intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập", nhóm tác giả khái quát ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đào tạo kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đổi mới đào tạo kế toán kiểm toán để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP IMPACTS OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ON TRAINING FOR WORKERS IN ACCOUNTING AND AUDITING FIELD IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL NTEGRATION PGS.TS. Ngô Thị Thu Hồng, ThS. Lê Thị Yến Oanh Học viện Tài Chính Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kế toán kiểm toán nói riêng có chất lượng ở Việt Nam nói chung và ở các trường đại học nói riêng. Nhận thức về vấn đề đó các trường đại học ở Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng cải tiến phương pháp và chương trình, nội dung đào tạo. Tuy nhiên thực tiễn đào tạo kế toán kiểm toán hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, việc phát triển như vũ bão của thời kỳ công nghiệp 4.0 ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động nói chung, ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán nói riêng ở Việt nam. Trong bài viết này, nhóm tác giả khái quát ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đào tạo kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đổi mới đào tạo kế toán kiểm toán để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Từ khóa: ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0; Đào tạo nguồn nhân lực; nguồn nhân lực kế toán kiểm toán; hội nhập ABSTRACT International integration requires an enhanced training for skilled workers in all fields, specifically accounting and auditing field in Vietnam. Therefore, many Vietnamese universities and institutions have been innovating and enhancing their training program. However, it is the matter of fact that there are still several issues occurred during training processes, especially in the current context of the fourth industrial revolution which impacts significantly on everything, including accounting and auditing training courses in Vietnam. This paper will discuss on current impacts of the fourth industrial revolution in training accounting and auditing in Vietnam, then propose several suggestions for the enhancement of theses training program. Keywords: impacts of the fourth industrial revolution; training; workers in accounting and auditing field; international integration. 1. Giới thiệu Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực trong những năm qua và gần đây đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội cho việc đầu tư và phát triển nền kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cần phải vượt qua để có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hiện thực. Đặc biệt trong điều kiện 93
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 công nghệ 4.0 và hơn thế nữa trong thời kỳ đại dịch covid 19 hiện nay đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực kế toán kiểm toán nói riêng ở Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức lớn nhất Việt Nam đang phải đối mặt đó là: Cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và lành nghề của nguồn nhân lực có trình độ cao, trong đó có nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong điều kiện 4.0 cần được quan tâm. Để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển và hội nhập, đặc biệt trong điều kiện công nghệ 4.0 toàn cầu như hiện nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để xây dựng và thực hiện các giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gần đây nhất phải kể đến là: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 4-11- 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; Chỉ thị số 3031/QĐ – BGDDT ngày 26 tháng 8 năm 2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành Giáo dục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành các cấp và các trường, trong đó có các cơ sở đào tạo đại học đều triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, tổ chức các hoạt động, các Hội thảo, Tọa đàm về đổi mới đào tạo nguồn nhân lực…cụ thể để đưa tinh thần đổi mới đó vào thực tiễn. Theo chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 đã chỉ rõ, Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp dịch vụ kế toán - kiểm toán và số lượng kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; Mở rộng thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán trong và ngoài nước; Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kế toán - kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn lực kế toán kiểm toán sẽ ngày càng gia tăng. Thị trường lao động kế toán, kiểm toán hiện nay dư thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động có kinh nghiệm và chất lượng cao. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực này về mặt kỹ năng, chất lượng cao thì sẽ rất khó để lao động Việt Nam có thể cạnh tranh với nguồn lao động du nhập từ nước ngoài ngay tại nước nhà. Đặc biệt, trong điều kiện áp dụng công nghệ 4.0 thì đây là một thách thức khá lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Bởi ngành nghề kế toán bị ảnh hưởng không nhỏ của công nghệ 4.0. Xét theo kế hoạch kinh doanh thì kế toán, kiểm toán vừa là một nghề cung cấp dịch vụ. Xét theo khía cạnh quản lý, kế toán, kiểm toán là một công cụ quản lý kinh tế trong hệ công cụ quản lý của nhà nước. Để có thể phát huy cao nhất vai trò của kế toán kiểm toán đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện mới- điều kiện áp dụng công nghệ 4.0 ngoài việc thiết lập một cơ chế chính sách hợp lý, một chiến lược phát triển phù hợp thì không thể bỏ qua yếu tố con người mà ở đây chính là các kế toán viên, kiểm toán viên. Đào tạo cử nhân kế toán kiểm toán nhằm tạo ra một lực lượng lao động có năng lưc chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, có các kỹ năng, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp để thực hiện và giám sát toàn bộ công việc kế toán, kiểm toán ở một đơn vị cụ thể là rất cần thiết vừa có ý nghĩa cả về hiện tại và lâu dài. Việc đào tạo phải được chú ý quan tâm sát sao ngay tự bậc đầu tiên – đào tạo cử nhân kế toán kiểm toán để làm nền tảng cho việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của các kế toán viên, kiểm toán viên sau này. Bài viết này sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán và thực 94
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trạng đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở một số trường Đại học Việt Nam hiện nay. Từ đó, khái quát một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán trong giai đoạn hội nhập. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp nghiên cứu đánh giá. Các thông tin dữ liệu tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ 3 nguồn cơ bản đó là: Thứ nhất, sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống thu thập tài liệu, khai thác từ các trang website của các trường đào tạo có chuyên ngành kế toán, kiểm toán, trang web của các Hội nghề nghiệp. Thứ hai, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến công trình nghiên cứu. Thứ ba, hệ thống hoá những tài liệu thu thập được. 3. Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn khởi đầu nhưng chắc chắn trong tương lai không xa sẽ tạo nên những bước ngoặt lớn đối với lĩnh vực kế toán- kiểm toán. Tác động không nhỏ tới nguồn nhân lực kế toán kiểm toán. Chính vì vậy, sẽ có tác động tích cực đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán trong điều kiện công nghệ 4.0. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp công việc kế toán, kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Theo đó, kế toán viên, kiểm toán viên (KTV) tại Việt Nam có thể thực hiện các phần hành công việc kế toán, kiểm toán ở bất cứ đất nước nào, bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới. Chính điều này cũng đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán trong điều kiện công nghệ 4.0 phải thay đổi về phương thức và cách thức để bắt kịp tiến độ phát triển của công nghệ. Việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), mọi vật kết nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội tốt để ngành kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tới ngành kế toán - kiểm toán thì nó cũng đòi hỏi những yêu cầu và thách thức cao tới nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán: Hiện tượng thiếu hụt lao động chất lượng cao và sử dụng thành thạo các kỹ năng mềm và kỹ năng về công nghệ thông tin. Khi công cụ sử dụng phần mềm tự động truyền thống chuyển sang các nền tảng nhận thức mới làm cho hệ thống tự động, thông minh hơn và giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, là đòn bẩy nâng cao kiến thức con người. Nhưng muốn sử dụng được thành thạo các phần mềm công nghệ này đòi hỏi kế toán, kiểm toán viên phải cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề. Nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội nhập quốc tế nhưng chất lượng và kỹ năng nghề nghiệp vẫn là vấn đề cần cải thiện. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tính bảo mật còn hạn chế: Sự đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam nói chung, ở các cơ sở đào tạo chưa đồng bộ, kịp thời, không thể đáp ứng nhanh xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu. Trong đó, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán cũng vẫn chưa thực sự được chú ý. 4. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam 95
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao để hội nhập với khu vực và trên thế giới là cần thiết, vừa mang tính chiến lược vừa có tính thời sự. Đặc biệt trong điều kiện áp dụng công nghệ 4.0 là rất cần thiết. Từ những năm cuối thập niên 90, do nhu cầu về việc làm và thi ̣ trường nhân lực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng…ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trường mở ngành kinh tế để đào tạo kế toán, kiểm toán. Có những trường mang tính công nghệ và kỹ thuật riêng như Đại học Nông nghiệp, Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp, Đại học Điện lực, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Tài Nguyên và Môi trường… cũng tham gia vào đào tạo nhân lực kinh tế, kế toán, kiểm toán. Hơn nữa, số lượng đào tạo cử nhân kinh tế nhiều hơn với thế mạnh đào tạo của mình. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 200 trường Đại học, cao đẳng tham gia đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán. Đến thời điểm này số lượng người học được cấp bằng, hoặc chứng chỉ về kinh tế, trong đó có kế toán, kiểm toán khá đông, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành nghề khác đã được đào tạo. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam đã và đang đào tạo tiếp cận với khu vực và thế giới. Hiện nay các trường đã cập nhật, nội dung chương trình cũng đã được thay đổi phù hợp hơn với điều kiện hiện nay. Bài viết xin khái quát thực trạng đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán ở một số trường Đại học hiện nay. Ở Học viện Tài chính: Hệ đào tạo cơ bản chuyên ngành kế toán-kiểm toán: Thời gian đào tạo: 4 năm, gồm các chuyên ngành: 1/Kế toán doanh nghiệp; 2/Kế toán công; 3/Kiểm toán. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kế toán-kiểm toán có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kế toánkiểm toán, am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; có kỹ năng thực hành kế toán-kiểm toán thành thạo và khoa học; ứng dụng sáng tạo vào quản trị tài chính doanh nghiệp; nắm được kiến thức bổ trợ về thuế, tài chính doanh nghiệp, pháp luật kinh tế; có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường, các viện nghiên cứu. Sinh viên chuyên ngành kế toán-kiểm toán Học viện Tài chính ra trường dễ dàng tìm được việc (tỷ lệ 96% trong 1 năm đầu), được các đơn vị trong ngoài nước đón nhận và đánh giá cao về chất lượng đào tạo cũng như khả năng làm việc. Đào tạo liên kết chuyên ngành kế toán-kiểm toán (Viện Đào tạo Quốc tế): - Chương trình Cử nhân Kế toán ứng dụng (BSc in Applied Accounting): Đại học Oxford Brookes (thành lập 1865) là một trong những trường công lập đào tạo quốc tế về tài chính kế toán hàng đầu và hiện đại nhất UK. Năm 1988, Đại học Oxford Brookes đã ký kết văn bản đặc biệt liên kết với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA-Association of Chartered Certified Accountants) về đào tạo Cử nhân Kế toán ứng dụng. Bằng Cử nhân Kế toán ứng dụng do Đại học Oxford Brookes cấp và các chứng chỉ nghề nghiệp do ACCA cấp. Chương trình liên kết đào tạo cử nhân kế toán ứng dụng của Viện Đào tạo quốc tế với ACCA có thời gian 3 năm, (không kể học dự bị tiếng Anh và thực tập). Ngôn ngữ giảng dạy, kiểm tra bằng tiếng Anh. - Chương trình Liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng Cử nhân (Dual Degree Programme – DDP) theo Quyết định phê duyệt số 2361/QĐ-BGDDT ngày 08/7/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Liên kết với Đại học Greenwich (UK) đào tạo đại học chính quy 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp được cấp 2 bằng đại học chính quy: 1/Cử nhân Tài chính-Ngân hàng (Degree of Bachelor– Finance & Banking) do Học viện Tài chính cấp; 2/Cử nhân Tài chính và Kế toán (Bachelor of Arts in Accounting and Finance) do University of Greenwich cấp. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này còn được ACCA cấp Chứng chỉ miễn thi 9 môn (F1=>F9) trong chương trình thi lấy chứng chỉ ACCA. Trước khi học chuyên ngành, sinh viên đạt trình độ tiếng Anh B2 theo khung tham chiếu châu Âu, hết năm thứ 3 sẽ đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 trở lên. Sinh viên có thể đăng 96
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ký học toàn khóa tại Học viện Tài chính (Việt Nam), hoặc 3 năm đầu tại Học viện Tài chính và năm cuối tại trường Đại học Greenwich (UK). Với trình độ và bằng cấp đó, sinh viên có rất nhiều lợi thế được tuyển dụng ở Việt Nam, ASEAN, Châu Âu, Mỹ. Ngoài phương thức đào tạo cơ bản và liên kết quốc tế, Học viện Tài chính đã xây dựng phương thức đào tạo chất lượng cao (CLC) định hướng theo ACCA, ICAEW. Hiện nay đã tuyển được 6 khóa sinh viên đầu tiên mỗi khoá chỉ tiêu 200sv, 2 khoá đã ra trường, 4 khoá đang học tập và nghiên cứu tại Học viện với gần 800sv. Chương trình đào tạo Kế toán-Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, các môn (F1=>F9) của ACCA được đưa vào chương trình cử nhân kế toán-kiểm toán. Các sinh viên học tại trường và thi các kỳ thi nội bộ được tổ chức lấy điểm bởi Học viện tài chính với các môn theo khung chương trình của Bộ Giáo dục& Đào tạo có định hướng 9 môn kiến thức của ACCA như (F1, F2, F3, F4,F5,F6,F7, F8,F9) của chương trình ACCA. Theo học chương trình này, sau khi ra trường sinh viên được miễn 6 môn F từ F1-F6 của ACCA. Học chương trình này, sinh viên học 60% bằng tiếng Anh. Sinh viên CTCLC của Học viện Tài chính sau khi tốt nghiệp có cơ hội nhận được 3 văn bằng trong một chương trình: + Bằng cử nhân chính quy chất lượng cao của Học viện Tài chính + Cơ hội nhận bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brooker cấp + Cơ hội nhận chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của ACCA (Advanced Diploma in Accounting and Business), đồng thời được ACCA thừa nhận 9 môn học tương ứng 9 module từ F1 -> F9, trong đó được miễn thi 6 môn, 3 môn phải tham gia thi. - Chương trình đào tạo chất lượng cao có lồng ghép các tình huống thực tế để sinh viên thực hành; đồng thời sinh viên được tổ chức tham gia kiến tập, thực tập tại các Doanh nghiệp và các tổ chức liên kết với Học viện Tài chính; được tham gia nghiên cứu khoa học cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước; tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài. Ngoài các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên được tăng cường các hoạt động đào tạo định hướng, phát triển kỹ năng mềm. Được đi thực tế tại các doanh nghiệp. Đại học Thương Mại: Đại học Thương Mại đào tạo cử nhân kế toán-kiểm toán với thời gian 4 năm gồm 4 chương trình: Kế toán doanh nghiệp; Kiểm toán; Kế toán doanh nghiệp chất lượng cao; Kế toán công. Chương trình kế toán doanh nghiệp chất lượng cao được tuyển sinh từ năm 2014, hàng năm chỉ tuyển 100sv được học tập trong chương trình môi trường quốc tế tham khảo từ các trường ĐẠi học của Mỹ, Canada và được tích hợp chứng chỉ quốc tế về kế toán kiểm toán( ICAEW). Đại học Ngoại thương Đại học Ngoại thương đào tạo cử nhân kế toán-kiểm toán với thời gian 4 năm, 2 chuyên ngành: 1/Kế toán-Kiểm toán; 2/Kế toán-Kiểm toán đi nh hướng nghề nghiệp ACCA. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kế toán-kiểm toán có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành nghiệp vụ giỏi, nắm vững các nghiệp vụ, có khả năng tổ chức hệ thống thông tin kế toán, lập và phân tích các báo cáo tài chính, sử dụng thông tin kế toán-tài chính trong việc đưa ra các quyết định quản lý, có khả năng tham gia tư vấn về dịch vụ kế toán-kiểm toán. Chương trình đào tạo Kế toán-Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA thực chất là đưa các môn (F1=>F9) của ACCA vào chương trình cử nhân kế toán-kiểm toán. Cơ chế đối với sinh viên là: 97
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Học tại trường và thi các kỳ thi nội bộ được tổ chức lấy điểm bởi Đại học Ngoại thương với 3 môn kiến thức (F1, F2, F3) và 2 môn kỹ năng (F4, F6) của chương trình ACCA. - Học tại trường và đăng ký thi với ACCA trong kỳ thi chung các môn học F5, F7, F8, F9. - Tất cả tài liệu, giáo trình của 9 môn theo chuẩn quốc tế, bằng tiếng Anh, có tính cập nhật cao. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo 4 năm tại Đại học Ngoại thương, sinh viên được: - Nhận bằng Cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán; - Nhận bằng Cao cấp về Kế toán và Kinh doanh (Advanced Diploma in Accounting and Business) của ACCA sau khi hoàn thành 9 môn F1 – F9 của chương trình ACCA; - Nhận bằng Cử nhân Kế toán Ứng dụng của Oxford Brookes (Anh Quốc) sau khi hoàn thành 9 môn F1=>F9 của chương trình ACCA và viết một bài luận văn 9.500 từ. Bằng Cử nhân này cho phép sinh viên đã tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập các chương trình thạc sỹ ở Anh Quốc. Sinh viên theo học chương trình này sẽ có nhiều cơ hội nhận được các hỗ trợ của nhà trường và ACCA: Học bổng ACCA, cơ hội ACCA giới thiệu việc làm, tham gia các hoạt động do ACCA tổ chức cho các sinh viên xuất sắc của các trường đại học… Đại học Kinh tế quốc dân: Hệ đào tạo cơ bản chuyên ngành kế toán-kiểm toán: Viện Kế toán-Kiểm toán (Khoa Kế toán trước đây) đào tạo các chuyên ngành: Kế toán; Kiểm toán với thời gian 4 năm. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kế toán có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế-chính trị-xã hội; kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán-kiểm toán; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc. Hệ đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và liên kết chuyên ngành kế toán-kiểm toán: - Liên kết đào tạo cử nhân Kế toán-Tài chính BIFA (Quyết định số 5037/QĐBGDĐT ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phép triển khai chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học York Saint John và Đại học Kinh tế Quốc dân): Giảng dạy 100% bằng Tiếng Anh với mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực nhất về kế toán, kiểm toán và tài chính trên thế giới, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và công việc. Sinh viên được nhận bằng Cử nhân do Đại học York Saint John cấp và có thể được chuyển tiếp để học lấy bằng thạc sỹ của Vương Quốc Anh. Năm 2015, Viện Kế toán-Kiểm toán đã ký thỏa thuận với Hội Kế toán viên công chứng Anh và xứ Wales (IACEW) trong việc hỗ trợ đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của Viện Kế toán-Kiểm toán. - Chương trình tiên tiến (Trung tâm đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và POHE theo Dự án Quốc gia) với 2 chuyên ngành Tài chính và Kế toán, giảng dạy 100% bằng Tiếng Anh, theo công nghệ và giáo trình uy tín của Đại học tổng hợp California, Long Beach, Hoa Kỳ (CSULB). Tham gia giảng dạy có các giáo sư đến từ CSULB, một số trường đại học uy tín trên thế giới và Đại học Kinh tế quốc dân. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kế toán nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực nhất về kế toán và kiểm toán trên thế giới, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và công việc; kiến thức hiện đại và chuyên sâu về kế toán tổng hợp theo chuẩn quốc tế; thích ứng tốt với các môi trường văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Sinh viên có thể được chuyển tiếp để lấy bằng đại học của Hoa Kỳ. - Chương trình CLC (Trung tâm đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và POHE), trong đó có chuyên ngành Kiểm toán, được giảng dạy song ngữ Việt-Anh (tỷ lệ 70-30), xây dựng trên cơ sở chuyển giao công nghệ đào tạo của Chương trình Tiên tiến và một số trường đại học có uy tín trên thế giới. Yêu cầu về tiếng Anh đối với cử nhân chương trình CLC Kiểm toán là thành thạo cả về 98
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghe nói đọc viết, làm việc chuyên môn bằng tiếng Anh, đạt TOEFL ITP 500 trở lên. Đại học Hà Nội: Hệ đào tạo cơ bản chuyên ngành kế toán-kiểm toán: Đại học Hà Nội đào tạo cử nhân kế toán thời gian 4 năm. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân kế toán có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch địch chính sách kế toán-kiểm toán; tiếp cận các kiến thức kế toán quốc tế và các quốc gia phát triển, kiến thức thực tiễn kế toán Việt Nam; sử dụng tiếng Anh thành thạo. Chương trình đào tạo gồm: 1/Kiến thức kế toán cơ bản; 2/Kiến thức nâng cao. 100% các môn học chuyên ngành (năm 2 trở đi) được giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình chuẩn quốc tế của các nước Anh, Úc, Mỹ. Lợi thế của đội ngũ giảng viên là trên 80% có bằng thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Ngoài giảng viên cơ hữu còn có các giảng viên thỉnh giảng là những nhà quản lý tài chính của các tập đoàn lớn. Chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình của Đại học Melbourne (Úc), rà soát 2 năm một lần. Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Định kỳ tổ chức các khóa học kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa, kết nối các doanh nghiệp tổ chức đi thực tế và thực tập cho sinh viên; 2 lần/năm tổ chức Tuần lễ Doanh nhân, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Mỹ nhằm giúp sinh viên có cơ hội học hỏi và tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế. Phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trọng tâm, kết hợp lý thuyết và thực hành, hoạt động nhóm, thuyết trình, luyện tập kỹ năng và phát triển khả năng tư duy phê phán, phân tích và sáng tạo. Theo thống kê của Đại học Hà Nội, 90% sinh viên xin được việc trong 1 năm kể từ khi tốt nghiệp, phản hồi của nhà tuyển dụng tương đối tốt. Mỗi khóa tốt nghiệp có khoảng 10% sinh viên được tuyển dụng cho 4 công ty kiểm toán lớn (PWC, KPMG, Ernst & Young, Deloitte). Sinh viên kế toán của Đại học Hà Nội đặc biệt phù hợp với việc làm ở các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, do được đào tạo bài bản về ngoại ngữ chuyên ngành, nền tảng kinh doanh và các thông lệ kế toán quốc tế. Liên kết đào tạo cử nhân kế toán ứng dụng theo thỏa thuận giữa Đại học Hà Nội và Sunway-TES đào tạo Kế toán viên Công chứng được cấp Chứng chỉ Kế toán Quốc tế (ACCA). Năm 1 và kỳ đầu của năm 2 sinh viên được học tại Đại học Hà Nội, Việt Nam. Kỳ 2 năm 2 và năm 3 có thể chuyển tiếp học tại Đại học Sunway, Malaysia. Hoàn thành Chương trình này, sinh viên sẽ nhận được 3 Chứng chỉ hành nghề của ACCA và 1 của Đại học Oxford Brookes. Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội: Giảng dạy sinh viên các môn chuyên ngành 100% bằng tiếng anh, tham gia liên kết đào tạo nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp được nhận chứng chỉ do ACCA cấp. Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán từ các trường Đại học, công việc đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay thông qua các Hiệp hội như Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam( VACPA), Hội kế toán hành nghề Việt Nam, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam( VAA), một số tổ chức quốc tế như ACCA, ICEAW, CPA Úc…Hàng năm các tổ chức, Hội nghề nghiệp này góp phần không nhỏ vào việc đào tạo, nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, nâng cao chất lượng chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đào tạo các kế toán viên, kiểm toán viên để có thể thi các chứng chỉ nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Nhận xét chung: - Về cấu trúc chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo ngành/ chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở các trường Đại học của Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các khối kiến thức: Kiến thức đại cương; kiến thức khối 99
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành…Ngoài phần đại cương mang tính bắt buộc cả về nội dung các học phần và khối lượng thì các cơ sở đào tạo chủ động trong việc xây dựng chương trình phù hợp với chuẩn đầu ra đã công bố. Nhìn chung các trường hiện nay , các học phần thuộc kiến thức ngành, kiến thức ngành, chuyên ngành có sự tương đồng khá cao, bao gồm các học phần/ môn học phục vụ cho mục tiêu đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên ngành kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, trong việc thiết kế chương trình đào tạo hiện nay còn một số vấn đề đặt ra: + Về hình thức, các học phần/môn học trong chương trình đào tạo rất phong phú, đóng góp vào chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Song trên thực tế tính kế thừa, liên thông về phương pháp luận cũng như kiến thức giữa các môn học còn hạn chế; + Dung lượng các học phần liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế, kiểm toán quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, kiểm toán còn hạn chế.; + Các học phần/ môn học trong chương trình đào tạo đổi mới chưa kịp thời, các phần kiến thức liên môn chưa bao hàm liên kết giữa các học phần. - Các trường đại học lớn và uy tín của Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn và những động thái tích cực trong việc đổi mới đào tạo nhân lực kế toán-kiểm toán hướng chuẩn quốc tế. - Mô hình các trường hiện nay ngoài đào tạo cử nhân kế toán kiểm toán theo chương trình của Việt Nam. Ngoài ra có đào tạo chương trình chất lượng cao, liên kết với trường đại học nước ngoài, tổ chức nghề nghiệp ACCA, ICAEW…tập trung vào số lượng nhỏ sinh viên (mỗi hình thức liên kết tại mỗi trường đào tạo trên dưới 100 sinh viên/khóa), ngoại trừ Đại học ngoại ngữ có ưu thế vượt trội về ngôn ngữ thứ hai nên đào tạo kế toán-kiểm toán bằng tiếng Anh mang tính phổ cập 100%. - Hạn chế của việc đào tạo kế toán-kiểm toán tập trung vào yếu tố quốc tế là sinh viên tốt nghiệp có ít cơ hội và khả năng làm việc cho các đơn vị trong nước. - Đối với hệ đào tạo cơ bản, hầu hết vẫn theo phương pháp giảng dạy truyền thống, ít có thực hành, nội dung giảng dạy còn chịu chi phối nhiều bởi hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam, tính mở và linh hoạt chưa cao. - Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid 19 nên các trường Đại học, các cơ sở đào tạo đã và đang thay đổi phương pháp, cách thức dạy và học theo cách thức tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng nhiều phươmg thức đào tạo khác nhau để công việc đào tạo không bị gián đoạn. 5. Một số đề xuất đổi mới đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Thứ nhất, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng một chiến lược đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học theo chuẩn quốc tế và tạo điều kiện để từng trường tuỳ theo năng lực hiện có thiết kế chương trình đào tạo phù hợp theo hướng tiếp cận chương trình tiên tiến trên thế giới. Chiến lược này tạo nên nền tảng pháp lý để từng trường chủ động trong việc hoạch định quá trình đào tạo nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán có chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó cần đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ. Thứ hai, Do tình hình dịch bênh Covid 19 diễn ra từ năm 2019 đến nay, chính vì vậy, Bộ 100
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng ban hành những quy định về dạy, học, quy chế thi, phương thức thi cho phù hợp. Tích cực ứng dụng công nghệ 4.0 trong đánh giá học tập của các hệ đào tạo nói chung của các khối trường đào tạo chuyên nghiệp nói riêng. Thứ ba, các trường đại học cần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Australia, ICAEW... để đổi mới giáo trình đào tạo. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo để người học thông qua chương trình này sẽ có được những kiến thức vừa có tính hiện đại, tính thực tiễn, vừa có tính hàn lâm, tính ứng dụng, vừa có năng lực nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với các kỹ năng được xác định trong chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm giúp sinh viên có thể hội nhập và thực hành một cách có hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế. Bên cạnh đó, các trường cần thiết có trong chương trình đào tạo những nội dung chuyên môn có tính chất đặc thù về môi trường pháp lý và môi trường hoạt động tại Việt Nam để người học có thể thực hiện được công việc chuyên môn một cách thành thạo sau khi tốt nghiệp. Thứ tư, các trường đại học cần phối hợp hơn nữa với các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Câu lạc bộ Kế toán trưởng,... để tạo nên mối quan hệ rộng rãi và sâu sắc với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm một mặt giúp người học có điều kiện tiếp cận dễ dàng công việc thực tế tại các doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp, mặt khác với việc tạo ra mối quan hệ này sẽ giúp các trường thường xuyên lắng nghe được từ phía các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm đào tạo được cung cấp cũng như sự thích hợp của chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đầu ra. Chính những ý kiến và đóng góp của doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để các trường điều chỉnh và đổi mới chương trình đào tạo một cách phù hợp. Thứ năm, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và tăng cường chế độ đãi ngộ đối với giảng viên nói chung và những giảng viên có uy tín. Giảng viên và những quy định có liên quan đến giảng viên về điều kiện, tiêu chuẩn hay chế độ đãi ngộ là vấn đề mấu chốt của chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không ngừng cập nhật để kiến thức luôn được đổi mới, có tính hiện đại đồng thời phải có những am hiểu tình hình thực tiễn của hoạt động chuyên môn. Thứ sáu, Các cơ sở đào tạo trang bị cơ sở vật chất tốt, đặc biệt là nền tảng về công nghệ thông tin, phương tiện học tập tốt để người học có thể tiếp cận với công nghệ thông tin tốt nhất có thể phục vụ điều kiện học, điều kiện nghiên cứu trong điều kiện công nghệ 4.0. Thứ bảy, Tạo điều kiện cho sinh viên được làm việc theo nhóm. Thực tế là khi kế toán kiểm toán là một lĩnh vực dịch vụ thì kỹ năng phối hợp công việc trong công tác kế toán, kiểm toán là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá để phát triển nghề nghiệp cho sinh viên, mời các chuyên gia kiểm toán từ cơ quan kiểm toán nhà nước, các doanh nghiệp kiểm toán đến nói chuyện chuyên đề với sinh viên; Giao lưu giữa Hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp kiểm toán với sinh viên được tổ chức đều đặn hàng năm. Sự tiếp xúc với các chuyên gia kiểm toán giúp cho sinh viên có được định hướng tốt hơn về nghề nghiệp tương lai, có sự chuẩn bị sớm hơn và tốt hơn cho nghề nghiệp, tiếp cận tốt hơn với công việc kế toán, kiểm toán trong tương lai. Đây cũng là cách thức mà nhiều trường đại học trên thế giới thực hiện. Thứ tám, các trường cần tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để 101
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn. Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so với hiện nay. Đặc biệt nữa là phải có trình độ tin học cập nhật, đáp ứng yêu cầu công nghệ 4.0. Hội nhập kinh tế với thế giới là xu hướng tất yếu, là đòi hỏi khách quan. Tuy nhiên, càng cần thấy rằng sự phát triển của kế toán với tư cách là một khoa học, một nghề và một công cụ quản lý không thể tách rời với sự phát triển môi trường kế toán. Điều đó đặt ra yêu cầu về sự phát triển đồng bộ, toàn diện và đòi hỏi nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các cán bộ kế toán, kiểm toán và các doanh nghiệp sử dụng lao động kế toán. Nếu các nhà quản lý giáo dục đào tạo có tầm nhìn chiến lược và có các bước đi cụ thể trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp, hy vọng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của nước ta sẽ được nâng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, người học cũng cần nỗ lực không ngừng rèn luện, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, chủ động nâng cao các kỹ năng mềm, các kỹ năng ngoại ngữ cần thiết để cập nhật kiến thức mới về kế toán kiểm toán phù hợp trong điều kiện hội nhập. 6. Điều kiện cần thiết để thực hiện được các giải pháp Về phía Nhà nước: + Sớm thiết lập môi trường pháp lý cho hoạt động kế toán kiểm toán trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kế toán kiểm toán trong đó nhấn mạnh vai trò, quyền hạn và trách nhiệm đối với các kế toán viên, kiểm toán viên, các tổ chức và hội nghề nghiệp. + Cần mở rộng tăng cường năng lực và vai trò hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, tăng cường chất lượng hoạt động của hội kế toán, hội đồng quốc gia về kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề. + Các cơ quan nhà nước cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. + Xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng kế toán kiểm toán theo các giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Về phía Nhà trường và các tổ chức đào tạo: + Cần phải có kế hoạch tuyển chọn phù hợp với nhu cầu, chất lượng đầu vào, số lượng hợp lý. Trong quá trình đào tạo phải xác định học sinh sinh viên là trung tâm với phương pháp chủ động trong lĩnh hội kiến thức; + Đổi mới tổ chức công tác quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo một cách toàn diện trên mọi khía cạnh; + Cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo là: Đào tạo chuyên môn kế toán kiểm toán trên cả hai phương diện khoa học kiểm toán và hành nghề kiểm toán. Đồng thời phải xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và có tính logic từ số lượng môn, tính kế tiếp giữa các môn, nội dung giảng từng môn học đến khâu đánh giá kết quả học tập; + Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy; đặc biệt trong điều kiện công nghệ 4.0 thì đây là điều kiện cần thiết. + Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống học liệu bằng bản cứng và bản mềm đầy đủ và phù 102
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hợp với từng chuyên ngành. Kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và thư viện điện tử với hệ thống mạng máy tính đầy đủ; + Chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, đảm bảo khả năng sư phạm, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ; + Cần xác định và từng bước xây dựng một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng có chất lượng cao đối với kế toán và kiểm toán. Về phía các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: + Cần xây dựng chế độ và phương pháp quản lý đối với kế toán, kiểm toán viên. Một chế độ, phương pháp quản lý tốt và môi trường làm việc chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ đến chất lượng nhân lực, để họ có thể yên tâm công tác, cống hiến và có điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. + Cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp. + Cần có sự tham gia vào các hoạt động dạy và học ở trong Nhà trường: tham gia ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán; tham gia báo cáo thực tế kế toán kiểm toán cũng như trả lời và cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên; tham gia giảng dạy cho các lớp chuyên ngành… Về phía kế toán và kiểm toán viên: + Cần phải có kiến thức và sự hiểu biết tương đối rộng và toàn diện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh liên quan đến kế toán. Chủ động tiếp cận với thực tế hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để hình thành kiến thức kế toán trên phương diện lý luận và thực tiễn. + Không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ bằng việc tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời phải rèn luyện khả năng sáng tạo riêng của mình cũng như học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. + Cần phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một cán bộ kế toán kiểm toán, rèn luyện cho mình tính trực quan, độc lập, vô tư, công bằng, cẩn thận, siêng năng, có tinh thần trách nhiệm. Luôn có thái độ cầu thị, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm thực tế. 7. Kết luận Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với nhân lực kế toánkiểm toán Việt Nam. Trong điều kiện công nghệ 4.0 toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực kế toán-kiểm toán có trình độ chuyên môn cao trở nên cấp thiết với mục tiêu góp phần minh bạch hóa môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam qua nghiên cứu thực trạng một số trường Đại học, đánh giá thực tế đào tạo cử nhân kế toán ở một số trường đại học uy tín ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới đào tạo cử nhân kế toán Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế, yêu cầu trong điều kiện công nghệ 4.0. 103
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn kiện Hiệp định ASean về Di chuyển thể nhân (MNP)- http://asean.thuvienphapluat.vn [2] Các kỷ yếu Hôị thảo khoa học về nâng cao chất lượng kế toán, kiểm toán trong thời kỳ Hội nhập AEC và TTP của Đại học Kinh tế quốc dân(2016),Hội thảo khoa học của Học viện tài chính, của Đại học Thương mại, của Học viện tài chính. [3] http://baocongthuong.com.vn/ke-toan-kiem-toan-viet-nam-hoi-nhap-tpp-va-aec.html [4] TS. Vũ Đình Ánh: “Khả năng hội nhập của nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong AEC”http://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh. [5] http://www.vaas.org.vn [6] https://neu.edu.vn [7] www.hvtc.edu.vn [8] www.ueb.edu.vn [9] www.ftu.edu.vn [10] http://www.tmu.edu.vn [11] .http://www.sav.gov.vn. [12] htpp://saa.edu.vn; [13] http://www.hanu.vn [14] PGS.TS. Đặng Văn Thanh: “Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức đào tạo kế toán kiểm toán ở bậc đại học [15] International Accounting Education Standards Board: International Education Standards 1- 8 (for professional Accountants), August 2008. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2