩn mực này quy định các chuẩn đầu ra đào tạo cho các năng lực chuyên môn mà ứng viên kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thể hiện được khi hoàn thành chương trình. IES 3 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Kỹ năng chuyên môn (2021). Quy định các chuẩn đầu ra đào tạo về kỹ năng chuyên môn cần phải đạt để đủ năng lực làm một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Các kỹ năng này gồm kỹ năng tư duy, giao tiếp và tổ chức. IES 4 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Giá trị, đạo đức nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp (2021). Chuẩn mực này quy định các giá trị, đạo đức, và thái độ nghề nghiệp mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần đạt được khi hoàn thành chương trình. • IES 5 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Kinh nghiệm thực tế (2015). Chuẩn mực này thiết lập kinh nghiệm làm việc thực tế mà kế toán viên, kiểm toán chuyên nghiệp phải đạt được trong giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu. IES 6 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Đánh giá năng lực chuyên môn (2015). Chuẩn mực này đưa ra yêu cầu đánh giá năng lực chuyên môn mà các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần phải chứng minh được mức năng lực chuyên môn phù hợp khi kết thúc chương trình. IES 7 Cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên (2020). Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu phát triển chuyên môn, các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển và duy trì mức độ năng lực chuyên môn của họ thông qua một chương trình cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. • IES 8 Năng lực chuyên môn cho các kiểm toán viên ký các báo cáo kiểm toán (2021). Chuẩn mực này thiết lập năng lực chuyên môn mà các kiểm toán viên chuyên nghiệp phát triển và duy trì khi thực hiện vai trò các giám đốc kiểm toán ký các báo cáo kiểm toán. Tháng 3/2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt “Đề án áp dụng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài 47
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chính tại Việt Nam”. Khuôn khổ pháp lý kế toán của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng hội tụ với IFRS. Do đó, các trường ĐH phải cải cách CTĐT để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KTKT theo sự tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian gần đây, hầu hết CTĐT ngành kế toán bậc ĐH của các trường đã thay đổi khá nhiều và đều hướng đến mục tiêu đào tạo người học có kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập. Dù vậy, chương trình và phương pháp đào tạo ngành kế toán vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực cải thiện hơn nữa. Do đó, để có cơ sở đề xuất cải cách đào tạo KTKT nhằm cung cấp các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đủ tiêu chuẩn trình độ theo nhu cầu hội nhập kế toán quốc tế, bài viết này thực hiện đánh giá CTĐT ngành kế toán của các trường ĐH ở Việt Nam theo các quy định của IES 2 phiên bản 2019, chuẩn mực đào tạo đề cập đến năng lực chuyên môn của người học. Bài viết được kết cấu gồm năm phần: giới thiệu, tổng quan các nghiên cứu trước, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và kết luận. 2.Tổng quan các nghiên cứu trước 2.1. Giới thiệu IES 2 IAESB, tổ chức thiết lập các chuẩn mực độc lập của IFAC, phục vụ lợi ích công chúng thông qua việc nâng cao chất lượng ngành KTKT trên toàn thế giới bằng cách xây dựng và thực thi các IES được chấp nhận toàn cầu (ACCA, 2019). IAESB cho rằng các quy định này giúp bảo vệ lợi ích công đồng, nâng cao chất lượng công việc của các kế toán viên chuyên nghiệp, và nâng cao uy tín của nghề kế toán. IES phiên bản 2021 chuyển sang cách tiếp cận “chuẩn đầu ra đào tạo” cho nội dung đào tạo theo IES là một cách thức hiệu quả để phát triển năng lực. Cách tiếp cận đào tạo này yêu cầu sinh viên thể hiện việc đạt được chuẩn đầu ra đào tạo ở một cấp độ mục tiêu về sự thành thạo (cơ bản, trung cấp, hoặc nâng cao). Những mô tả theo các cấp độ này về chuẩn đầu ra đào tạo cung cấp thông tin để giúp các cơ sở đào tạo thiết kế chương trình giáo dục kế toán chuyên nghiệp cho nhiều vai trò và mục tiêu chuyên ngành. IES 2 quy định các chuẩn đầu ra đào tạo cho các năng lực chuyên môn mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải đạt được được khi hoàn thành chương trình, thường được gọi là giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu. “Năng lực chuyên môn là khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn để thực hiện một vai trò đối với một tiêu chuẩn xác định” (IEASB, 2019, trang 119). IES 2 đưa ra 11 nội dung năng lực chuyên môn: (1) kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính; (2) kế toán quản trị; (3) tài chính và quản lý tài chính; (4) thuế; (5) kiểm toán và dịch vụ đảm bảo; (6) quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ; (7) luật kinh doanh và các quy định pháp luật; (8) công nghệ thông tin; (9) môi trường kinh doanh và tổ chức; (10) kinh tế học; và (11) chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược. Ngoài ra, trong từng nhóm năng lực chuyên môn, IES 2 cụ thể hóa từng chuẩn đầu ra đào tạo người học cần đạt được. Ví dụ, chuẩn đầu ra đào tạo cho năng lực chuyên môn về “Kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính” là “(i) áp dụng các nguyên tắc kế toán cho các giao dịch và các sự kiện khác; (ii) áp dụng IFRS cho các giao dịch và các sự kiện khác; (iii) đánh giá tính phù hợp của các chính sách kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính; (iv) lập báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất, phù hợp với IFRS; (v) Diễn giải các báo cáo tài chính và thuyết minh BCTC; (vi) Diễn giải các báo cáo bao gồm cả dữ liệu phi tài chính”. IES 2 cũng khuyến cáo cần xem xét và cập nhật theo chu kỳ từ 3-5 năm các chương trình giáo dục kế toán chuyên nghiệp để phản ánh sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của môi trường mà kế toán viên làm việc. 48
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước Herawati (2012) sử dụng CTĐT kế toán từ năm 2004-2011 của ĐH Widyatama (Indonesia) để thực hiện nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình học tập của SV để trở thành kế toán viên chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của Chuẩn mực đào tạo kế toán Quốc tế (IES) do Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) ban hành. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích mô tả, kỹ thuật thu thập dữ liệu được thực hiện bằng nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa thông qua quan sát và phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho rằng phương pháp giảng dạy của CTĐT kế toán tại Trường ĐH Widyatama đang được áp dụng thiếu hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm của SV. Số liệu minh chứng từ nghiên cứu cũng khẳng định khả năng cạnh tranh thấp của sinh viên chuyên ngành kế toán tốt nghiệp Trường ĐH Widyatama chủ yếu do yếu tố năng lực kỹ năng mềm. Vì vậy, tác giả khuyến cáo trường cần thay đổi CTĐT kế toán tích hợp sự phát triển các kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy và quá trình học tập. Al-Anbagi và cộng sự (2019) xác định mức độ tuân thủ các IES (IES2) của Iraq. Sử dụng dữ liệu thứ cấp cùng với một số cuộc phỏng vấn 60 giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng bảng câu hỏi để so sánh các CTĐT kế toán ở Iraq với các chương trình giảng dạy về kế toán quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn đào tạo của IES. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ ở Iraq với IES2 là 55%, một số khác biệt lớn liên quan đến các giá trị và đạo đức nghề nghiệp, môi trường làm việc, quản trị công ty, tài chính, thị trường tài chính, hành vi của tổ chức và kiến thức về công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu khẳng định cần thiết phải hoàn chỉnh CTĐT kế toán theo IES 2 để chuẩn bị lực lượng kế toán viên chuyên nghiệp có thể áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Kutluk và cộng sự (2019) đánh giá CTĐT kế toán từ dữ liệu của 15 trường ĐH ở Thổ Nhĩ Kỳ theo IES 2. Tác giả cho rằng những kiến thức nền tảng như kế toán tài chính và báo cáo tài chính, kế toán quản trị, quản trị tài chính, thuế, kiểm toán đều có trong tất cả các CTĐT được đánh giá. Các kiến thức về môi trường kinh doanh và tổ chức chỉ xuất hiện trong một số chương trình, nhưng các kiến thức về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, chiến lược kinh doanh, công nghệ thông tin (CNTT) và đạo đức nghề nghiệp hầu như thiếu trong tất cả các CTĐT kế toán. Nghiên cứu cho rằng các CTĐT cần phải được cập nhật các yêu cầu của IES 2, bổ sung về kiến thức CNTT cũng như xét đoán nghề nghiệp để đáp ứng như cầu của thị trường lao động. Udeh (2019) thực hiện nghiên cứu ở Mỹ để xác định liệu CTĐT kế toán có đáp ứng yêu cầu kế toán chuyên nghiệp về kỹ năng nói chung và đạo đức hay không. Nghiên cứu đã đánh giá cấu trúc và nội dung 39 CTĐT kế toán của Mỹ, khảo sát 18 kế toán viên chuyên nghiệp để thu thập nhận thức của họ về CTĐT kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 69% CTĐT có những khóa học về phân tích dữ liệu, trong khi đó có 60% CTĐT có các khóa học về đạo đức, nhưng cũng có nhiều CTĐT không có bất cứ khóa học nào về các lĩnh vực này. Nghiên cứu khẳng định nhiều CTĐT không quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng và khuyến cáo CTĐT cần phải được cải tiến để cho SV tốt nghiệp kế toán phải được trang bị năng lực soát xét nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, phân tích và những năng lực chuyên môn này phải hiện diện nhiều hơn trong nhiều khóa học để SV thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Daff (2021) điều tra nhu cầu học tập của sinh viên kế toán để chuẩn bị cho họ đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện CNTT và truyền thông (ICT) thay đổi nhanh chóng. Nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng để thu thập ý kiến của họ về các loại phần mềm và mức độ sử dụng bởi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, năng lực CNTT- ICT cần thiết được yêu cầu tại nơi làm việc và mức độ mà sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được kỳ vọng về năng 49
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lực CNTT- ICT của nhà tuyển dụng. Nhìn chung, kỳ vọng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp tại nơi làm việc cao hơn. Nhà tuyển dụng cho rằng là sinh viên tốt nghiệp cần phải có một nền tảng vững chắc về kiến thức kế toán, cần hiểu các giao dịch diễn ra như thế nào trong quy trình kế toán để có thể đánh giá tính hợp lý thông tin kế toán. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể được sử dụng bởi các nhà giáo dục kế toán trong việc cải tiến đối với các chương trình kế toán để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp kế toán có năng lực CNTT-ICT cần thiết cho sự nghiệp tương lai của họ. ACCA (2019) thực hiện một báo cáo về đào tạo kế toán tại các trường ĐH ở Việt Nam. phân tích khoảng cách thiếu hụt trong đào tạo KTKT tại các trường ĐH Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá chính là IES, tập trung vào đánh giá giảng dạy các nguyên tắc và thực tiễn hỗ trợ áp dụng các chuẩn mực IFRS và ISA (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế). CTĐT chứng chỉ nghề nghiệp ACCA được sử dụng trong báo cáo này làm tiêu chí tham khảo. Các dữ liệu từ các trường ĐH tham gia được thu thập trên cơ sở các bảng hỏi chi tiết thiết kế cho CTĐT ĐH về KTKT. Báo cáo kết luận các nội dung IFRS, IAS và đạo đức nghề nghiệp chưa được đưa đầy đủ vào các CTĐT, ngay cả ở các trường đã hiện đại hóa chương trình và hoạt động đào tạo KTKT. CNTT được sử dụng ở mức độ khiêm tốn trong quá trình giảng dạy. Chất lượng sinh viên ngành KTKT tốt nghiệp từ các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay chưa đủ đáp ứng được sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc do sự chênh lệch giữa các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ĐH với nhu cầu của các nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích, ACCA cũng khuyến nghị cần thiết lập một khung năng lực quốc gia cập nhật cho các trường ĐH KTKT thực hiện bởi Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hiệp hội nghề nghiệp. Đồng thời, các trường cần cải tiến chất lượng tài liệu giảng dạy, phương thức và kỹ năng giảng dạy. Trịnh Thị Hợp (2021) đánh giá đào tạo kế toán tại các trường ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hội tụ chuẩn mực kế toán Việt Nam và IFRS. Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước về CTĐT, giáo trình tài liệu giảng dạy, đội ngũ giảng viên, phương pháp đánh giá, tồn tại và khó khăn trong đào tạo kế toán khi triển khai giảng dạy theo IFRS. Từ những phân tích đó, tác giả đưa ra một số các đề xuất cho các trường ĐH đào tạo ra các kế toán viên cần nhanh chóng nghiên cứu, triển khai và đưa nội dung IFRS vào giảng dạy. Tương tự, Vũ Thị Diệp (2021) cũng thực hiện phân tích thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy KTKT đáp ứng nhu cầu hội nhập trong kỷ nguyên số. Như vậy, qua lược khảo một số các nghiên cứu, việc hướng đến cải tiến CTĐT ngành kế toán theo chuẩn đầu ra đào tạo IES của IAESB nhằm đào tạo kế toán viên chuyên nghiệp đủ năng lực chuyên môn, cạnh tranh nghề nghiệp, có kỹ năng chuyên môn và đạo đức, thái độ nghề nghiệp theo yêu cầu đều được đánh giá cao. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện phân tích CTĐT ngành kế toán của các trường ĐH ở Việt Nam đối sánh với chuẩn đầu ra đào tạo theo tiêu chí đánh giá của IES 2. Công cụ thống kê, phân tích được sử dụng để đánh giá nội dung và mục tiêu đào tạo của CTĐT với các tiêu chí đánh giá của IES 2. IES 2 quy định 11 lĩnh vực năng lực và chuẩn đầu ra về năng lực chuyên môn đòi hỏi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải đạt được khi hoàn thành chương trình. Các lĩnh vực năng lực chuyên môn được IES 2 đề xuất có thể không trùng với tên của các môn học đã quy định và chuẩn đầu ra liên quan đến một lĩnh vực năng lực có thể đạt được trên nhiều môn học dành 50
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 riêng cho lĩnh vực đó. Ví dụ, kết quả học tập về kế toán và báo cáo tài chính có thể đạt được trong hai hoặc nhiều môn học về kế toán và báo cáo tài chính. Việc đạt được một số kết quả học tập có thể kéo dài qua một số môn học khác nhau, không môn học nào có thể chỉ dành riêng cho lĩnh vực năng lực đó. Ví dụ, kết quả học tập trong công nghệ thông tin có thể đạt được thông qua việc tích hợp các tài liệu liên quan trong các môn học tập trung vào kế toán quản trị và/ hoặc kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAESB, 2019). Trên cơ sở quy định của IES 2, nghiên cứu sử dụng dữ liệu là 12 CTĐT ngành kế toán mới nhất được công bố trên website của các trường gồm: ĐH Kinh tế- Luật, ĐHQG.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Quy Nhơn, ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, ĐH Kinh tế - ĐHQG HN, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội. Đây là những trường đào tạo về KTKT lớn nhất cả nước, bao gồm cả trường dân lập và công lập, đảm bảo tính đại diện để đánh giá theo yêu cầu về năng lực chuyên môn của IES 2. Phân tích này thực hiện nhóm các môn học trong CTĐT được đánh giá theo các lĩnh vực năng lực yêu cầu cần có của IES 2. Các môn học được xem xét sự hiện diện trong CTĐT theo số tín chỉ và là môn học bắt buộc (BB) hay tự chọn (TC). Ví dụ môn IFRS có số tín chỉ là 3 và là môn tự chọn, sẽ được ký hiệu 3TC. Nghiên cứu không trực tiếp rà soát chi tiết nội dung từng môn học cũng như không phân tích sâu nội dung môn học có hoàn toàn tương thích với các chuẩn đầu ra đào tạo được công bố hay không, mà chỉ giới hạn đánh giá mục tiêu đào tạo các môn học trong CTĐT hiện tại của các trường ĐH đáp ứng tiêu chí đánh giá của IES2. 4. Kết quả nghiên cứu 11 lĩnh vực năng lực chuyên môn được trình bày riêng biệt theo từng bảng số liệu thống kê. Những môn học liên quan đến từng lĩnh vực kiến thức sẽ được tổng hợp trong từng bảng theo số tín chỉ và môn học BB hay TC. Các bảng số liệu sẽ thống kê số lượng CTĐT có giảng dạy các môn học này. Ví dụ, nếu ở cột 3BB, ghi “5”, có nghĩa là có 5 CTĐT có giảng dạy môn học với thời lượng là 3 tín chỉ và là môn học bắt buộc trong chương trình. Bảng 1: Những môn học trong khối kiến thức về kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính Môn học 18 17 16 15 14 12 11 9 6 4 3 2 12 9 4 3 2 BB BB BB BB BB BB BB BB BB BB BB BB TC TC TC TC TC Nhập môn 2 ngành Kế toán Nguyên lý kế 1 11 toán Kế toán tài 2 1 1 1 1 2 1 3 chính Chuẩn mực 1 1 1 4 báo cáo tài chính Báo cáo tài 1 1 1 chính hợp nhất Phân tích báo 1 4 1 cáo tài chính Phân tích hoạt 4 1 động kinh doanh Kế toán quốc tế 7 2 51
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kế toán ngân 3 4 1 hàng Kế toán ngân 1 hàng nâng cao Kế toán công 6 1 3 Kế toán công 2 1 nâng cao Các môn kế 1 1 1 1 toán khác (*) Tổ chức công 2 1 1 tác kế toán trong DN/Mô phỏng hoạt động kế toán DN Các môn kế toán khác (*): Kế toán môi trường, kế toán dự án đầu tư, kế toán định giá DN, kế toán công ty... Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính là kiến thức cốt lõi trong tất cả các CTĐT. Vì vậy, theo số liệu tổng hợp của bảng 1, các trường đều dành số tín chỉ khá nhiều cho kiến thức này (hầu hết đều > 12 tín chỉ BB). Kế toán công và kế toán ngân hàng cũng được chú trọng, 6/12 CTĐT bắt buộc học kế toán công. Chỉ có 2 CTĐT đưa môn học F3- Kế toán tài chính và môn F7- Bào cáo tài chính của ACCA vào giảng dạy. Ngoài các môn học bắt buộc, các môn tự chọn theo lĩnh vực hẹp hơn về chuyên môn nghề nghiệp cũng được đưa vào CTĐT khá đa dạng như Kế toán dự án đầu tư, kế toán định giá doanh nghiệp, kế toán môi trường ... Bảng 2: Những môn học trong khối kiến thức về kế toán quản trị Môn học 6BB 5BB 4BB 3BB 3TC 2TC Kế toán quản trị 5 2 4 Kế toán quản trị (F2- ACCA) 1 Kế toán chi phí 3 1 1 Quản trị hiệu quả hoạt động (F5- 2 ACCA) Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Bảng 2 cho thấy kiến thức về kế toán quản trị đều có trong tất cá các CTĐT, một số trường có 2 cấp độ cho môn Kế toán quản trị (Kế toản quản trị 1, 2 hay Kế toán quản trị và kế toán quản trị nâng cao). Việc đưa các môn của chứng chỉ nghề nghiệp cũng đã thực hiện trong CTĐT, nhưng còn rất khiêm tốn (chỉ 1-2 CTĐT). 52
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3: Những môn học trong khối kiến thức về tài chính và quản lý tài chính Môn học 5BB 4BB 3BB 2BB 3TC 2TC Quản trị tài chính/Tài chính doanh nghiệp 1 10 1 Quản trị tài chính nâng cao 2 Tài chính quốc tế 1 Tài chính công 3 Thị trường tài chính và các định chế tài 3 1 chính Nguyên lý thị trường tài chính Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ 1 7 Phân tích tài chính doanh nghiệp 3 2 1 Tài chính định lượng/toán tài chính 1 1 Đầu tư tài chính/ Quản lý danh mục đầu tư 2 Thị trường chứng khoán 4 2 Ngân hàng 5 1 Thẩm định dự án đầu tư/Thẩm định giá tài 3 1 sản Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Theo kết quả tổng hợp của bảng 3, môn học Quản trị tài chính/Tài chính doanh nghiệp là môn học bắt buộc trong tất cả các CTĐT kế toán. Ngoài ra, các trường cũng đưa vào nhiều môn học để bổ trợ kiến thức về tài chính và quản lý tài chính như Tài chính quốc tế, Nguyên lý thị trường tài chính, Lý thuyết tài chinh- tiền tệ, Thị trường chứng khoán... Bảng 4: Những môn học trong khối kiến thức về thuế Môn học 4BB 3BB 2BB 3TC Thuế 1 8 1 2 Thuế CFAB 1 Kế toán thuế 2 1 3 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Theo bảng 4, kiến thức về thuế hầu hết là môn học bắt buộc trong tất cả các CTĐT. Những môn học này đa dạng tên gọi như hệ thống thuế Việt Nam, thuế thực hành và khai báo, mô phỏng báo cáo thuế...Ngoài ra, CTĐT một số trường tách riêng môn kế toán thuế và bổ sung môn thuế trong chứng chỉ nghề nghiệp CFAB của ICAEW là môn tự chọn trong CTĐT. Bảng 5: Những môn học trong khối kiến thức về kiểm toán và dịch vụ đảm bảo Môn học 4BB 3BB 2BB 3TC 6TC 2TC Lý thuyết kiểm toán 2 Kiểm toán 1 10 1 Kiểm toán nâng cao 5 2 2 Kiểm toán nội bộ 1 1 2 Kiểm toán khác (*) 1 1 3 (**) (*): Kiểm toán ngân sách NN, Kiểm toán dự án, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán ngân hàng... (**): 3 CTĐT có 2 môn tự chọn (mỗi môn 3TC) trong nhóm các môn học về Kiểm toán ngân sách NN, Kiểm toán dự án, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán ngân hàng... Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả 53
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 5 cũng cho thấy khối kiến thức về kiểm toán cũng bao gồm trong tất cả các chương trình và là môn học bắt buộc. Nhiều CTĐT chuyên ngành kế toán dành thời lượng khá nhiều cho các môn kiểm toán và đa dạng các môn học tự chọn về kiến thức kiểm toán như Kiểm toán ngân sách NN, Kiểm toán dự án, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán ngân hàng... Bảng 6: Những môn học trong khối kiến thức về quản trị công ty, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ Môn học 3BB 2BB 3TC Quản trị học 5 3 Quản trị rủi ro 1 5 Quản trị nguồn nhân lực 1 Kiểm soát nội bộ 1 1 4 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nhìn vào bảng 6, thấy rõ các môn nền tảng cho khối kiến thức về quản trị công ty, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hầu như thiếu trong nhiều CTĐT. Bảng 7: Những môn học trong khối kiến thức về luật kinh doanh và các quy định pháp luật Môn học 3BB 2BB 3TC Pháp luật đại cương 3 8 Luật kinh doanh 6 2 1 Luật doanh nghiệp 3 1 Pháp luật Tài chính ngân hàng 1 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Bảng 7 cho thấy kiến thức về Luật hầu như đầy đủ trong tất các các CTĐT (11/12 CTĐT). Một số trường, ngoài môn học bắt buộc về pháp luật đại cương, còn cho SV tự chọn thêm để bổ sung kiến thức về luật kinh doanh hay Luật Tài chính ngân hàng. Bảng 8: Những môn học trong khối kiến thức về công nghệ thông tin Môn học 5BB 4BB 3BB 2BB 12TC 9TC 3TC 2TC Tin học 1 5 2 Hệ thống thông tin kinh doanh 2 Hệ thống thông tin kế toán 1 5 1 4 Hệ thống thông tin kế toán nâng cao 2 Excel trong kế toán/Phần mềm kế 1 2 1 toán/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán Cơ sở dữ liệu/Cơ sở lập trình/Dữ 1 2 liệu và thông tin Tiích hợp quy trình kinh doanh với 1 hệ thống ERP An toàn thông tin kế toán 1 Các môn về phân tích dữ liệu (*) 1 1(**) 1(***) 2 54
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Chuỗi khối ứng dụng trong Tài 1 chính kế toán Kiểm soát, kiểm toán hệ thống 1 thông tin Internet & thương mại điện tử/ 1 1 Thực hành khai thác dữ liệu trên mạng Internet (*): Phân tích dữ liệu trong kế toán, phân tích dữ liệu với R/Pyton, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Trực quan hóa dữ liệu với Python... (**): Một CTĐT có 4 môn TC (mỗi môn 3 tín chỉ) trong nhóm các môn về phân tích dữ liệu (***):Một CTĐT có 3 môn TC (mỗi môn 3 tín chỉ) trong nhóm các môn về phân tích dữ liệu Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Theo bảng 8, các môn học về công nghệ thông tin cơ bản hiện diện trong hầu hết các CTĐT và là môn bắt buộc (tin học, hệ thống thông tin kế toán...). Cũng có các môn học về phần mềm kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán. Nhiều phần mềm kế toán được sử dụng trong giảng dạy như SAP, VietSun, Misa, Effect... Các trường cũng bắt đầu quan tâm về phân tích dữ liệu trong kế toán, kiểm toán, với nhều môn học đa dạng như phân tích dữ liệu với R/Pyton, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Trực quan hóa dữ liệu với Python, Học máy cho kế toán với Python... nhưng việc đổi mới này chỉ mới thực hiện trong 5 CTĐT và đa phần là các môn tự chọn. Bảng 9: Những môn học trong khối kiến thức về môi trường kinh doanh và tổ chức Môn học 5BB 3BB 2BB 3TC 2TC Nhập môn kinh doanh 1 Khởi nghiệp KD trong thời đại 1 số Kinh doanh và công nghệ (F1- 1 ACCA) Marketing căn bản 6 2 3 Hành vi tổ chức 1 Văn hóa DN /Văn hóa DN và đạo 1 1 đức kinh doanh Đạo đức nghề nghiệp 1 1 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Bảng 9 cho thấy kiến thức về môi trường kinh doanh và tổ chức có trong hầu hết các chương trình và là môn bắt buộc. Tuy nhiên, số lượng tín chỉ cũng còn khá khiêm tốn. Một trường có tích hợp môn học của ACCA trong CTĐT (môn F1- Kinh doanh và công nghệ). Đặc biệt là, kiến thức về đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng, hầu như thiếu trong nhiều CTĐT (chỉ 2/12 CTĐT đưa vào là môn bắt buộc), mặc dù đạo đức nghề nghiệp là bắt buộc ở mọi mức độ của nghề KTKT. 55
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 10: Những môn học trong khối kiến thức về kinh tế học Môn học 3BB 2BB 3TC 2TC Kinh tế vi mô 11 1 Kinh tế vĩ mô 11 1 Kinh tế học quốc tế/kinh doanh quốc tế 2 2 1 1 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Kết quả tổng hợp trong bảng 10 thể hiện kiến thức về Kinh tế vi mô, vĩ mô hầu hết đều bắt buộc học trong các CTĐT Kế toán của các trường. Ngoài ra, một vài trường bổ trợ thêm cho SV kiến thức về kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, nhưng thời lượng cũng hạn chế. Bảng 11: Những môn học trong khối kiến thức về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược Môn học 5BB 3BB 2BB 3TC 2TC Quản trị chiến lược 1 1 Quản lý hiệu quả hoạt động 1 1 Quản trị kinh doanh 1 Nguyên lý thống kê/Thống kê ứng dụng 1 10 1 Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Theo bảng 11, kiến thức về quản trị chiến lược- một trong những kiến thức cần thiết cho người làm nghề KTKT trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi hầu như thiếu trong tất cả các CTĐT. Chỉ có kiến thức về thống kê đầy đủ trong tất cả các CTĐT. 5. Kết luận và gợi ý chính sách Mục đích của nghiên cứu là đánh giá CTĐT ĐH ngành Kế toán của các trường ĐH Việt Nam đối sánh với IES 2- Chuẩn mực đào tạo quốc tế quy định về chuẩn đầu ra đào tạo về kiến thức chuyên môn. 12 CTĐT của các trường ĐH trong cả nước được sử dụng để phân tích theo 11 khối kiến thức quy định của IES 2, làm rõ các kiến thức này có bao nhiêu thời lượng trong chương trình và là môn học BB hay TC. Trong 11 lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của IES 2, các môn học trong các khối kiến thức về Kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính, Kế toán quản trị, Tài chính và quản lý tài chính, Thuế, Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo, Luật, Kinh tế học đều đầy đủ trong tất cả các CTĐT. Đặc biệt khối kiến thức về Kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính chiếm thời lượng rất đáng kể trong tất cả CTĐT của các trường, trang bị cho SV kiến thức đa dạng về kế toán tài chính, báo cáo tài chính trong tất cả các loại hình doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu ra đào tạo người học cần đạt được theo yêu cầu của IES 2. Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin cũng khá đầy đủ trong hầu hết các CTĐT, đây là một trong những lĩnh vực kiến thức chuyên môn mà IES 2, phiên bản mới 2021 rất chú trọng. Tuy nhiên, các môn học trong khối kiến thức về Phân tích dữ liệu, Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ, Môi trường kinh doanh, Quản trị chiến lược, Đạo đức nghề nghiệp đa số thiếu trong nhiều CTĐT, chưa đáp ứng theo đề nghị của IES 2. Chuyển đổi số đã tạo nên những mô hình kinh doanh độc đáo, dựa trên sự kết hợp giữa ý tưởng mới và công nghệ, đòi hỏi người làm kế toán cần có kiến thức về pháp lý và môi trường kinh doanh để cung cấp các thông tin phù hợp cho các quyết định kinh tế. Mặt khác, vai trò của đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp kế toán, hướng đến sự phát triển bền vững đang ngày càng trở nên quan trọng trong môi 56
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trường kinh doanh nhiều thay đổi như hiện nay. Do đó, các khối kiến thức này theo khuyến cáo của IES 2 thật sự cần thiết đối với các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong thời đại trong thời đại mới. Với những số liệu thống kê, đánh giá CTĐT các trường, có thể kết luận các môn kế toán tài chính, kiểm toán, và kế toán quản trị đáp ứng được tiêu chí theo IES 2 tốt hơn các môn Phân tích dữ liệu, Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như các nghiên cứu của Al-Anbagi và cộng sự (2019), Kutluk và cộng sự (2019), ACCA (2019)... Dựa trên cơ sở phân tích, đối sánh CTĐT các trường cũng như các nghiên cứu trước đó, đặc biệt dựa trên nghiên cứu của Daff (2021), trong điều kiện công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) thay đổi nhanh chóng, các chương trình kế toán phải cải tiển để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp kế toán có năng lực CNTT-ICT cần thiết cho sự nghiệp tương lai của họ. Một số khuyến nghị cần thực hiện để đổi mới CTĐT ĐH ngành kế toán như sau: Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH cần phối hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế để xây dựng khung năng lực quốc gia và CTĐT ngành KTKT cốt lõi. Theo đó, khung năng lực quốc gia sẽ mô tả những năng lực chuyên môn, các lĩnh vực kiến thức và chuẩn đầu ra đào tạo cho từng năng lực chuyên môn. Ngoài ra, cũng cần có những quy định về các kỹ năng chuyên môn đảm bảo kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng, đạo đức và giá trị nghề nghiệp. Hai là, cần mở rộng sự công nhận các CTĐT từ các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước và nước ngoài. Các hiệp hội nghề nghiệp công nhận các chương trình đào tạo đại học sẽ đảm bảo sự bền vững của các hoạt động cải cách đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho người học ngoài bằng cấp từ các trường, có được chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, nâng khả năng cạnh tranh việc làm khi tham gia thị trường lao động nước ngoài. Ba là, CTĐT của các trường nên cập nhật theo tiêu chí đánh giá của IES và nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt, khối kiến thức về công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu, đạo đức nghề nghiệp cần phải được bổ sung trong CTĐT theo như những điểm mới mà IES 2021 chuẩn bị áp dụng, đây cũng là những kiến thức cần thiết trong một môi trường kế toán hiện đại. Các môn học về đạo đức nghề nghiệp, xét đoán nghề nghiệp, phân tích dữ liệu, kiểm soát nội bộ, quản trị chiến lược... cùng với các kỹ năng chuyên môn như tư duy, giao tiếp, tổ chức phải được giảng dạy nhiều hơn trong suốt quá trình học, tích hợp củng với các kiến thức chuyên môn trong CTĐT để đảm bảo người học sẽ trở thành những kế toán viên chuyên nghiệp thích nghi tốt với sự thay đổi của thế giới. Cuối cùng, cùng với sự thay đổi chuẩn đầu ra đào tạo, CTĐT, các phương pháp giảng dạy, nguồn tài liệu, hình thức đánh giá cũng cần phải thực hiện cải cách đồng bộ để đảm bảo đạt được chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Giới hạn của nghiên cứu này là nghiên cứu chỉ mới phân tích các môn học trong CTĐT kế toán của các trường theo nội dung và thời lượng học TC hay BB. Những nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện phân tích sâu theo chuẩn đầu ra cần phải đạt được theo yêu cầu của IES 2 cho từng môn học trong khối kiến thức hoặc không chỉ phân tích về khối kiến thức chuyên môn mà kết hợp với các kỹ năng chuyên môn, giá trị nghề nghiệp cần đạt được của kế toán viên chuyên nghiệp. 57
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA (2019). Việt Nam đào tạo kế toán doanh nghiệp trong các trường ĐH. Báo cáo của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển /Ngân hàng Thế giới, tháng 12/2019 [2] Al-anbagi, A. T., Al-azzawi, N.S., Al-obaidi, H.H.M., 2019. Compliance with International Education Standards (IES 2) in Iraq towards the Adoption of International Accounting Standards. Opcion, No24. [3] Daff, L., 2021. Employers’ perspectives of accounting graduates and their world of work: software use and ICT competencies. Accounting Education, pp 1-30. [4] IAESB, 2019. Handbook of International education pronouncements. [5] IASB, 2019. Use of IFRS by jurisdiction. https://www.iasplus.com/en/resources/ifrs- topics/use-of-ifrs. [6] Kutluk, F.A., Donmez. A., Gonen, S., 2019. Evaluating undergraduate accounting programs in turkey according to international accounting education standard 2 (IES2). Prestige International Journal of Magagement & IT- Sanchayan, Vol 8(2), pp 1-14. [7] Herawati, S.D., 2012. Review of the Learning Method in the Accountancy Profession Education (APE) Programs and Connection to the Students Soft Skills Development. Procedia - Social and Behavioral Sciences 57 ( 2012 ) 155 – 162. [8] Trịnh Thị Hợp (2021). Đào tạo kế toán tại các trường ĐH ở Việt Nam giai đoạn hội tụ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 47 – 56. [9] Udeh, I., 2019. Are graduate accounting programs meeting the profession’s expectations?. The journal of theoretical accounting research; New Rochelle, Vol 14, Iss 2, 68-89. [10] Vũ Thị Diệp (2021). Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy môn KTKT đáp ứng nhu cầu hội nhập kỷ nguyên công nghệ số. Tap chí công thương, T6/2021. [11] Website CTĐT của các trường: ĐH Kinh tế- Luật, ĐHQG.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Quy Nhơn, ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, ĐH Kinh tế - ĐHQG HN, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội. 58
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2