intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực nghề nghiệp kế toán quản trị trong xu hướng hội nhập quốc tế và định hướng đổi mới đào tạo

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Năng lực nghề nghiệp kế toán quản trị trong xu hướng hội nhập quốc tế và định hướng đổi mới đào tạo" tập trung trình bày khung năng lực cốt lõi của nhà KTQT theo tiêu chuẩn của IMA và đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực KTQT, từ đó khuyến nghị cho đào tạo kế toán tại các trường đại học của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực nghề nghiệp kế toán quản trị trong xu hướng hội nhập quốc tế và định hướng đổi mới đào tạo

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO THE MANAGEMENT ACCOUNTING PROFESSION’S COMPETENCY IN THE TREND OF INTERNATIONAL INTEGRATION AND STRATEGIC TRAINING INNOVATION ORIENTATION PGS.TS. Lê Thị Thanh Hải, ThS. Hoàng Thị Tâm Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Xu hướng hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức cho các quốc gia, các tổ chức và các doanh nghiệp (DN) ở hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực, trong đó có ngành kế toán nói chung và nghề kế toán quản trị (KTQT) nói riêng. Đặc biệt là làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhân lực kế toán (Raef, 2019). Nghề KTQT đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay KTQT được phát triển với vai trò quan trọng cung cấp thông tin cho nhà quản trị, thực hiện các chức năng quản trị DN mang lại hiệu quả trong quản lý, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Gần đây, Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã cập nhật năng lực của nghề KTQT phù hợp với yêu cầu thực tế, điều này đặt ra nhiều thách thức cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán. Dưới góc nhìn đào tạo, bài viết tập trung trình bày khung năng lực cốt lõi của nhà KTQT theo tiêu chuẩn của IMA và đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực KTQT, từ đó khuyến nghị cho đào tạo kế toán tại các trường đại học của Việt Nam. Từ khóa: Đào tạo, hội nhập, kế toán, kế toán quản trị ABSTRACT The trend of international integration creates opportunities and challenges for countries, organizations, and businesses in most industries and fields, including the accounting industry in general and the management accounting profession in particular. It increases the competitiveness in the accounting human resource market (Raef, 2019). The management accounting profession has been developing strongly in many countries around the world. So management accounting has been developed with an important role in providing information for managers, performing effective corporate governance functions in management, risk management, and internal control. Recently, the American Association of Management Accountants (IMA) has updated the capacity of the management accounting profession in line with actual requirements, which poses many challenges for training high-quality human resources in the field of management accounting. From a training perspective, the article focuses on presenting the core competency framework of management accountants according to IMA standards and assessing the current situation of training management accountants, thereby making recommendations for accounting training at the universities in Vietnam. Keywords:Training, integration, accounting, management accounting 513
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu chung Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cùng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, KTQT với tư cách là một ngành học, nghề nghiệp gần đây đã phát triển không ngừng với những bước tiến mới và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong quản trị DN. Nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng đã tiếp cận KTQT dưới góc độ này (Langfield-Smith, 2009; Khaled Abed Hutaibat, 2008; Erik Strauss và cộng sự, 2014). Họ đều cho rằng, trong môi trường kinh doanh toàn cầu năng động và hiện đại, việc sở hữu thông tin kế toán trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý DN (như trách nhiệm giải trình, minh bạch, quản trị công ty, đạo đức kinh doanh), rất cần những chuyên gia KTQT để đáp ứng yêu cầu về quản lý và phân tích tài chính. Ngày nay, KTQT đang trở thành xu hướng mới của kế toán hiện đại với hình thái phát triển mang tầm chiến lược cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của các sản phẩm công nghệ 4.0 như: Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI)…Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến sự giảm sút mạnh mẽ nhu cầu nguồn lực trong lĩnh vực này, từ đó làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhân lực kế toán (Raef, 2019). Gần đây, Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã cập nhật các năng lực của nhà KTQT phù hợp với yêu cầu thực tế. Theo khung năng lực này, đòi hỏi người làm KTQT ngày nay ngoài việc phát triển năng lực chuyên môn về kế toán cần phải có các năng lực về quản lý như khả năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro và tạo ra giá trị gia tăng cho DN. Đứng trước những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán nói chung và KTQT nói riêng theo xu hướng hội nhập quốc tế, việc đổi mới đào tạo theo hướng cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các năng lực và kỹ năng cốt lõi về KTQT tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành kế toán hiện nay tại Việt Nam là cấp thiết. Để thực hiện mục tiêu trên bài viết tập trung vào xem xét các năng lực cốt lõi của nhà KTQT theo khung năng lực IMA (2019), từ đó khuyến nghị cho đào tạo kế toán tại các trường đại học của Việt Nam. 2. Vai trò của KTQT trong DN Giai đoạn đầu KTQT chưa thực sự tách ra khỏi kế toán tài chính (KTTC), KTQT chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm để nhà quản trị cấp cao nhất của DN xác định lãi/lỗ. Giai đoạn này, mục tiêu chính của KTQT là đảm bảo chất lượng và tính tuân thủ của DN. Vào những năm 1970, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do sự sụt giảm của giá dầu dẫn tới các công ty không còn khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường như các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suy giảm. Thời kỳ này KTQT không chỉ giữ vai trò cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị mà còn làm việc bên cạnh các nhà quản trị DN như một cố vấn, tư vấn và người định hướng hoạt động. KTQT ngày càng trở nên quan trọng, được thể hiện như một phần không thể tách rời của quá trình quản trị DN với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát những hoạt động hiện tại của DN, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt động tương lai của DN; tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh giá hoạt động của DN; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết định và cải thiện hoạt động giao tiếp trong và ngoài DN (IFAC, 1998,99). Theo Langfield-Smith et al. (2009), KTQT đóng một vai trò chiến lược quan trọng bằng cách góp phần hình thành và triển khai thực hiện chiến lược của doanh nghiệp và giúp cho các nhà quản trị cải thiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. KTQT bổ sung giá trị cho DN bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn và đảm bảo. Đặc biệt, các dịch vụ này được cung cấp giá trị thông qua việc đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro của doanh nghiệp. 514
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ở các DN thành công trên thế giới và Việt Nam, KTQT có vai trò quan trọng cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh làm nền tảng đảm bảo phát triển DN một cách bền vững. Hơn thế, KTQT còn chiếm một vị trí trọng trong tất cả các quá trình bao gồm: quá trình quản trị DN (từ việc (1) lập kế hoạch, (2) Tổ chức, (3) kiểm soát đo lường, so sánh, đánh giá đến việc thực hiện và điều chỉnh các hoạt động), (4) Lãnh đạo (ra quyết định)); quá trình quản trị chuỗi giá trị, quá trình thực hiện các chức năng kinh doanh (lãnh đạo chung, Marketing, bán hàng, sản xuất, Logistics, nhân sự, dự án) và quá trình cung cấp thông tin để ra các quyết định. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và xu hướng hội nhập quốc tế đã tạo ra những tác động sâu rộng tới các tổ chức trên toàn thế giới. Phản ứng của nhà quản trị đối với cạnh tranh toàn cầu khốc liệt là việc nghiên cứu để đưa ra quy trình quản trị hiệu quả hơn. ACCA (2013) đã chỉ ra rằng sự thay đổi công nghệ trong cuộc cách mạng của thời đại số đã ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán như: Với các công nghệ mới, quy trình kế toán, kiểm toán, quy trình xử lý các giao dịch tự động hóa sẽ giúp cắt giảm chi phím tính chính xác và tin cậy hơn con người. Sự thay đổi này dẫn tới việc loại bỏ các công việc thủ công, công việc văn phòng và một số vị trí công việc có tính lặp đi lặp lại. Theo Viện nghiên cứu Foterest (IMA, 2019), trong số các ngành nghề chịu ảnh hưởng của công nghệ thì lĩnh vực tài chính, kế toán bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đó nguy cơ mất việc làm lên tới 72%. Nghiên cứu của IMA (2019) còn cho thấy, 42% các nhà KTQT chuyên nghiệp lo lắng về sự đe dọa của công nghệ tới việc làm của họ, đặc biệt đối với các vị trí công việc kế toán cơ bản. Trong điều kiện đó, năng lực, trình độ của người làm KTQT đóng vai trò rất quan trọng để giúp DN cải thiện hoạt động quản trị cũng như hỗ trợ các quy trình quản trị quan trọng nhằm giám sát, kiểm soát và đánh giá hiệu quả của hoạt động, các chiến lược và sáng kiến quản lý. Thông qua công việc chuyên môn như lập dự toán toàn diện, quản lý quỹ, kiểm soát chi phí, tài chính, quản lý thuế…. KTQT cung cấp thông tin kế toán, tài chính một cách kịp thời, thuận tiện theo yêu cầu quản trị DN. Từ đó, nhà quản trị thực hiện điều chỉnh đầu tư và phân tích chính xác tình hình tài chính, kiểm soát được rủi ro tài chính. 3. Đặc điểm nghề KTQT và khung năng lực của KTQT KTQT là một nghề với đặc điểm chính được thể hiện theo hai khía cạnh đó là năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Năng lực chuyên môn của kế toán là đề cập đến tính kỹ thuật và tính toàn diện của nghiệp vụ kế toán, trong đó kỹ thuật là một đặc điểm nổi bật của nghề kế toán khác với các loại nghề khác, bao gồm: sự chuyển đổi của ngôn ngữ kế toán và tạo ra thông tin kế toán. Như một ngôn ngữ kinh doanh, kế toán dựa trên các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận để chuyển các thông tin phân tán thành thông tin hệ thống và tích hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Đạo đức nghề nghiệp kế toán yêu cầu kế toán viên phải là người có đạo đức, và mỗi tổ chức hoạt động tư vấn kế toán phải là cộng đồng của những người có đạo đức. Đạo đức nghề nghiệp kế toán nhằm đảm bảo người hành nghề kế toán đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội. Trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển vượt bậc của công nghệ để thực hiện được vai trò, chức năng của KTQT trong DN nhằm đánh giá và cải thiện các hoạt động, các quy trình quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro của DN, Người làm KTQT ngoài việc phải nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, tài chính và thuế còn cần có năng lực nghề nghiệp nhất định. Hiệp hội kế toán quản trị Hoa kỳ IMA (2019) đã cập nhật khung năng lực của nhà KTQT bao gồm 6 nhóm kỹ năng, kiến thức và năng lực cốt lõi nhằm đáp ứng những thay đổi 515
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 về kế toán, tài chính trong xu hướng hội nhập quốc tế và bối cảnh công nghệ số. Các nhóm kỹ năng bao gồm: (1) Chiến lược, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện; (2) Lập báo cáo và kiểm soát; (3) Công nghệ và phân tích số liệu; (4) Sự nhạy bén trong kinh doanh và tổ chức hoạt động; (5) Năng lực lãnh đạo; (6) Giá trị đạo đức nghề nghiệp (sơ đồ 1) CHIẾN LƯỢC LÊN KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO VÀ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT TẦM NHÌN QUẢN LÝ LÃNH DẪN ĐẦU NHẠY BÉN CÔNG NGHỆ VÀ TRONG KINH XÚC TÁC PHÂN TÍCH DOANH VÀ VẬN XÚC TÁC HỢP TÁC HÀNH DN GIÁ TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP DẪN DẮT Sơ đồ 1 – Khung năng lực nghề kế toán quản trị Nguồn: IMA, 2019 Nhóm năng lực Năng lực cần thiết • Lập kế hoạch chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược • Phân tích và ra quyết định • Quản trị chi phí chiến lược Chiến lược, lập kế hoạch • Quyết định vốn đầu tư và tổ chức thực hiện • Quản lý rủi ro DN • Lập ngân sách và Dự báo • Tài chính DN • Quản trị hiệu quả hoạt động • Kiểm soát nội bộ • Lưu trữ hồ sơ tài chính • Chi phí kế toán Báo cáo và kiểm soát • Lập Báo cáo Tài chính • Phân tích Báo cáo Tài chính • Tuân thủ và Lập kế hoạch thuế • Báo cáo tích hợp 516
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Hệ thống thông tin Công nghệ và phân tích • Quản trị dữ liệu • Phân tích dữ liệu • Trực quan hóa dữ liệu • Kiến thức cụ thể của ngành Nhạy bén trong kinh doanh • Kiến thức hoạt động • Quản lý chất lượng và cải tiến liên tục và vận hành DN • Quản lý dự án • Kỹ năng giao tiếp Lãnh đạo • Tạo động lực và truyền cảm hứng cho người khác • Hợp tác, làm việc theo nhóm và quản lý mối quan hệ • Thay đổi cách quản lý • Quản trị xung đột • Đàm phán • Quản lý tài năng • Hành vi đạo đức nghề nghiệp Giá trị và đạo đức nghề nghiệp • Nhận biết và giải quyết các hành vi phi đạo đức • Yêu cầu pháp lý và quy định Nguồn: IMA, 2019 - Khung năng lực của nghề kế toán quản trị Có thể nhận thấy, khung năng lực KTQT đặt ra yêu cầu đối với KTQT không chỉ có kiến thức chuyên môn (bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị, các quy định pháp luật, sự hiểu biết về kinh tế, chất lượng, kiểm soát, quản trị, rủi ro, công nghệ thông tin) mà còn phải còn có cả năng lực quản lý (khả năng lãnh đạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề) và các kỹ năng cần thiết khác như: Nghiên cứu và điều tra, kiểm soát; thu thập và phân tích dữ liệu; giải quyết vấn đề, sử dụng máy tính hỗ trợ kỹ thuật KTQT; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản trị thay đổi… Đây là các kỹ năng không thể thiếu giúp KTQT đạt được mục tiêu và hiệu quả công việc. 4. Thực trạng đào tạo KTQT tại các trường đại học hiện nay Xu hướng hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu về khả năng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu thực hành nghề nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm về kỹ năng nghề nghiệp kế toán do Tucker & Lowe (2014), MD Shields (1997), Barac (2009), Burrit và cộng sự (2010), Sharma & Kelly, (2015), Kavanagh & Drennan (2008), Jacking &de Lange (2009), Marshall và cộng sự (2010), Low & cộng sự (2016) thực hiện ở một số nước như Mỹ, Úc, Neweland và cho thấy, các sinh viên ra trường thiếu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng chờ đợi hoặc các nhà tuyển dụng mất khoảng 2 – 3 năm để đào tạo một người học vừa ra trường. Nghiên cứu của Bowden & Masters (1993), Khaled Abed Hutaibat (2012) cho rằng khoảng cách này ngày càng lớn trước sự phát triển của xã hội và công nghệ. Thực tế hiện nay, do thiếu nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, tin học văn phòng., khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế đối với các sinh viên ra trường chưa cao, đặc biệt là khả năng thích ứng với những yêu cầu của môi trường làm việc chuyên nghiệp, theo đó, cơ hội nghề nghiệp chưa được mở rộng. Nhận thức được thực trạng đào tạo và yêu cầu nhân lực kế toán của Việt Nam trong xu hướng 517
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hội nhập. Các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, với tư duy đào tạo những gì mà xã hội cần chứ không đào tạo dựa trên những gì mình có thông qua việc không ngừng đổi mới từ chương trình đào tạo đến học liệu và phương pháp đào tạo cũng như tổ chức quá trình đào tạo, cụ thể như sau: • Về chương trình đào tạo: Kế toán là chuyên ngành được đào tạo tại nhiều trường đại học ở cả khối kinh tế và kỹ thuật. Chuyên ngành này thường thu hút số lượng sinh viên tuyển sinh có chất lượng tốt, bởi định hướng nghề nghiệp cụ thể và cơ hội việc làm đa dạng, dễ dàng sau khi tốt nghiệp. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương, 2020 có khoảng 7000 sinh viên ngành kế toán đang được tuyển sinh hàng năm tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó, hầu hết chương trình đào tạo tại các trường này có học phần/môn học kế toán nhằm trang bị kiến thức nền tảng về kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng; nhóm các học phần trang bị kiến thức đáp ứng khung năng lực KTQT - các học phần này luôn được xác định là học phần bắt buộc, quan trọng trong chương trình đào tạo. Kết quả khảo sát của Đặng Thị Huyền Hương, 2020, có 80% các trường có học phần KTQT nâng cao (Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Kinh tế HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Đại học Công nghiệp, Học viện Ngân hàng ….), một số trường có thiết kế các học phần khác như: Quản trị hiệu quả hoạt động, kiểm soát quản lý, kế toán chi phí, hệ thống thông tin KTQT và KTQT chiến lược (Đặng Thị Huyền Hương, 2020). Hiện nay, bên cạnh khung chương trình đào tạo kế toán truyền thống, các cơ sở giáo dục đại học đã hiện đại hóa chương trình đào tạo theo hướng kết hợp lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế và tăng cường khả năng ngoại ngữ trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; ứng dụng các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế đưa vào chương trình giảng dạy một số môn học của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế ACCA. ICEAW CPA Úc… (chương trình kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế). Tuy nhiên, nội dung chương trình đào tạo nói chung và nội dung các học phần đáp ứng khung năng lực KTQT nói riêng tại hầu hết các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán còn có một số hạn chế cụ thể sau: - Chương trình đào tạo tập trung quá nhiều vào kiến thức chuyên môn và việc trau dồi năng lực chuyên môn trong khi đó bỏ qua các kỹ năng nghề nghiệp và các giá trị nghề nghiệp. Chỉ có một số ít trường nội dung đạo đức được lồng ghép trong chương trình giảng dạy, thậm chí tại một số trường nội dung đạo đức không được đưa vào bất cứ mức độ nào của chương trình đào tạo, mặc dù đạo đức là bắt buộc ở mọi mức độ của nghề kế toán. - Trong chương trình đào tạo ngành kế toán chưa thực sự chú trọng đến các học phần liên quan đến quản trị DN, thiếu hụt các kiến thức về quản lý, quản trị rủi ro, xây dựng chiến lược, công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu. Đây là những kiến thức rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý đối với người làm kế toán KTQT. Hơn nữa, với nền kinh tế toàn cầu hóa, sinh viên kế toán đang phải đối mặt với công việc đa dạng trong tương lai và nhu cầu của xã hội về tài năng kế toán đã không chỉ giới hạn ở kiến thức kế toán mà còn yêu cầu cao hơn đó là nắm được nội hàm của giao dịch kinh tế, có đạo đức nghề nghiệp, giá trị, và thái độ nghề nghiệp, bởi vậy việc các đơn vị đào tạo kế toán kế toán đưa học phần này vào giáo trình cốt lõi là rất quan trọng. - Bên cạnh đó, các nội dung được đào tạo trong các học phần trong lĩnh vực KTQT hiện nay vẫn chủ yếu là các nội dung KTQT truyền thống như chi phí, giá thành, dự toán, các phương pháp 518
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ra quyết định ngắn hạn…Các nội dung này mới chỉ cung cấp những kiến thức nền và căn bản của nhà KTQT mà chưa đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp của các nhà KTQT trong thời đại số và xu hướng hội nhập kinh tế gồm: năng lực phát triển chiến lược, năng lực công nghệ thông tin, năng lực phân tích dữ liệu, quản trị dữ liệu, ra quyết định kinh doanh và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, các trường đại học mới chỉ chú trọng đến phát triển một số kỹ năng năng giao tiếp, ngoại ngữ mà chưa phát triển các kỹ năng quản lý, các kỹ năng quản trị dữ liệu, khai thác và phân tích dữ liệu, mô hình hóa các dữ liệu, kỹ năng quản lý mối quan hệ và tư duy tích cực, năng lực công nghệ thông tin và phân tích, ra quyết định kinh doanh và chuẩn mực đạo đức. Chưa thực sự chú trọng đến đào tạo khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc - kỹ năng mà thực tế đòi hỏi người làm kế toán được trang bị trong bối cảnh nền kinh tế số. • Về học liệu: Chất lượng và sự sẵn có giáo trình và các tài liệu giảng dạy được đánh giá là rất quan trọng cho hầu hết các học phần chuyên ngành kế toán của các cơ sở giáo dục đại học. Đối với các Trường có các chương trình tiên tiến, chương trình tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, một số học phần/môn học ngành chuyên ngành thông thường được giảng dạy theo giáo trình/tài liệu nước ngoài. Giáo trình trong nước về KTQT còn chưa sâu, các nội dung liên quan đến kế toán quản trị, chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu khung năng lực KTQT còn hạn chế, vẫn còn phải cập nhật nhiều hơn để phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới... Học liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngành kế toán chủ yếu được xây dựng dựa trên chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, do Bộ Tài chính ban hành, tập trung nhiều vào kỹ thuật nghiệp vụ, ít được cập nhật, chuẩn hóa theo các tài liệu, chuẩn mực kế toán quốc tế. Các tài liệu còn ít các tình huống thực tiễn tại DN, hạn chế khả năng tư duy, suy luận logic và tư duy phản biện của sinh viên... Một số trường đại học cho biết không có giáo trình riêng cho các môn học liên quan tới quản trị công ty và đạo đức nghề nghiệp. Thư viện của tất cả các trường đại học chưa có bản mới nhất các chuẩn mực quốc tế đầy đủ và hiện hành. Tại một số trường đại học tài liệu giảng dạy một số học phần cơ sở ngành/chuyên ngành kế toán (giảng bằng Tiếng Anh) chủ yếu là bài giảng/giáo án, chưa có giáo trình chuẩn, đôi khi sử dụng giáo trình do các trường biên soạn bằng Tiếng Việt nhưng được chuyển tải và giảng dạy bằng Tiếng Anh nên chưa thực sự phù hợp. • Phương pháp giảng dạy: Mặc dù trong những năm qua, các trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên, vẫn tập trung vào giảng dạy kiến thức chuyên môn và khả năng chuyên môn trong khi bỏ qua vai trò của thực hành giáo dục, dẫn đến nhiều vấn đề như thiếu hiểu biết về kinh nghiệm thực tế, ngắt kết nối nghiên cứu lý thuyết và thực hành kế toán. Công nghệ thông tin được ứng dụng còn hạn chế trong quá trình giảng dạy. Nhiều trường cũng mới chỉ sử dụng các phần mềm kế toán (Ví dụ như Fast, Misa) để giảng dạy mà chưa ứng dụng các phần mềm chuyên sâu về KTQT. Trong quá trình đào tạo kế toán thực hành, với mục tiêu giúp sinh viên làm quen và bổ trợ cho công việc trong tương lai, một số trường đã thiết lập phòng thực hành mô phỏng (phòng kế toán ảo) để vận hành thực hành nghiệp vụ kế toán, tuy nhiên nội dung giảng dạy còn nhàm chán, phạm vi hẹp và hình thức đơn lẻ, ít có sự cộng tác trong các thử nghiệm, sinh viên có xu hướng mô phỏng nhiều vai trò khác nhau từ đầu đến cuối quá trình thực hành, nên hạn chế việc trau dồi khả năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm. • Về tổ chức quá trình đào tạo: Theo cấu trúc chương trình đào tạo, hầu hết sinh viên chỉ được thực hành, tiếp cận thực tế khi thực tập tốt nghiệp cuối khóa; một số trường, DN tham gia hoạt động đào tạo thông qua các giờ báo cáo thực tế trong cấu trúc học phần cốt lõi của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà trường và DN, sự tham gia của các 519
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 DN trong quá trình đào tạo không thường xuyên và chưa thực sự là bộ phận chính yếu của quá trình đào tạo 5. Một số khuyến nghị cho đào tạo chuyên ngành kế toán đáp ứng khung năng lực nghề nghiệp của KTQT Xu hướng hội nhập và thời đại số mang lại sự chuyển biến của toàn nhân loại theo hướng tự động hóa, do đó các yêu cầu năng lực chuyên môn cao trong mỗi ngành nghề là rất cần thiết. Nghề nghiệp kế toán nói chung và nghề KTQT nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. So với trước đây, năng lực của người làm kế toán thay đổi nhiều, đặc biệt là vùng kiến thức quản trị DN, quanr trị rủi ro, kiểm soát. Ngoài ra, người làm kế toán cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin, phân tích và thu thập dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kế toán. Chương trình đào tạo kế toán cần có sự thay đổi cả về ba nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để có được các năng lực đó các trường đại học đào tạo kế toán cần có sự thay đổi cả về ba nội dung này. ❖ Nội dung kiến thức: ➢ Về chương trình đào tạo: Các trường đại học cần tích cực hơn nữa trong việc xây các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp mở rộng giữa các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp Kế toán bao gồm các giai đoạn: (i) xác định phạm vi các yếu tố của chương trình đào tạo cần thiết kế lại; (ii) thiết kế các yếu tố mới và đối chiếu với khung năng lực; và (iii) xây dựng các yếu tố mới của chương trình đào tạo và cập nhật đối chiếu với khung năng lực. Các trường đại học nên có lộ trình bổ sung, cập nhật một số nội dung cụ thể sau: - Các chương trình đào tạo cân nhắc, bổ sung thời lượng giảng dạy các nội dung liên quan đến xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn, quản trị rủi ro, chiến lược định giá sản phẩm, chuyển giá … tăng cường các học phần tự chọn liên quan đến chất lượng quản lý và kiểm soát. Bổ sung và tăng cường các nội dung liên quan đến hệ thống thông tin, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và thông tin tài chính, tự động hóa quy trình (RPA), ERP, các phần mềm kế toán (SAAS), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trong kế toán và phân tích dự báo … - Các cơ sở giáo dục đại học cần dành thời lượng đào tạo phù hợp giúp sinh viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người làm nghề kế toán cũng như thách thức và nguy cơ khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong xu hướng hội nhập. Mặc dù hiện nay một số trường đại học có chuyên ngành kế toán được đào tạo theo định hướng nghề nghiệp của các hiệp hội tổ chức quốc tế đã bắt đầu được đưa vào giảng dạy nội dung này. Tuy nhiên, đối với đa số chương trình đào tạo truyền thống, nội dung này vẫn chưa được bổ sung cập nhật. ➢ Về học liệu: Các trường nên cải thiện chất lượng tài liệu giảng dạy như giáo trình, các nền tảng đào tạo số, các phần mềm giảng dạy kế toán, đây cũng là một nội dung quan trọng trong xây dựng chương trình đào tạo mở rộng. Có thể hình thành các nhóm giảng viên phát triển các tài liệu giảng dạy trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ như lập báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý tài chính, đạo đức nghề nghiệp, v.v). ➢ Về phương pháp giảng dạy: Các trường cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa phương pháp đánh giá kết quả học tập nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Theo quan điểm “lấy sinh viên làm trọng tâm” bằng việc đưa ra các hoạt động nhóm và hoạt động nghiên cứu của sinh viên vào chương trình giảng dạy nhằm tăng cường các cơ hội học tập thực tế cho người học, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. 520
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ❖ Nội dung kỹ năng Ngoài trình độ chuyên môn, một kế toán viên chuyên nghiệp đòi hỏi phải thể hiện được các kỹ năng chuyên môn. Những kỹ năng này bao gồm kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm và tự làm việc, kỹ năng giao tiếp và tổ chức, là những kỹ năng cần thiết để tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phi cấu trúc, đa chiều. Do đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể xây dựng một số học phần kỹ năng riêng biệt hoặc giảng dạy lồng ghép kỹ năng trong các học phần chuyên môn. Để giảng dạy lồng ghép trong các học phần chuyên môn, cần tăng cường xây dựng tình huống trong các học phần, tổ chức giảng dạy theo hướng tích cực, khuyến khích tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động tương tác với người học để phát triển các kỹ năng như kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản trị sự thay đổi, hiểu được giá trị nghề nghiệp, phát triển, kỹ năng quản lý mối quan hệ và tư duy tích cực. Một trong những kỹ năng của KTQT được quan tâm nhất là kỹ năng trong quản trị dữ liệu, khai thác và phân tích dữ liệu, mô hình hóa các dữ liệu để có thể hiểu bản chất cũng như dự đoán về tương lai của DN. Học phần thiết kế phải giúp cho người học rèn luyện kỹ năng tìm kiếm các cơ hội để cải tiến liên tục, xác định các rủi ro liên quan đến thay đổi và điều chỉnh hoạt động kế toán để quản lý rủi ro, duy trì hiệu suất và hiệu quả cá nhân trong môi trường thay đổi và không xác định. Nhà KTQT trong thời đại số không đơn thuần là một người lao động trong DN, mà cần trở thành đối tác của DN, có cùng chung lợi ích và trách nhiệm. Nhà KTQT cần có tầm ảnh hưởng tới cả các đồng nghiệp và đối tác và có ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định của DN. Để làm được điều đó, nhà KTQT cần phát triển tư duy quản trị chiến lược, quản trị rủi ro để từ đó có thể hỗ trợ tổ chức có định hướng phát triển trong môi trường kinh doanh hiện tại trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy, có thể đưa học phần phát triển tư duy chiến lược vào trong nhóm học phần tự chọn hoặc hoặc bổ trợ thêm ngoài chương trình ngoại khóa. ❖ Nội dung về thái độ Các cơ sở giáo dục đại học cần hướng sinh viên theo tư duy đổi mới sáng tạo trong học tập, trong thu nhận kiến thức, chủ động học tập để phát triển khả năng học tập suốt đời bởi các kiến thức chuyên môn là vô hạn, thay đổi không xác định, người học cần trang bị bồi đắp thường xuyên trong quá trình làm việc sau này. Rèn luyện cho sinh viên có thái độ tích cực trong nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt. Ngoài ra, thường xuyên tăng cường sự hợp tác của Nhà trường và DN nhằm hỗ trợ sinh viên trong thời gian tham gia thực tập tại DN, tăng khả năng làm việc thực tế, khả năng tuyển dụng và phát triển của sinh viên. Đồng thời theo cách này công ty được sử dụng lợi thế về công nghệ và các nhân tài của các trường đại học để mở rộng tầm nhìn học thuật và có được thông tin phát triển nghề nghiệp mới nhất; Cần chủ động hợp tác với các đơn vị chuyên môn đào tạo về kế toán của các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo. Thành lập cơ sở thực hành kế toán nhằm đào tạo khả năng giải quyết các vấn đề kế toán thực tế của sinh viên. Thường xuyên mời những chuyên gia Kế toán đến thuyết trình để các bạn sinh viên nắm bắt được những thông tin mới nhất của ngành. Thúc đẩy sự hợp tác của kế toán giáo dục, nghề nghiệp và cộng đồng ngành, xây dựng phương thức giáo dục kế toán mới và nâng cao chất lượng giáo dục kế toán. 6. Kết luận Xu hướng hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ đặt ra 521
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thách thức đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao và yêu cầu khung năng lực nghề nghiệp KTQT thì các cơ sở giáo dục đại học cần xem xét xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành kế toán cho phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra với kế toán trong điều kiện hiện nay cũng như thay đổi phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập cho phù hợp yêu cầu mới. Ngoài ra, người làm KTQT không chỉ phát triển năng lực chuyên môn về kế toán mà còn phải trang bị các kỹ năng quản lý gồm khả năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và các kỹ năng cá nhân khác phục vụ cho công việc đảm bảo cho KTQT hoạt động có hiệu quả, thực hiện được vai trò của KTQT trong tổ chức. 522
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA – IMA (2013), Digital Darwinism: Thriving in the Face of Technology chane, November 2013. www. Accaglobal.com/biigdata. [2] Albrecht, WS. And Sack, R.J, (2000). Accouting education: charting the course through a perilous future, Accounting Education Series,16, Sarasota, Florida American Accounting Association, International Journal, Vol.11 No2, pp.121 – 171. [3] Barac, 2009. Management accounting and financial management knowledge requirements for South African entry-level trainee accountants. South African Journal of Accounting Research .Volume 23, 2009. [4] Burrit và cộng sự, 2017. Water Management Accounting: A Framework for Corporate Practice Journal of Cleaner Production, 2017, doi: 10.1016/j.jclepro. 2017.03.147 [5] Đặng Thị Huyền Hương, 2020. Năng lực nghề nghiệp kế toán quản trị trong thời đại số và yêu cầu đổi mới công tác đào tạo. Tạp chí kế toán & kiểm toán số tháng 6/2020. [6] Erik Strauss, Gerhard Kristandl, Martin John Quinn, 2015. The effects of cloud technology on management accounting and business decision-making. Technical Report · January 2015. https://www.researchgate.net/publication/271504627 [7] IMA (2019) Management Accounting Competencies: Fit for Pupose in a Digital Age? https://www.imanet.org/insights - and - trends/ the future - of – managent – acounting. [8] Kavanagh & Drennan, 2008. Management Accounting: Where From, Where Now, Where To? Journal of Management Accounting Research 2008. [9] Khaled Abed Hutaibat, 2008. Interest in the Management Accounting Profession: Accounting Students’ Perceptions in Jordanian Universities. Asian Social Science, Vol. 8, No. 3; March 2012 [10] Langfield-Smith, 2008. Strategic management accounting: how far have we come in 25 years? Accounting, Auditing & Accountability Journal ISSN: 0951-3574. 15 February 2008. https://www.emerald.com/insight/publication/issn/0951-3574 [11] Marshall và cộng sự, 2011. An exploratory study of management accounting practices in manufacturing companies in Barbados. International Journal of Business and Social Science Vol. 2 No.10; June 2011 [12] Raef Lawson và cộng sự, 2019. New competencies for management accountants. Strategic finance. March 2019 [13] Sharma & Kelly, 2015. The changing role of accounting education and management control systems in the age of sustainability . Journal of Critical Accounting, 2015 [14] Tucker & Lowe, 2014. An investigation of the research-practice gap in management accounting. Accounting, Auditing & Accountability Journal. 26 February 2014. [15] Ye Songqin & Huang Jin, 2019. How to build the management accounting talents training model based on diversified needs. Advances in Social Science, Education and Humanities Research (ASSEHR), volume 314 4th. 523
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2