intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và tích hợp năng lực công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Năng lực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và tích hợp năng lực công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán" gợi ý một số giải pháp cải tiến chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam theo hướng tích hợp công nghệ. Nhằm đạt được mục tiêu tích hợp năng lực công nghệ nói chung vào chương trình đào tạo kế toán, phần tiếp theo giới thiệu về các năng lực cốt lõi hay kết quả đầu ra mong đợi của ngành kế toán (bao gồm cả chuyên ngành kiểm toán). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và tích hợp năng lực công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ TÍCH HỢP NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PROFESIONAL COMPETENCIES AND INTEGRATING INFORMATION TECHNOLOGY COMPETENCE IN ACCOUNTING AND AUDITING PROGRAM TS. Nguyễn Phước Bảo Ấn, TS. Phạm Trà Lam Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tồn tại nhu cầu cải tiến chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Dựa vào các nghiên cứu về chương trình đào tạo kế toán và yêu cầu của Hiệp hội các trường đại học kinh doanh quốc tế (Association to Advance Collegiate Schools of Business International – AACSB), nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát người học ngành kế toán và người sử dụng lao động để đánh giá các năng lực cần thiết trong chương trình đào tạo kế toán. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá thực trạng và nhu cầu tích hợp năng lực công nghệ vào chương trinh đào tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp, và năng lực CNTT cần được quan tâm đầu tiên khi thiết kế chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán. Mặc dù các năng lực công nghệ đã được tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam nhưng tỷ lệ tích hợp năng lực công nghệ là không cao và cần bổ sung nhiều năng lực công nghệ mới. Các kết quả nghiên cứu gợi mở những cách thức cải tiến chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Từ khóa: Năng lực công nghệ thông tin (CNTT), chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán, Việt Nam ABSTRACT In the fourth industrial revolution context, the demand of improving accounting and auditing programs has increased because of the labor market’ requirements. Based on requirements of the Association to Advance Collegiate Schools of Business International (AACSB) and other empirical research, this study conducted a survey of accounting students and employers to assess the necessary competencies which accountants and autitors should get. We also focused on the status as well as need of integrating information technology (IT) competencies into the program. The findings show that competencis comprising professional ethics and attitudes, and IT should be considered as a significant criterion as designing accounting and auditing programs in higher education. Although IT capabilities have been integrated in accounting programs, the rate of IT capacity integration is not high and many new IT capabilities need to be added. The research results suggest approachs to improve accounting and auditing programs in Vietnam. Keywords: information technology (IT) competence, accounting and auditing program (accounting programe), Vietnam 1102
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Trong bối cảnh CNTT phát triển hiện nay, sự phức tạp của các vấn đề đương đại thường liên quan đến kiến thức đa ngành, liên ngành, từ nhiều lĩnh vực khác nhau; và tác động của mạng máy tính, dữ liệu, hệ thống thông tin đã ảnh hưởng đến nghề nghiệp kế toán, đòi hỏi các kế toán viên cần có các kiến thức, năng lực phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội mới. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa vấn đề công nghệ và kế toán phải được thu hẹp. Các chuyên gia CNTT nếu được đào tạo về kế toán và kiểm toán sẽ giúp thu hẹp khoảng cách. Đồng thời, chuyên viên kế toán và kiểm toán cần hiểu về cách thức hoạt động của công nghệ để có thể đưa ra các đề xuất cho các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho hệ thống kế toán - giúp thu hẹp khoảng cách này (Hoffman, 2019). Từ góc độ nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thay đổi cách các doanh nghiệp hoạt động vì vậy chuyên viên kế toán và kiểm toán cần phải thích nghi để duy trì sự phát triển. Việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng cần thay đổi để chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên mới tốt nghiệp và hỗ trợ đào tạo lại các chuyên viên kế toán và kiểm toán hiện tại để phù hợp với công nghệ mới cũng như các thay đổi về thực hành, thủ tục và quy trình do ứng dụng công nghệ mới (Hoffman, 2019). Điều này đòi hỏi các trường đại học cần tích hợp năng lực số hay năng lực công nghệ vào chương trình đào tạo kế toán12. Theo Sledgianowski và cộng sự (2017), trong thời đại số, tồn tại một động lực mới để chuyên viên kế toán và kiểm toán hiểu về dữ liệu lớn (big data) và phân tích kinh doanh/ phân tích dữ liệu (business analytic/ data analytic), vì vậy, các chương trình đào tạo về kế toán cần tích hợp các chủ đề này. Dữ liệu lớn mô tả các bộ dữ liệu chứa khối lượng dữ liệu có cấu trúc khác nhau mà hệ thống thông tin (HTTT) và công nghệ truyền thống không đủ để xử lý và phân tích (Cao, Chychyla, & Stewart, 2015; Vasarhelyi, Kogan, & Tript, 2015; Warren, Moffitt, & Byrnes, 2015). Cụ thể, dữ liệu lớn thường được đặc trưng bằng bốn đặc điểm sau: (i) khối lượng (khối lượng dữ liệu lớn), tính xác thực (dữ liệu từ các nguồn khác nhau làm tăng khả năng không chắc chắn của dữ liệu), tốc độ (phân tích dữ liệu theo dòng) và sự đa dạng (phân tích các loại dữ liệu khác nhau gồm dữ liệu có cấu trúc dữ liệu, bán cấu trúc và không cấu trúc) (Zhang, Yang, & Appelbaum, 2015). Phân tích kinh doanh là hệ thống công nghệ và thông tin cho phép phân tích và báo cáo dữ liệu lớn trong doanh nghiệp bằng các kỹ thuật phân tích khác nhau (Sledgianowski và cộng sự, 2017). Các công ty và hiệp hội kế toán chuyên nghiệp khuyến nghị rằng dữ liệu lớn, công nghệ và HTTT nên được tích hợp vào các khóa học kế toán để cung cấp cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết nhằm thích nghi với môi trường tập trung vào dữ liệu. Pricewaterhouse Coopers (2015) đề xuất rằng phân tích dữ liệu lớn liên quan đến những năng lực cần thiết trong kiểm toán, thuế, quản lý rủi ro và tư vấn. Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (American Accounting Association – AAA) đã hỗ trợ cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong việc khám phá dữ liệu lớn và phân tích, bằng cách tổ chức các hội thảo về dữ liệu lớn (Sledgianowski và cộng sự, 2017). Hiệp hội các trường đại học kinh doanh quốc tế (AACSB) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp dữ liệu lớn và phân tích kinh doanh vào chương trình giảng dạy kế toán. Cụ thể, một tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo kế toán là AACSB A7 (năm 2013) chỉ ra rằng các chương trình cấp bằng kế toán được AACSB công nhận nên bao gồm các mục tiêu học tập để phát triển các kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc tích hợp CNTT vào kế toán và kinh doanh. Điều này bao gồm việc tạo, chia sẻ 12 Các tài liệu về chương trình đào tạo tại nước ngoài chỉ dùng thuật ngữ chương trình đào tạo kế toán để ngụ ý cho chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán, vì vậy, bài viết này chấp nhận thuật ngữ chương trình đào tạo kế toán 1103
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và báo cáo dữ liệu, cũng như khai thác và phân tích dữ liệu (AACSB, 2013). Trong những năm gần đây, các học giả và các tổ chức tiếp tục kêu gọi tích hợp năng lực HTTT và công nghệ vào chương trình giảng dạy kế toán (ví dụ: AAA, 1986; AECC, 1990; AICPA, 1996; Behn et al., 2012; AACSB, 2013; Lawson et al., 2014). Apostolou, Dorminey, Hassell và Rebele (2014) đề xuất rằng các nhà giáo dục tập trung mô tả và nghiên cứu kiến thức chung về hệ thống thông tin kế toán (AIS) cho các chuyên ngành kế toán và rằng các chủ đề AIS nên được tích hợp trong toàn bộ chương trình đào tạo theo cách kết hợp các chủ đề. Xuất phát từ nhu cầu học công nghệ và phân tích dữ liệu cho ngành kế toán (Behn et al., 2012; AACSB, 2014; PwC, 2015a; Ballou et al., 2018), cùng với những khuyến cáo cần tích hợp các kỹ năng này vào chương trình giảng dạy kế toán (Lawson et al., 2014; Griffin & Wright, 2015; Sledgianowski, Gomaa, & Tan, 2017), chúng tôi tiến hành khảo lược các nghiên cứu về thực trạng tích hợp năng lực công nghệ trong chương trình đào tạo kế toán hiện tại và kỳ vọng/ cách thức kết hợp năng lực công nghệ vào chương trình đào tạo kế toán. Thông qua việc khảo lược nhu cầu của hai bên liên quan trực tiếp đó là người học và người sử dụng lao động, bài viết này gợi ý một số giải pháp cải tiến chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam theo hướng tích hợp công nghệ. Nhằm đạt được mục tiêu tích hợp năng lực công nghệ nói chung vào chương trình đào tạo kế toán, phần tiếp theo giới thiệu về các năng lực cốt lõi hay kết quả đầu ra mong đợi của ngành kế toán (bao gồm cả chuyên ngành kiểm toán). 2. Năng lực cốt lõi của chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán Lawson và cộng sự (2014) mô tả một khuôn mẫu kết quả học tập dựa trên năng lực tích hợp cần thiết để sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thành công. Khuôn mẫu này phân loại ba năng lực cốt lõi gồm năng lực kế toán, năng lực nền tảng và năng lực quản lý mở rộng (Bảng 1). Bảng 1. Khuôn mẫu năng lực tích hợp trong đào tạo kế toán của Lawson và cộng sự (2014) Năng lực kế toán Năng lực nền tảng Năng lực quản lý mở rộng • Báo cáo và phân tích cho đối tượng • Giao tiếp • Khả năng lãnh đạo bên ngoài • Phương pháp định • Đạo đức • Lập kế hoạch, phân tích và kiểm soát lượng • Quản lý và cải tiến quy • Thuế, tuân thủ luật và lập kế hoạch • Tư duy phân tích và trình • Hệ thông thông tin giải quyết vấn đề • Quản trị, rủi ro và tuân • Đảm bảo/ an toàn và kiểm soát nội bộ • Hợp tác thủ • Giá trị nghề nghiệp, đạo đức và thái độ • Công nghệ • Năng lực kinh doanh cốt lõi bổ sung Các năng lực kế toán, “cho phép kế toán viên tích hợp các phương pháp quản lý và phân tích, được hỗ trợ bởi công nghệ, để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược của mình một cách thành công” (Lawson và cộng sự, 2014). Những năng lực này thường được giảng dạy trong các khóa học/ môn học bắt buộc như nguyên lý kế toán, kế toán tài chính; kế toán chi phí và kế toán quản trị; AIS; kiểm toán; và thuế. Mặc dù, nhiều HTTT, chẳng hạn như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning - ERP), ngôn ngữ báo cáo doanh nghiệp mở rộng (eXtensible Business Reporting Language - XBRL), tìm kiếm và truy xuất thông tin (information search and retrieval) và khai thác dữ liệu (data mining) có thể được đề cập trong khóa học AIS, Sledgianowski và cộng (2017) đề xuất các năng lực này cần được tích hợp trong toàn bộ chương trình đào tạo kế toán. 1104
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Năng lực nền tảng của chương trình đào tạo kế toán gồm các năng lực giao tiếp, sử dụng phương pháp định lượng, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực công nghệ. Năng lực công nghệ được xem là năng lực nền tảng của nghề nghiệp kế toán và kiểm toán bao gồm các kết quả đầu ra mong đợi như kiến thức về mô hình bảng tính/ excel; sử dụng công nghệ để truy cập dữ liệu lớn nhằm phân tích tài chính; sử dụng các công nghệ truyền thông (như trực quan hóa dữ liệu tương tác); kiến thức về thiết kế HTTT; kiến thức về thiết kế HTTT và dữ liệu lớn (bao gồm phần cứng và phần mềm cho phép chúng vận hành/ hoạt động); và các vấn đề liên quan như an ninh máy tính và hoạt động liên tục (Lawson và cộng sự, 2014). Năng lực quản lý mở rộng yêu cầu người học ngành kế toán cần đạt được những năng lực như khả năng lãnh đạo, đạo đức nghề nghiệp, quản lý và cải tiến quy trình kinh doanh, quản trị, rủi ro và tuân thủ và các năng lực kinh doanh cốt lõi bổ sung (Lawson và cộng sự, 2014). 3. Khảo sát về nhu cầu tích hợp năng lực công nghệ trong đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam Nhằm đánh giá thực trạng tích hợp năng lực công nghệ trong chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam, nghiên cứu của Lawson và cộng sự (2014) và Andiola và cộng sự (2020) được sử dụng làm cơ sở hình thành câu hỏi khảo sát của nghiên cứu này. Dựa vào tiêu chuẩn A7 của AACSB, Andiola và cộng sự (2020) đã tiến hành khảo sát người quản lý bộ phận kế toán tại các tổ chức của Hoa Kỳ về những trải nghiệm của họ trong tích hợp công nghệ vào chương trình đào tạo bao gồm: quan điểm của họ về tình trạng và thách thức trong tích hợp công nghệ vào chương trình đào tạo và đề xuất chương trình đào tạo mới. Kết hợp năng lực tích hợp trong đào tạo kế toán của Lawson và cộng sự (2014) và nghiên cứu của Andiola và cộng sự (2020), chúng tôi phát triển bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu về năng lực cần thiết của người làm kế toán trong kỷ nguyên số. Bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đến các đối tượng khảo sát là những bên liên quan trực tiếp đến chương trình đào tạo kế toán. Các đối tượng khảo sát gồm người đang học, đã học và sẽ học ngành kế toán, người thân của họ và người sử dụng lao động tốt nghiệp từ ngành kế toán. Bảng 2 trình bày các số liệu thống kê mẫu nghiên cứu (phụ lục 1 và 2 thể hiện thông tin chi tiết của mẫu nghiên cứu). Các kết quả khảo sát thực trạng ba nhóm năng lực gồm năng lực kế toán, năng lực nền tảng và năng lực quản lý mở rộng mà các bên liên quan kỳ vọng sẽ đạt được từ chương trình đào tạo kế toán được trình bày cụ thể tại bảng 3. Bảng 3 cho thấy cả ba nhóm năng lực đều được xem là cần thiết ở mức độ 6/ 7 đối với chương trình đào tạo kế toán. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ ưu tiên của các nhóm năng lực giữa nhóm người học và nhóm người sử dụng lao động. Trong khi người học ưu tiên nhóm năng lực kế toán hàng đầu thì ở nhóm người sử dụng lao động, nhóm năng lực được xem là quan trọng nhất là năng lực nền tảng. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, cả người học và người sử dụng lao động có nhu cầu cao nhất đối với năng lực đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp. Cả hai nhóm đối tượng khảo sát đều cho rằng năng lực toán và thống kê trong kinh doanh không đóng vai trò quan trọng. Năng lực sử dụng công nghệ đều được xem là quan trọng với người học và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của năng lực này đối với người sử dụng lao động là cao hơn nhóm người học, điều này chứng tỏ người sử dụng lao động có những quan điểm lệch nhau nhiều xung quanh điểm trung bình. Bảng 2. Thống kê mẫu nghiên cứu 1105
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Người học 207 82.5% Người có nhu cầu học ngành kế toán 3 1.4% Người đang học ngành kế toán 197 95.2% Người đã học ngành kế toán 6 2.9% Người thân của của người sẽ, đang và 1 0.5% đã học ngành kế toán Người sử dụng lao động 44 17.5% Bảng 3. Kết quả khảo sát năng lực kỳ vọng từ chương trình đào tạo kế toán Độ lệch Tối thiểu Tối đa Trung bình chuẩn Năng lực ngành kế toán (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Năng lực kế toán 1 1 7 7 6.44 5.91 0.83 1.29 Lập báo cáo và phân tích báo cáo cho 1 1 7 7 6.46 5.84 .939 1.430 KT1 các đối tượng bên ngoài KT2 Lập kế hoạch, phân tích và kiểm soát 3 2 7 7 6.49 5.57 .812 1.561 KT3 Quản trị thuế và tuân thủ luật thuế 3 1 7 7 6.38 6.30 .844 1.112 Quản lý dữ liệu, phát triển và kiểm soát 4 1 7 7 6.29 5.59 .900 1.530 KT4 hệ thống thông tin KT5 Kiểm soát nội bộ và dịch vụ đảm bảo 3 4 7 7 6.25 5.39 .906 1.543 Đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên 4 4 7 7 6.73 6.80 .593 .553 KT6 nghiệp Năng lực nền tảng 1 1 7 7 6.29 6.01 0.87 1.06 N1 Giao tiếp hiệu quả 1 1 7 7 6.29 6.32 .998 .934 N2 Toán và thống kê trong kinh doanh 3 1 7 7 5.78 5.11 1.050 1.466 N3 Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề 4 4 7 7 6.49 6.02 .756 1.191 N4 Làm việc nhóm 4 4 7 7 6.25 6.25 .911 .839 N5 Sử dụng công nghệ 3 1 7 7 6.61 6.34 .650 .861 Năng lực quản lý mở rộng 1 1 7 7 6.18 5.74 0.99 1.35 QL1 Lãnh đạo 1 1 7 7 5.90 5.32 1.068 1.427 QL2 Đạo đức và trách nhiệm xã hội 1 1 7 7 6.45 6.32 .885 1.177 QL3 Quản lý và cải tiến quy trình 1 1 7 7 6.16 5.66 1.011 1.397 QL4 Quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ 1 1 7 7 6.22 5.68 .983 1.394 (1) Người học; (2) Người sử dụng lao động Hình 1 và hình 2 thể hiện các năng lực cần bổ sung cho chương trình đào tạo kế toán từ quan điểm của người học và người sử dụng lao động. 1106
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 1. Quan điểm của người sử dụng lao động về năng lực cần bổ sung cho chương trình đào tạo kế toán Hình 2. Quan điểm của người học về năng lực cần bổ sung cho chương trình đào tạo kế toán Các năng lực khác cần bổ sung trong chương trình đào tạo bao gồm: quản trị tài chính, đầu tư, quản trị nguồn nhân lực, vận hành, marketing, luật kinh doanh và mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Năng lực cần bổ sung nhất được cả hai nhóm người học và người sử dụng lao động đồng tình là năng lực quản trị tài chính. Đối với năng lực CNTT, ba nhóm kiến thức và kỹ năng gồm dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (big data and data analysis), gian lận và điều tra gian lận kế toán trong môi trường CNTT và công nghệ tài chính (Fintech) được kỳ vọng bổ sung vào chương trình đào tạo nhiều nhất. Các năng lực CNTT khác cần được thêm vào chương trình gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) và điện toán đám mây (hình 3 và 4). Hình 3. Quan điểm của người sử dụng lao động về năng lực CNTT cần bổ sung cho chương trình đào tạo kế toán 1107
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 4. Quan điểm của người học về năng lực CNTT cần bổ sung cho chương trình đào tạo kế toán Đánh giá chi tiết cho chương trình đào tạo kế toán hiện tại về tích hợp năng lực CNTT, các kết quả khảo sát người học cho thấy chỉ một vài môn học đã tích hợp năng lực CNTT, với tỷ lệ khảo sát cao nhất là 54,1%. Tỷ lệ tương ứng 30,9% và 6,3% người khảo sát phát biểu rằng năng lực CNTT được tích hợp trong phần lớn các môn học và trong tất cả các môn học. 7,2% cho rằng chỉ có một môn học được tích hợp CNTT trong chương trình đào tạo kế toán. Hình 5 thể hiện số lượng người khảo sát đánh giá các môn học đã được tích hợp năng lực CNTT trong chương trình đào tạo hiện tại của ngành kế toán, cho thấy hai môn AIS và Thực hành HTTTKT đã tích hợp năng lực CNTT cao nhất so với các môn học khác như kế toán tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán quản trị, kiểm toán, kế toán máy, phân tích hoạt động kinh doanh và thuế. Ngoài ra, kết quả khảo sát cụ thể cho môn học AIS cho thấy 95.2% phát biểu rằng môn học này là bắt buộc trong chương trình đạo tạo kế toán. Kiểm toán 38 Kế toán máy 40 Thực hành hệ thống thông tin kế… 120 Hệ thống thông tin kế toán 166 Thuế 31 Tài chính doanh nghiệp 57 Phân tích hoạt động kinh doanh 37 Kế toán quản trị 51 Kế toán tài chính 67 0 50 100 150 200 Hình 5. Các môn học đã được tích hợp năng lực CNTT trong chương trình đào tạo kế toán Bảng 4 trình bày số liệu về những công nghệ đã hoặc sẽ được học trong chương trình đào tạo kế toán được người học trả lời. Kết quả cho thấy, trong khi bảng tính điện tử như Excel là công cụ được học nhiều nhất, các ngôn ngữ vấn tin và lập trình như R hay SQL và XBRL gần như người học không được học. Các công nghệ khác gồm phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (ví dụ, Access), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (ví dụ, SAP), phần mềm nghiên cứu thuế và kế toán (ví dụ, FASB Codification), phần mềm kiểm toán (ví dụ, ACL, IDEA) và công nghệ phân tích và thông minh kinh doanh (Business intelligence and analytics technology, ví dụ: Tableau) đã được 1108
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giảng dạy cho người học ngành kế toán nhưng không nhiều. Bảng 4. Các công nghệ đã hoặc sẽ được học trong chương trình đào tạo kế toán Công nghệ Số lượng Tỷ lệ (%) Bảng tính điện tử (ví dụ, Excel) 174 84.1 Công nghệ phân tích và thông minh kinh doanh (Business 38 18.4 intelligence and analytics technology, ví dụ: Tableau) Phần mềm nghiên cứu thuế và kế toán (như FASB Codification) 54 26.1 Phần mềm kiểm toán (ví dụ, ACL, IDEA) 47 22.7 Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (ví dụ, Access) 78 37.7 Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (ví dụ, SAP) 67 32.4 Ngôn ngữ vấn tin và lập trình (ví dụ, R, SQL) 13 6.3 XBRL 11 5.3 Khác (như SPSS, thư điện tử) 10 4.8 4. Thảo luận về đổi mới chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán tại Việt Nam theo hướng tích hợp công nghệ 4.1. Năng lực cần tích hợp trong chương trình đào tạo Kết quả khảo sát những năng lực cần tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán cho thấy mức độ ưu tiên các năng lực cần tích hợp giữa hai nhóm người học và người sử dụng lao động không có sự khác biệt quá nhiều. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong quan điểm của hai nhóm đối tượng này về năng lực quan trọng nhất cần tích hợp. Chúng tôi cho rằng, chương trình đào tạo kế toán là nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, vì vậy, các năng lực cần thiết đào tạo cho người học ngành kế toán nên tiếp cận từ quan điểm của người sử dụng lao động. Bảng 5 tổng hợp các năng lực cần tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam theo mức độ ưu tiên từng năng lực. Những năng lực được ưu tiên gồm năng lực đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp và các năng lực như sử dụng công nghệ, giao tiếp hiệu quả, đạo đức và trách nhiệm xã hội, và quản trị thuế và tuân thủ luật thuế cần được gia tăng thời lượng trong chương trình đào tạo. Các năng lực gồm kiểm soát nội bộ và dịch vụ đảm bảo, lãnh đạo và uoán và thống kê trong kinh doanh thuộc nhóm năng lực được ưu tiên thấp nhất nhưng vẫn cần thiết tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán bởi điểm trung trình của nhóm năng lực này là 5/7 điểm. Bảng 5. Năng lực cần tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam Nhóm Năng lực 1 Đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp 2 Sử dụng công nghệ Giao tiếp hiệu quả Đạo đức và trách nhiệm xã hội Quản trị thuế và tuân thủ luật thuế 3 Làm việc nhóm Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề 1109
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4 Lập báo cáo và phân tích báo cáo cho các đối tượng bên ngoài Quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ Quản lý và cải tiến quy trình Quản lý dữ liệu, phát triển và kiểm soát hệ thống thông tin Lập kế hoạch, phân tích và kiểm soát 5 Kiểm soát nội bộ và dịch vụ đảm bảo Lãnh đạo Toán và thống kê trong kinh doanh Ngoài các năng lực được sắp xếp theo trình tự ưu tiên tại bảng 5, người học và người sử dụng lao động đề xuất cần bổ sung các năng lực sau vào chương trình đào tạo kế toán: quản trị tài chính, luật kinh doanh, đầu tư, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, vận hành và marketing. Khám phá từ nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh ngày nay, người sử dụng lao động kỳ vọng rằng người lao động tốt nghiệp ngành kế toán phải có các năng lực tổng hợp về tài chính, quản trị và marketing để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, các chương trình đào tạo kế toán cần chú ý về việc bổ sung các môn học hoặc tích hợp các năng lực này vào các môn học hiện tại để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. 4.2. Tích hợp năng lực công nghệ trong chương trình đào tạo Theo kết quả tổng hợp tại bảng 5, năng lực sử dụng công nghệ được ưu tiên ở nhóm thứ hai và là nhu cầu lớn của thị trường lao động đối với người tốt nghiệp từ chương trình đào tạo kế toán. Tuy nhiên, với chương trình đào tạo hiện tại của ngành kế toán có đến 54,1% người học đánh giá rằng chỉ có một bài môn học trong chương trình là đã tích hợp năng lực công nghệ. Đồng thời, các kết quả khảo sát cho thấy thấy hai môn AIS và thực hành AIS đã tích hợp năng lực CNTT nhiều nhất so với các môn học khác (KTTC, tài chính doanh nghiệp, kế toán quản trị, kiểm toán, kế toán máy, phân tích hoạt động kinh doanh và thuế). Hiện tại, các công nghệ đã được tích hợp trong chương trình đào tạo kế toán bao gồm Excel, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (ví dụ, Access), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (ví dụ, SAP), phần mềm nghiên cứu thuế và kế toán (ví dụ, FASB Codification), phần mềm kiểm toán (ví dụ, ACL, IDEA) và công nghệ phân tích và thông minh kinh doanh (Business intelligence and analytics technology, ví dụ: Tableau). Tuy nhiên, ngoại trừ excel được giảng dạy nhiều nhất, các công cụ còn lại chỉ được giảng dạy rất ít. Đặc biệt, các ngôn ngữ vấn tin và lập trình (như R hay SQL), XBRL, SPSS và thư điện tử gần như chưa được tích hợp trong chương trình đào tạo ngành kế toán. Trong khi các công cụ này hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ người làm nghề kế toán đạt được thành công trong nghề nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đề xuất tăng thời lượng giảng dạy các công cụ sau vào chương trình đào tạo kế toán (sắp xếp theo trình tự ưu tiên công cụ cần tăng thời lượng): • Các ngôn ngữ vấn tin và lập trình (như R hay SQL) • XBRL • SPSS và thư điện tử • Công nghệ phân tích và thông minh kinh doanh (Business intelligence and analytics technology, ví dụ: Tableau) • Phần mềm kiểm toán (ví dụ, ACL, IDEA) 1110
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Phần mềm nghiên cứu thuế và kế toán (ví dụ, FASB Codification) • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (ví dụ, SAP) • Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (ví dụ, Access) Các kết quả khảo sát người lao động và người học đều cho thấy các năng lực công nghệ cần tích hợp thêm trong chương trình đào tạo là khá tương đồng nhau. Các năng lực công nghệ cụ thể cần bổ sung vào chương trình đào tạo kế toán theo trình tự ưu tiên gồm: • Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (big data and data analysis) • Gian lận và điều tra gian lận kế toán trong môi trường CNTT • Công nghệ tài chính (Fintech) • Điện toán đám mây • Công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) Những năng lực công nghệ trên có thể được tích hợp trong các môn học hiện hành của chương trình đào tạo hoặc được thêm vào bằng cách bổ sung môn học mới. Thông qua việc khảo lược các nghiên cứu về tích hợp năng lực công nghệ trong chương trình đào tạo kế toán, chúng tôi nhận thấy, các môn học hiện tại của ngành kế toán có thể tích hợp được năng lực công nghệ bằng một số giải pháp như tăng lượng kiến thức về công nghệ hay sử dụng công nghệ làm công cụ giao tiếp giữa giảng viên và người học. 5. Tổng hợp giải pháp tích hợp năng lực công nghệ trong các môn học chính của chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán Phần này tổng hợp cách thức tích hợp năng lực công nghệ vào các học phần bắt buộc hiện có của ngành kế toán (bao gồm KTTC, kế toán quản trị và kế toán chi phí, kiểm toán, AIS và thuế) gắn liền với các năng lực cốt lõi cần đạt được của sinh viên ngành kế toán (Bảng 6). 1111
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 6. Tổng hợp cách thức tích hợp năng lực công nghệ trong các môn học cơ bản của ngành kế toán Nội dung tích hợp Năng lực kế toán Năng lực nền tảng Năng lực quản lý mở rộng Học phần KTTC Sử dụng excel để ghi nhật ký Báo cáo và phân tích cho đối Phương pháp định lượng tượng bên ngoài Công nghệ Hệ thông thông tin Giới thiệu về khái niệm XBRL và làm thế nào Báo cáo và phân tích cho đối Phương pháp định lượng Quản trị, rủi ro và tuân XBRL trở thành ngôn ngữ chung cho việc truyền tượng bên ngoài Tư duy phân tích và giải thủ tải dữ liệu tài chính; Sử dụng phần mềm lập bản đồ quyết vấn đề XBRL để chủ động tìm hiểu cách BCTC và thuyết Công nghệ minh BCTC và quy trình tạo tập tin dữ liệu tương tác để gửi SEC Sử dụng phần mềm cụ thể/ công nghệ mới để xem Báo cáo và phân tích cho đối Phương pháp định lượng và phân tích dữ liệu XBRL (ví dụ: idaciti) tượng bên ngoài Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề Công nghệ Quy trình truy xuất dữ liệu XBRL và nhập dữ liệu Báo cáo và phân tích cho đối Công nghệ vào phần mềm bảng tính để xem và phân tích thêm tượng bên ngoài Sử dụng phần mềm ERP: chuẩn bị báo cáo về chuỗi Hệ thông thông tin giá trị và quy trình kinh doanh của công ty, tiến Đảm bảo/ an toàn và kiểm Giao tiếp Quản lý và cải tiến quy hành đánh giá rủi ro và đề xuất các thủ tục kiểm soát nội bộ trình soát để giam thiểu rủi ro Sử dụng các tài liệu đào tạo miễn phí và phần mềm lập bản đồ EDBARsuite XBRL (Advanced Báo cáo và phân tích cho đối Công nghệ Năng lực kinh doanh cốt Computer Innovations tại http://sec-edgar- tượng bên ngoài lõi bổ sung filing.com/doad.htmlm). Hệ thông thông tin 1112
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trích xuất dữ liệu BCTC của các công ty trong cùng ngành từ cơ sở dữ liệu của SEC, nhập vào Báo cáo và phân tích cho đối Phương pháp định lượng excel để so sánh kết quả hoạt động của các công ty tượng bên ngoài Tư duy phân tích và giải bằng cách áp dụng phân tích tỷ lệ. quyết vấn đề Sử dụng XBRL để chuẩn bị và truyền thông các Công nghệ báo cáo tích hợp. Báo cáo và phân tích cho đối Công nghệ tượng bên ngoài Đạo đức Sử dụng bản điện tử của chuẩn mực kế toán và dữ Hệ thông thông tin liệu BCTC trên Excel để hiểu ý nghĩa của các lựa Báo cáo và phân tích cho đối Công nghệ chọn chính sách kế toán của công ty ảnh hưởng đến tượng bên ngoài kết quả hoạt động doanh nghiệp như thế nào. Học phần kế toán quản trị Thảo luận cách các hệ thống chi phí dựa trên hoạt Lập kế hoạch, phân tích và Giao tiếp động (ABC) sử dụng khối lượng dữ liệu có cấu kiểm soát Tư duy phân tích và giải trúc. quyết vấn đề Trình bày các KPI thông qua trực quan hóa dữ liệu Lập kế hoạch, phân tích và Giao tiếp tương tác (interactive data visualization). kiểm soát Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề Công nghệ Đánh giá một chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI) Lập kế hoạch, phân tích và Giao tiếp Quản lý và cải tiến quy của công ty sử dụng khối lượng dữ liệu có cấu trúc kiểm soát Tư duy phân tích và giải trình và không cấu trúc. Hệ thống thông tin quyết vấn đề Năng lực kinh doanh cốt Giá trị nghề nghiệp, đạo đức Công nghệ lõi bổ sung và thái độ Sử dụng một phân hệ hướng dẫn phân tích các vấn Lập kế hoạch, phân tích và Giao tiếp đề kinh doanh bằng cách sử dụng dữ liệu kế toán kiểm soát Tư duy phân tích và giải quản trị trong việc sử dụng các chức năng bảng tính quyết vấn đề phân tích kinh doanh như bảng xoay vòng (pivot Công nghệ 1113
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tables), hồi quy và phân tích what-if. Học phần kế toán chi phí Thảo luận về trực quan hóa dữ liệu tương tác như Lập kế hoạch, phân tích và Giao tiếp Quản lý và cải tiến quy một công cụ phân tích dữ liệu và phương pháp giao kiểm soát Phương pháp định lượng trình tiếp cho các nhà quản lý và kế toán. Sử dụng tình Tư duy phân tích và giải huống tích hợp kinh doanh mô phỏng hướng dẫn quyết vấn đề cách thức tạo bảng điều khiển tương tác Công nghệ (interactive dashboard) để hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược về giá và sản phẩm từ bộ dữ liệu chi tiết về bán hàng và thông tin sản phẩm. Thực hành các phân tích dự đoán bằng cách sử Lập kế hoạch, phân tích và Phương pháp định lượng dụng phương pháp thống kê và mô hình ra quyết kiểm soát Tư duy phân tích và giải định sử dụng công nghệ bảng tính của chương trình quyết vấn đề hồi quy và mô phỏng Monte Carlo, sử dụng các ví Công nghệ dụ liên quan để phân tích dữ liệu kế toán chi phí. Sử dụng công cụ mô hình hóa định hướng đối Lập kế hoạch, phân tích và tượng (an object-oriented modeling tool) để phát kiểm soát Phương pháp định lượng Quản lý và cải tiến quy triển BCTC ngân sách ngẫu nhiên và thực hiện Tư duy phân tích và giải trình phân tích độ nhạy. Lập kế hoạch, phân tích và quyết vấn đề Sử dụng phần mềm Tableau và Microsoft Access kiểm soát Công nghệ để phân tích lợi nhuận và đưa ra khuyến nghị dựa Phương pháp định lượng trên các kết quả. Tư duy phân tích và giải Lập kế hoạch, phân tích và quyết vấn đề Sử dụng phần mềm phân tích (analytic software) kiểm soát Công nghệ cho các tình huống nhỏ Hệ thống thông tin Giao tiếp Khả năng lãnh đạo Tư duy phân tích và giải Đạo đức Lập kế hoạch, phân tích và quyết vấn đề 1114
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sử dụng Sử dụng phần mềm phân tích (analytic kiểm soát Hợp tác software) cho tình huống liên quan đến vấn đề Hệ thống thông tin Giao tiếp Năng lực kinh doanh cốt ABC: yêu cầu sinh viên phân tích thông tin chi phí Phương pháp định lượng lõi bổ sung của khách hàng và áp dụng tư duy phê phán để đưa Tư duy phân tích và giải ra các khuyến nghị để khuyến khích khách hàng đặt quyết vấn đề hàng ít lần hơn nhưng tăng số lượng hàng đặt từng Hợp tác lần Học phần kiểm toán Sử dụng ACL Data Analytics để giải quyết các vấn Hệ thông thông tin đề kiểm toán. Đảm bảo/ an toàn và kiểm soát nội bộ Sử dụng công nghệ bảng tính để tạo các giấy tờ làm Đảm bảo/ an toàn và kiểm Công nghệ Quản lý và cải tiến quy việc dạng điện tử (electronic work papers). soát nội bộ trình Nghiên cứu các nguồn lực kiểm toán và đảm bảo Đảm bảo/ an toàn và kiểm Công nghệ Quản lý và cải tiến quy bao gồm các chương trình làm việc, quy trình xử lý soát nội bộ trình và danh sách kiểm tra bằng cách sử dụng dịch vụ Năng lực kinh doanh cốt trực tuyến của Protiviti về Knowledgeleader. lõi bổ sung Sử dụng các tình huống mô phỏng về kiểm toán các Hệ thông thông tin Tư duy phân tích và giải Năng lực kinh doanh cốt nghiệp vụ mua dịch vụ bằng thẻ mua hàng Đảm bảo/ an toàn và kiểm quyết vấn đề lõi bổ sung (procurement cards - PCard); sử dụng phần mềm soát nội bộ Công nghệ kiểm toán tổng quát để truy vấn các bất thường trong dữ liệu mua dịch vụ. Sử dụng phần mềm ACL hoặc IDEA; nhập dữ liệu Hệ thông thông tin Truyền thông tài khoản vào hệ thống GAS, phân tích dữ liệu và Đảm bảo/ an toàn và kiểm Tư duy phân tích và giải tạo thư xác nhận bằng công nghệ trộn thư (mail soát nội bộ quyết vấn đề merge technology). Công nghệ Học phần AIS Sử dụng CNTT trong các học phần trước đó như: Hệ thông thông tin 1115
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 xây dựng các bài tập xử lý giao dịch để chỉ ra cách Đảm bảo/ an toàn và kiểm HTTTKT cung cấp sự hỗ trợ phân chia trách nhiệm soát nội bộ và cách thức kiểm soát các chương trình ứng dụng. Giá trị nghề nghiệp, đạo đức Sinh viên làm việc trong một dự án phân tích và và thái độ thiết kế hệ thống cho chu trình doanh thu bằng các Hệ thông thông tin Truyền thông gói phần mềm khác nhau để hoàn thành dự án. Yêu Hợp tác cầu sinh viên sử dụng Microsoft Visio để chuẩn bị Công nghệ sơ đồ dòng dữ liệu và lưu đồ, Microsoft Access để tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu, Microsoft Project để quản lý dự án nhóm và Microsoft PowerPoint để trình bày đề xuất với ban chỉ đạo. Sử dụng phần mềm lập bản đồ để gắn thẻ dữ liệu báo BCTC và ghi chú theo phân loại chuẩn mực kế Báo cáo và phân tích cho đối Năng lực kinh doanh cốt toán. tượng bên ngoài lõi bổ sung Cho phép sinh viên lựa chọn nhóm bài tập phần Hệ thống thông tin mềm nào sinh viên muốn làm việc như Hệ thống thông tin Năng lực kinh doanh cốt QuickBooks Pro 2010 hoặc Phần mềm Microsoft Giá trị nghề nghiệp, đạo đức Công nghệ lõi bổ sung Dynamics GP 10.0. Đánh giá rủi ro kiểm soát và thái độ chung về công nghệ thông tin (Information Technology General Control Risk): một nghiên cứu tình huống; và Báo cáo tài chính tương tác: giới thiệu về XBRL. Tình huống hướng dẫn phát triển kiến thức về bảo mật và quyền riêng tư liên quan đến kiểm soát nội Hệ thông thông tin Quản lý và cải tiến quy bộ của hệ thống thông tin. Đảm bảo/ an toàn và kiểm trình Xem xét một kịch bản trong thế giới thực để đánh soát nội bộ giá kiểm soát nội bộ về quy trình kinh doanh trong Hệ thông thông tin Quản lý và cải tiến quy giai đoạn cuối của quá trình triển khai hệ thống Đảm bảo/ an toàn và kiểm trình 1116
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ERP. soát nội bộ Sử dụng bộ dữ liệu lớn được cung cấp bởi Mạng lưới Đại học Teradata (Teradata University Hệ thông thông tin Truyền thông Network) -> hiểu biết về các rủi ro tiềm ẩn liên Đảm bảo/ an toàn và kiểm Công nghệ quan đến gian lận và kiểm soát hàng bán bị trả lại; soát nội bộ tìm hiểu về các khía cạnh lưu trữ dữ liệu và cấu trúc Giá trị nghề nghiệp, đạo đức dữ liệu của kho dữ liệu và cách thức nó khác biệt và thái độ với cấu trúc và lưu trữ cơ sở dữ liệu dạng quan hệ; sử dụng các công cụ phân tích và truy vấn đa chiều để điều tra sự bất thường trong dữ liệu, cho thấy sự gian lận tiềm ẩn. Sử dụng bộ dữ liệu lớn được cung cấp bởi Mạng lưới Đại học Teradata (Teradata University Hệ thông thông tin Truyền thông Quản trị, rủi ro và tuân Network) -> lập tài liệu cấu trúc dữ liệu bằng cách Đảm bảo/ an toàn và kiểm Công nghệ thủ sử dụng các bản tường thuật, sơ đồ dòng dữ liệu, soát nội bộ sơ đồ mối liên kết thực thể và những mô tả siêu dữ liệu (metadata). Học phần thuế Giải quyết các vấn đề thuế mang tính kỹ thuật Thuế, tuân thủ luật và lập kế Tư duy phân tích và giải thông qua các tình huống kết hợp năng lực thuế và hoạch quyết vấn đề công nghệ. Sinh viên được hướng dẫn truy vấn cơ Công nghệ sở dữ liệu nghiên cứu luật thuế và áp dụng nghiên cứu đó để đưa ra quyết định phù hợp. Nguồn: Sledgianowski và cộng sự (2017) 1117
  17. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ngoài ra, các trường đại học, khi thiết kế chương trình đào tạo kế toán, để tích hợp năng lực công nghệ vào chương trình, có thể tham khảo thêm các nghiên cứu như Amani và Fadlalla (2017) giới thiệu một khuôn mẫu tích hợp công nghệ khai thác dữ liệu trong chương trình đào tạo kế toán; Janvrin và Watson (2017) nghiên cứu về cách thức tích hợp dữ liệu lớn trong chương trình đào tạo kế toán; Rackliffe và Ragland (2016) đề xuất cách thức giảng dạy excel trong ngành kế toán; Debreceny và Farewell (2010) nghiên cứu về cách tích hợp XBRL trong chương trình đào tạo kế toán; Blount và cộng sự (2016) mô tả cách các hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được tích hợp vào chương trình giảng dạy kế toán; Qian và cộng sự (2012) nghiên cứu về việc tích hợp các khuôn mẫu về công nghệ thông tin trong học phần hệ thống thông tin kế toán; hay Li (2009) đề cập đến việc giảng dạy kế toán quản trị dựa trên hệ thống kế toán đám mây trên nền dữ liệu lớn. 6. Kết luận Bài viết này tập trung tìm hiểu các năng lực cần đạt được trong chương trình đào tạo kế toán ở bậc đại học tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động dựa vào nghiên cứu của Lawson và cộng sự (2014). Theo đó, cả ba nhóm năng lực gồm năng lực kế toán, năng lực nền tảng và năng lực quản lý mở rộng đều được xem là quan trọng. Trong đó, năng lực đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuyên nghiệp cần được quan tâm ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo, năng lực CNTT cần được tích hợp một cách toàn diện trong chương trình đào tạo. Ngoài ra, một số năng lực mới cần bổ sung trong chương trình đào tạo gồm quản trị tài chính, đầu tư, quản trị nguồn nhân lực, vận hành, marketing, luật kinh doanh và mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Các kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra và bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, các năng lực công nghệ đã được tích hợp trong chương trình đào tạo ngành kế toán tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ tích hợp năng lực công nghệ là không cao và cần bổ sung nhiều năng lực công nghệ mới, chưa được tích hợp trong chương trình đào tạo hiện tại (như dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu; gian lận và điều tra gian lận kế toán trong môi trường CNTT; công nghệ tài chính (Fintech); điện toán đám mây và công nghệ chuỗi khối) cũng như cần gia tăng thời lượng tích hợp một số công cụ CNTT đang được tích hợp trong chương trình (như các ngôn ngữ vấn tin và lập trình; XBRL; SPSS và thư điện tử; công nghệ phân tích và thông minh kinh doanh; phần mềm kiểm toán; phần mềm nghiên cứu thuế và kế toán; hoạch định nguồn lực doanh nghiệp; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu). Các kết quả nghiên cứu gợi mở những cải tiến cần tiến hành trong tương lai để đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán nói chung và cách thức tích hợp năng lực công nghệ trong chương trình để đáp ứng với yêu cầu của người sử dụng lao động trong bối cảnh mới. Những năng lực của nghề nghiệp cần bổ sung có thể được tích hợp trong các môn học cốt lõi của ngành kế toán kiểm toán như KTTC, kế toán quản trị, kế toán chi phí, AIS, thuế và kiểm toán. Trong trường hợp cần cung cấp năng lực qua môn học mới thì môn học mới có thể là dạng môn học tự chọn để người học tự lựa chọn theo nhu cầu bổ sung năng lực của họ. Nghiên cứu này đã khảo sát người học và người sử dụng lao động của ngành kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, kích thước mẫu là người đang hành nghề kế toán kiểm toán và người sử dụng lao động là chưa cao, vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng kích thước mẫu để tăng cường tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu trong cải tiến chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán. 1118
  18. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amani, F. A., & Fadlalla, A. M. (2017). Data mining applications in accounting: A review of the literature and organizing framework. International Journal of Accounting Information Systems, 24, 32-58. [2] Andiola, L. M., Masters, E., & Norman, C. (2020). Integrating technology and data analytic skills into the accounting curriculum: Accounting department leaders’ experiences and insights. Journal of Accounting Education, 50, 100655. [3] Association to Advance Collegiate Schools of Business International (AACSB) (2014). AACSB international accounting accreditation standard A7: Information technology skills and knowledge for accounting graduates: An interpretation. Tampa, FL: AACSB. [4] Ballou, B., Heitger, D. L., & Stoel, D. (2018). Data-driven decision-making and its impact on accounting undergraduate curriculum. Journal of Accounting Education, 44, 14-24. [5] Behn, B. K., Ezzell, W. F., Murphy, L. A., Rayburn, J. D., Stith, M. T., & Strawser, J. R. (2012). The Pathways Commission on Accounting Higher Education: Charting a national strategy for the next generation of accountants. Issues in Accounting Education, 27(3), 595-600. [6] Blount, Y., Abedin, B., Vatanasakdakul, S., & Erfani, S. (2016). Integrating enterprise resource planning (SAP) in the accounting curriculum: a systematic literature review and case study. Accounting Education, 25(2), 185-202. [7] Debreceny, R., & Farewell, S. (2010). XBRL in the accounting curriculum. Issues in Accounting Education, 25(3), 379-403. [8] Griffin, P. A., & Wright, A. M. (2015). Commentaries on Big Data's importance for accounting and auditing. Accounting Horizons, 29(2), 377-379. (chưa) [9] Janvrin, D. J., & Watson, M. W. (2017). “Big Data”: A new twist to accounting. Journal of Accounting Education, 38, 3-8. [10] Lawson, R. A., Blocher, E. J., Brewer, P. C., Cokins, G., Sorensen, J. E., Stout, D. E., ... & Wouters, M. J. (2014). Focusing accounting curricula on students' long-run careers: Recommendations for an integrated competency-based framework for accounting education. Issues in Accounting Education, 29(2), 295-317. [11] Li, Y. (2019, October). Research on Management Accounting Teaching Based on Cloud Accounting System under Big Data Background. In 2019 International Conference on Advanced Education, Service and Management (Vol. 3, pp. 161-166). The Academy of Engineering and Education. [12] Hoffman, C. (2019). Accounting and Auditing in the Digital Age. [13] PwC (2015a). Data driven: What students need to succeed in a rapidly changing business world. Available at: https://www.pwc.com/us/en/faculty-resource/assets/ PwC-Data- driven-paper-Feb2015.pdf. [14] Qian, J., Ward, K., & Blaskovich, J. (2012). Integrating IT frameworks into the AIS course. AIS Educator Journal, 7(1), 1-26. [15] Ramachandran Rackliffe, U., & Ragland, L. (2016). Excel in the accounting curriculum: perceptions from accounting professors. Accounting Education, 25(2), 139-166. [16] Sledgianowski, D., Gomaa, M., & Tan, C. (2017). Toward integration of Big Data, technology and information systems competencies into the accounting curriculum. Journal of Accounting Education, 38: 81-93. 1119
  19. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Phụ lục 1. Mô tả mẫu nghiên cứu: Người học Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp 177 85.5 Kiểm toán 27 13.0 Kế toán công 3 1.5 Hệ đào tạo Chính quy ban ngày 155 75.6 Văn bằng hai 17 8.3 Hoàn chỉnh kiến thức đại học 16 7.8 Vừa học vừa làm 7 3.4 Thạc sỹ 10 4.9 Tuổi 18 – 22 24 11.7 23 – 30 168 81.6 >30 14 6.8 Giới tính Nam 23 13.7 Nữ 175 85.4 Không muốn nêu cụ thể 2 1.0 Phụ lục 2. Mô tả mẫu nghiên cứu: Người sử dụng lao động Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Loại hình tổ chức Doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài 11 25.0 Doanh nghiệp tư trong nước 23 52.3 Doanh nghiệp nhà nước 4 9.1 Lĩnh vực công: cơ quan hành chính sự nghiệp 2 4.5 Khác 4 9.1 Bộ phận công tác Kế toán/ tài chính 35 79.5 Kế hoạch 1 2.2 Kinh doanh 2 4.5 Kiểm toán 2 4.5 Khác 4 9.1 Chức vụ 1120
  20. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV 1 2.3 Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, 7 15.9 Phó Giám đốc Trưởng phòng ban 6 13.6 Trưởng bộ phận 7 15.9 Nhân viên 23 52.3 Tuổi < 30 12 27.3 30 - 45 25 56.8 >45 7 15.9 Giới tính Nam 16 36.4 Nữ 27 61.4 Không muốn nêu cụ thể 1 2.3 Trình độ chuyên môn Sau đại học 9 20.5 Cử nhân/ kỹ sư 32 72.7 Khác 3 6.8 1121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2