Kế toán và đào tạo kế toán trong thời đại số
lượt xem 1
download
Bài báo "Kế toán và đào tạo kế toán trong thời đại số" trình bày sự thay đổi của nghề kế toán dưới tác động của thời đại số. Các kiến thức và kỹ năng mà kế toán viên cần phải có để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Bài viết đề cập đến các tổ chức, hiệp hội đào tạo kế toán chuyên nghiệp chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để người làm kế toán có thể thích nghi với thời đại số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế toán và đào tạo kế toán trong thời đại số
- KẾ TOÁN VÀ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI SỐ NCS. ThS. Lê Nguyễn Nguyên Nguyên1 ThS. Nguyễn Thị Thủy Hưởng2 Tóm tắt Thời đại số diễn ra sẽ tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng. Giúp những người hành nghề kế toán, kiểm toán có cơ hội tiếp cận được nhiều kiến thức mới một cách dễ dàng và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Thời đại số sẽ là cơ hội để các công ty kế toán, kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các nước khác nhờ kết nối Internet. Thời đại số giúp lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước, tận dụng tốt các cơ hội để phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Thời đại số còn tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu, nâng cao độ tin cậy của việc lập báo cáo thông qua các hệ thống tự động kiểm toán và kế toán theo nhu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành Kế toán, kiểm toán cũng gặp không ít thách thức. Tất cả những yếu tố trên đang tạo ra xu hướng mới cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Xuất phát từ xu hướng đó, Bài viết này xem xét sự thay đổi của nghề kế toán dưới tác động của thời đại số. Thứ nhất, bài báo trình bày sự thay đổi của nghề kế toán dưới tác động của thời đại số. Thứ hai, các kiến thức và kỹ năng mà kế toán viên cần phải có để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Thứ ba, bài viết đề cập đến các tổ chức, hiệp hội đào tạo kế toán chuyên nghiệp chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để người làm kế toán có thể thích nghi với thời đại số. Từ khóa: kế toán, đào tạo kế toán 1. Đặt vấn đề Sự phát triển của khoa học công nghệ máy tính và truyền thông những năm gần đây đã tạo điều kiện cho thời đại số xảy ra tại các nước phát triển. Bản chất thời đại số là cuộc cách mạng số, thông qua công nghệ như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tăng cường thực tại ảo, mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây để chuyển đổi toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, mọi thực thể của thế giới thực đều Trường Đại học Tài chính Kế toán, Email: lenguyennguyennguyen@tckt.edu.vn, Số điện thoại: 0905 820 001 1 Trường Đại học Tài chính Kế toán - Thị trấn La Hà, Huyện Tư nghĩa, Quảng Ngãi, Email: 2 nguyenthithuyhuong@tckt.edu.vn, số điện thoại: 0905 870 001 524
- có phiên bản của thế giới số và dùng thế giới số để điều hành lại thế giới thực. Kế toán là một trong những công cụ quan trọng để quản lý hệ thống kinh tế và xã hội, bao gồm cung cấp cho người dùng bên trong và bên ngoài những thông tin đáng tin cậy, có liên quan và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Thời đại số mang đến sự thay đổi mạnh mẽ các công việc của kế toán. Một số học giả cho rằng thời đại số hỗ trợ tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực và tiếp cận hệ thống kế toán. Kết quả của việc sử dụng máy tính, robot và trí tuệ nhân tạo có thể sẽ thay thế kế toán viên trong tương lai. Theo dự báo, 95% việc làm kế toán tại Hà Lan (Deloite, 2018) được dự đoán sẽ được tự động hóa hoàn toàn trong 10 - 20 năm tới. Theo Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA), những tác động của thời đại số có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của các kế toán viên trong tương lai (ACCA, 2018). Điều gì sẽ xảy ra với nghề kế toán và công việc kế toán vốn được thực hiện bởi kế toán viên trong nhiều năm qua? Thời đại số có thật sự làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của kế toán trong tương lai? Bài viết này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi đặt ra, và tham khảo cách thức mà các tổ chức đào tạo kế toán chuyên nghiệp trên thế giới thay đổi để kế toán viên hiện tại có thể thích nghi với thời đại số. 2. Sự thay đổi nghề kế toán trong tương lai 2.1. Sự ảnh hưởng của thời đại số đến kế toán Trước khi đánh giá xu hướng thay đổi của nghề kế toán trong tương lai, cần thiết xem xét sự ảnh hưởng của thời đại số tác động như thế nào đến kế toán. Phần này xem xét đến các khía cạnh: phương pháp kế toán, tổ chức công tác kế toán, và ghi sổ kế toán. Đối với các phương pháp kế toán, nghiên cứu của tác giả Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina (2019) cho rằng, các phương pháp kế toán phần nào sẽ bị ảnh hưởng bởi thời đại số. Theo đó, trong tương lai phương pháp tài khoản và phương pháp tổng hợp cân đối sẽ được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo. Ngược lại phương pháp chứng từ và phương pháp tính giá vẫn được thực hiện bởi kế toán viên. Trí tuệ nhân tạo đảm nhận được công việc này vì hai phương pháp đều mang những đặc điểm toán học, có thể được tin học hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình xử lý. Ngược lại, hai phương pháp chứng từ và phương pháp tính giá vẫn được thực hiện bởi kế toán viên. Các tác giả lập luận rằng chính tính pháp lý cao của chứng từ, trách nhiệm pháp lý cần được gắn liền với các đối tượng có liên quan trong các giao dịch, trách nhiệm nên được gắn với con người thực tế, không phải máy móc hay robot. Thật vậy, chứng từ là cơ sở pháp lý cho mọi tài liệu và số liệu kế toán, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết mọi sự tranh chấp, khiếu tố về kinh tế, tài chính, thực hiện kiểm tra sự tuân thủ 525
- luật lệ và kiểm tra kế toán trong đơn vị. Đối với phương pháp tính giá, việc ước tính hoặc tính toán chi phí của các đối tượng chỉ được đảm nhận bởi kế toán viên hoặc chuyên gia. Thứ nhất, về xác định đối tượng tính giá, việc xác định đối tượng tính giá có thể được mã hóa và được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định thì đối tượng tính giá có thể được mở rộng hay thu hẹp, dựa trên cơ sở đặc điểm vật tư, hàng hóa, sản phẩm mua vào, đặc điểm tổ chức sản xuất…thì trường hợp này cần phải được thực hiện bởi kế toán viên. Thứ hai, việc phân loại chi phí, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí rất phức tạp, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng đối tượng tính giá, hoặc liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được. Trường hợp này vẫn cần sự tham gia của kế toán viên trong việc phân loại chi phí và lựa chọn tiêu thức phân bổ. Tetyana Slyozko (2019) cho rằng nhờ hệ thống thông tin chuyển giao công nghệ và nguồn dữ liệu lớn của thời đại số, kế toán viên định giá tài sản bằng cách truy cập Internet như một công cụ hỗ trợ công việc, nhưng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế vai trò của con người. Như vậy, trong phương pháp tính giá kế toán viên vẫn đảm nhận vai trò chính trong công tác này và sử dụng kết quả của trí tuệ nhân tạo như là một kênh tham khảo, một công cụ hỗ trợ cho công việc của kế toán viên. Đối với tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, trong bất kỳ doanh nghiệp nào, người đứng đầu doanh nghiệp và kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, bao gồm thực hiện các công việc: tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán (Luật kế toán, 2015). Các trách nhiệm này được giao cho chủ sở hữu hoặc người đứng đầu đơn vị theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý phải được gắn liền với con người thực tế, không phải robot hay trí tuệ nhân tạo. Thêm vào đó, toàn bộ tổ chức công tác kế toán của đơn vị được xây dựng dựa trên từng mục đích cụ thể. Mục đích chung của hệ thống quản lý kế toán là ngăn chặn kịp thời các tác động không mong muốn từ các hoạt động của đơn vị trên cơ sở ghi lại kịp thời tất cả các giao dịch kinh doanh xảy ra một cách liên tục và các hoạt động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự can thiệp của các phần mềm máy tính có thể giúp đơn vị loại bỏ các tác động không mong muốn, quản trị được phần nào rủi ro. Nhưng nó vẫn là một kênh tham khảo, một công cụ giúp giảm khối lượng công việc mà người quản lý đảm nhận, trí tuệ nhân tạo không thể đưa ra mục đích của tổ chức công việc kế toán, công việc này nên được thực hiện bởi người kế toán viên và người quản lý doanh nghiệp. Đối với công việc ghi sổ kế toán, ghi chép sổ sách là công việc thường xuyên nhất, 526
- tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi phần tự động hóa của công việc kế toán. Các giao dịch kinh doanh phức tạp dễ dàng được phân tách, mô tả bằng thuật ngữ kế toán và được ghi vào sổ kế toán. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng phần mềm và độ chính xác của dữ liệu kế toán cũng như thời gian ghi chép sẽ được cải thiện. Do vậy, trí tuệ nhân tạo có thể hoàn toàn đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, để trí tuệ nhân tạo thực hiện công tác ghi sổ kế toán thì trước hết đơn vị phải tổ chức hàng loạt công việc sau: (1) tổ chức chứng từ về các hoạt động kinh doanh của đơn vị, (2) tổ chức xử lý và kiểm tra các dữ liệu được ghi nhận trên các chứng từ, (3) ghi nhận kịp thời và chính xác tất cả các giao dịch trên chứng từ vào sổ kế toán để tạo báo cáo, (4) công tác tổ chức của Phòng Kế toán và các nhân viên của Phòng; (5) tổ chức sự cộng tác của nhân viên phòng kế toán với các phòng ban khác (tài chính, kế hoạch, giám sát, phân tích,..). Các quy trình tổ chức như vậy phải được hoàn thiện bởi con người trước khi robot thực hiện quá trình ghi sổ kế toán. Như vậy, quá trình ghi sổ kế toán có thể được thực hiện hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo, nhưng người kế toán trong đơn vị phải thực hiện hàng loạt các công việc “lót đường” cho robot thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, thời đại số tác động trực tiếp đến các công việc kế toán trong tương lai. Một phần công việc kế toán có thể được đảm nhận bởi trí tuệ nhân tạo thay cho con người, chính là một số phương pháp kế toán (tài khoản, tổng hợp cân đối), quy trình ghi sổ kế toán. Ngược lại, có những công việc kế toán mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được vai trò của kế toán viên, chính là tổ chức công tác kế toán, và một số phương pháp kế toán (chứng từ, tính giá). Sự thay đổi của kế toán sẽ làm thay đổi xu hướng của nghề kế toán, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. 2.2. Xu hướng của nghề kế toán trong tương lai Ghi chép sổ sách là công việc thường xuyên nhất, tốn thời gian và dễ bị ảnh hưởng bởi phần tự động hóa của công việc kế toán. Các giao dịch kinh doanh phức tạp dễ dàng được phân tách, mô tả bằng thuật ngữ kế toán và được ghi sổ và lập báo cáo tài chính. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng các công nghệ máy tính. Độ chính xác của dữ liệu kế toán cũng như thời gian ghi chép sẽ được cải thiện (Lam Tran Khanh, 2019). Với xu hướng phát triển này, các công việc ghi sổ và lập báo báo tài chính của kế toán viên hiện đang thực hiện tại các doanh nghiệp sẽ không tồn tại trong tương lai. Khi đó, vai trò của kế toán viên sẽ là người giám sát để đảm bảo rằng dữ liệu đầu vào cung cấp cho trí tuệ nhân tạo hợp lệ, hợp pháp và tin cậy. Đồng thời kế toán viên cũng phải đảm bảo chất lượng đầu ra của báo cáo tài chính, để làm được điều này đòi hỏi kế toán viên phải có kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, phân tích cấu trúc dữ liệu và khả năng hiểu các quy trình kinh doanh, và hiểu sự hoạt động của các chương trình tự động 527
- (phần mềm) tạo ra báo cáo tài chính. Nghề kế toán sẽ thay đổi đáng kể dưới ảnh hưởng của thời đại số. Kế toán viên, những người đang thực hiện công tác ghi sổ kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay, sẽ biến mất trên thị trường lao động. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi đáng kể của nghề kế toán, nghề này vẫn giữ nguyên giá trị với vai trò quan trọng trong công tác tổ chức kế toán bởi vì trí tuệ nhân tạo hoặc robot không thể đảm nhận các quyết định quản lý về tổ chức bộ máy kế toán, việc áp dụng một số phương pháp kế toán, những công việc cụ thể như vậy chỉ con người mới có thể thực hiện được. Với xu hướng phát triển mới, những ứng cử viên đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động của nền kinh tế tương lai sẽ thay thế một kế toán viên đương đại. Về cơ bản, nghề kế toán vẫn tồn tại trong tương lai nhưng đòi hỏi kế toán viên phải có kiến thức và kỹ năng mới để thích nghi với những điều kiện mới. Thời đại số đang thay đổi cấu trúc và phạm vi của hồ sơ năng lực kế toán viên bằng cách đặt ra các yêu cầu thách thức mới về kỹ năng và năng lực của họ. Để thích nghi trong môi trường tổ chức của “doanh nghiệp kỹ thuật số” và thực hiện thành công nhiệm vụ công việc kế toán, kế toán viên nên chuyển đổi thành những người có kiến thức liên ngành và nhiều kỹ năng và khả năng đa dạng (Eleonora Stancheva-Todorova, 2019). Một số kiến thức và kỹ năng của kế toán được thể hiện như sau: - Năng lực công nghệ kỹ thuật số Ứng dụng trong thời đại số Công nghệ di động cung cấp những cách thức mới để giao tiếp và trong và ngoài công ty. Phần mềm kế toán dựa trên đám mây là một công cụ giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng, có được quyền truy cập theo thời gian thực vào thông tin tài chính của công ty. Đám mây cũng giúp lưu trữ dữ liệu lớn hơn. Với kiến thức và kỹ năng cụ thể: Trong bối cảnh số hóa doanh nghiệp và các công nghệ mới nổi và ứng dụng mới, kế toán viên cũng như nhiều chuyên gia khác trong tổ chức, nên phát triển các kỹ năng kỹ thuật số trong môi trường giàu công nghệ (PWC, 2016). Những kiến thức về công nghệ cần có chính là công nghệ di động, dịch vụ đám mây, phần mềm kế toán dựa trên hiệu ứng đám mây, dịch vụ kỹ thuật số… - Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu Ứng dụng trong thời đại số Tập hợp dữ liệu lớn được sử dụng để cung cấp những hiểu biết mới về doanh nghiệp, giúp đưa ra quyết định, quản lý rủi ro và các giải pháp kinh doanh chiến lược tốt hơn. Với kiến thức và kỹ năng cụ thể: Trong một tổ chức theo định hướng dữ liệu, kế toán viên cần phải có kỹ năng phân tích dữ liệu, đây là kỹ năng quan trọng trung tâm đối với sự nghiệp thành công của kế toán viên (Eleonora Stancheva-Todorova, 2019). Do tính chất đa dạng, phức tạp và khối lượng dữ liệu lớn, chúng đòi hỏi những công nghệ đặc biệt 528
- cũng như các kỹ năng công việc mới để quản lý dữ liệu được phân tích và bảo mật. - Robot và trí tuệ nhân tạo Ứng dụng trong thời đại số Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận vai trò ghi chép sổ sách và lập báo cáo tài chính. Một nhiệm vụ công việc khác mà AI có thể có lợi là dự báo doanh thu (ICAEW, 2017). Tính chính xác của dự báo doanh thu là rất quan trọng đối với ngân sách hoạt động và tất cả các ngân sách khác có được từ đó. Việc sử dụng các mô hình dự báo, dựa trên các thuật toán học máy, có thể cải thiện chất lượng của dữ liệu dự báo và do đó là các quy trình lập ngân sách và quản lý chiến lược. Với kiến thức và kỹ năng cụ thể: Các kỹ năng mới cần có của kế toán để được hưởng lợi từ việc triển khai robot và trí tuệ nhân tạo: kiến thức chuyên môn về máy tính, lập trình (kỹ năng bắt buộc nhất (Eleonora Stancheva-Todorova, 2019) và độ sâu của kiến thức này phụ thuộc vào quy mô, chính sách đầu tư và chiến lược đổi mới của tổ chức. Bên cạnh đó, kế toán phải hiểu tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu làm đầu vào cho máy móc và chất lượng dữ liệu đầu ra của máy móc, điều này yêu cầu kế toán viên phải có kỹ năng phân tích số liệu. Trí tuệ nhân tạo nhận dạng và áp dụng các mẫu dựa trên các điểm dữ liệu hoặc ví dụ hiện có, tạo ra các thuật toán riêng và tinh chỉnh chúng kịp thời (Shimamoto, 2018). - An ninh mạng Ứng dụng trong thời đại số Việc sử dụng ngày càng nhiều thông tin cá nhân và doanh nghiệp đặt ra câu hỏi về quản lý rủi ro tội phạm mạng. Theo báo cáo, việc đánh cắp thông tin kỹ thuật số là hành vi gian lận phổ biến nhất (ACCA, 2013). Với kiến thức và kỹ năng cụ thể: Kế toán sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro khi họ xử lý, phân tích và lưu trữ những bộ dữ liệu nhạy cảm khổng lồ, thường xuyên xem xét các chính sách và thủ tục của công ty về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. - Tác động thuế Ứng dụng trong thời đại số Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều thách thức cho nghề kế toán. Việc tái cấu trúc chuỗi giá trị và phân bổ tài sản vô hình đòi hỏi phải sửa đổi hệ thống giá chuyển nhượng và xem xét lại cơ sở tính thuế về địa điểm dịch vụ. Với kiến thức và kỹ năng cụ thể: Các kế toán viên trong thực tế nên quen thuộc với các tác động thuế của thời đại số và các lĩnh vực để tối ưu hóa thuế như cấu trúc chuyển giá trong nhóm nội bộ, khấu trừ thuế trên các khoản thanh toán giấy phép. Thuế giá trị gia tăng và thuế hải quan, chênh lệch thuế suất trong nước và quốc tế, v.v. (KPMG, 2016). Yêu cầu pháp lý và luật định Ứng dụng trong thời đại số Quá trình chuyển đổi sang thời đại số đặt ra rất nhiều thách thức do các giao dịch và sự kiện mới và phức tạp của “doanh nghiệp kỹ thuật số”, mà việc xử lý kế toán phù hợp đòi hỏi kiến thức liên ngành và giao tiếp nội bộ hiệu quả trong tổ chức. Với kiến thức và kỹ năng 529
- cụ thể: Kế toán viên phải có kiến thức và chuyên môn cần thiết về các vấn đề pháp lý, các yêu cầu pháp lý và luật định hiện có trong các lĩnh vực: lưu lượng và lưu trữ dữ liệu, bằng sáng chế và giấy phép, sở hữu trí tuệ, việc làm, nước ngoài thương mại, v.v. (KPMG, 2016) 3. Đào tạo kế toán trong thời đại số 3.1. Kỹ năng chuyên môn Con người có kỹ năng chuyên môn cao luôn cần thiết với giai đoạn cập nhật cho thiết bị làm công cụ phục vụ công việc của mình. Trí tuệ nhân tạo là sản phẩm do con người tạo ra và phục vụ mục đích của con người, tự động hóa có thể thay đổi hoàn cảnh, điều kiện làm việc. Điều này cũng không thể khẳng định rằng, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực kế toán. Thời đại số cũng sẽ đặt ra yêu cầu cao hơn cho người kế toán: xử lý bằng máy tính, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính. Cơ hội nghề nghiệp được mở rộng với những người có năng lực chuyên môn và am hiểu chế độ kế toán các quốc gia khác. Công việc kế toán không còn phụ thuộc vào vị trí địa lý. Tuy nhiên, đây cũng trở thành điểm bất lợi cho những kế toán viên có trình độ chuyên môn hạn hẹp. 3.2. Kinh nghiệm Thực tế này cho thấy, Việt Nam không chỉ ít về số lượng mà đội ngũ người làm kế toán còn yếu về chuyên môn. Để khắc phục tình trạng này, việc đào tạo kế toán mặc dù đã được quan tâm nhưng số lượng kế toán viên đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có đủ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh tranh hiện nay vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thống kê, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán, Kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh. Giống với các ngành nghề khác, kế toán có kinh nghiệm sẽ giải quyết vấn đề phát sinh của doanh nghiệp tốt hơn những người kế toán không có kinh nghiệm hay có ít kinh nghiệm hơn. Thông thường, các công ty tuyển dụng kế toán yêu cầu các ứng cử viên có kinh nghiệm tại vị trí cần tuyển. Nếu các ứng cử viên không có kinh nghiệm, các công ty phải tốn thời gian và công sức đào tạo họ rất nhiều, đặc biệt trong thời đại số. Do đó, các kế toán viên phải luôn trau dồi kinh nghiệm để nâng cao giá trị bản thân trong nghề kế toán. 3.3. Đạo đức nghề nghiệp Số liệu điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ với cuộc điều tra được thực hiện trên 114 quốc gia trong đó có Việt Nam cho thấy, tình trạng gian lận đã tác động xấu đến chất lượng báo cáo tài chính và tạo thông tin thiếu chính xác cho nhà đầu tư. Tình trạng gian lận xảy ra ở phần lớn các DN tư nhân, công ty có quy mô nhỏ cao nhất về cả mức thiệt hại và tần suất xuất hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự 530
- kiểm soát không chặt chẽ, tạo điều kiện cho gian lận xuất hiện, do cả sự thiếu đạo đức nghề nghiệp trong chính đội ngũ lao động, quản lý hay chủ DN và trong số đó có những người am hiểu và được đào tạo về kế toán. Khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết, có như vậy mới có thể xây dựng và xác định hình ảnh chân thực của doanh nghiệp. Chỉ có những kế toán viên có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, mỗi kế toán viên cần hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi trường hợp. 3.4. Trí thông minh và khả năng sáng tạo Trong thời đại số, kế toán viên không chỉ đơn thuần là những người xử lý số liệu. Nhiều công ty tận dụng kỹ năng phân tích của bộ phận kế toán thành năng lực giải quyết vấn đề. Kế toán phải có khả năng nhanh chóng xem xét thông tin bằng cách sử dụng các kỹ năng toán học và tư duy phản biện. Kế toán phải biết cách giải quyết các vấn đề, dù là các vấn đề kế toán đơn giản hay các nghiệp vụ kinh doanh phức tạp. Trí tuệ nhân tạo dù không thay thế được con người nhưng nó đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kế toán. Trí tuệ nhân tạo là công cụ thông minh nhưng nó không thể thay thế sự giám sát và đánh giá của con người. Sự số hóa không hề lấy đi công việc của các kế toán viên mà chúng đang thay họ hoàn thành những công việc nhàm chán như nhập dữ liệu. Như vậy, khi ứng dụng thời đại số vào công việc kế toán thì những người làm trong lĩnh vực này phải có trí thông minh để hiểu về thời đại số và ứng dụng chúng vào thực tiễn nghề nghiệp kế toán. Với sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, điều quan trọng đối với kế toán viên trong thời đại số là khai thác khả năng sáng tạo. Máy tính có thể xử lý các con số, kế toán cần sáng tạo đưa ra giải pháp hay cách thức ban đầu để giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính đáng tin cậy. Ngoài ra, kế toán có thể kết hợp sự sáng tạo với sự hiểu biết sâu sắc về khả năng tài chính của công ty sẽ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp về tài chính và phi tài chính nhanh và hiệu quả hơn. Trong thời đại số, kế toán viên chú trọng chuyển sang phân tích dữ liệu và báo cáo, và chỉ giải quyết các trường hợp ngoại lệ. Người kế toán sẽ trở thành những người quan trọng nhất trong một doanh nghiệp và phần lớn điều này dựa vào việc họ có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn trong công ty. Lãnh đạo công ty cần sự tư vấn trong kinh doanh của những người kế toán có sự sáng tạo. Điều này kế toán viên cần phải suy nghĩ một cách sáng tạo. Do đó, các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những ứng viên kế toán mang lại sự sáng tạo cho vai trò của họ. Kỹ năng mềm này ngày càng quan trọng đối với kế toán 531
- Do vậy, kế toán viên không chỉ nắm rõ lý thuyết, thành thạo thực hành, am hiểu công nghệ mà còn phải nắm bắt được các xu thế, hình dung được các quy trình kế toán mới trong quá trình làm việc. Cách mạng số lại mang đến những lợi ích to lớn cho lĩnh vực kế toán nhờ khả năng lưu trữ, đảm bảo an ninh mạng... Bên cạnh đó, nó cũng đang đe dọa đến triển vọng nghề nghiệp kế toán viên. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lao động, việc làm. Nếu kế toán viên không cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề thì khả năng bị đào thải là rất cao. 3.5. Trí tuệ cảm xúc (EQ) Việc trau dồi trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong thời đại số. Đó là điều giúp bạn làm việc hiệu quả với những người khác, tiếp cận các tình huống phức tạp bằng sự đồng cảm và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. EQ là một yếu tố giúp một người thành công trong nghề nghiệp tốt hơn khả năng nhận thức chung (IQ). Bây giờ và trong tương lai sẽ khác biệt giữa một kế toán viên này với một kế toán viên khác không phải là khả năng tính toán mà là khả năng quản lý các mối quan hệ với khách hàng. EQ là chìa khóa để xây dựng lòng tin và mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của các công ty kế toán. Họ phải thực hiện một vai trò khác - hướng về khách hàng nhiều hơn và đưa ra lời khuyên, nghĩa là có thể thực sự hiểu khách hàng và những gì khách hàng cần, giải thích điều đó và sau đó thúc đẩy khách hàng làm những gì được yêu cầu. Kế toán viên tại các công ty cũng phải thật sự hiểu mong muốn của lãnh đạo của công ty và các nhà đầu tư để cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính một cách phù hợp. Theo khảo sát CEO toàn cầu lần thứ 20 của PwC cho thấy 1200 giám đốc điều hành tại 44 quốc gia tin rằng công nghệ đang có tác động lớn nhất đến môi trường làm việc hiện đại. Nhưng theo đó, sự gia tăng của tự động hóa và người máy tại nơi làm việc đang thúc đẩy nhu cầu lớn hơn đối với những người có những phẩm chất mà máy móc không thể sao chép được. Quan trọng nhất trong số này là khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề và trí tuệ cảm xúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACCA, (2013), Technology trends: their impact on the global accountancy profession. 2. Eleonora Stancheva-Todorova, 2020, the knowledge and skills profle of account 4.0. 3. Gamage, P.(2016). Big Data: are accounting educators ready?.Accounting and Management Information Systems. 4. Institute of Chartered Accountants in England and Wales (ICAEW) (2017), Artificial 532
- intelligence and the future of accountancy. 5. KPMG, (2016), The Factory of the Future. Industry 4.0 – The Challenges of tomorrow. 6. Lam Tran Khanh, 2018, Impact of industrial revolution 4.0 (Industry 4.0) to the accounting profession in Vietnam, ICFE 2018 – The 5th International Conference on Finance and Economics. 7. Meily Surianti, 2020, Development of Accounting Curriculum Model Based on Industrial Revolution Approach, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.11, No.2, 2020. 8. Shawnie Kruskopf, Charlotta Lobbas, Hanna Meinander, Kira Söderling, Minna Martikainen, Othmar Lehner (2020). Digital Accounting and the Human Factor: Theory and Practice. ACRN Journal of Finance and Risk Perspectives, 2020 May 27. 9. The Association of Chartered Certified Accountants (2016), Professional accountant – the future: Drivers of change and future skills. 10. The Association of Chartered Certified Accountants (2016), Professional accountant – the future: Generation next; 11. The Association of Chartered Certified Accountants (2017), Professional accountant – the future(Generation next): Ethics and trust in a digital age 12. Tetyana Slyozko; Lyudmila Kurilo; Oleksandra Mazina, 2019, Transformation of the Accouning profession in term of the economy of the future, Acc Journal 2019, Vol. 533
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép_chương 4
38 p | 320 | 101
-
Đào tạo kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số
11 p | 12 | 5
-
Quy trình kế toán và đào tạo cử nhân kế toán dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 77 | 4
-
Nghiên cứu về kế toán và kiểm toán - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
1972 p | 13 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán tại Việt Nam theo hướng chuẩn hóa quốc tế
10 p | 12 | 2
-
Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số đối với đào tạo kế toán tại Việt Nam
12 p | 6 | 2
-
Đổi mới đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của kế toán viên chuyên nghiệp
9 p | 3 | 2
-
Sử dụng mô hình học tập tích hợp trong đào tạo kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại
14 p | 9 | 1
-
Giáo dục kế toán và kế toán thực hành trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán - kiểm toán
10 p | 10 | 1
-
Định hướng đào tạo kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 6 | 1
-
Chương trình đào tạo kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
8 p | 3 | 1
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán và đào tạo kế toán trong hoàn cảnh mới
10 p | 9 | 1
-
Quan điểm của người đào tạo kế toán khi triển khai đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam
10 p | 5 | 1
-
Đào tạo kế toán theo IFRS tại các trường đại học ở Việt Nam: Khó khăn và thách thức
7 p | 8 | 1
-
Học tập trải nghiệm trong đào tạo kế toán tại các trường đại học
13 p | 5 | 1
-
Đổi mới đào tạo kế toán - kinh nghiệm Hoa Kỳ và các đề xuất cho Việt Nam
13 p | 2 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Nguyên lý kế toán (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
17 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn