intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục kế toán và kế toán thực hành trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán - kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Giáo dục kế toán và kế toán thực hành trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán - kiểm toán" là để xem xét mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán từ dữ liệu đã được thu thập thông qua một bảng câu hỏi cấu trúc và được phân phối theo phương pháp thuận tiện đến những người liên quan đến hoạt động kế toán và kiểm toán như các chuyên gia tham gia hoạt động đào tạo, cùng với các nhân viên kế toán và kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục kế toán và kế toán thực hành trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán - kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GIÁO DỤC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ACCOUNTING EDUCATION AND PRACTICAL ACCOUNTING IN UNIVERSITY TRAINING PROGRAM OF ACCOUNTING - AUDIT IN VIETNAM Nguyễn Thị Mai Hương1, Nguyễn Thị Thu Hiền2 1 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, 2Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Alvin Toffler nói “Những người mù chữ của thể kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc biết viết mà chính là những người không biết cách học, cách quên và học cách tương tác”. Từ đây, Kamala & Esther (2014) cho biết các cơ sở giáo dục kế toán phải đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cam kết với xã hội của nghề nghiệp thông qua nghiên cứu thực hành và giáo dục sinh viên trong năng lực đổi mới nhận thức, kiến thức và kỹ năng kế toán cùng với các tiêu chuẩn đạo đức. Như vậy, sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu mới này đã ngầm khẳng định một cách nghiêm túc cho tính chất và mục đích của các thể chế đào tạo về trách nhiệm tạo ra các kế toán viên, kiểm toán viên có trình độ với các kỹ năng chuyên môn cần thiết của các cơ sở giáo dục đại học thông qua việc áp dụng các kỹ thuật giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, Mahmoud (1998) lại lưu ý rằng có sự mâu thuẫn giữa tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và người hành nghề. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là để xem xét mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán từ dữ liệu đã được thu thập thông qua một bảng câu hỏi cấu trúc và được phân phối theo phương pháp thuận tiện đến những người liên quan đến hoat động kế toán và kiểm toán như các chuyên gia tham gia hoạt động đào tạo, cùng vói các nhân viên kế toán và kiểm toán . Thống kê mô tả và suy luận được sử dụng để khái quát hóa các kết quả và kết luận từ những phát hiện, kết quả cho thấy sự hạn chế về năng lực thực hành của quá trình đào tạo nghề kế toán, chưa tạo kênh sự phối hợp tốt nhất giữa giáo dục kế toán nhu cầu thị trường lao động Từ khóa: Giáo dục kế toán, thực hành kế toán, nghiên cứu kế toán, …. ABSTRACT Alvin Toffler said “The illiterate people of the 21st century will not be those who cannot read and write, but those who do not know how to learn, how to forget, and how to interact”. From here, Kamala & Esther (2014) states that accounting education institutions must play an important role in maintaining the profession's social commitment through hands-on research and educating students in the profession. capacity to innovate accounting awareness, knowledge and skills along with ethical standards. As such, the integration of this new global economy implicitly confirms the nature and purpose of training institutions, so the responsibility to produce qualified accountants with the skills to The necessary professional skills are obtained by higher education institutions through the application of modern educational techniques. However, Mahmoud (1998) notes that there is a contradiction between professional accountants, 874
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 auditors and practitioners. profession. Therefore, the aim of this study was to examine the relationship between accounting education and accounting practice from data that were collected through a structured and randomly distributed questionnaire. to accounting and auditing activities as professionals of educational institutions, professional associations, together with accountants and students. Descriptive and inferential statistics were used to generalize the results and conclude the findings, the results showed the limitation of practical capacity of the accounting vocational training process, not creating a channel for coordination. the best match between accounting education and labor market needs. Keywords: Accounting education, accounting practice, accounting research, .... 1. Đặt vấn đề Năm 2019, CareerCast.com đã xếp hạng nghề “kế toán” trong top 50 công việc tốt nhất về môi trường làm việc, thu nhập, triển vọng việc làm, nhu cầu thể chất và mức độ căng thẳng thấp. Mức lương cũng là điểm mạnh cho kế toán. Kế toán thường được xếp hạng là một trong những nghề đáng mơ ước nhất — bao gồm cả việc được xếp hạng là một trong 50 công việc hàng đầu vào năm 2020 bởi U.S. News & World Report. Pavan Satyaketu, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Advaion LLC, dự đoán trong bài báo “Kế toán vào năm 2040: Ngành sẽ (có thể) thay đổi trong 20 năm tới,” được xuất bản tại GoingConcern.com nhận định "Đúng, các robot đang đến, nhưng chúng sẽ không lấy đi công việc của chúng tôi”. Cụ thể, Đại hội về chủ đề kế toán diễn ra tại Australia từ ngày 5-8/11/2018, hàng loạt câu hỏi được đặt ra để các đại biểu thảo luận như: CMCN 4.0 sẽ có những tác động như thế nào đến nghề kế toán? Nhân viên kế toán dành phần lớn thời gian làm các nghiệp vụ tuân thủ, vậy khi các công việc này không còn nữa thì họ sẽ làm gì? Nếu trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial intelligence) được ứng dụng mạnh mẽ thì vai trò của kế toán viên sẽ ra sao? Các nhiệm vụ như nhập dữ liệu, tạo chứng từ điện tử và các chức năng phải trả ngày càng được phần mềm đảm nhận, điều này sẽ làm giảm nhu cầu đối với các chuyên gia kế toán cấp dưới, như vậy, nguồn nhân lực kế toán phải là những người có khả năng phân tích và sáng tạo cao với kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm xuất sắc đáp ứng tiêu chí công dân toàn cầu. Cũng chính từ đây, xây dựng và cân đối mối quan hệ, dung hòa giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán qua khung chương trình đào tạo ngành kế toán ở các trường đại học tại Việt nam có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Giáo dục kế toán nên được định hướng theo nhu cầu nghề nghiệp lâu dài và các mục tiêu giáo dục phải phản ánh cách kế toán gia tăng giá trị tổ chức (Raghavan Raef và cộng sự, 2014). Vì vậy, vấn đề cần giải quyết để nhận dạng, cân đối và phối hợp giữa các tiêu chí, môn học, chuẩn đầu ra của môn học và chương trình đào tạo ngành kế toán đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành đối với các cơ sở đại học tại Việt nam. 2. Tổng quan tài liệu Kết quả của các nghiên cứu trước đã rst kết ba vấn đề chính liên quan chủ đề nghiên cứu của bài viết như sau: Thứ nhất, Mohamed, A. M. (1991) tin rằng giáo dục kế toán là một yếu tố quan trọng để thực hiện các chức năng kế toán, nghĩa là sự hiện diện của một hệ thống giáo dục tích hợp cho tất cả các khía cạnh kế toán đại diện cho tiến tới việc tạo ra các kế toán, kiểm toán viên có năng lực. Theo Laughlin (2011), nghề kế toán được tạo thành từ ba phần - chính sách, thực hành và nghiên cứu, và với những điểm nổi bật mà các hiệp hội kế toán chuyên nghiệp có đóng vai trò quan trọng trong cuộc trò chuyện về bản chất thay đổi của kế toán và trong việc truyền tải kết quả nghiên cứu cho người học. Đồng tình với quan điểm này Ali & Ahmad (2007) cho rằng giáo dục kế toán và 875
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực hành nghề nghiệp kế toán không thể tách rời nhau, vì vậy một nền giáo dục kế toán tốt sẽ hình thành một kế toán viên đủ tiêu chuẩn và chất lượng kế toán giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghề kế toán và kiểm toán (Nassar, 2013). Như vậy, với quan điểm, môi trường học lấy người học làm trung tâm là “đặc biệt coi trọng những kiến thức, kỹ năng, thái độ và niềm tin mà người học mang vào lớp” nên hình thành động cơ của việc lấy người học làm trung tâm dựa trên xu hướng các cá nhân “tạo dựng” trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm có trước đó. Xu hướng tạo dựng trong giáo dục nhấn mạnh vai trò của thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè và các thành viên khác trong cộng đồng trong việc giúp người học làm chủ những khái niệm mà họ sẽ không có khả năng tự hiểu. Các học giả của trường phái xu hướng tạo dựng xã hội cho rằng việc học phải là chủ động, thuộc về hoàn cảnh và xã hội nên hình thức học này có hiệu quả nhất trong các lớp học mà giáo viên chỉ như người hướng dẫn (Paul, 2015). Thứ hai, Konrad, Marcin, & Joanna (2015) cho thấy rằng học tập kết hợp là phát huy nhận thức tích cực của người học, tăng cường giới thiệu và vận dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) khác nhau trong các lớp học. Việc đưa công cụ CNTT và TT vào hệ thống giáo dục một cách hiệu quả là một quá trình phức tạp, đa diện, liên quan đến không chỉ vấn đề công nghệ. Một điểm chung của các chương trình giáo dục kế toán truyền thống được các trường đại học chú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo sinh viên để thi chứng chỉ nghề nghiệp và ít tập trung vào việc giảng dạy các môn kiến thức rộng hơn hoặc về phát triển kỹ năng nghề nghiệp (Albrecht & Sack, 2000; và Cheng, 2002, Ali & Ahmad (2007), thiếu sự phối hợp giữa giáo dục kế toán và nghiệp vụ kế toán thực hành, nên Lillian (2011) cho biết chương trình không đầy đủ vì nó không nhấn mạnh các hoạt động học tập khác được coi là rất quan trọng cho sự phát triển của một kế toán. sẽ dẫn đến sự phát triển chậm trong kế toán nghề nghiệp và giảm khả năng phản ứng với các biến số kinh tế. Emilio (2014), cũng nói rõ rằng các sinh viên đã hoàn thành khóa đào tạo có vận dụng phần mềm sẽ có kinh nghiệm tiếp thu kiến thức tốt hơn so với những sinh viên hoàn thành trường hợp chỉ theo cách thủ công và điều này gợi ý rằng phần mềm có thể được sử dụng hiệu quả và tích hợp trong lớp học để cải thiện việc tiếp thu kiến thức về hệ thống thông tin kế toán. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới trong vài thập kỷ qua cho thấy việc biến các lợi ích giáo dục tiềm năng của CNTT và TT thành hiện thực một cách đầy đủ không phải là quá trình tự nhiên mà có định hướng chú ý. Thứ ba, theo Inaliah et al. (2016), có sự khác biệt đáng kể giữa nhà tuyển dụng và nhà giáo dục về tầm quan trọng của các kỹ năng tốt nghiệp, phản ứng của nhà tuyển dụng rằng sinh viên tốt nghiệp nên học với tốc độ nhanh hơn trong nghề kế toán, trong khi các nhà giáo dục tin rằng kết quả của sản phẩm đào tạo sẽ phụ thuộc quá nhiều vào việc ghi nhớ trong giáo dục kế toán. Ilse Lubbe (2014), chỉ ra rằng các học giả Kế toán thấy mình bị giằng co giữa nghiên cứu và giảng dạy và họ không cảm thấy được đánh giá cao trong vai trò giáo viên của họ, vì ở trường đại học, người ta chú trọng nhiều hơn và sự thăng tiến được dựa trên nghiên cứu. Nên D. Z. Williams (1993), chỉ ra rằng việc thực hành kế toán đã trở thành một vấn đề phức tạp trong tất cả các phân khúc kinh doanh với phạm vi kế toán mở rộng ở tất cả các loại các tổ chức và tiêu chuẩn trong kế toán ngày càng gia tăng. Trách nhiệm giải trình cao hơn đã trở nên cần thiết do kết quả của sự thất bại của một số các tổ chức. Nhu cầu thay đổi trong giáo dục kế toán trở thành sắp xảy ra và các tiêu chuẩn nhấn mạnh rằng các trường kinh doanh phải được liên kết chặt chẽ với các bên liên quan như cộng đồng doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn cũng nhấn mạnh việc tạo ra các quy trình để cải tiến và đổi mới liên tục trong hướng dẫn, yêu cầu các nhà giáo dục kế toán hợp tác với các học viên để đáp 876
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ứng nhu cầu và mối quan tâm của họ. Thứ tư, Cook, G. L., Bay, D., Visser, B., Myburgh, J. E., & Njoroge. J. (2011) cho rằng sinh viên tốt nghiệp có nền tảng giáo dục rộng hơn là một nền giáo dục chuyên biệt hẹp đáp ứng nhu cầu hoặc xu hướng tạm thời, tác giả cho biết các sinh viên có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, đặc biệt là đảm nhiệm công việc có mức độ trách nhiệm cao và và tần suất giao dịch lớn thường đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra trí tuệ, cảm xúc và hơn thế nữa có khả năng nhận được và có thể tham gia những công việc đòi hỏi các kỹ năng này. Irena & Dana (2015), nêu bằng chứng hạn chế về sự mất kết nối giữa thế giới học thuật và các học viên bằng cách khám phá thêm tính xác thực và mức độ mà các tuyên bố của các học giả này phù hợp với những người thực hành ít nhất là từ vị trí thuận lợi của các cơ quan chuyên nghiệp. (Nadana, 2016), chỉ ra rằng hầu hết các kỹ năng quan trọng đối với sự nghiệp của họ đã không được phát triển đầy đủ trong quá trình bằng đại học, cũng những phát hiện suy ra rằng nhiều bằng cấp hơn đã không giúp họ phát triển những điều cần thiết kỹ năng chung để thành công trong sự nghiệp. (James, Elaine, & Roger 2014), thảo luận về một số khả năng cho sự bền vững của học viện kế toán ở Úc, tất cả đều dựa vào mối quan hệ cộng sinh giữa ba yếu tố của những người hành nghề, các nhà hoạch định chính sách và học giả để chuẩn bị cho các chuyên gia kế toán và kinh doanh cho tương lai. Từ kết quả của các nghiên cứu trên kết hợp với góc nhìn của lý thuyết các bên liên quan (Spence và cộng sự, 2001), nghề kế toán rộng rãi cần có sự giao tiếp và phối hợp nhiều hơn giữa các học viên, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu hàn lâm về tương lai của công việc kế toán và loại hình kế toán sẽ được thực hành và nghiên cứu trong tương lai (James 2016) 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên thiết kế nghiên cứu định lượng nhằm phát hiện khoảng trống của vấn đề nghiên cứu giữa những chủ thể tham gia vào quá trình đào tạo và tác nghiệm công việc kế toán tại các doanh nghiệp, tổ chức,… Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát để đánh giá mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán, cụ thể như sau:  Số phiếu phát ra: 180, bảng hỏi bảng câu hỏi có cấu trúc tốt được phân phối phương pháp thuận tiện cho một số chuyên gia (các trường đại học ngành Kế toán, Kiểm toán và của Hội nghề nghiệp); người làm công tác kế toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tp.HCM.  Số phiếu thu về: 152, với tỷ lệ phản hồi là 84% Bố cục của bảng hỏi gồm hai phần: (i) Phần đầu tiên của bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về đặc điểm và thông tin cá nhân của người trả lời; (ii) Phần thứ hai của bảng câu hỏi kiểm tra mối quan hệ giữa giáo dục kế toán thực hành kế toán với việc sử dụng thang đo Likert từ 1 cho đến 5 tương ứng từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” Thực hiện thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy, các mối tương quan, Kiểm tra Chi-square Kiểm định Cronbach’s alpha được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến bằng cách sử dụng SPSS 24.0 4. Phân tích và Thảo luận 4.1 Kết quả thống kê mô tả Kết quả kiểm định cho biết độ tin cậy và tính nhất quán theo nội dung bảng câu hỏi được thiết kế có độ tin cậy cao hơn hơn 60% (Bảng 1). Bảng 1. Kiểm định độ tin cậy 877
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Item Consistency factor Reliability factor The Hypothesis 0.85 0.92 Bảng 2. Đặc điểm đối tượng khảo sát Tiêu chí Phân bổ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tuổi Dưới 25 tuổi 7 4.6 25 – 30 tuổi 27 17.8 31 – 39 tuổi 86 56.6 Từ 40 tuổi trở lên 32 21 Tổng 152 100.00 Công việc Kiểm toán 50 33 Chuyên gia 41 27 Kế toán 61 40 Tổng 152 100.00 Trình độ Đại học 66 43.4 Sau đại học 81 53.3 Khác 5 3.3 Tổng 152 100.00 Kinh nghiệm Dưới 5 năm 57 37.5 6 – 10 năm 61 40.1 11-15 năm 15 9.9 16-20 năm 3 2 Từ 20 năm trở lên 16 10.5 Tổng 152 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 24.0 Trong Bảng 1: - Về độ tuổi của người trả lời từ (31–39 tuổi) là cao nhất đại diện (56,6%), tiếp theo là những người được hỏi (40 tuổi trở lên) đại diện (21%); độ tuổi của những người được hỏi trong khoảng (25–30 tuổi) chiếm (17,8%) và cuối cùng là độ tuổi của những người được hỏi (Dưới 25 tuổi) chiếm 4,6%; - Về chức danh công việc của người trả lời, phần lớn họ là Kế toán (40%), Kiểm toán viên theo luật định (33%), và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục ngành Kế toán, Kiểm toán (27%). - Về trình độ học vấn của người trả lời, phần lớn trong số họ là trình độ học vấn sau đại học, đại diện cho (53,3%), tiếp theo là trình độ đại học (43,4%), và những người khác (3,3%). - Về bề dày kinh nghiệm làm việc, kết quả của dữ liệu bảng này cho thấy những người trả lời mà họ đã làm việc từ 6–10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,1%), tiếp theo là những người đã làm việc (dưới 5 năm) đại diện (37,5%), những người đã làm việc từ 20 năm trở lên chiếm 10,5%, tiếp theo là những người đã làm việc (11-15 năm) chiếm (9,9%) và những người được hỏi có tỷ lệ thấp 878
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhất đã làm việc từ 16–20 năm (tỷ lệ 2%). 4.2. Kiểm tra độ chệch và giả thuyết nghiên cứu Để xác định xem liệu thiên vị không phản hồi có được trình bày trong nghiên cứu, bài viết được thực hiện so sánh với tất cả các mục phản hồi được mô tả trong cuộc khảo sát nhằm đảm bảo căn cứ kết luận rằng sai lệch không phản hồi không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong nghiên cứu (Armstrong & Overton, 1977). Vì vậy, kết quả khảo sát sẽ an toàn khi tham gia các câu trả lời với tư cách là một mẫu độc lập. Bảng 2. Tổng hợp kết quả khảo sát Câu hỏi Rất đồng ý Đồng ý Trung lập Không đồng ý Rất không đồng ý 1 73 52 13 14 0 2 51 79 15 7 0 3 71 72 8 1 0 4 65 65 11 11 0 5 74 57 8 13 0 6 83 57 5 6 1 7 60 53 22 17 0 8 53 74 14 9 2 9 53 76 20 3 0 10 79 66 6 1 0 11 49 63 19 20 1 12 45 70 19 12 6 13 82 61 7 2 0 14 87 59 5 0 1 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 24.0 Kết quả tổng hợp mẫu nghiên cứu bao gồm có 925 (43,5%) phản hồi đồng ý cao, mức độ đồng ý có 904 phản hồi với tỷ lệ 42,5%, 172 ý kiến phản hồi trung lập đại diện (chiếm 8,0%), có 116 phản hồi không đồng ý (5,5%), và 11 phản ứng rất không đồng ý tỷ lệ 0,5% với số lượng câu trả lời tổng thể của mẫu nghiên cứu sẽ là 2128. Bảng 3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu từ các mẫu khảo sát Câu Mediator Interpretation 1 4 OK 2 4 OK 3 4 OK 4 4 OK 5 4 OK 6 5 Ok Strongly 7 4 OK 879
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 8 4 OK 9 4 OK 10 5 Strongly Agree 11 4 OK 12 4 OK 13 5 Strongly Agree 14 5 Strongly Agree All items 4 OK Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 24.0 Kết quả này xác minh tính xác thực về mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán hướng phản ứng của mẫu nghiên cứu bằng cách chỉ ra nghề kế toán trong việc thực hiện vai trò quan trọng của mình trong cộng đồng đạt được nhờ sự phối hợp giữa giáo dục kế toán, thực hành kế toán và nghiên cứu khoa học trong kế toán. Bên cạnh đó, đa số các thành viên mẫu đồng ý rằng các khóa học kế toán hiện tại các trường đại học không đáp ứng đủ nhu cầu lao động, trong đó phần lớn các thành viên của mẫu khảo sát đã đồng ý rằng mức độ thực hành kế toán trong quá trình đào tạo của các trường đại học chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường vì họ còn phụ thuộc vào cách giảng dạy truyền thống, vì đội ngũ giảng viên tại các trường đại học không theo kịp với sự phát triển hiện nay của ngành kế toán, kiểm toán nên phương pháp giảng dạy chưa kết nối chặt chẽ với khả năng đáp ứng về mức độ hiện đại. Ngoài ra, sinh viên còn hạn chế về năng lực tiếp cận các tạp chí khoa học định kỳ trong kế toán để tìm hiểu về những phát triển mới nhất trong thực hành kế toán, tính đầy đủ của tài nguyên học tập tại các thư viện của các trường đại học chưa được đáp ứng khiến một số sinh viên không thể tự học. Đồng thời, các thành viên tham gia khảo sát không đồng tình mạnh mẽ rằng việc tốt nghiệp kế toán sẽ đủ tiêu chuẩn theo thị trường lao động bởi vì có tồn tại một thực tế rằng có sự khác biệt trong chương trình giảng dạy kế toán tại các trường đại học đã dẫn đến sự khác biệt mức độ trong thực hành kế toán, chưa có sự tăng cường sự tham gia của thị trường lao động vào quá trình xây dựng các khóa học kế toán, và đa số các thành viên tham gia khảo sát đồng ý về sự hiện diện của các Hội thảo khoa học, các hoạt động ngoại khóa và diễn đàn góp phần tạo ra nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán viên có trình độ phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Và ý nghĩa thống kê giữa những người đồng ý, trung lập và không đồng ý về các kết quả trên, Chi-square Test đã được sử dụng như trong Bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm định Chi-square về sự khác biệt của các câu trả lời Câu Mức độ the value of Kay Box 1 3 69.00 2 3 87.89 3 3 118.79 4 3 76.74 5 3 83.74 6 4 183.53 7 3 37.00 880
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 8 4 129.78 9 3 84.68 10 3 127.84 11 4 82.61 12 4 93.59 13 3 124.26 14 3 139.47 (Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 24.0) Bảng 5. Phân bổ tần suất Mức độ Tần suất Tỷ lệ Rất đồng ý 925 43.5% Đồng ý 904 42.5% Trung lập 172 8.0% Không đồng ý 116 5.5% Rất không đồng ý 11 0.5% Tổng 2128 100% Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 24.0 Giá trị của thử nghiệm Chi-square về sự khác biệt giữa phản hồi đồng ý, phản hồi trung lập và không đồng ý phản hồi trên tất cả các mục có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa (1%) giữa kết quả phản hồi mẫu đối với những phản ứng đồng ý mạnh mẽ. Từ kết quả trên có thể kết luận rằng: Cần có sự phối hợp giữa các yêu cầu của giáo dục kế toán ở các trường đại học và thị trường lao động nhằm đóng góp vào sự phát triển của nghề kế toán” đáp ứng tiêu chuẩn công dân toàn cầu. 4.3. Thảo luận và hàm ý chính sách Tác giả thực hiện thu thập mẫu thuận tiện và dựa trên tổng hợp các phản ứng của người tham gia đối với các tình huống nhất định thông qua bảng hỏi nên hạn chế tính tổng quát của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này bổ sung lý thuyết về khuôn khổ cho mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và hành nghề kế toán. sự khác biệt đáng kể giữa nhà tuyển dụng và nhà giáo dục về tầm quan trọng của các kỹ năng tốt nghiệp, phản ứng của nhà tuyển dụng rằng sinh viên tốt nghiệp nên học với tốc độ nhanh hơn trong sự nghiệp kế toán, trong khi các nhà giáo dục tin rằng có quá phụ thuộc nhiều vào việc ghi nhớ trong giáo dục kế toán. Ngoài ra, nghiên cứu kết luận rằng sự khác biệt trong chương trình giảng dạy kế toán tại các trường đại học đã dẫn đến sự khác biệt trong thực hành kế toán. Đồng thời, khẳng định vai trò của các bên tham gia trên thị trường lao động cần vào quá trình phát triển các khóa học kế toán nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa giáo dục kế toán, thực hành kế toán và nghiên cứu khoa học cho mục đích phát triển và hội nhập. Theo quy định, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: định hướng nghiên cứu; định hướng ứng dụng và định hướng thực hành. Do đó, Nhà nước cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục trong đào tạo, hợp tác nghiên cứu... Tuy nhiên, để việc liên kết này hiệu quả, Nhà nước cần có chính sách và hướng dẫn cụ thể về quyền, trách nhiệm, phương thức hợp 881
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội trường đại học phải tự chịu trách nhiệm của mình, đó là trách nhiệm với với xã hội và trách nhiệm với nội bộ nhà trường, như vậy , xây dựng chương trình khung giảng dạy, biên soạn và cải tiến giáo trình giảng dạy phù hợp theo hướng tăng cường các môn học sử dụng ccông nghệ thông tin, điều chỉnh khung tời gian cho số giờ thực hành của mỗi môn học, xây dựng mô đun, game công nghệ hoặc phần mềm hiệu quả cho việc thực tập của sinh viên.… đang đặt ra những yêu cầu và chiến lược tích hợp cụ thể về chương trình đào tạo (chuẩn đầu ra, tích hợp công nghệ trong môn học, xây dựng môn học mới); nghiên cứu (nghiên cứu vấn đề cũ nhưng sử dụng công nghệ, nghiên cứu cho vấn đề/mô hình hoàn toàn mới); hợp tác và liên kết với chuyên gia, doanh nghiệp để nghe nhu cầu của thị trường và tìm thấy vấn đề. (Obeid, 2003), lập luận rằng mặc dù sự tiến hóa liên tục trong công nghệ thông tin và tác động của nó đối với nghề kế toán và kiểm toán, giáo dục kế toán trong các nước đang phát triển vẫn theo yêu cầu. Cùng với đó, CMCN 4.0 đã làm thay đổi tư duy, phương thức làm việc của công tác kế toán, cũng như công tác đào tạo nhân lực kế toán. Các hình thức đào tạo mới ra đời như: E-learning, mobile- learning, đào tạo từ xa… đã xuất hiện và từng bước khẳng định được vai trò của nó so với phương thức đào tạo truyền thống. Nhờ các ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo giúp các sinh viên kế toán, kiểm toán có thể tiếp xúc nhiều hơn với giảng viên, với các học liệu điện tử như sách điện tử ebook, bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả quá trình tự học của sinh viên… do giảng viên xây dựng đựợc tích hợp trên môi trường công nghệ, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của người học mọi lúc, mọi nơi. 5. Kết luận Một trong nhiều thách thức mà các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày nay đang phải đối mặt là việc chuẩn bị sẵn sàng cho xã hội và chính phủ của họ trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng thông tin truyền thông. Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa giáo dục kế toán và thực hành kế toán, chỉ rõ thấy vai trò của nghề kế toán trong xã hội phụ thuộc vào sự phối hợp tốt nhất giữa giáo dục kế toán, kế toán thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Al-Gilani (2000). nhằm giảm làm sự không tương thích với nhu cầu thị trường lao động. Nghĩa là, nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi đơn vị đào tạo, trong đó phát triển năng lực thực hành bằng cách tích hợp AI vào chương trình đào tạo; đồng thời gắn kết cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, thị trường lao động được coi là giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề này. 882
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tài liệu tham khảo [1] Albrecht, W. S., & Sack, R. J. (2000). Accounting Education: Charting the Course through a Perilous Future. Accounting Education Series, 16. American Accounting Association, Sarasota, FL. [2] Armstrong & Overton (1977), Estimating Non Response Bias Mail Surveys, Journal of Marketing Research 14, 396-402, DOI:10.2307/3150783 [3] Al-Gilani, A. A. (2000). The relationship between the accounting education and the economic & social development in Libya. Economic Research Magazine, 1&2, 80-105. [4] Ali, M. J., & Ahmed, K. (2007). The legal and institutional framework for corporate financial reporting practices in South Asia. Research in Accounting Regulation, 19, 175-205. [5] Cook, G. L., Bay, D., Visser, B., Myburgh, J. E., & Njoroge. J. (2011). Emotional Intelligence: The Role of Accounting Education and Work Experience. Issues in Accounting Education, 26(2), 267-286. http://dx.doi.org/10.2308/iace-10001 [6] Grabinski, K., Kedzior, M., & Krasodomska, J. (2015). Blended learning in tertiary accounting education in the CEE region – A Polish Perspective. Accounting and Management Information Systems, 14(2), 378-397. [7] Inaliah et al. (2016), Perception of Employers and Educators in Accounting Education, Procedia Economics and Finance 35:54-63, DOI:10.1016/S2212-5671(16)00009-5 [8] Ilse Lubbe (2014), Educating professionals – perceptions of the research–teaching nexus in accounting (a case study), 1085-1106, https://doi.org/10.1080/03075079.2014.881351 [9] Irena Jindrichovska & Dana Kubickova, 2015, Czech Accounting Academia and Practice: Historical Roots and Current Issues, Acounting and Management Information Systerms, vol.14(2), pp 328 – 361 [10] Laughlin, R. (2011). Accounting research, policy and practice: worlds together or worlds apart? Academic Leadership Series, 2, 21-31. [11] Mahmoud, A. F. (1998). The codification of the accounting & auditing profession between the legislator wishes and the professional's requirements. New Outlook Magazine, (4). [12] Mohamed, A. M. (1991). Accounting education and future challenges. Public Administration Magazine, (4). [13] Nadana Abayadeera and Kim Watty (2014)Generic skills in accounting education in a developing country: Exploratory evidence from Sri Lanka, Asian Review of Accounting, vol. 24, issue 2, 149-170 [14] Nassar, M. A. (2013). Accounting Education and Accountancy Profession in Jordan: The Current Status and the Processes of Improvement. Research Journal of Finance and Accounting, 4. [15] Paul, E. M. (2015). Has the Quality of Accounting Education Declined? The Accounting Review, 90(3), 1115-1147. http://dx.doi.org/10.2308/accr-50947 [16] Raghavan, K., & Thomas, E. R. (2014). Instability, Innovation and Accounting Education. Journal of Accounting and Finance, 14(2), 76-83. [17] Williams (1993) Advances in Accounting Education: Teaching and Curriculum Innovations. 883
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0