intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng mô hình học tập tích hợp trong đào tạo kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Sử dụng mô hình học tập tích hợp trong đào tạo kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại" sẽ phân tích làm rõ cơ sở lý luận về mô hình học tập tích hợp, nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia mô hình học tập tích hợp của sinh viên chuyên ngành đào tạo kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu triển khai được tiến hành thực nghiệm với sinh viên khoa kế toán, kiểm toán, trường đại học thương mại là một tình huống cung cấp những kết quả hữu ích trong việc phân tích những kết quả và đề xuất các giải pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng mô hình học tập tích hợp trong đào tạo kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI USING THE BLENDED LEARNING MODEL IN ACCOUNTANT, AUDIT TRAINING AT VIETNAM COMERCIAL UNIVERSITY Ths. Lương Thị Hồng Ngân Trường Đại học Thương mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động sâu sắc đến phương thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng, tự động hóa quy trình đào tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Công nghệ thông tin và truyền thông đã được áp dụng sâu rộng trong các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến, tối ưu hóa, cá nhân hóa trên tất cả các lĩnh vực của chương trình đào tạo. Xu thế chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động đào tạo nhờ việc tận dụng những lợi thế của chuyển đổi số đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các tổ chức giáo dục. Cách tiếp cận mô hình học tập tích hợp (Blended learning), hướng đến sự tích hợp của hình thức học tập mặt đối mặt truyền thống và học tập trên nền Internet đã được chứng minh là mô hình học tập hiệu quả trong giáo dục đại học nói chung và đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng. Nghiên cứu sẽ phân tích làm rõ cơ sở lý luận về mô hình học tập tích hợp, nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia mô hình học tập tích hợp của sinh viên chuyên ngành đào tạo kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu triển khai được tiến hành thực nghiệm với sinh viên khoa kế toán, kiểm toán, trường đại học thương mại là một tình huống cung cấp những kết quả hữu ích trong việc phân tích những kết quả và đề xuất các giải pháp. Từ khóa: Blended Learning, mô hình học tập tích hợp, đào tạo kế toán, kiểm toán ABSTRACT The 4th Industrial Revolution has been having sprofound impacts on teaching methods, scientific research in education and training in general and accounting and auditing training in particular, automating the training process to meet the best needs of learners. Information and communication technology has been widely applied in educational institutions for sake of the demand of improvement, optimization and personalization in all areas of the training program. The trend of digital transforming has brought practical effects to educational institutions. The blended learning approach, towards the integration of traditional learning and Internet-based learning, has proven to be an effective learning model in higher education, including accounting and auditing training. The paper will clarify theory of this model, the factors affect to the students' intends of using blended learning system. The experimental research conducted with accounting, auditing students at Vietnam commercial university is a useful case study that analyzes the results and suggests solutions. Keywords: Blended Learning model, accounting, auditing training 956
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo Bonk và Graham (2012) ngoài mô hình dạy học truyền thống trên lớp thì ngày nay đã có thêm nhiều mô hình khác dần trở nên phổ biến chẳng hạn như: Lớp học trực tuyến (Online course), Học tập tích hợp. Các hình thức giảng dạy trên nền tảng công nghệ như elearning mặc dù đã khắc phục được các nhược điểm của hình thức giảng dạy truyền thống trên lớp học, song vẫn còn nhiều bất cập như đòi hỏi mức độ sẵn sàng cao về công nghệ đối với cả người học, người dạy và nhà trường; đòi hỏi sinh viên phải có tính tự chủ lớn trong học tập. Trong bối cảnh đó, mô hình học tập tích hợp với cách tiếp cận tích hợp phương thức học tập truyền thống với việc tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nhằm nâng cao tính chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức của người học cũng như tiết kiệm chi phí, rút ngắn không gian, khoảng cách địa lý giữa giảng viên và sinh viên (Simon, M. 2014). Giáo dục đại học có nhiều đặc điểm phù hợp để triển khai mô hình học tập tích hợp như trình độ công nghệ thông tin của người học, giảng viên ở mức độ cao và dễ dàng tiếp cận công nghệ. Đặc điểm của các môn khoa học kinh tế mang tính xã hội cao, thích hợp cho việc truyền tải các tài liệu đọc, video và bài tập trắc nghiệm, phân tích. Hơn nữa, đặc thù khối ngành kinh tế trong đó có kế toán, kiểm toán mang tính lí thuyết và suy luận, phân tích được đề cao hơn các môn học thực hành trong khối kĩ thuật nên mô hình học tập tích hợp mang lại hiệu quả cao hơn đối với khối ngành này. Sự quay trở lại và những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 một lần nữa đặt ra không ít thách thức với cộng đồng, xã hội, các hoạt động bị ngưng trệ, nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng, trong đó giáo dục không phải là ngoại lệ. Nhiều trường và học viện tại Việt Nam đã áp dụng mô hình học tập tích hợp cho nhiều chuyên ngành trong đó có kế toán, kiểm toán mang lại giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, đa số các trường hiện nay chỉ thực hiện mô hình này tạm thời chứ chưa thực sự coi phương pháp giảng dạy kết hợp mang tính định hướng lâu dài và hiệu quả. Để quá trình giảng dạy đại học nói chung và chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng được ngày càng tốt hơn, bài viết trình bày tổng quan về mô hình, ưu nhược điểm của mô hình học tập tích hợp, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào mô hình học tập này với mong muốn góp phần nhằm đổi mới đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu và rộng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán 2. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Mô hình học tập tích hợp đã xuất hiện trong một thời gian dài, song thuật ngữ của nó vẫn chưa được thiết lập một cách chắc chắn cho đến đầu thế kỉ XXI. Ý nghĩa của học tập tích hợp bao gồm sự tổng hợp đa dạng trong phương pháp học cho đến 2006, khi mà sách “Handbook of Blended Learning” đầu tiên của Bonk và Graham (2006) được xuất bản. Graham định nghĩa hệ thống học tập tích hợp là sự giao thoa của bối cảnh mặt đối mặt đặc trưng bởi các tương tác đồng bộ giữa người dạy và người học với bối cảnh công nghệ và thông tin. Mason và Rennie (2006) mở rộng định nghĩa này bao gồm các kết hợp khác nhau về công nghệ, địa điểm hoặc cách tiếp cận về giảng dạy. Garrison và Vaughan (2007) thì cho rằng học tập tích hợp là sự kết hợp có chủ đích của các trải nghiệm học tập offline và online. Mô hình này hiện nay đang là một trong những mô hình học tập rất nhiều người quan tâm đặc biệt trong dạy và học, được nhiều quốc gia lựa chọn như một phương pháp tiên tiến cho giảng dạy đại học trong nhiều trường đại học danh tiếng như Havard, Oxford,… Có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng quan niệm về học tập kết của Heather Staker 957
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và Michael B.Horn (2012) được coi là đầy đủ về học tập kết hợp là một hình thức giáo dục chính qui trong đó người học nhận được một phần sự phân phối nội dung và hướng dẫn trực tuyến dưới sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, con đường và tốc độ học tập của người học và một phần là trải nghiệm học tập theo lớp học trực tiếp. Trong những năm gần đây, các trường đại học Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc áp dụng mô hình dạy học tích hợp vào đào tạo đại học vì sự phù hợp và những lợi ích mà mô hình đào tạo này mang lại. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước để tổng hợp các lý luận cơ bản liên quan đến mô hình học tập tích hợp. Bên cạnh đó, tác giả có sử dụng phiếu điều tra online để khảo sát đánh giá các nhân tố đến dự định chấp nhận và sử dụng mô hình trong đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán dưới góc độ từ phía người học với mẫu lựa chọn là sinh viên khoa Kế toán – kiểm toán trường đại học Thương mại. 3. Tổng quan về mô hình học tập tích hợp 3.1. Các mô hình học tập tích hợp Mô hình học tập tích hợp kết hợp được phân loại thành 4 mô hình con (theo Heather Staker và Michael B Horn, 2012). Sự phân chia này mang ý nghĩa tương đối, vì thực tế, một số tác giả có những cách chia khác cho mô hình học tập tích hợp. Hình 1. Các mô hình học tập tích hợp Nguồn: Heather Staker và Michael B, Horn, 2012 Mô hình 1 - Mô hình luân phiên/quay vòng (Rotation model) Một học phần trong đó người học nên luân chuyển theo lịch trình đã định sẵn hoặc theo quyết định của giáo viên giữa các phương thức học tập, ít nhất một trong số đó là học trực tuyến, học trực tiếp theo phương thức truyền thống vẫn là chủ đạo. Trong mô hình luân chuyển lại được chia nhỏ thành bốn mô hình con bao gồm: - Luân chuyển trạm (Station Rotation): Người học phải luân chuyển qua tất cả các trạm (các trạm trực tuyến và trực tiếp) theo lịch trình cố định, không chỉ những trạm tự chọn theo sở thích của người học. - Luân chuyển phòng thí nghiệm (Lab Rotation): Người học luân chuyển đến phòng máy tính cho trạm học tập trực tuyến. - Lớp học đảo ngược (Flipped classroom): Người học tham gia học trực tuyến trước khi đến lớp và sau đó tham gia vào lớp học trực tiếp để thực hành hoặc thực hiện dự án trực tiếp do giáo viên hướng dẫn. - Luân chuyển cá nhân (Individual Rotation): Mỗi người học có một lộ trình học tập được 958
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cá nhân hóa và không nhất thiết phải luân chuyển theo tất cả các trạm theo phương thức có sẵn. Một thuật toán hoặc giáo viên đặt lộ trình cho của từng người học, dựa trên đặc điểm cá nhân hóa. Mô hình 2 - Mô hình linh hoạt (Flex model) Học trực tuyến là xương sống của việc học tập của người học. Người học di chuyển theo một lịch trình tùy chỉnh riêng, tùy chỉnh giữa các phương thức học tập. Giáo viên và người học tương tác theo thời gian thực và học sinh chủ yếu học trong khuôn viên trường học Mô hình 3 - Mô hình hỗn hợp cá nhân (Self-blend model) Người học chọn thực hiện một hoặc nhiều khóa học hoàn toàn trực tuyến để bổ sung cho các khóa học trực tiếp truyền thống của họ. Học sinh tự kết hợp một số khóa học trực tuyến theo nhu cầu cá nhân và tham gia các khóa học trực tiếp khác tại lớp học với các giáo viên trực tiếp. Mô hình 4 - Mô hình ảo (Enriched Virtual model) Một khóa học trực tuyến toàn trường, người học tham gia cả một lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến. Nhiều chương trình học tập ảo bắt đầu bằng trường học trực tuyến toàn thời gian và sau đó phát triển các chương trình kết hợp để cung cấp cho người học trải nghiệm bên ngoài trường học truyền thống. Các mô hình con này nhìn chung linh hoạt và tạo ra sự chủ động cho người học để tham gia có hiệu quả. Bên cạnh đó, nó có tính thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu của việc học đi đôi với hành. Các mô hình này được phân chia một cách tương đối, chúng không loại trừ nhau. Khi triển khai dạy học, các trường học, các giáo viên có thể sử dụng kết hợp các mô hình. Tuy nhiên, để áp dụng các mô hình này cần có nền tảng cơ sở hạ tầng như công nghệ thông tin cho cả người học và người dạy. 3.2. Ưu, nhược điểm của mô hình tích hợp trong giảng dạy kế toán, kiểm toán 3.2.1. Ưu điểm Mô hình học tập tích hợp mang lại nhiều ưu điểm trong giáo dục đại học nói chung và đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng, Bonk và Graham (2012) đã đưa ra các ưu điểm bao gồm : (1) Giàu tính sư phạm: được thể hiện thông qua việc các hoạt động học tập có cơ hội diễn ra nhiều hơn, đa dạng hơn, kết hợp chặt chẽ hơn và đạt hiệu quả cao hơn đặc biệt quan trọng với đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán khi mà đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành tại các phòng kế toán, kiểm toán ảo hoặc tại các doanh nghiệp thực tế. Việc kết hợp được các không gian học tập với nhau giúp cho thời gian học tập được kéo dài hơn về mặt thời gian, giúp cho giáo viên có thể đưa vào đó những hoạt động học tập phù hợp hơn với từng không gian học tập. Việc thiết kế và triển khai một số hoạt động học tập mới cho chuyên ngành kế toán, kiểm toán bằng cách ứng dụng CNTT một mặt sẽ gia tăng tính sáng tạo, khả năng tự giác trong học tập, tạo động lực thích thú những trải nghiệm mới chẳng hạn như các bài giảng tương tác, các bài hướng dẫn được xây dựng theo hướng kiến tạo, các kênh giao tiếp đa chiều,… . , qua đó nâng cao hiệu quả học tập; Mặt khác, nó phù hợp với chuyên ngành kế toán, kiểm toán theo xu hướng hội nhập kế toán, kiểm toán quốc tế và tình hình thực tế hiện nay tại Việt Nam khi mà kỹ năng công nghệ thông tin được cho là yêu cầu bắt buộc với nghề. Bên cạnh đó, theo Moskal và cộng sự (2013), phương pháp này gia tăng cơ hội học tập cho mọi người trong điều kiện thiếu hụt về cơ sở vật chất, gia tăng tính tương tác nhiều hơn là hoạt động truyền thống, tính tinh gọn trong công tác quản lí hành chính hoạt động đào tạo do áp dụng công nghệ đáp ứng được yêu cầu trong tình hình dịch bệnh tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học. 959
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (2) Dễ tiếp cận: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của các khóa học diễn ra dưới hình thức học tập trực tuyến hoặc hỗn hợp. Người học được chủ động hơn về mặt thời gian, không bị ràng buộc quá nhiều về việc phải có mặt ở các cơ sở đào tạo, có thể truy xuất các tài nguyên học tập online phong phú, học tập, thực hành chuyên ngành kế toán, kiểm toán bất cứ lúc nào trên nền bộ số liệu thực tế được thiết lập, tình huống kế toán, kiểm toán ảo đã được xây dựng, … là những yếu tố giúp giải phóng người học khỏi những hoạt động phục vụ cho việc học tập, thay vào đó người học có được tập trung hơn vào bản thân các hoạt động học tập để đạt được hiệu quả cao nhất. (3) Hiệu quả chi phí là yếu tố mang lại lợi ích cho cả các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và người học cho tất cả các chuyên ngành nói chung và kế toán kiểm toán nói riêng. Về phía các đơn vị cung cấp dịch vụ, họ có thể tiếp cận được đến với nhiều người học hơn, nâng cao được năng lực chăm sóc người học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Về phía người học, chi phí các khóa học ngắn hạn và dài hạn được giảm, chất lượng dịch vụ được nâng cao hơn và chi phí cho các hoạt động hỗ trợ học tập cũng được cắt giảm giúp cho họ tiết kiệm được các chi phí và có thể tham gia nhiều khóa học hơn như đào tạo ghi sổ kế toán, kế toán viên, kế toán máy. 3.2.2. Nhược điểm Mô hình học tập tích hợp phụ thuộc nhiều vào nguồn kĩ thuật và công cụ, những công cụ này cần được tin cậy, dễ sử dụng và nâng cấp đáp ứng yêu cầu học tập. Trình độ tin học quá căn bản có thể là một rào cản quan trọng cho sự nỗ lực của người học để truy cập vào tài liệu môn học, làm cho khả năng hỗ trợ kĩ thuật chất lượng cao rất cần thiết. Theo Robert A. Ellisa, Abelardo Pardob, Feifei Hana (2016); ManjotKaur (2013), những nhược điểm khi áp dụng mô hình học tập tích hợp đó là: giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè; giảm kĩ năng giao tiếp; hạn chế với người lớn tuổi khi sử dụng công nghệ; giảm nhiệt huyết và say mê khi không có người trực tiếp là giảng viên truyền cảm hứng. Mô hình tích hợp khiến khối lượng công việc của giảng viên ban đầu lớn cho việc đầu tư xây dựng bài giảng, cũng như phát sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ của bài giảng, vấn đề về an ninh và quyền riêng tư. 4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia mô hình học tập tích hợp với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. 4.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Đối với mô hình học tập tích hợp, dự định chấp nhận hệ thống được xem như xu hướng sinh viên tiềm năng chấp nhận hệ thống khi được giới thiệu dịch vụ. Dự định sử dụng được đánh giá thông qua khía cạnh về thúc đẩy nhu cầu sử dụng, khả năng giới thiệu hệ thống cho người khác, nhận thức về việc nên sử dụng dịch vụ hay xu hướng tiếp tục sử dụng dịch vụ từ nhận thức (Davis, 1989; 1993). Có nhiều nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới dự định chấp nhận một hệ thống dịch vụ công nghệ. Nghiên cứu sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết về rào cản chuyển đổi đối với dự định sử dụng dịch vụ công nghệ gồm 2 nhóm nhân tố: - Nhóm thứ nhất bao gồm các nhân tố hỗ trợ như mức độ dễ sử dụng, tính hữu ích (Davis, 1993; Venkatesh và cộng sự, 2003; Roca & Gagne, 2008; Park, 2009; Cakir & Solak, 2014; Mohamadi, 2015), tính hiệu quả (Park, 2009; Park và cộng sự, 2012) và tính thuận tiện (Berry và cộng sự, 2002; Gupta & Kim, 2006). - Nhóm thứ hai, liên quan đến rào cản sử dụng dịch vụ có tính chất kỹ thuật như khả năng tương thích của hệ thống với thiết bị người dùng, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho dịch vụ hay các phần mềm dành riêng cho từng hệ thống. 960
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các giả thuyết được đưa ra cho nghiên cứu là H1, H2, H3, H4, H5 Bảng 1. Các giả thuyết trong nghiên cứu Giả thuyết Nội dung Tác động H1 Mức độ dễ sử dụng có tác động tích cực đến dự định sử dụng (+) H2 Tính hữu ích có tác động tích cực đến dự định sử dụng (+) H3 Tính hiệu quả có tác động tích cực đến dự định sử dụng. (+) H4 Sự thuận tiện có tác động tích cực đến dự định sử dụng. (+) H5 Rào cản kỹ thuật có tác động tiêu cực đến dự định sử dụng (-) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia mô hình học tập tích hợp của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tác giả chỉ sử dụng nghiên cứu định lượng để điều tra theo hình thức online bằng 1 bảng hỏi có cấu trúc với đối tượng là sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại trường đại học Thương mại. Thời gian khảo sát tháng 9 năm 2021. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Bảng 2. Các biến trong mô hình Biến Nội dung câu hỏi Mức độ đồng ý HQ Tính hiệu quả HQ1 Dễ dàng sử dụng được các phần mềm liên quan đến hệ thống 1 2 3 4 5 học tập tích hợp HQ2 Tin tưởng vào việc sử dụng hệ thống học tập tích hợp cho việc 1 2 3 4 5 học tập của mình HQ3 Am hiểu về việc sử dụng các thiết bị máy tính cho việc sử dụng 1 2 3 4 5 hệ thống học tập tích hợp HQ4 Tin rằng mình có đủ khả năng cho việc sử dụng hệ thống học 1 2 3 4 5 tập tích hợp DSD Mức độ dễ sử dụng DSD1 Việc học các sử dụng hệ thống học tập tích hợp là rất dễ dàng 1 2 3 4 5 DSD2 Dễ dàng có thể thành thạo trong việc sử dụng 1 2 3 4 5 DSD3 Dễ thao tác và giao tiếp với hệ thống học tập tích hợp 1 2 3 4 5 HI Tính hữu ích HI1 Sử dụng hệ thống học tập tích hợp giúp cải thiện việc học tập 1 2 3 4 5 của mình HI2 Việc sử dụng hệ thống học tập tích hợp làm gia tăng kết quả 1 2 3 4 5 học tập của mình HI3 Các chương trình học được cung cấp qua hệ thống học tập tích 1 2 3 4 5 hợp là hữu ích với mình 961
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Biến Nội dung câu hỏi Mức độ đồng ý HI4 Hệ thống học tập tích hợp là một tiện ích tốt với người học 1 2 3 4 5 TT Tính thuận tiện TT1 Hệ thống học tập tích hợp có thể truy cập được ở mọi lúc, mọi 1 2 3 4 5 nơi TT2 Hệ thống học tập tích hợp giúp chủ động trong việc bố trí thời 1 2 3 4 5 gian học hành TT3 Hệ thống tích hợp có thể dễ dàng truy cập được thông qua mạng 1 2 3 4 5 Internet RC Rào cản kỹ thuật RC1 Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng với yêu cầu của 1 2 3 4 5 hệ thống học tập tích hợp còn chưa tốt RC2 Sử dụng hệ thống học tập tích hợp phải sử dụng các phần mềm 1 2 3 4 5 riêng, khó sử dụng SD Dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp SD1 Sẽ sử dụng hệ thống học tập tích hợp nếu có nhu cầu học tập 1 2 3 4 5 SD2 Sẽ giới thiệu hệ thống học tập tích hợp cho các bạn sinh viên 1 2 3 4 5 khác SD3 Nên sử dụng hệ thống học tập tích hợp càng nhiều càng tốt cho 1 2 3 4 5 việc học tập hiệu quả SD4 Trong tương lai sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống học tập tích hợp 1 2 3 4 5 cho việc học tập của mình Mô hình đề xuất và mẫu lựa chọn - Biến phụ thuộc: Dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp - Biến độc lập: • Tính hiệu quả • Mức độ dễ sử dụng • Tính hữu ích • Tính thuận tiện 962
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Rào cản kỹ thuật Tính hiệu quả Mức độ dễ sử dụng Tính hữu ích Tính thuận tiện H4 Dự định sử dụng mô hình học tập Rào cản kỹ thuật Hình 2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp Việc lấy mẫu dựa vào mô hình lấy mẫu của Hair & cộng sự (2006). Theo phương pháp của Hair & cộng sự (2006), cỡ mẫu được xác định dựa vào mức tối thiểu và số lượng biến đưa vào phân tích mô hình. Mức tối thiểu là 50 mẫu, tỷ lệ số quan sát so với 1 biến phân tích là 5/1 hoặc 10/1. Mô hình của nhóm nghiên cứu có tổng thể 20 biến quan sát, nếu chọn tỷ lệ 5/1, mẫu của nghiên cứu sẽ là 20x5=100. Sau khi loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp, chỉ còn 149 bảng trả lời được sử dụng để đưa vào phân tích. Như vậy tổng thể mẫu cho nghiên cứu của đề tài là 149. 4.2. Kết quả nghiên cứu * Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng mô hình học tập thích hợp được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha tại Bảng 3 cho thấy các nhân tố còn lại đều cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha >0.6, hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 nên tất cả các thang đo của các nhân tố đều đạt độ tin cậy (Nunnally & Burnstein, 1994), và được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bảng 3. Thống kê phân tích độ tin cậy thang đo Corrected Cronbach’s Thang Cronbach’s Biến quan sát Item- Total Alpha if Item Kết luận đo Alpha Correlation Deleted HQ1 - Dễ dàng sử dụng được các phần mềm .828 Chất .788 .716 liên quan đến hệ thống học tập tích hợp lượng tốt Tính HQ2 - Tin tưởng vào việc sử dụng hệ thống hiệu quả .774 .723 học tập tích hợp cho việc học tập của mình (HQ) HQ3 - Am hiểu về việc sử dụng các thiết bị .507 .842 máy tính cho việc sử dụng hệ thống học tập 963
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Corrected Cronbach’s Thang Cronbach’s Biến quan sát Item- Total Alpha if Item Kết luận đo Alpha Correlation Deleted tích hợp HQ4 - Tin rằng mình có đủ khả năng cho việc .580 .815 sử dụng hệ thống học tập tích hợp DSD1- Việc học các sử dụng hệ thống học tập 0.651 Chất .494 .510 Mức độ tích hợp là rất dễ dàng lượng tốt dễ sử DSD2 - Dễ dàng có thể thành thạo trong việc .429 .614 dụng sử dụng (DSD) SDS3 - Dễ thao tác và giao tiếp với hệ thống .476 .545 học tập tích hợp HI1 - Sử dụng hệ thống học tập tích hợp giúp 0.847 Chất .308 .927 cải thiện việc học tập của mình lượng tốt HI2 - Việc sử dụng hệ thống học tập tích hợp Tính .942 .675 làm gia tăng kết quả học tập của mình hữu ích HI3 - Các chương trình học được cung cấp qua (HI) .718 .796 hệ thống học tập tích hợp là hữu ích với mình HI4 - Hệ thống học tập tích hợp là một tiện ích .847 .729 tốt với người học TT1 - Hệ thống học tập tích hợp có thể truy 0.926 Chất .907 .851 Tính cập được ở mọi lúc, mọi nơi lượng tốt thuận TT2 - Hệ thống học tập tích hợp giúp chủ .855 .888 tiện động trong việc bố trí thời gian học hành (TT) TT3 - Hệ thống học tập tích hợp có thể dễ .809 .928 dàng truy cập được thông qua mạng Internet 0.683 Chất RR1 - Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin lượng tốt Rào cản đáp ứng với yêu cầu của hệ thống học tập tích .634 .695 kỹ thuật hợp còn chưa tốt (RR) RR2 - Sử dụng hệ thống học tập tích hợp phải .727 .625 sử dụng các phần mềm riêng, khó sử dụng Sẽ sử dụng hệ thống học tập tích hợp nếu có 0.834 Chất .507 .862 Dự định nhu cầu học tập lượng tốt sử dụng Sẽ giới thiệu hệ thống học tập tích hợp cho các .827 .701 mô hình bạn sinh viên khác học tập Nên sử dụng hệ thống học tập tích hợp càng .503 .886 tích hợp nhiều càng tốt cho việc học tập hiệu quả (SD) Trong tương lai sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống .893 .694 học tập tích hợp cho việc học tập của mình Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp bằng SPSS20.0 964
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 * Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện với phương pháp trích hệ số là Component Analysis và phép xoay Varimax, kết quả phân tích có 20 biến quan sát của thang đo các biến độc lập tại Bảng 3, hệ số KMO = 0.790 nằm trong khoảng 0,5
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tính bội được xây dựng phù hợp với dữ liệu là 82,8%. Hay nói cách khác, dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp được giải thích chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố nêu trên, còn lại do ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài mô hình. Sig. kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều < 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Hệ số Durbin – Watson = 2,087 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Nghiên cứu sử dụng hệ số  để đánh giá mức độ quan trọng của các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc. Hệ số  của biến độc lập nào càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc càng lớn. Trong đó, nhân tố tính thuận tiện âm là ảnh hưởng ngược chiều, 4 nhân tố còn lại hệ số  dương tác động thuận chiều. Thứ tự mức độ tác động từ mạnh tới yếu của các biến độc lập tới biến phụ thuộc dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp như sau: HQ là 0,487, HI là 0,393, DSD là 0,296, TT là 0,204 và RC là -0,136. Hay nói cách khác, cả 5 giả thuyết từ H1 đến H5 đều chấp nhận. Bảng 5. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp Coefficientsa Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn Giá trị t Sig. hóa B Sai lệch Beta chuẩn (Constant) .150 .152 .985 .026 HQ .503 .083 .487 6.077 .000 DSD .335 .051 .296 6.604 .000 1 HI .350 .106 .393 3.307 .001 TT .151 .074 .204 2.031 .044 RC -.128 .024 -.136 -5.402 .000 a. Dependent Variable: SD Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS20 5. Một số gợi mở Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng mô hình học tập tích hợp từ sinh viên trong mẫu lựa chọn cho thấy sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán có mong muốn dự định sử dụng mô hình học tập tiên tiến để đem lại nhiều giá trị, lợi ích trực tiếp liên quan đến tính hiệu quả, tính hữu ích của nó trong học tập. Các giá trị trung bình của các biến quan sát trong thang đo thái độ của người học đối với mô hình học tập tích hợp đều lớn hơn 3 cho thấy người học có mức quan tâm khá cao đến việc có sự thay đổi trong hình thức học để có thể bảo vệ kết quả học tập của mình. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó đã được đề cập. Kết quả cũng ghi nhận ảnh hưởng rõ ràng của nhân tố rào cản kỹ thuật đối với quá trình chấp nhận mô hình học tập tích hợp. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát cho thấy điểm đánh giá về dự định sử dụng chỉ ở mức trung bình, không phải ở mức cao. Điều này cho thấy động lực thúc đẩy sinh viên hiện nay lựa chọn mô hình học tập tích hợp cong chưa cao. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là tính 966
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thuận tiện có điểm đánh giá thấp, hầu hết các nhân tố có tác động tích cực tới dự định sử dụng mô hình này đều có điểm dưới mức 3,5. Điều này cho thấy đổi mới phương pháp học và dạy trong giáo dục đại học nói chung và đào tạo kế toán kiểm toán nói riêng cần có các giải pháp hoàn hiện các tính năng, công cụ nhiều hơn nữa mới có thể thu hút được sinh viên sử dụng. Nhân tố rào cản kỹ thuật vẫn còn là một cản trở khá lớn 3,65 theo đánh giá của sinh viên. Trên cơ sở các phân tích về ưu, nhược điểm của mô hình học tập tích hợp, tác giả muốn nhấn mạnh lại rằng rằng mô hình lớp học truyền thống vẫn là chủ đạo, dạy học trực tuyến không thể thay thế dạy học trực tiếp trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Những lợi ích mà dạy học trực tuyến mang lại thì còn những hạn chế, thách thức không thể phủ nhận như yêu cầu về chi phí, nền tảng công nghệ cao, hạn chế ở mặt giao tiếp xã hội, không hiệu quả trong trường hợp thiếu động lực và tự giác. Bởi vậy, việc vận dụng mô hình học tập tích hợp có thể tận dụng lợi thế của cả hai phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến. Hơn nữa, với phương châm lấy người học là trung tâm, việc đổi mới phương pháp học tập đáp ứng yêu cầu và mong muốn của chủ thể sẽ luôn được các cơ sở đào tạo quan tâm hàng đầu. Để áp dụng mô hình học tập tích hợp cần phải có giải pháp đồng bộ từ nhiều phía từ cơ sở đào tạo, giảng viên và người học dưới các góc độ: Thứ nhất, Cần phát triển hệ thống học tập tích hợp hướng đến việc cải thiện việc học tập của sinh viên, hướng tới mang lại lợi ích cốt lõi cụ thể - Cải thiện tính thuận tiện trong việc tiếp cận hệ thống, hệ thống học tập tích hợp có thể được truy cập ở mọi nơi, mọi lúc thông qua việc mạng Internet. Nó cho phép người học chủ động thời gian học tập để có hiệu quả cao nhất. - Cải thiện tính hiệu quả cảm nhận của hệ thống với sinh viên thông qua việc xây dựng nhiều phiên bản hệ thống cho các hệ điều hành khác nhau từ thiết bị của sinh viên; đào tạo những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính cho sinh viên ngay từ khi nhập trường; xây dựng các phần mềm sử dụng trong hệ thống một cách dễ dàng, thân thiện; - Nâng cao tính hữu ích của hệ thống đối với sinh viên bằng các biện pháp như: tập trung truyền thông tính hữu ích cảm nhận cho sinh viên khi lựa chọn mô hình học tập này như mô hình có thể giúp cải thiện việc học tập, gia tăng kết quả học tập, dễ dàng truy cập tới sinh viên thông qua nhiều kênh thông tin. Muốn làm được điều này cần nắm bắt được những thay đổi tâm lý, sở thích, nhu cầu của người học để làm nền tảng xây dựng truyền thông, xây dựng thời khóa biểu, cho phù hợp với đối tượng học. Các cơ sở đào tạo cần xây dựng một quy trình chung và cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng cho người học nhằm giúp họ biết rõ về phương pháp học mà họ sẽ được áp dụng. Thứ hai, Các cơ sở đào tạo cần tập trung xây dựng và cải thiện hệ thống theo hướng thân thiện, giảm các rào cản kỹ thuật bằng các biện pháp. Cụ thể - Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ từ Trường đại học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Các phòng học, phòng thực hành, thư viện không còn phù hợp với thời đại do tiến bộ của khoa học công nghệ và số lượng sinh viên ngày một tăng. Bởi lẽ đó mà các trường đại học cần lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho từng năm học dựa trên nguồn kinh phí và nhu cầu bổ sung trang thiết bị của các bộ phận. Các phòng thực hành cho sinh viên như phòng máy tính đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ, phòng đa năng như mô hình kế toán ảo mô phỏng thực tế như 1 doanh nghiệp cần được xây dựng và cập nhật đáp 967
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động. - Phát triển nhiều chương trình đào tạo khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng kết hợp truyền thống và các hình thức giảng dạy trên nền tảng công nghệ trong đó có thể sử dụng được trên các hệ điều hành, thiết bị khác nhau phù hợp với điều kiện của người học. Thứ ba, Dù áp dụng hình thức học tập nào cũng cần phải được cung cấp cho người học các chương trình có chất lượng cao, làm cho họ cảm nhận được những giá trị mà họ nhận được là tốt, là xứng đáng thì họ sẽ có hành vi học tích cực hơn. Bên cạnh đó cần tăng tính công bằng giữa các học sinh với nhau cũng như tính tương tác cao hơn khi học để cho học sinh và giáo viên đều có động lực giảng dạy, tinh thần học tập tốt hơn. Điều này khiến cho hành vi học của người học sẽ trở nên tích cực hơn và kết quả học tập sẽ được nâng cao hơn. 6. Kết luận Đào tạo đại học nói chung và đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng cần có tiến trình thay đổi và phát triển liên tục. Sự xuất hiện của các công nghệ mới giúp cho các hoạt động học tập và giảng dạy trở nên linh hoạt hơn, có thể kết hợp với các hình thức giảng dạy truyền thống để mang lại lợi ích lớn nhất cho người học. Mô hình học tập tích hợp – Blended learning là một mô hình giảng dạy mới, đầy sáng tạo, mang lại hiệu quả và nhiều lợi ích cho người học được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến lựa chọn. Mô hình cho phép người học có thể tự chủ hơn linh hoạt hơn trong học tập, gia tăng tương tác với các người học khác, đồng thời tiếp cận được dễ dàng hơn các nguồn tài nguyên vô tận của Internet. Đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong tương lai cần thay đổi để có thể tận dụng được các thành tựu của kỷ nguyên số trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện tại và sự phát triển cao hơn nữa trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berry, L. L., Seiders, K., & Grewal, D., (2002), “Understanding service convenience”, Journal of Marketing Research, 66, 1-17 1. [2] Bonk, C.J., & Graham, C.R. (2012). The handbook of blended learning: Global perspectives, local designs. MA: John Wiley & Sons. [3] Cakir, R., & Solak, E. (2014), “Attitude of Turkish EFL learners towards E-learning through TAM model”, Procedia – Social and Behavioral Sciences, 176, 596 – 601. [4] Davis, F.D. (1993), “User acceptance of computer technology: System characteristics user perceptions and behavior characteristics”, International Man-Machine studies, 38, p.475- 487 [5] Garrison và Vaughan (2007), Blended learning in higher education framework, principles and guidelines, European journal of education studies, p29-40 [6] Gupta, S., & Kim, H. W., (2006), The moderating effect of transaction experience on valuedriven internet shopping, Proceeding of European Conference on Information Systems (807-818), Sweden [7] Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall [8] Heather Staker, Michael B. Horn (2012). ClassifyingK–12 Blended Learning. Innosight Inistute. 968
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [9] Horn, M.B., & Staker, H. (2014). Blended: Using disruptive innivation to improve schools, Jossey - Bass. [10] Mason, R. and Rennie, F. (2006) E-Learning: The Key Concepts. Routlege, Abingdon Great Britain. [11] Moskal, P., Dziuban, C., & Hartman, J. (2013). Blended learning: A dangerous idea? The Internet and Higher Education, 18, 15-23. [12] Park, S.Y. (2009), “An analysis of the technology acceptance model in understanding university students’ behavioral intention to use e-learning”, Educational Technology and Society, 12(3), 150 – 162 [13] Park, S. Y., Nam, M. W., & Cha, S. B., (2012), “University students' behavioral intention to use mobile learning: Evaluating the technology acceptance model”, British Journal of Educational Technology, 43(4), 592-605 [14] Robert A. Ellisa, Abelardo Pardob, & Feifei Hana. (2016). Quality in blended learning environments – Significant differences in how students approach learning collaborations. Computers & Education. 102, November 2016, 90-102. [15] Venkatesh và cộng sự, 2003, User accaptance of information technology: Toward a unified view, MIS Quarterly, 27(3), 425-478 [16] Watson, J. (2008). Blended Learning: The Convergence of Online and Face-to-Face Education. Promising Practices in Online Learning. Vienna, North American Council for Online Learning 969
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2