intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của kế toán viên chuyên nghiệp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của kế toán viên chuyên nghiệp" trình bày những yêu cầu của kế toán viên chuyên nghiệp trong điều kiện hội nhập và phát triển khoa học công nghệ, từ đó đưa ra một số giải pháp để đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn của kế toán chuyên nghiệp trong tương lai, trong đó tập trung vào đổi mới chương trình đào tạo và chuyển đổi phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của kế toán viên chuyên nghiệp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CỦA KẾ TOÁN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP INNOVATION OF ACCOUNTANT TRAINING AT UNIVERSITIES TO MEET THE STANDARDS OF PROFESSIONAL ACCOUNTANTS ThS. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trường Đại học Thương mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Những thay đổi của môi trường kinh tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi vai trò của người làm kế toán, đòi hỏi họ phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc mới. Đây là một cơ hội và đồng thời là thách thức đối với việc đào tạo kế toán phải chuyển mình thay đổi đề phù hợp, đào tạo được nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được yêu cầu hiện tại và trong tương lai của trong nước và quốc tế. Tác giả trình bày những yêu cầu của kế toán viên chuyên nghiệp trong điều kiện hội nhập và phát triển khoa học công nghệ, từ đó đưa ra một số giải pháp để đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn của kế toán chuyên nghiệp trong tương lai, trong đó tập trung vào đổi mới chương trình đào tạo và chuyển đổi phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy tích cực. Từ khóa: kế toán, đổi mới giáo dục… ABSTRACT Changes in the economic environment and the development of science and technology have made an impact on the role of accountants, requiring them to acquire new knowledge, skills and working attitudes. The circumstance signifies an opportunity and new challenges for the training of accountants so that they meet the national and international standards of the moment and the future. The author presents the requirements of professional accountants in the era of scientific and technological integration and development, thereby offering some solutions to innovate accounting training at universities to meet the standards of professional accountants of the future with a focus on pedagogical innovations and the transformation from traditional teaching methods to active teaching ones. Keywords: active learning, accounting, Active teaching methods 1. Đặt vấn đề Trong kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, kế toán và kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụ các quyết định quản lý và kinh doanh, mà hỗ trợ quản lý kinh doanh, quan trọng trong phạm vi từng quốc gia, trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lao động cung ứng cho ngành kế toán của các trường đại học đã không ngừng tăng lên nhưng chất lượng người học sau đào tạo thực hiện công việc kế toán đặc biệt những công việc đòi hỏi năng lực và kĩ năng cao lại đang hạn chế. Để tiến tới xây dựng được đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu không chỉ trong nước mà ở phạm vi quốc tế đòi hỏi sự đào tạo chuyên nghiệp, hợp thời và tiên tiến của các trường đại học. Đào tạo kế 822
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán không thể chỉ dừng lại tạo ở việc đào tạo chuyên sâu về nội dung lý thuyết các chuẩn mực, các nguyên tắc cơ bản về kế toán, kiểm toán mà phải kết hợp với thực hành, giải quyết những vấn đề đặt ra của thực tiễn. Đồng thời phải có những năng lực, kĩ năng mềm bổ sung để hòa nhập mạnh mẽ vào môi trường thực tế và thích ứng nhanh với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam theo hướng đáp ứng với những yêu cầu của kế toán viên chuyên nghiệp trong bối cảnh mới là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Những yêu cầu của kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai Kết quả điều tra năm 2016 của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra ở 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam) cho thấy: Về các xu hướng dự kiến có tác động cao nhất trong 3 - 10 năm tới, có tới 55% số người được khảo sát trả lời cho rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%)…Kế toán bao gồm các giai đoạn như: Thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, dưới xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay, tất cả các giai đoạn này đều có thể được máy móc thay thế. Lúc này, kế toán viên phải là người hiểu về công nghệ, sử dụng thành thạo công nghệ trong thực hành công việc của mình. Tại Quyết định số 1529/QĐ-BTC ngày 09/8/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN. Quy chế này được xây dựng dựa trên các cam kết của Việt Nam tại thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN. Theo Quy chế, ứng viên có thể đăng ký công nhận là ASEAN CPA phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn gồm: Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc chứng chỉ kế toán viên Việt Nam; Có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất 3 năm trong giai đoạn 5 năm liên tục kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học tới thời điểm nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA; Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức (CPD); Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam và quốc tế. Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam trong tương lai, một kế toán viên chuyên nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu như sau: • Có năng lực chuyên môn: kiến thức về kế toán và IFRS • Có kỹ năng kế toán số, quản trị phần mềm kế toán (Hóa đơn điện tử, tiếp nhận thông tin nhập và khai thác dữ liệu, bảo mật thông tin ...) • Có kiến thức về kinh tế ứng dụng, tài chính học, có năng lực tư duy phản biện, kỹ năng tư vấn , thương lượng, thuyết phục. • Có phẩm chất người lãnh đạo: Biết lắng nghe, Quyết đoán, Sáng tạo, • Có năng lực đổi mới, khả năng kết nối 3. Thực trạng đào tạo kế toán tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay Nhu cầu việc làm ngành kế toán được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 10 năm tới đây nhờ sự gia tăng không ngừng nhu cầu xử lý các vấn đề tài chính doanh nghiệp (Theo Báo cáo Thị trường lao động năm 2020 – Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhu 823
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cầu việc làm kế toán – kiểm toán năm 2021 là kế toán – kiểm toán chiếm 13,56%). Với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 10%, việc làm ngành kế toán thậm chí cao hơn mức tăng trung bình của nhiều ngành nghề khác. Quá trình triển khai các nội dung trong kế hoạch của Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020 đã góp phần tạo lập một hệ thống kế toán, kiểm toán tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước Việt Nam; tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đánh giá chung về lực lượng Kế toán viên chuyên của Việt Nam hiện nay, theo TS. Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát kế toán kiểm toán đánh giá: “Số lượng kế toán viên và kiểm toán viên, đặc biệt người có năng lực, kinh nghiệm hành nghề tại một số vị trí công việc còn hạn chế, thiếu hụt. Nguồn nhân lực và điều kiện hoạt động của các hội nghề nghiệp còn có những hạn chế nhất định, tác động đến hiệu quả hoạt động chuyên môn”. Theo khảo sát từ Navigos Search, vẫn có tới 41% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho biết họ không thể tìm đủ nhân sự cấp trung - cao cấp người Việt cho công ty. Hạn chế này một phần xuất phát từ chất lượng đào tạo nhân lực Kế toán – Kiểm toán của các trường đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như sự phát triển của nền kinh tế số. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân có thể kể đến như: Thứ nhất, về chương trình và giáo trình đào tạo: Chương trình đào tạo tại hầu hết các trường đại học đang tập trung chú trọng đến kiến thức chuyên môn về kế toán, trong khi đó để làm tốt công việc trong thực tế, người kế toán phải biết những kiến thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Hiện nay, có 223 trường tổ chức đào tạo cấp bằng cao đẳng kế toán, 126 trường tổ chức đào tạo cấp bằng đại học,18 trường tổ chức đào tạo cấp bằng thạc sĩ và 5 trường đào tạo cấp bằng tiến sĩ (World Bank Group (2019). Về chương trình đào tạo, nhiều trường đại học xây dựng chương trình đào tạo ngành Kế toán từ 120- 150 tín chỉ, song tỷ trọng các môn học thuộc về chuyên ngành và chuyên ngành sâu chỉ chiếm khoảng 20% chương trình. Trong số 20% số tín chỉ toàn khóa học ở các môn học chuyên ngành sâu thì nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết hàn lâm và thiếu thực hành (Trần Thu Nga, 2017). Trong khi đó, theo nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo quan điểm của người sử dụng lao động có nghiên cứu của Murray và Robinson (2001), người sử dụng lao động cần sinh viên hội tụ 2 nhóm kỹ năng như kỹ năng học thuật, đồng thời phát triển cá nhân và kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp trong việc tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, các quy định pháp lý về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp được bổ sung và thay đổi theo tinh thần chung của các chuẩn mực và quy định chung của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên, người làm công tác chuyên môn và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trong việc cập nhật những kiến thức mới nhất và phù hợp với tình hình thực tế nhưng giáo trình, tài liệu của các môn học tại các trường hầu hết chưa đổi mới, điều chỉnh để theo kịp sự thay đổi của chính sách cũng như chưa sát với thực tế công việc. Nhà trường chưa chú trọng đến việc hướng dẫn các quy trình kế toán cơ bản của từng phần hành kế toán để giúp sinh viên hiểu rõ công việc, nhiệm vụ của từng vị trí trong phòng kế toán và trình tự cần phải thực hiện. Các trường đào tạo chưa có mối quan hệ với các doanh nghiệp để xây dựng lại chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng (Trịnh Văn Sơn và cộng sự (2013), Phạm Thu Huyền và cộng sự (2018). Thứ hai, về phương pháp giảng dạy, hiện nay đang thiên về phương pháp giảng dạy truyền thống. Mặc dù hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đã áp dụng nhiều phương pháp đổi mới, nhằm nâng 824
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo hướng tiếp cận với các yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các hoạt động trao đổi, kết nối với doanh nghiệp, với các nhà tuyển dụng được các trường học quan tâm hơn. Nhiều trường đã tổ chức các hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế cho doanh nghiệp, thành lập các câu lạc bộ kế toán, kiểm toán, tổ chức cho sinh viên thực tế tại các doanh nghiệp… Nhiều cơ sở đào tạo đã tiến hành mời đại diện từ các doanh nghiệp, công ty kiểm toán về giảng dạy, trao đổi với sinh viên. Tổ chức phòng thực hành kế toán, kiểm toán mô phỏng thực tế cho sinh viên được làm quen và bổ trợ cho công việc trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn các môn học thiên về lý thuyết, hạn chế về thực hành và tiếp cận thực tế. Các hoạt động kết nối với doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phát triển đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, một số giảng viên đào tạo kế toán, kiểm toán tại các cơ sở đào tạo còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết thực tế nên chỉ tập trung giảng dạy thiên về mặt lý thuyết mà không giải đáp được chi tiết các vấn đề thường phát sinh trong các doanh nghiệp, công ty kiểm toán… Vì vậy, sinh viên thiếu nhìn nhận đa chiều và thực tế. Bên cạnh đó, theo hình thức học tín chỉ hiện nay, mỗi lớp có thể bao gồm một số lượng lớn sinh viên mà chỉ có một giáo viên đảm nhiệm. Trong khi đó, kiến thức mỗi môn học lại khá nhiều và nặng về mặt lý thuyết. Giảng viên chủ yếu tập trung giảng dạy để đi hết chương trình học, thời gian để cho sinh viên thực hành và giải đáp các thắc mắc bị hạn chế. Đặc biệt hơn nữa là phương pháp và tài liệu giảng dạy kế toán hiện nay chưa đi vào phát triển cho người học khả năng tư duy, phản tỉnh kiển thức để phân tích, xử lý vấn đề. Người học hiện nay đang tiếp thu một cách thụ động và hầu hết một chiều từ giảng viên. Theo Mai Thanh Hằng (2020), hiện nay chất lượng giảng dạy, đào tạo chưa cao, chương trình đào tạo vẫn chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 vào quá trình giảng dạy, dẫn đến sinh viên chưa có tính chủ động sáng tạo trong nghiên cứu và học tập. Điều này không chỉ trở ngại lớn trong việc tiếp nhận kiến thức mới, thay đổi thường xuyên hiện nay mà còn ngăn cản tính sáng tạo hay sự linh hoạt trong giải quyết công việc của người học sau khi ra trường, thực hiện công việc kế toán. Một nguyên nhân có thể kể đến là về sự liên kết, kết nối giữa các trường, tổ chức, hiệp hội liên quan kế toán - kiểm toán hiện nay chưa cao và chưa thực sự cởi mở trong trao đổi tài nguyên học tập để hướng tới xây dựng tài nguyên giáo dục mở lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Tài nguyên giáo dục mở (open edu- cational resources - OER) đang được xem là một nguồn tài nguyên thông tin khoa học hữu hiệu để hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục. OER tạo ra sự bình đẳng cho người học và người dạy trong việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí với giấy phép mở, ở mức cao hơn, OER góp phần tạo ra sự bình đẳng trong giáo dục. Bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức. OER tạo cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa học chất lượng cao trong đó có các trường đại học đào tạo kế toán ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, nguồn tài nguyên giáo dục mở của lĩnh vực kế toán – kiểm toán còn chưa được hoàn thiện và hỗ trợ tốt cho giảng viên và người học tại các trường đại học. 4. Một số khuyến nghị đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kế toán viên chuyên nghiệp trong điều kiện hội nhập và phát triển triển khoa học công nghệ hiện nay Để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuẩn bị cho các sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán những hành trang cơ bản đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn của Kế toán chuyên nghiệp các trường đại học cần phải có những bước chuyển 825
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mình để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến chương trình đào tạo nhân lực kế toán bắt nhịp cùng với xu hướng đào tạo của thế giới. Để làm được điều này, các trường đại học đào tạo kế toán cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra chuẩn quốc gia và quốc tế; thiết kế khung chương trình đào tạo có tính ứng dụng và liên ngành cao; phát triển đội ngũ giảng viên, thay đổi phương pháp giảng dạy; cải thiện và phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Trước mắt, có thể thực hiện một số giải pháp cần thiết và có thể triển khai ngay như sau: Thứ nhất, đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo đáp ứng vai trò mới của Kế toán Trước đây, vai trò của kế toán được ghi nhận nhiều hơn ở việc lập báo cáo truyền thống cho doanh nghiệp, do đó chương trình giảng dạy kế toán tập trung chủ yếu vào giao dịch thay vì cung cấp chiến thuật hay chiến lược của DN bởi trọng tâm của báo cáo truyền thống chủ yếu là về nhận biết, đo lường và định giá tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi tiêu. Do đó, chương trình giảng dạy có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các số liệu tài chính ngắn hạn thông qua việc ghi chép, xử lý, tóm tắt và báo cáo thông tin tài chính định kỳ cho các cổ đông. Trong thời đại Khoa học công nghệ với cách mạng công nghệ 4.0, Công nghệ số đã tác động trực tiếp đến quy trình, phương pháp, chức năng của kế toán, kiểm toán, một số công việc của Kế toán dần có thể được thay thế bằng ứng dụng công nghệ điển hình như chuyển đổi số giúp tự động hóa trong nhận dạng hoá đơn, chứng từ; tự động nhập liệu và định khoản; tự động đối chiếu ngân hàng; tự động phát hiện sai sót nghiệp vụ; phân tích dự báo tài chính DN; tự động khai và tối ưu thuế phải nộp. Ước tính rằng, ít nhất 50% công việc mà kế toán viên và các chuyên gia khác được trả tiền là có thể tự động hóa thông qua các công nghệ hiện có, với 15% tự động hóa thông qua các công nghệ sắp tới (Kokina & Davenport, 2017), do đó Kế toán có xu hướng chuyển dần nhiều hơn sang vai trò tư vấn bao gồm nhiều nội dung hơn xung quanh các chức năng ra quyết định hoặc hỗ trợ ra quyết định, áp dụng cho nhiều bên liên quan bên trong, công việc kế toán sẽ đặt trọng tâm vào quản trị dữ liệu tích hợp, tư vấn và tham gia vào quá trình ra quyết định của đơn vị. Những vai trò mới đòi hỏi kế toán phải có năng lực tổng hợp nhiều hơn cả thông tin định lượng và định tính để cung cấp một bức tranh phong phú hơn về vị trí, hiệu suất và triển vọng của tổ chức dẫn tới yêu cầu một chương trình giảng dạy kế toán hiện đại, được thiết kế với cấu trúc tổng thể và cách tổ chức phân phối chương trình phù hợp, đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới. Các trường đại học đào tạo kế toán cần tích cực nghiên cứu, tham khảo và đưa ra những thay đổi phù hợp trong chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng theo hướng gắn liền với các tiêu chuẩn của Kế toán viên chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. Những thay đổi chính mà chương trình kế toán đáp ứng toán yêu cầu là đánh giá mức độ nổi bật của tổng số môn học cần hoặc nên được dạy trong một chương trình, hoặc theo nguyên tắc tích hợp, tích hợp nhiều hơn các môn học kế toán được dạy một cách riêng biệt trước đây. Không chỉ trong xây dựng chương trình mà định kỳ, các trường đại học cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo dựa trên đánh giá của hội đồng chuyên môn của trường kết hợp tham khảo tham khảo ý kiến của các bên liên quan như nhà tuyển dụng, các chuyên gia kế toán trong và ngoài nước để cải tiến chương trình phù hợp với yêu cầu mới nhất của thực tiễn, tiệm cận với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo kế toán cần chú trọng, tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể dễ dàng hơn tham gia thi các chứng chỉ hành nghề quốc tế. Kết hợp với đào tạo các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng chuyên 826
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngành sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh, và đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng mở rộng cơ hội việc làm, tiến tới đáp ứng tốt các yêu cầu của kể toán viên chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo kế toán nên gắn kết với báo cáo tài chính tích hợp. Việc thực hiện báo cáo tài chính như hiện nay có thể sẽ giảm đi trong tương lai và sẽ theo cách tiếp cận toàn diện hơn, tức là dựa trên thông tin kế toán quản lý nội bộ, đo lường tài chính và quản lý hiệu suất. Do đó, trong tương lai, có thể cần nội dung đào tạo liên quan đến không chỉ báo cáo tài chính mà gắn liền với BCTH. Để bắt kịp xu hướng này, các doanh nghiệp cần một lực lượng chuyên trách có thể nắm bắt được "tinh thần" của báo cáo tích hợp. Theo đó, cần có sự thay đổi trong các chương trình đào tạo kế toán từ các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc và nội dung quy định tại khung báo cáo tích hợp. Trong đó, các chương trình nên được thiết kế giúp tập trung nhiều vào khía cạnh định tính và triển vọng báo cáo ra bên ngoài hơn là trình bày dữ liệu lịch sử. Chương trình giảng dạy kế toán cần tập trung nhiều hơn vào hiệu suất và quản lý tài chính ở tất cả các cấp của tổ chức và về mối liên hệ giữa quản lý hiệu suất, chiến lược và báo cáo bên ngoài. Như vậy, các Trường đại học đào tạo kế toán cần chú trọng nên rà soát, cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển thế giới. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập và giao thoa về chất lượng với chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ. Sự thay đổi của các chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo dẫn tới các giáo trình kế toán hiện đại cũng sẽ cần đổi mới, tập trung các nội dung về rủi ro kinh doanh, tích hợp nhiều giáo trình, thay vì nằm trong một giáo trình riêng biệt. Thứ hai, chuyển đổi phương pháp giảng dạy: Các trường đại học đào tạo kế toán phải chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Theo Vũ Hồng Tiến (2010) Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống. Theo phương pháp giảng dạy tích cực giảng viên sẽ không đưa ra kết luận cuối cùng mà thay vào đó giảng viên chỉ là người hướng dẫn và gợi mở vấn đề để cùng người học thảo luận, tìm ra kết quả cuối cùng. Có thể mô hình hóa vai trò của người daỵ và người học trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm như sau: 827
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mô hình phương pháp dạy học tích cực Bonwell và Eison (1991), Meyers và Jones (1993) và Raux (2004) đã nghiên cứu các phương pháp học tập trên lớp và đưa ra kết luận rằng người học học được nhiều hơn, tham gia vào bài học nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn khi các phương pháp học tập tích cực được áp dụng trong lớp học trái ngược với phương pháp học thụ động truyền thống. Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong đào tạo kế toán sẽ giúp sinh viên tự tin, có tư duy phản biện, thu nhận và phát triển kiến thức chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ban đầu của một kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lại, cụ thể: Học tập tích cực tạo điều kiện cho người học có thể học theo tốc độ của riêng mình; do đó kích thích sự tham gia tích cực vào học tập, khai thác và kích thích được tiềm năng và sự sáng tạo của từng người học, tiệm cận với cá nhân hoá học tập. Các phương pháp tương tác là những cách hiện đại để kích thích giảng dạy, đại diện cho các công cụ học tập ủng hộ việc trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm và hiểu biết. Theo phương pháp học tập tích cực người học học khám phá; tưởng tượng, xây dựng và xác định lại ý nghĩa, lọc chúng thông qua lăng kính của chính người học và tư duy, sáng tạo để lĩnh hội và mở rộng kiến thức thu nhận được. Học tập tích cực kích thích sự hợp tác giữa những người học thi đua học tập mà không có cạnh tranh. Học tập tích cực hình thành và đảm bảo sự phát triển của các nhóm học tập hình thành văn hóa hợp tác, tương trợ và nâng cao tính trách nhiệm trong việc học. Việc học tập tương tác sáng tạo diễn ra với sự kết hợp nỗ lực của cá nhân và tập thể, về sự tương tác của học viên với những người khác, dựa trên cơ sở xã hội trao đổi trong việc tiếp thu cái mới. Tính tương tác được đặc trưng bởi mong muốn hợp tác tích cực và sự tham gia sâu sắc với tính cách tích cực. Học tập đạt được thông qua giao tiếp và cộng tác. Nó dựa trên các mối quan hệ lẫn nhau và nó đề cập đến quá trình học tập tích cực, theo đó, người học hành động trên thông tin để biến nó thành thông tin mới, cá nhân và nội bộ hóa. Học tập tích cực giúp phát triển người học, người học cảm thấy hứng thú với việc học và có thể tiếp cận kiến thức từ quan điểm của các phong cách học tập khác nhau. Hoạt động dựa trên sự phát triển của các tư duy của học sinh không chỉ, giúp sinh viên thu nhận được kiến thức và kĩ năng trong học tập mà còn thực hành và phát triển lập luận, phát triển năng lực phân tích của người học. Theo một cách xây dựng của phương pháp học tập tích cực người học hệ thống lại những 828
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiến thức được cung cấp, mở rộng để giải quyết vấn đề hoặc sử dụng thông tin thu được trong các tình huống mới. Việc học tập tương tác - sáng tạo đại diện cho một quá trình tiến hóa, đó là dựa trên khả năng tiếp thu những trải nghiệm mới, được tìm kiếm và giải quyết thông qua khám phá, suy luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, tập trung vào tạo kết nối tất cả yếu tố trí tuệ, tâm lý, cảm xúc và hành vi của người học. Môi trường kinh tế thay đổi liên tục đòi hỏi nhìn nhận lại vai trò của việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực kế toán. Đổi mới đào tạo kế toán liên quan đến việc sử dụng một số phương pháp, các kỹ thuật và thủ tục liên quan đến học sinh trong quá trình học tập, nhằm mục đích phát triển tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo, phát triển hứng thú học tập, trong ý thức hình thành người học là người tham gia tích cực vào quá trình đào tạo. Tùy chọn cho một phương pháp giảng dạy phụ thuộc chặt chẽ với nhân cách của giáo viên và mức độ chuẩn bị, khuynh hướng và phong cách học tập của người học. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Để có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi giảng viên phải là người có chuyên môn, kiến thức sâu cùng sự bản lĩnh, nhiệt thành và hoạt động hết mình trong công việc. Thứ ba, tích cực hưởng ứng và tham gia xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở, trong đó tập trung tăng cường kết nối, chia sẻ tài nguyên học tập với các các cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến kế toán. Mặc dù các trường và các giảng viên đã trao đổi và hướng tới một cộng đồng chung đào tạo kế toán từ rất lâu, nhưng cho đến nay, vẫn chưa thực sự có những chương trình, hoạt động và sản phẩm kết hợp hữu ích thể hiện tính cộng đồng lớn về đào tạo kế toán của các Trường, tổ chức liên quan, Do đó, để có thể thực sự tiệm cận với thời đại chia sẻ, kết nối hiện nay, các đơn vị đào tạo kế toán trong các trường đại học cần chủ động hợp tác xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên giáo dục mở trong lĩnh vực kế toán với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển, khai thác sử dụng tài nguyên giáo dục mở lĩnh vực kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, khuyến khích sự tham gia của giảng viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên. Bên cạnh đó Phối hợp với các cơ sở giáo dục, tổ chức nghề nghiệp liên quan đến kế toán để thường xuyên biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; xây dựng và thực hiện các chương trình, khóa học đào tạo kế toán có chất lượng. 5. Kết luận Khoa học công nghệ Cách mạng 4.0, Cách mạng công nghệ số đã tác động trực tiếp đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, thay đổi vai trò truyền thống của kế toán. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tại các đơn vị đào tạo kế toán từ chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giảng dạy và khả năng kết nối, chia sẻ nguồn tài nguyên học tập giữa các Trường, tổ chức. Từ đó, người học có thể được trang bị tốt để tự tin, chủ động đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường việc làm rất năng động và đòi hỏi sự đổi mới, chuyên môn, năng suất và kỹ năng cao không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế vững mạnh tại Việt Nam. 829
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đăng Khoa (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang “đứng” đâu. https://viettimes.vn/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-viet-namdang-dung-dau-118838. [2] Minh Châu (2017). Giáo dục đại học trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.12/2017. http://vnu-f.vnuhcm.edu.vn/tin-tuc/giao-duc-dai-hoc-trong-cuoc-cach-mangcong-nghiep- 4-0/3530316864html [3] Trần Ngọc Thúy (2017). Thực trạng nguồn nhân lực ngành kế toán nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới. Tạp chí Công Thương. [4] Trần Thị Hằng (2017). Phát triển nguồn nhân lực kếtoán Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 121-126. [5] Trần Thị Phương và Hoàng Thị Ái Thủy (2017). Cách mạng Công nghiệp 4.0: Kế toán không thể đứng ngoài cuộc. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng10/2017.Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 167-171. [6] Trần Thị Thanh Thanh, Tạ Thị Ngọc Thạch (2020). Báo cáo tích hợp và vấn đề cải tiến chương trình đào tạo kế toán, Tạp chí tài chính online. https://tapchitaichinh.vn/ke-toan- kiem-toan/bao-cao-tich-hop-va-van-de-cai-tien-chuong-trinh-dao-tao-ke-toan- 317934.html [7] Trần Thị Cẩm Thanh và Trần Thị Yến (2017). Nghề kế toán dưới sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo khoa học quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn, tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 110-115. [8] Võ Văn Nhị (2016). Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Trang tin điện tử Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. [9] Vũ Hữu Đức (2011). Đào tạo kế toán Việt Nam - Tiềm năng và thách thức, Tạp chí Kiểm toán. [10] Vũ Mai Phương (2017). Đào tạo kế toán kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 12/2017. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanhnghiep/dao-tao- ke-toan-kiem-toan-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te105046.htm 830
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2