intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết "Chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" nhằm đánh giá thực trạng đào tạo kế toán cho khu vực công ở Việt Nam hiện nay ở góc độ chương trình đào tạo đại học và những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN CÔNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PUBLIC ACCOUNTING EDUCATION PROGRAM IN VIETNAM - CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai Trường Trường Đại học Thương mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ở nước ta hiện nay có nhiều trường đại học đào tạo người làm kế toán, trong đó chủ yếu là kế toán cho doanh nghiệp. Trong khi có rất ít trường đào tạo chuyên ngành kế toán công và cũng chỉ mới mở trong thời gian gần đây. Đơn vị công Việt Nam gồm nhiều loại, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính công khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến kế toán. Trong khi đó chương trình và nội dung đào tạo giữa các trường có nhiều khác biệt, thiếu sự thống nhất chung. Nội dung bài viết này nhằm đánh giá thực trạng đào tạo kế toán cho khu vực công ở Việt Nam hiện nay ở góc độ chương trình đào tạo đại học và những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế. Từ khóa: Chương trình đào tạo, Kế toán công ABSTRACT Nowadays in our country, there are many universities that offer accounting courses, which are mainly accounting for businesses. However, there are very few universities that have public accounting major and they have been only recently opened. Vietnam's public entities include many different types, with operating characteristics and public financial management having great influences on accounting. Meanwhile, the curriculum and training contents between universities have many differences, lacking a common consensus. This article is to assess the current situation of public sector accounting education in Vietnam in terms of university training programs and to solutions. recommendations to overcome the limitations. Keywords: Education Program, Public Accounting 1. Đặt vấn đề Khu vực công là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam khu vực công có số lượng rất lớn các đơn vị cấu thành với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Về các đơn vị quản lý hành chính, Niên giám thống kê năm 2019 cho biết có 63 tỉnh, 73 thành phố trực thuộc tỉnh, 640 quận, huyện và thị xã, 11 055 xã, phường và thị trấn. Ngành giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý có 35 846 trường từ mầm non đến cao đẳng, đại học. Ngành y tế có 1150 bệnh viện công lập từ trung ương đến cấp huyện. Số lượng đông đảo các đơn vị công Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu quản lý nhà nước. Trong đó có đơn vị quản lý ngân sách, đơn vị thu ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách. Điều đó cho thấy sự phức tạp trong quản lý hoạt động, quản lý tài chính cũng như kế toán trong các đơn vị công Việt Nam. Kế toán trong các đơn vị công có vai trò rất quan trọng không thể phủ nhận. Nghiên cứu của 276
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Beatriz Cuadrado-Ballestero và cộng sự (2019) khi điều tra 33 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế trong giai đoạn 2010–2014 cho thấy tham nhũng được giảm bớt khi các chính phủ tiến bộ trong cải cách kế toán khu vực công, áp dụng các Chuẩn mực Kế toán công quốc tế (IPSAS) hoặc thực hiện dựa trên cơ sở dồn tích. Tuy nhiên, trong những năm trước đây, sự quan tâm của hệ thống giáo dục, đào tạo nước ta cho kế toán khu vực công chưa thật sự thích đáng. Gần đây, do nhu cầu của xã hội đã có 3 trường đào tạo chuyên ngành kế toán công gồm: Học viện Tài chính (2012), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2017) và Đại học Thương mại (2018). Do quan điểm không hoàn toàn giống nhau nên nội dung chương trình đào tạo giữa các trường cũng có sự khác biệt nhất định. Ngoài ra, trong chương trình đào tạo ngành kế toán của nhiều trường có học phần liên quan đến kế toán khu vực công nhưng không nhiều. Thực trạng này cho thấy nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên ngành kế toán công rất hạn chế. Nghiên cứu về đào tạo kế toán công ở Việt Nam cũng rất hạn chế. Gần đây nhất, Lê Hoàng Phương và Nguyễn Thị Thu Hoàn (2021) đã có nghiên cứu về " Đổi mới chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam". Nghiên cứu tập trung cho đào tạo môn học kế toán công mà không đi sâu vào chuyên ngành đào tạo. Đồng thời, các tác giả cũng đã tìm hiểu về tiêu chuẩn cần thiết của sinh viên tốt nghiệp làm tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nguyễn Thị Thu Hà (2019) cho rằng cần tăng cường thời lượng giảng dạy công nghệ thông tin trong quá trình đào tạo kế toán công. Nội dung bài viết này nhằm đánh giá thực trạng đào tạo kế toán cho khu vực công Việt Nam hiện nay ở góc độ chương trình đào tạo đại học cho khối kiến thức chuyên ngành và những khuyến nghị nhằm khắc phục hạn chế trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về chuẩn chương trình đào tạo vào ngày 22/6/2021. 2. Thực trạng chương trình đào tạo kế toán công ở việt nam 2.1. Chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán công Hiện nay đã có 3 trường đại học mở chuyên ngành đào tạo kế toán công, trong đó Học viện Tài chính là sớm nhất từ năm 20121. ĐHTM mới bắt đầu năm 2018 nên chưa có sinh viên tốt nghiệp. Mục tiêu đào tạo của các trường đều nhằm cung cấp kiến thức cho người học làm việc tại các đơn vị công, ngoài ra có thể làm việc tại doanh nghiệp. Mục tiêu này nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho người học khi tốt nghiệp tìm việc làm. Chương trình đào tạo của các trường được công bố trong trang web cho thấy có sự khác nhau nhất định về nội dung giảng dạy trong Bảng 1 như sau: Bảng 1. Một số học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán công ĐHTM HVTC ĐHKT TP. HCM Kiến Kế toán công 1 Tổ chức công tác kế toán công Kế toán công 1 thức Kế toán công 2 Chuẩn mực kế toán công 1 Kế toán công 2 chuyên Kế toán công 3 Kế toán ngân sách và nghiệp Phân tích báo cáo tài chính ngành Chuẩn mực kế toán công vụ kho bạc nhà nước khu vực công quốc tế Kế toán hành chính sự nghiệp Kế toán quản trị 1 Kế toán quản trị đơn vị 1 Kế toán quản trị 2 1 Không tính đến một số trường đại học đã mở chuyên ngành kế toán công nhưng không tuyển sinh được 277
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐHTM HVTC ĐHKT TP. HCM công Kế toán hành chính sự nghiệp Kế toán công quốc tế Kiểm toán ngân sách nhà 2 Lập dự toán và đánh giá nước Kế toán thu ngân sách nhà hiệu quả hoạt động khu vực Thực hành kế toán công nước ở các cơ quan thuế, hải công Tổ chức công tác kế toán quan Kiểm soát nội bộ khu vực Phân tích kinh tế khu vực Chuẩn mực kế toán công 2 công công Kế toán quản trị công Kế toán điều tra trong khu Kiểm toán nội bộ khu vực Kế toán bảo hiểm xã hội vực công công Kế toán các tổ chức chính trị Kiểm toán nội bộ khu vực xã hội công Kế toán ngân sách và tài An toàn thông tin kế toán chính xã Kế toán dự trữ nhà nước Kiến Tài chính công Quản lý hành chính công Tài chính công thức bổ Quản lý tài chính dự án Lý thuyết về phân tích chính Cơ chế tài chính, kế toán trợ đầu tư công sách tài chính khu vực công Quản lý tài chính các tổ Quản lý tài chính công Quản lý tài chính trong đơn chức phi lợi nhuận Quản lý tài chính ở các cơ vị công Quản lý ngân sách nhà quan nhà nước và đơn vị sự Quản lý tài khóa và soạn nước nghiệp công lập ngân sách Nghiệp vụ kho bạc nhà Quản lý tài chính xã, phường nước Chú thích: Chữ thẳng – Học phần bắt buộc Chữ nghiêng – Học phần tự chọn Nguồn: Trang web các trường Học viện Tài chính, trường đầu tiên mở chuyên ngành Kế toán công có chương trình cho các loại hình đơn vị công trong mối quan hệ với ngân sách nhà nước. Đây là trường có số lượng học phần chuyên ngành nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với đó là các học phần hỗ trợ liên quan đến tài chính công trong các loại hình đơn vị công khác nhau giúp người học hiểu sâu hơn, tăng kỹ năng thực hành khi làm việc trong thực tế. Tiếp cận của Đại học Thương mại cũng gần với Học viện Tài chính. Các học phần chuyên ngành của ĐHTM hướng tới trang bị cho người học kiến thức kế toán trong các đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị hành chính sự nghiệp), đơn vị quản lý ngân sách, các đơn vị công đặc thù (Bảo hiểm xã hội, Quỹ dự trữ nhà nước,... hay Ngân hàng nhà nước), chuẩn mực kế toán công quốc tế, ... Tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có một số học phần tương đối mới như Kế toán điều tra, An toàn thông tin. Mặt khác, kiến thức bổ trợ về tài chính không chi tiết theo từng loại đơn vị mà định hướng theo cơ chế chung. Chúng tôi cho rằng, các chương trình đào tạo trên nhìn chung thích hợp với điều kiện Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, có một số hạn chế là: 278
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Việc chia nhỏ kiến thức kế toán theo từng loại đơn vị công làm cho nội dung kiến thức dễ bị vụn, người học có tư duy phụ thuộc vào chế độ, quy định của nhà nước ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo, linh hoạt. - Đối với kế toán quản trị khu vực công, tiếp cận của các trường có sự khác nhau. Đồng thời, đây là một lĩnh vực rất khó, liên quan đến cả vĩ mô và vi mô. - Hiện nay, Bộ Tài chính đang dần ban hành Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam (đến tháng 10/2021 đã công bố 5 chuẩn mực đợt 1). Vì vậy rất cần có phương án thích hợp trong giảng dạy nội dung này. - Các trường không/chưa có chương trình đào tạo lại cho đội ngũ người làm kế toán hiện đang công tác trong các đơn vị công. - Kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt trong thời kỳ phát triển công nghệ số như hiện nay. Bên cạnh việc giảng dạy học phần về thực hành kế toán trên máy vi tính cần tính đến đưa ứng dụng này vào mỗi học phần chuyên ngành. - Các trường không có học phần riêng cho Đạo đức nghề nghiệp. Trong khi hoạt động của đơn vị công gắn với tiền, ngân sách nhà nước nên càng đòi hỏi sự liêm chính, công minh. Những sai phạm trong thực tế dẫn đến xử lý hình sự của nguyên trưởng, phó phòng kế toán bệnh viện Bạch Mai, kế toán trưởng bệnh viện Tim Hà Nội, CDC Hà Nội hay kế toán xã Hồng Thái, huyện An Lão TP. Hải Phòng ,... trong thời gian gần đây cũng đã cho thấy cần coi trọng hơn việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho người học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 2.2. Chương trình liên quan đào tạo kiến thức kế toán công Ngoài 3 trường có chuyên ngành Kế toán công, đa số các trường đại học đào tạo kế toán (Kế toán doanh nghiệp, Kế toán tổng hợp,...) có giảng dạy 1 hoặc một số học phần kế toán cho đơn vị công. Từ trang web của 24 trường, chúng tôi đã thống kê 20 trường có các học phần liên quan đến kế toán công và học phần bổ trợ kiến thức trong Bảng 2. Có 4 trường không đào tạo kiến thức liên quan kế toán công là Đại học Duy Tân, Đại học Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen. Bảng 2. Bảng thống kê học phần giảng dạy liên quan kế toán công Học phần Ngành STT Trường Cơ sở ngành/Bổ đào tạo Chuyên ngành trợ 1 Đại học Cần Thơ Kế toán Kế toán ngân sách Tài chính công Kế toán HCSN 2 ĐH Kinh tế và QTKD Kế toán tổng Kế toán HCSN Tài chính công – ĐH Thái Nguyên hợp KT ngân sách 3 ĐH Kinh tế - ĐH Đà Kế toán Kế toán hành chính sự nghiệp Nẵng 4 ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Kế toán Kế toán HCSN và xã, phường Công nghiệp Kế toán Ngân hàng – Kho bạc Thực tập kế toán HCSN và xã, phường 279
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Học phần Ngành STT Trường Cơ sở ngành/Bổ đào tạo Chuyên ngành trợ Thực tập kế toán Ngân hàng – Kho bạc 5 Đại học Hà Nội Kế toán Kế toán công 6 Đại học Tân Trào Kế toán Kế toán HCSN Tài chính công Kế toán ngân sách và tài chính xã 7 Đại học Vinh Kế toán Kế toán công Kế toán ngân sách và kho bạc nhà nước 8 Đại học Kinh tế - ĐH Kế toán Kế toán công (thay thế khóa quốc gia Hà Nội luận tốt nghiệp) 9 Đại học Kinh doanh Kế toán Kế toán công Tài chính công và Công nghệ Hà Nội 10 Học viện Tài chính Kế toán doanh Kế toán HCSN 1 Quản lý hành chính nghiệp công 11 Đại học Kinh tế quốc Kế toán Kế toán công 1 Tài chính công dân Kế toán công 2 12 Đại học Kinh tế TP. Kế toán doanh Kế toán công Hồ Chí Minh nghiệp 13 Học viện Công nghệ Kế toán Kế toán công Bưu chính viễn thông 14 Đại học Thương mại Kế toán doanh Kế toán HCSN Tài chính công nghiệp (đại trà và chất lượng cao 15 Đại học Giao thông Kế toán tổng Kế toán công Tài chính công vận tải hợp Kế toán ngân sách 16 Đại học Tài nguyên và Kế toán Kế toán công Môi trường 17 Đại học Nha Trang Kế toán Kế toán HCSN 18 Đại học Công đoàn Kế toán Kế toán công Tài chính công 19 Đại học Điện lực Kế toán và Kế toán công kiểm soát 20 Học viện Ngân hàng Kế toán Kế toán công Nguồn: Trang web các trường 280
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Học phần Kế toán công của các trường có nội dung là kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Đa số các trường (14/20) xác định học phần Kế toán HCSN/Kế toán công là bắt buộc. Có 5 trường còn đào tạo Kế toán ngân sách. Trường có nhiều học phần liên quan đến kế toán công nhất là Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp có 4 học phần (1 bắt buộc, 3 tự chọn). Chỉ có 9/20 trường có học phần cung cấp kiến thức bổ trợ liên quan đến tài chính công (3 trường xác định là học phần bắt buộc, còn lại là tự chọn). Với kết cấu chương trình đào tạo như vậy, người học sau khi tốt nghiệp cũng có thể làm việc ở các đơn vị công. Và như vậy, đây chính là một nguồn đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp nhân lực kế toán cho các đơn vị công. Tuy nhiên, do thời lượng học không nhiều nên để làm thật tốt và có cơ hội phát triển người học còn phải tự học, tự nghiên cứu thêm. Từ số liệu có được, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Một số trường, bên cạnh học phần Kế toán HCSN còn có kế toán ngân sách, Kế toán xã, phường. Tuy cơ hội việc làm nhiều hơn nhưng người học sẽ rất khó có thể nắm chắc kiến thức khi kiến thức kế toán doanh nghiệp cũng đã rất nhiều và phức tạp. - Nhiều trường không cung cấp kiến thức bổ trợ (liên quan tài chính công) là sự thiếu hụt rất lớn. Lý do là kế toán trong các đơn vị công chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quy định quản lý tài chính công. Các quy định quản lý tài chính công từ Luật đến các Nghị định, thông tư cho nền kinh tế nói chung, từng lĩnh vực nói riêng sẽ quyết định chính sách cũng như phương pháp kế toán cho các hoạt động. Đặc biệt, trong những năm gần đây Việt Nam đang có nhiều biện pháp cải cách tài chính và quản lý tài chính công. Nếu không có kiến thức bổ trợ mà thực chất là "kiến thức nền" này người học khó có thể hiểu được bản chất của công việc kế toán trong đơn vị công. Và như vậy, đây là một sự cản trở cho sự phát triển về chuyên môn của người học khi làm việc trong các đơn vị này. 3. Một số giải pháp 3.1. Đối với các trường đại học đã và sẽ đào tạo chuyên ngành Kế toán công Đối với đào tạo lần đầu: Thứ nhất: Một số trường đang đào tạo chuyên ngành Kế toán công nên cân nhắc khi thiết kế các học phần chuyên ngành khoa học hơn. Quá trình đào tạo nên giúp người học tiếp cận ở góc độ khung kế toán chung, chỉ rõ ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động cũng như đặc điểm quản lý tài chính của các đơn vị có ảnh hưởng như thế nào đến kế toán. Khi đó, các nghiệp vụ cho từng loại đơn vị công chỉ là để minh họa. Thứ hai: Các trường nên có học phần Chuẩn mực kế toán công Việt Nam với thời lượng từ 2 – 4 tín chỉ. Tùy theo cách xử lý kiến thức về chuẩn mực kế toán công của trường mà có thể thực hiện theo 1 trong 2 phương án sau: (1) Ưu tiên cho Chuẩn mực kế toán công quốc tế, học phần này chỉ cần 2 tín chỉ, trong đó chủ yếu làm rõ hơn sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán công quốc tế; (2) Ưu tiên cho Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, khi đó thời lượng dành cho 2 học phần đảo ngược so với phương án 1. Trong bối cảnh hiện nay (10/2021) Bộ Tài chính mới ban hành 5 chuẩn mực đợt 1 thì phương án 1 thích hợp hơn. Trong tương lai (2023) khi Bộ Tài chính ban hành đủ 21 chuẩn mực kế toán theo đề án đã được thông qua thì chuyển đổi sang phương án 2. Thứ ba: Tăng cường kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán. Bên cạnh các học phần mang tính ứng dụng phần mềm kế toán cụ thể hay Phòng thực hành kế toán ảo các trường cần điều chỉnh nội dung giảng dạy các học phần chuyên ngành sao cho gắn chặt chẽ hơn với 281
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CNTT. Nếu có thể, cần cung cấp kiến thức chuyên ngành trên nền CNTT. Khi đó,sự thích ứng của người học với tính đa dạng, phức tạp do các đơn vị công khác nhau về đặc điểm, nghiệp vụ kế toán sẽ cao hơn. Đồng nghĩa với việc khả năng ứng dụng kiến thức của người học trong thực tế sẽ cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng công việc. Thứ tư: Bổ sung học phần Đạo đức nghề nghiệp kế toán như là một học phần bổ trợ với thời lượng 2 tín chỉ. Nội dung học phần cần gắn với Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như các hiện tượng vi phạm trong thực tế và hình thức xử lý. Từ đó người học nhận thức được đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán là "tài sản vô hình giá trị" cần được hình thành, duy trì trong suốt thời gian làm việc. Thứ tư: Các trường cần có sự liên kết, trao đổi trong giảng dạy chuyên ngành vừa đảm bảo tính khoa học cũng như sự thống nhất chung, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy. Đặc biệt là học phần Kế toán quản trị đơn vị/khu vực công. Kiến thức thuộc lĩnh vực này quá rộng, chúng ta cũng không thể tham khảo của các trường đại học lớn trên thế giới do sự khác biệt trong quản lý tài chính công của nước ta với các nước. Bằng các hình thức như Tọa đàm, Hội thảo chúng tôi cho rằng các trường có thể tìm được tiếng nói chung. Ngoài ra, các trường cần rà soát lại chương trình đào tạo đáp ứng Qui định về chuẩn chương trình đào tạo mới được Bộ GD&ĐT ban hành. Đối với đào tạo lại Các trường có thế mạnh về kế toán công cần xây dựng chương trình đào tạo thích hợp cho các đối tượng đã và sẽ làm việc trong khu vực công nhưng không được đào tạo đúng chuyên ngành. Để xây dựng được chương trình đào tạo khoa học, hợp lý cần thiết điều tra về trình độ, nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động trong các loại hình đơn vị khác nhau, yêu cầu đối với người làm kế toán. Lê Hoàng Phương và Nguyễn Thị Thu Hoàn (2021) đã điều tra 138 mẫu tại các đơn vị cơ sử dụng người lao động ở một số đơn vị HCSN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai về yếu tố cần thiết đối với người làm kế toán công. Tuy nhiên số mẫu chưa nhiều, phạm vi điều tra hẹp. Tuy nhiên đây là gợi ý tốt cho các trường khi thực hiện khảo sát thực tế. Theo chúng tôi, kiến thức về chuẩn mực kế toán công, những đổi mới trong quản lý tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin cần được quan tâm đặc biệt hơn. Người làm kế toán phải hiểu được tại sao làm như vậy? Làm như vậy có ý nghĩa gì? Công việc đó liên quan như thế nào tới hệ thống thông tin kế toán công cung cấp cho Chính phủ?. Trước mắt cần tập trung đào tạo kiến thức về chuẩn mực kế toán công (Việt Nam, quốc tế). Ngoài ra, hiện tại, Bộ Tài chính với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đang tích cực cho việc biên soạn bộ tài liệu đào tạo chuẩn mực kế toán công. Các trường cần có sự liên kết chặt chẽ với Bộ để cập nhật kịp thời thông tin phục vụ đào tạo. 3.2. Đối với các trường đào tạo chuyên ngành kế toán doanh nghiệp Do trọng tâm là đào tạo kế toán làm việc trong khu vực tư – doanh nghiệp, nên học phần về kế toán công không cần thiết bố trí quá nhiều nội dung, thời lượng lớn. Tránh việc cung cấp kiến thức dàn trải, người học khó tiếp thu để ứng dụng. Theo chúng tôi, các trường chỉ cần giảng học phần kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, là khối có rất nhiều đơn vị từ trung ương đến địa phương. Đối với các đơn vị đặc biệt như Kho bạc nhà nước, Hải quan sẽ do các trường có chuyên ngành kế toán công đào tạo và cung cấp nhân lực. Mặt khác, cần bố trí một số học phần hoặc kiến thức bổ trợ như Tài chính công, Luật ngân sách nhà nước,... 282
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3.3. Đối với các bộ có liên quan Bộ Tài chính cần huy động tối đa đội ngũ giảng viên hiện đang giảng dạy và nghiên cứu chuẩn mực kế toán công quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (do các IPSAS được xây dựng dựa trên IFRS) tham gia xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam (VPSAS), biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo chuẩn mực. Hệ thống chuẩn mực có nội dung rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề trong khu vực công, trong khi cơ chế quản lý tài chính của nước ta vẫn đang trong giai đoạn cải cách. Chính vì vậy, các chuyên gia của Bộ Tài chính, chuyên gia nước ngoài hỗ trợ Bộ trong xây dựng chuẩn mực cần có sự hỗ trợ thêm về chuyên môn cho giảng viên, ngược lại với tư cách là những nhà nghiên cứu bậc cao các giảng viên cũng có thể hỗ trợ Bộ trong soạn thảo, phổ biến chuẩn mực. Sự phối hợp này một mặt giúp Việt Nam có thể công bố các chuẩn mực công còn lại (16 chuẩn mực) đúng thời hạn, mặt khác giúp cho việc ứng dụng chuẩn mực trong thực tiễn nhanh hơn, tiết kiệm chi phí đào tạo, tập huấn cán bộ kế toán. Bộ Tài chính có thể hỗ trợ, tư vấn các trường đại học khi xây dựng chương trình đào tạo, xác định nội dung giảng dạy. Phối hợp với các trường trong phổ biến các quy định mới, những vướng mắc, quan điểm khi ban hành và thực thi quy định trong thực tiễn cho người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo các trường tuân thủ các quy định hiện hành. 4. Kết luận Đào tạo kế toán công là cần thiết để có nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao cho khu vực công nước ta. Mỗi trường đại học có sứ mệnh, mục tiêu không giống nhau, vì vậy mục tiêu đào tạo chuyên ngành, chương trình đào tạo của các trường cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về khoa học chúng ta cũng cần phải có sự thống nhất chung, đảm bảo không có mâu thuẫn trong một số khoa học, vấn đề nào đó, đặc biệt là những nội dung mới. Nghiên cứu này mong muốn thúc đẩy sự phát triển trong đào tạo kế toán công ở nước ta trong thời kỳ có nhiều thay đổi như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Beatriz Cuadrado-Ballesteros, Francesca Citro & Marco Bisogno (2019), The role of public- sector accounting in controlling corruption: an assessment of Organisation for Economic Co- operation and Development countries, First Published March 28, 2019 Research Article. Truy cập ngày 8.9.2021 theo: https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0020852318819756 [2] Nguyễn Thị Thu Hà (2019), Đào tạo kế toán công trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 14.9.2021 theo: https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem- toan/dao-tao-ke-toan-cong-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-305651.html [3] Lê Hoàng Phương, Nguyễn Thị Thu Hoàn (2021), Đổi mới chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 7/2021. Truy cập ngày 12.9.2021 theo: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doi-moi-chuong-trinh-dao-tao-ke-toan-cong- o-viet-nam-337526.html [4] Một số trang web khác: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/09/nien-giam-thong-ke-day-du-nam- 2019/ https://daotao.hvtc.edu.vn/tabid/145/catid/38/id/20828/Chuong-trinh-dao-tao-he-dai-hoc-chinh- quy/Default.aspx https://www.ueh.edu.vn/dao-tao/dai-hoc-chinh-quy/cu-nhan-chinh-quy-chuan/ke-toan-cong/ https://daotao.humg.edu.vn/Upload/ctdt/2018_4nam_CDIO/7340301.pdf 283
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2