intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp chứng chỉ quốc tế ACCA vào chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tích hợp chứng chỉ quốc tế ACCA vào chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" tập trung trình bày, phân tích quá trình thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao và một số ý kiến đề xuất đối với các bên liên quan để thực hiện tốt Chương trình đào tạo tích hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp chứng chỉ quốc tế ACCA vào chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÍCH HỢP CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ ACCA VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIỂM TOÁN HỆ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN INTEGRATING ACCA INTERNATIONAL CERTIFICATE INTO THE HIGH-QUALITY AUDITING TRAINING PROGRAM AT THE NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY PGS.TS. Trần Văn Thuận Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Tích hợp chứng chỉ quốc tế vào chương trình đào tạo đại học chính quy khối kinh tế - kinh doanh - quản lý nói chung, ngành kế toán và kiểm toán nói riêng đang trở thành xu thế trong xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Trên cơ sở kết quả thực hiện tuyển sinh, đào tạo đại học chính quy tích hợp Chứng chỉ Tài chính, Kế toán và Kinh doanh của ICAEW (ICAEW Certificate in Finance, Accounting and Business) ngành kế toán (ACT-ICAEW) và ngành kiểm toán (AUD- ICAEW), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang triển khai thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán chất lượng cao. Bài viết này tập trung trình bày, phân tích quá trình thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao và một số ý kiến đề xuất đối với các bên liên quan để thực hiện tốt Chương trình đào tạo tích hợp. Từ khóa: Chương trình đào tạo, chứng chỉ quốc tế, ngành kiểm toán ABSTRACT Integrating international certificates into full-time undergraduate training programs in economics - business - management in general, accounting and auditing in particular is becoming a trend in building, supplementing and perfecting training programs as well as enrollment and training of Vietnam universities. Basing on the results of enrollment and training of full-time program integrated with the ICAEW CFAB major in accounting (ACT-ICAEW) and auditing (AUD-ICAEW), the National Economics University has been implementing the integration of the ACCA international certificate into the high-quality auditing training program. This article focuses on presenting and analyzing the process of integrating ACCA certificate into the high-quality auditing training program and makes some suggestions for stakeholders to well implement the integrated training program. Keywords: Training program, International certificate, Auditing major. 1. Giới thiệu Thực hiện Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021 - 2030, 1498
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường hội nhập và gắn kết với thực tiễn, xây dựng mạng lưới liên kết rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức thực tiễn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2021) và triển khai Thỏa thuận hoạt động phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với ACCA (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020), trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thực hiện Chương trình đào tạo đại học chính quy tích hợp Chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã triển khai rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao. Trên cơ sở rà soát, đối sánh và thống nhất với ACCA, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ban hành Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA để tuyển sinh và đào tạo từ năm 2021 (K63). Dưới đây, bài viết sẽ phân tích những lợi ích đối với các bên liên quan khi thực hiện Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA, kết quả tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao và ý kiến đề xuất đối với các bên liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình đào tạo tích hợp. 2. Những lợi ích đối với các bên liên quan khi thực hiện Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA Xây dựng chương trình đào tạo ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý nói chung, ngành kế toán - kiểm toán nói riêng có tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế hiện đang là xu thế đối với các cơ sở giáo dục đại học. Chương trình đào tạo đại học tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế mang lại những lợi ích nhất định đối với các bên liên quan. Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tích hợp Chứng chỉ ACCA có những lợi ích đối với các bên liên quan như sau: Đối với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc xây dựng và ban hành Chương trình đào tạo tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA thể hiện việc triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021 - 2030, tăng cường mối quan hệ giữa Trường với doanh nghiệp và các tổ chức thực tiễn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2021). Đồng thời, Chương trình đào tạo tích hợp góp phần giúp Trường thực hiện chủ trương quốc tế hóa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và khả năng giảng dạy tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên, tăng cường nguồn học liệu và tài liệu tham khảo cho giảng viên, người học. Chương trình đào tạo tích hợp góp phần đa dạng hóa ngành học, chương trình đào tạo và tăng khả năng lựa chọn cho người học, đóng góp nhất định vào việc nâng cao hình ảnh và vị thế của Trường trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với ACCA, việc tích hợp Chứng chỉ ACCA vào Chương trình đào tạo ngành kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - một ngành đào tạo giàu kinh nghiệm, thâm niên và đã khẳng định được vị trí trong việc cung cấp nhân lực kiểm toán thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Việt Nam mang lại những lợi ích rất quan trọng. Chương trình đào tạo tích hợp này giúp ACCA tăng được số lượng các chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán có tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp ở các trường đại học khối kinh tế, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của ACCA đối với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính. Đồng thời, việc triển khai Chương trình đào tạo tích hợp làm tăng nguồn học viên ACCA và chắc chắn giúp ACCA tăng số lượng hội viên trong tương lai - một mục tiêu hoạt động rất quan trọng của ACCA. Đối với sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp, việc vừa tích lũy kiến thức chuyên môn theo chương trình đại học, vừa rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, 1499
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tài chính mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tham gia Chương trình đào tạo tích hợp, sinh viên có cơ hội rèn luyện, nâng cao khả năng tiếng Anh nói chung, tiếng Anh chuyên ngành nói riêng, tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích và xét đoán nghề nghiệp. Người học hoàn thành Chương trình đào tạo tích hợp có cơ hội rộng mở khi tham gia tuyển dụng vào Big4 và các vị trí nhân sự quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp lớn; có điều kiện thuận lợi nâng cao thu nhập, trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thăng tiến sự nghiệp. Đồng thời, người học hoàn thành Chương trình đào tạo tích hợp và có Chứng chỉ nâng cao về Kế toán và Kinh doanh (Advanced Diploma in Accounting and Business), có điều kiện thuận lợi để tham gia học, thi và nhận Chứng chỉ Kế toán và Kiểm toán quốc tế (ACCA Qualification), Chứng chỉ Kiểm toán viên nội bộ công chứng CIA (Certified Internal Auditor), Chứng chỉ Kế toán viên công chứng CPA (Certified Public Accountants), Chứng chỉ Kế toán công chứng ICAEW ACA (ICAEW Chartered Accountancy). 3. Kết quả thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Triển khai Thỏa thuận hoạt động phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ACCA (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020), Hiệu trưởng đã ban hành Kế hoạch thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao. Việc thực hiện tích hợp này nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo trường, sự tham gia chủ động, trách nhiệm của các viện, bộ môn liên quan và sự phối hợp tích cực, hiệu quả của ACCA. Quá trình thực hiện tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo gồm các bước sau: Một là, Trường tổ chức hội nghị triển khai Thỏa thuận với sự tham gia của Ban giám hiệu, Lãnh đạo Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Lãnh đạo Viện Kế toán - Kiểm toán, các bộ môn thuộc Viện và ACCA. Hội nghị thảo luận và thống nhất quy trình rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường và các môn học của ACCA cũng như tiến độ thực hiện các công việc trong quá trình rà soát, đối sánh và tích hợp Chương trình đào tạo. Hai là, ACCA đề xuất nội dung cập nhật Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA (ACCA, 2021). Đối chiếu giữa Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao hiện hành (K62) của Trường và các môn học của ACCA, ACCA đề xuất các học phần tích hợp Chứng chỉ ACCA theo Bảng sau: Bảng 1: Danh sách các học phần tích hợp chứng chỉ ACCA TT Học phần trong Chương trình đào tạo đại học Môn học ACCA KTQT1103E - Kế toán quản trị 1 (Managerial 1 F2 - Management Accounting Accounting 1) KTTC1106E - Kế toán tài chính 1 (Financial Accounting 1) 2 F3 - Financial Accounting KTTC1107E - Kế toán tài chính 2 (Financial Accounting 2) 3 LUCS1129 - Pháp luật đại cương (Fundamentals of F4 - Business Law Laws) 1500
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TT Học phần trong Chương trình đào tạo đại học Môn học ACCA 4 KTQT1102 - Kế toán chi phí (Cost Accounting) F5 - Performance Management 5 NHCO1111 - Thuế (Taxation) F6 - Taxation VNM KTTC1108E - Kế toán tài chính 3 (Financial Accounting 6 F7 - Financial Reporting 3) KTKI1108E - Kiểm toán tài chính 1 (Financial Auditing 7 F8 - Audit and Assurance 1) NHTC1104E - Tài chính doanh nghiệp (Corporate 8 F9 - Financial Management Finance) Nguồn: Đề xuất của ACCA về nội dung tích hợp Chứng chỉ ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao Ba là, trên cơ sở đề xuất về nội dung tích hợp các môn học ACCA vào các học phần trong Chương trình đào tạo, Trường tổ chức hai hội nghị rà soát, đối sánh các học phần trong Chương trình đào tạo giữa ACCA, các viện và các bộ môn liên quan. Hội nghị 1 về rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo giữa ACCA, Viện Kế toán - Kiểm toán và các bộ môn thuộc Viện. Hội nghị 1 tập trung trao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung tích hợp các môn học ACCA theo đề xuất của ACCA thuộc các học phần do các bộ môn Viện Kế toán - Kiểm toán quản lý. Hội nghị 2 về rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo giữa ACCA, Viện Kế toán - Kiểm toán, Viện Ngân hàng - Tài chính và các bộ môn thuộc hai viện. Hội nghị 2 tập trung trao đổi, thảo luận quy trình tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo, nội dung tích hợp đối với 2 học phần thuộc các bộ môn Viện Ngân hàng - Tài chính quản lý là học phần Thuế và học phần Tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả thống nhất của hai hội nghị, Hiệu trưởng ban hành kết luận làm cơ sở để các viện, các bộ môn và ACCA triển khai các công việc tiếp theo để hoàn thiện Chương trình đào tạo tích hợp. Bốn là, căn cứ vào kết quả thống nhất về rà soát, tích hợp Chương trình đào tạo và kết luận của Hiệu trưởng sau các hội nghị rà soát, đối sánh, tích hợp Chương trình đào tạo, Hội đồng Viện Kế toán - Kiểm toán họp thông qua Chương trình đào tạo tích hợp. Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA theo đề nghị của Hội đồng Viện Kế toán - Kiểm toán bao gồm: tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo; các học phần chung, các học phần bắt buộc của Trường, các học phần của Ngành thuộc Kiến thức giáo dục đại cương; các học phần trong nhóm Kiến thức cơ sở ngành, các học phần trong nhóm Kiến thức ngành, các học phần trong nhóm Kiến thức chuyên sâu và chuyên đề thực tập thuộc Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cũng như các học phần tích hợp các môn học ACCA và nội dung tích hợp của từng học phần. Năm là, các bộ môn quản lý các học phần liên quan đến nội dung tích hợp các môn học ACCA thuộc Viện Kế toán - Kiểm toán và Viện Ngân hàng - Tài chính tiến hành bổ sung các nội dung tích hợp theo kết quả thống nhất giữa các bên sau các hội nghị rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo. Dựa trên đề cương chi tiết các học phần đang áp dụng đối với K62, các bộ môn đã họp để xem xét, trao đổi và thống nhất nội dung tích hợp theo hướng hợp lý nhất và thuận lợi cho người học trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức. Nội dung tích hợp các môn học ACCA vào các học phần trong Chương trình đào tạo được thể hiện ở Bảng sau (Viện Kế toán - Kiểm toán, 2021). 1501
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 2: Nội dung tích hợp các môn học ACCA vào đề cương các học phần trong Chương trình đào tạo Học phần trong Nội dung cập nhật vào TT Chương trình đào Môn học ACCA đề cương học phần tạo Kỹ thuật thống kê và phân tích dữ liệu trong kế toán quản trị: KTQT1103E - Kế toán F2 - 1. Phương pháp chọn mẫu 1 quản trị 1 (Managerial Management 2. Kỹ thuật dự toán Accounting 1) Accounting 3. Tổng hợp và phân tích dữ liệu 4. Bảng tính Chỉnh hợp số dư tiền gửi ngân hàng: 1. Mục đích của chỉnh hợp số dư tiền gửi ngân hàng 2. Các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa sổ kế toán tiền và bảng sao kê ngân hàng KTTC1106E - Kế toán 3. Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán tiền F3 - Financial 2 tài chính 1 (Financial 4. Lập báo cáo chỉnh hợp số dư tiền gửi ngân Accounting Accounting 1) hàng 5. Thu thập bảng sao kê ngân hàng và số dư sổ kế toán tiền từ nguồn thông tin nhất định 6. Xác định số dư tiền gửi ngân hàng được trình bày trong các tài khoản cuối cùng Lập báo cáo tài chính hợp nhất dạng đơn giản: 1. Định nghĩa và mô tả các thuật ngữ chủ yếu 2. Xác định các công ty con trong tập đoàn 3. Mô tả các thành phần và lập Báo cáo tình KTTC1107E - Kế toán hình tài chính hợp nhất 3 tài chính 2 (Financial 4. Tính lợi thế thương mại (không bao gồm suy Accounting 2) giảm lợi thế thương mại) bằng cách sử dụng phương pháp lợi thế thương mại đầy đủ (đơn giản) F3 - Financial Accounting 5. Mô tả các thành phần và lập Báo cáo thu nhập hợp nhất Lập báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm cả công ty liên kết: KTTC1108E - Kế toán 1. Lập Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất F7 - Financial 4 tài chính 3 (Financial cho một tập đoàn đơn giản (công ty mẹ và một Reporting Accounting 3) công ty con và công ty liên kết) liên quan đến lợi nhuận trước và sau khi mua lại, lợi ích của 1502
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Học phần trong Nội dung cập nhật vào TT Chương trình đào Môn học ACCA đề cương học phần tạo cổ đông không kiểm soát và lợi thế thương mại hợp nhất 2. Lập Báo cáo thu nhập hợp nhất và Báo cáo lãi/lỗ và thu nhập toàn diện khác hợp nhất cho một tập đoàn đơn giản liên quan đến hoạt động mua lại trong kỳ và lợi ích của cổ đông không kiểm soát 3. Giải thích và hạch toán các khoản dự trữ khác (ví dụ: thặng dư vốn cổ phần và thặng dư đánh giá lại) 4. Kế toán giao dịch trong nội bộ tập đoàn ảnh hưởng đến báo cáo tài chính 5. Ghi nhận ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá trị hợp lý đến: tài sản dài hạn tính khấu hao và không tính khấu hao, hàng tồn kho; nợ phải trả bằng tiền; tài sản và nợ phải trả không có trong báo cáo tài chính riêng của công ty con, bao gồm tài sản và nợ phải trả tiềm tàng 6. Ghi nhận suy giảm lợi thế thương mại 7. Ghi nhận kế toán theo yêu cầu đối với lợi thế thương mại hợp nhất 8. Giải thích và minh họa ảnh hưởng của việc thanh lý khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và/hoặc báo cáo tài chính của tập đoàn KTTC1111E - Phân Phân tích và giải thích báo cáo tài chính của F7 - Financial 5 tích BCTC (Financial các tổ chức chuyên ngành, các đơn vị phi lợi Reporting Statement Analysis) nhuận và đơn vị khu vực công 1. Thảo luận về vai trò và mục đích của chức năng quản lý tài chính 2. Đánh giá và thảo luận về tác động của NHTC1104E - Tài môi trường kinh tế đối với quản lý tài chính F9 - Financial 6 chính doanh nghiệp Management (Corporate Finance) 3. Thảo luận và vận dụng kỹ thuật quản lý vốn hoạt động 4. Giải thích và vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kinh doanh Nguồn: Kết quả rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo giữa ACCA, Viện Kế toán - Kiểm toán và Viện Ngân hàng - Tài chính 1503
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sáu là, tập hợp kết quả rà soát, tích hợp, Viện Kế toán - Kiểm toán trình Hiệu trưởng Chương trình đào tạo tích hợp và đề cương các học phần đã tích hợp nội dung các môn học ACCA. Hiệu trưởng báo cáo Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường về kết quả rà soát, tích hợp; tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng và ban hành Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA. Những điểm chính trong Chương trình đào tạo tích hợp so với Chương trình đào tạo đang áp dụng cho K62 được thể hiện qua các điểm sau: 1. Sinh viên tham gia Chương trình đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao K63 sẽ được ACCA công nhận kết quả (miễn môn) 06 môn F của ACCA, đó là: F1 - Kế toán trong kinh doanh, F2 - Kế toán quản trị, F3 - Kế toán tài chính, F4 - Luật doanh nghiệp và pháp luật trong kinh doanh, F5 - Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và F6 - Thuế. Trên cơ sở chính sách chung của ACCA miễn 4 môn F cho sinh viên ngành kế toán, kiểm toán trong các cơ sở giáo dục đại học khối kinh tế ở Việt Nam và kết quả bổ sung, hoàn thiện đề cương chi tiết các học phần: Kế toán chi phí (KTQT1109E), Kế toán quản trị 1 (KTQT1103E) và Thuế (NHCO1111E), ACCA UK sẽ xem xét miễn môn F5, F6 cho sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp. 2. Với kết quả rà soát, bổ sung và hoàn thiện đề cương chi tiết các học phần: (1) Kế toán tài chính 3 (KTTC1108E) và Phân tích BCTC (KTTC1111E), (2) Kiểm toán tài chính 1 (KTKI1108E) và Kiểm toán căn bản (KTKI1101E), (3) Tài chính doanh nghiệp (NHTC1104E), Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán tích hợp đảm bảo sự tương đồng với nội dung của các môn ACCA: F7 - Lập báo cáo tài chính, F8 - Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo và F9 - Quản trị tài chính. 3. Chương trình đào tạo tích hợp có tổng số 135 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ. Tất cả các học phần của Trường tương ứng với các môn học từ F2 - F9 của ACCA đều là học phần bắt buộc trong Chương trình đào tạo tích hợp. Các học phần của Trường tương đương với các môn học từ F1 - F4 của ACCA có thể giảng dạy bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh. Các học phần của Trường tương đương các môn học từ F5 - F9 của ACCA thực hiện giảng dạy bằng Tiếng Anh. 4. Sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp K63, 64 có thể lựa chọn thi các môn F7 - F9 của ACCA theo kỳ thi của ACCA hoặc kỳ thi của Trường. Từ K65 (tuyển sinh năm 2023) trở đi, sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp bắt buộc phải thi theo kỳ thi do ACCA tổ chức và chỉ được thi theo kỳ thi của Trường nếu không đạt kỳ thi của ACCA. 5. Sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp được chủ động tham gia kỳ thi các môn F2 - F9 do ACCA tổ chức và nếu đỗ môn F nào của ACCA sẽ được miễn học và miễn thi học phần tương ứng của Trường theo nguyên tắc lựa chọn miễn học, miễn thi học phần có tỷ lệ tương đồng nhiều nhất về nội dung với môn F đã thi đỗ theo kỳ thi của ACCA. Quy trình rà soát, đối sánh, tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán chất lượng cao của Trường được khái quát qua sơ đồ sau: 4. Một số ý kiến đề xuất đối với các bên liên quan Qua phân tích quy trình và kết quả rà soát, đối sánh, tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bài viết đề xuất một số ý kiến đối với các bên liên quan để việc tích hợp nội dung và thực hiện Chương trình đào tạo tích hợp đạt kết quả tốt. Thứ nhất, trong các hội nghị triển khai Thỏa thuận hoạt động phối hợp đào tạo và hội nghị rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo nên có sự tham gia của tất cả lãnh đạo các viện, bộ môn 1504
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 liên quan và các giảng viên giảng dạy các học phần sẽ tích hợp nội dung các môn học của ACCA. Trong trường hợp này là sự tham dự đầy đủ các bước, các hội nghị của Lãnh đạo Viện Ngân hàng - Tài chính, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Bộ môn Tài chính công và các giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần tích hợp. Việc tham dự này sẽ giúp các viện, các bộ môn, các giảng viên nắm được chủ trương triển khai, mục đích tích hợp và cách thức tiến hành rà soát, đối sánh, tích hợp Chương trình đào tạo; từ đó đảm bảo cho quá trình tích hợp Chứng chỉ quốc tế vào Chương trình đào tạo được diễn ra nhanh chóng và đồng bộ. Thỏa thuận hoạt động phối hợp đào tạo Hội nghị triển khai Thỏa thuận hoạt động phối hợp Đề xuất của ACCA về nội dung tích hợp Hội nghị 1, 2 về rà soát, đối sánh Chương trình Hội đồng Viện thông qua đề xuất Chương trình Bộ môn bổ sung, hoàn thiện đề cương chi tiết học Báo cáo Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Hiệu trưởng ký ban hành Chương trình đào tạo Sơ đồ 1: Quy trình rà soát, đối sánh, tích hợp Chứng chỉ quốc tế ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán chất lượng cao Thứ hai, cần xây dựng Quy chế chuyển đổi điểm giữa kết quả thi các môn học F của ACCA với kết quả học phần tương ứng trong Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao. Các đơn vị chuyên môn thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là Viện Kế toán - Kiểm toán, Viện Ngân hàng - Tài chính và ACCA cùng xây dựng Dự thảo Quy chế chuyển đổi điểm, trong đó quy định cụ thể về chuyển đổi kết quả học phần trong Chương trình đào tạo sang kết quả thi các môn F của ACCA và quy định cụ thể về chuyển đổi kết quả thi các môn ACCA thành kết quả học phần tương ứng theo thang điểm 10 và thang điểm 4 của Chương trình đào tạo. Sau khi được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ACCA phê duyệt, Quy chế chuyển đổi điểm có hiệu lực áp dụng đối với sinh viên K63 (tuyển sinh năm 2021). Thứ ba, ACCA không nên khống chế số học phần tối đa (hiện là 2 học phần) trong việc đối sánh nội dung với 1 môn học F của ACCA. Chương trình đào tạo ngành kiểm toán được xây dựng, thực hiện nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề thuộc ngành kiểm toán; các môn học của ACCA hướng đến trang bị kiến thức, kỹ năng hành nghề trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Do chương trình đào tạo đại học mang tính hàn lâm, chứng chỉ nghề nghiệp 1505
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mang tính hành nghề nên môn học và học phần cùng tên nhưng cách tiếp cận và nội dung không hoàn toàn giống nhau. Tất cả các nội dung thuộc các môn học của ACCA đều được cung cấp cho người học trong Chương trình đào tạo đại học. Do đó, việc đối sánh nội dung của 1 hoặc nhiều nhất là 2 học phần trong Chương trình đào tạo với 1 môn học của ACCA chưa thực sự thỏa đáng. Định kỳ, ACCA nên thu thập thông tin của các công ty kiểm toán, Kiểm toán nhà nước và các hội viên ACCA về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực làm việc của cử nhân tốt nghiệp ngành kế toán, ngành kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để xem xét, điều chỉnh nội dung, mức độ tích hợp chương trình đào tạo và số lượng các môn học ACCA miễn cho sinh viên ngành kế toán, ngành kiểm toán của Trường. Thứ tư, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ACCA trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp đào tạo. ACCA chuyển giao cho Trường bộ syllabus các môn học của ACCA và quy định về thi Chứng chỉ ACCA cập nhật để Trường thông tin kịp thời và đầy đủ đến sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp. ACCA nên xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên ngành kiểm toán trong các kỳ học, năm học với mục đích giúp sinh viên tìm hiểu thực tế hoạt động của các công ty kiểm toán, rèn luyện và nâng cao khả năng tiếng anh nói chung, tiếng anh chuyên ngành nói riêng. Các hoạt động ACCA có thể hỗ trợ sinh viên ngành kiểm toán bao gồm: tổ chức các buổi tìm hiểu thực tế tại các công ty kiểm toán; tổ chức các buổi đào tạo tiếng anh chuyên ngành, tìm hiểu về các thuật ngữ chuyên sâu kiểm toán; tổ chức các buổi nói chuyện thực tế giữa các chuyên gia kiểm toán, các kiểm toán viên với sinh viên ngành kiểm toán; … Đối với Trường, trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về rà soát chương trình đào tạo và đề cương học phần, Trường thực hiện và cập nhật kết quả rà soát cho ACCA để phục vụ việc xem xét và đánh giá mức độ phù hợp về nội dung giữa Chương trình đào tạo và các môn học của ACCA. Thứ năm, sinh viên tham gia Chương trình đào tạo tích hợp cần chủ động nắm bắt các môn học của ACCA, syllabus của các môn học, quy định về thi của ACCA, danh sách các học phần trong Chương trình đào tạo tích hợp nội dung các môn học của ACCA và quy chế chuyển đổi điểm do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ACCA ban hành. Trên cơ sở hiểu rõ về Chứng chỉ ACCA, Chương trình đào tạo tích hợp, sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập cá nhân và tiến độ tích lũy kiến thức, tín chỉ để vừa hoàn thành Chương trình đào tạo đại học, vừa hoàn thành các môn học F7 - F9 để nhận Chứng chỉ ACCA. Trên đây là những phân tích về kết quả thực hiện tích hợp Chứng chỉ ACCA vào Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và một số ý kiến đề xuất đối với các bên liên quan trong quá trình tích hợp và thực hiện Chương trình đào tạo tích hợp. Hy vọng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Trường; tinh thần trách nhiệm và sự cố gắng của các viện, các bộ môn liên quan và của đội ngũ giảng viên; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của ACCA; sự say mê, nỗ lực trong học tập, rèn luyện của sinh viên; Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán tích hợp Chứng chỉ ACCA sẽ được triển khai bài bản, khoa học, góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực kiểm toán chất lượng cao cho xã hội, thực hiện tốt hội nhập quốc tế về dịch vụ kế toán, kiểm toán và tài chính. 1506
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA (2021), Đề xuất nội dung cập nhập Chương trình đào tạo đại học ngành kiểm toán hệ chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [2] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021), Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021 - 2030. [3] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Thỏa thuận hoạt động phối hợp đào tạo với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA). [4] Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2021), Kết quả rà soát, đối sánh Chương trình đào tạo ngành kiểm toán chất lượng cao với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA). 1507
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2