intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB tại một số trường đại học ở Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB tại một số trường đại học ở Việt Nam", nhóm tác giả hướng đến việc phân tích và nghiên cứu thực tiễn áp dụng chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB trong một số trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam nhằm thấy được sự cần thiết của chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế trong giáo dục đại học là xu thế phát triển chung của toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB tại một số trường đại học ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO TÍCH HỢP CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ ICAEW CFAB TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIGH QUALITY BACHELOR EDUCATION PROGRAM INTEGRATING ICAEW CFAB INTERNATIONAL CERTIFICATE AT SOME UNIVERSITIES IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Khánh Phương, TS. Đào Nam Giang Học viện Ngân hàng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) luôn được coi là một tổ chức quan trọng thúc đẩy quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán Việt nam với thế giới. Chương trình đào tạo chứng chỉ hành nghề của ICAEW được thiết kế hoàn toàn theo IFRS/IAS. Do đó, việc tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp của ICAEW trong thiết kế chương trình đào tạo chính là một chiến lược mà các trường đại học, đặc biệt tại các nước phát triển, có thể lựa chọn để thực hiện việc lồng ghép hiệu quả và nhanh chóng IFRS/IAS trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán. Việc tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ICAEW cũng giúp người học sử dụng thời gian và các nguồn lực kinh tế một các hiệu quả hơn để đồng thời có bằng cử nhân và sớm có được chứng chỉ hành nghề quốc tế. Trong bài viết này, nhóm tác giả hướng đến việc phân tích và nghiên cứu thực tiễn áp dụng chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB trong một số trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam nhằm thấy được sự cần thiết của chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế trong giáo dục đại học là xu thế phát triển chung của toàn cầu. Từ khóa: ICAEW CFAB, đào tạo tích hợp, chứng chỉ nghề nghiệp ABSTRACT The Institute of Chartered Accountants of England and Wales (ICAEW) has always been regarded as an important organization promoting the harmonization and convergence of Vietnamese accountants with the world. ICAEW's certificate training program is designed completely according to IFRS/IAS. Therefore, integrating ICAEW professional certifications in curriculum design is a strategy that universities, especially in developed countries, can choose to effectively and fastly integrate IFRS/IAS in accounting bachelor training program. In this article, the authors aim to analyze and study the practical application of the ICAEW CFAB integrated training program in a number of universities around the world and in Vietnam in order to see the necessity of the international certificate integrated training program in higher education is a common development trend of the world Keywords: ICAEW CFAB, integrated training, practicing certificate 662
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Xu hướng tích hợp với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong thiết kế chương trình đào tạo cử nhân kế toán trên thế giới. Kế toán Kiểm toán là nghề đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và cần được “công chúng” thừa nhận thông qua sự quản lý của các hiệp hội nghề nghiệp để đảm bảo các thành viên đảm bảo đủ các tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia, Singapore,… hiệp hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán có vai trò rất lớn. Trên thế giới và cả Việt Nam, các kiểm toán viên được phép ký báo cáo kiểm toán phải có chứng chỉ Kế toán công chứng. Tại Việt Nam là CPA Việt Nam, tại Anh Quốc là ACA (ICAEW),…các chứng chỉ này đều được cấp bởi các hiệp hội nghề nghiệp khi các ứng viên hoàn thành toàn bộ các môn học của chương trình đào tạo chứng chỉ. Qua tìm hiểu các thông tin về tuyển dụng trên các website của các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như PwC, KPMG, EY, Deloitte,… các hãng đều ủng hộ/yêu cầu các nhân viên sử dụng thời gian học và thi để hoàn thành các chứng chỉ ACA (ICAEW), và để trở thành chủ nghiệm kiểm toán (manager) thì bắt buộc phải có các chứng chỉ này. Vì vậy, các hãng đều rất ưu tiên cho những ứng viên trong quá trình học đại học đã học và hoàn thành ở cấp độ cơ bản các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp như ICAEW-CFAB. Vì vậy, xu hướng các hãng kiểm toán, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học để đào tạo sinh viên theo nội dung tích hợp với các chương trình chứng chỉ quốc tế đang trở thành một xu hướng được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. 2. Giới thiệu về Chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của ICAEW với các trường Đại học ở Việt Nam Năm 2019, ICAEW và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) tại London về phát triển đào tạo trong lĩnh vực tài chính - kế toán của Việt Nam, với mục đích triển khai và đẩy mạnh việc áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời hợp tác thúc đẩy xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo đại học ngành tài chính – kế toán đáp ứng các yêu cầu của ngành nghề. Bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng đại diện ICAEW Việt Nam nói: "Chúng tôi tin rằng, không chỉ ICAEW, mà các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đều mong muốn và luôn sẵn sàng cùng đồng hành với Bộ GDĐT, hợp tác tích cực với các trường Đại học xây dựng các chuẩn chương trình đào tạo ngành Kế toán cập nhật và phù hợp nhất, hướng tới mục tiêu chung cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới". Và “Dù đào tạo theo hướng học thuật hay theo hướng thực hành nghề nghiệp thì mục tiêu cuối cùng của các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp đều nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành kinh tế. Những sinh viên/học viên có đủ năng lực bắt đầu ngay với công việc. Với sự ra đời của các tổ chức nghề nghiệp, các chuẩn đào tạo đầu ra, yêu cầu nghề nghiệp cụ thể cũng hình thành được rõ ràng hơn”. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015, trong suốt chặng đường 5 năm qua, ICAEW đã không ngừng nỗ lực hiện thực hóa cam kết đóng góp vào sự phát triển của ngành tài chính - kế toán trong nước, thông qua việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng quốc tế và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực cấp cao tài chính - kế toán, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài 663
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chính, Kiểm toán Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong nước. Tính đến nay, ICAEW đã hợp tác với 16 trường đại học trên cả nước trong đó Chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của ICAEW đang được 10 trường đại học kinh tế - tài chính hàng đầu tại Việt Nam (Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ĐH Anh quốc Việt Nam, Đại học Nguyễn Tất Thành tích hợp vào chương trình đào tạo với các cấp độ khác nhau tuỳ vào chiến lược của nhà trường, năng lực giảng viên và khả năng của sinh viên. Lớp mẫu • UEB *** • BA • NEU 2017 2019 • AOF • UEL • TMU • NTTU *** • BUV • NEU *** • BUV *** • IUH • TDTU • UEL *** • HUBT • TDTU 2018 2020 2015/2016 Chính thức tích hợp Nguồn: bài phát biểu của bà Đặng Thị Mai Trang (trưởng đại diện ICAEW Việt Nam) Trong Biên bản hợp tác, ICAEW và đơn vị đào tạo tiến tới tích hợp một số môn học của chương trình ICAEW CFAB vào chương trình giảng dạy của các trường. ICAEW sẽ tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và các chuyến đi thực tế cho sinh viên đến các doanh nghiệp đa quốc gia trong mạng lưới đối tác của tổ chức tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên cam kết đồng tổ chức các cuộc thi học thuật cho sinh viên, cung cấp học bổng cho quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và sinh viên tài năng của trường. ICAEW sẽ cung cấp các khóa đào tạo miễn phí nhằm tăng cường năng lực và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính cho các sinh viên tài năng của trường. Đồng thời định kỳ tổ chức hội thảo chuyên đề trao đổi kiến thức về tài chính và quản trị cho đội ngũ giảng viên nhà trường và sẽ cùng thực hiện các dự án nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tiến gần hơn tới nền giáo dục đào tạo tiên tiến trên thế giới. Đây cũng là chương trình nghề chuyên nghiệp quốc tế về tài chính - kế toán được nhiều trường lựa chọn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: + Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo chất lượng cao theo định hướng ICAEW có cơ hội được nhận 2 văn bằng: Bằng cử nhân chất lượng cao chính quy của cơ sở đào tạo cấp và Chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh CFAB của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW). + Chương trình đào tạo: Được tích hợp 6 môn trong chương trình quốc tế CFAB sử dụng 664
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sách 100% bản quyền Quốc tế, giảng và thi bằng ngôn ngữ quốc tế; Các môn học chuyên ngành được thiết kế định hướng theo chứng chỉ CFA. Sinh viên được đi thực tế từ năm đầu tiên tại các đơn vị thuộc khối ATEs ở Việt Nam và Khu vực ASEAN, và các công ty liên kết với Bộ môn Phân tích tài chính (MBS, FPT Telecom...), Bộ môn Kiểm toán (E&Y, PWC, KPMG, Deloitte). 3. Thực tế áp dụng đào tạo tích hợp chương trình ICAEW vào nội dung giảng dạy của các trường đại học trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều trường đại đã và đang tích hợp nội dung chương trình học của mình với nội dung các môn học của chứng chỉ kế toán công chứng quốc tế được thế giới thừa nhận. Tại Anh Quốc đã có ít nhất 26 trường đại học đã tích hợp và được thừa nhận bởi ICAEW và các nhà tuyển dụng thông qua việc đối soát các môn học, tiêu biểu là các đại học University of Greewich, University of London, University of Nottingham, Middlesex University, Newcastle University,… Do đặc điểm các trường đại học ở Anh Quốc đều có bề dày lâu đời về đào tạo kế toán, kiểm toán, tài chính và việc áp dụng giảng dạy IFRS trong trường đại học nên rất nhiều trường được miễn giảm các môn học này, nhưng trong quá trình học thì hơn một nửa số trường áp dụng cả giáo trình, tài liệu của ICAEW trong giảng dạy. Cụ thể như chương trình cử nhân kế toán của ĐH Nottingham là 1 trong 3 khóa Flying Start duy nhất tại Anh, là chương trình hợp tác có sự phối hợp của 3 bên ĐH Nottingham, ICAEW và PwC. Sinh viên có nhiều lợi thế khi được đào tạo đại học, kết hợp với chương trình chuyên nghiệp và nhận được sự định hướng, thực hành nghề nghiệp của doanh nghiệp (PwC). Đối với trường Nottingham, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân (Hons) sẽ được miễn giảm các môn thuộc cấp độ chuyên nghiệp của ICAEW (80% các môn học thuộc chương trình đào ICAEW ACA), và hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành Chartered Accountant của ICAEW sau 1 năm tốt nghiệp khi hoàn thành các học phần còn lại thuộc cấp độ nâng cao của ICAEW. Nottingham cũng là một đối tác đào tao (Partner in Learning) của ICAEW, hợp tác với ICAEW trong sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên. Tại Malaysia, Singapore, Trung Quốc có số trường đã và đang tích hợp lần lượt là 15, 4 và 11. Tại Trung Quốc, các trường tích hợp đều sử dụng giáo trình, tài liệu của ICAEW và sinh viên phải thi các môn thuộc chương trình CFAB và một nửa trong số này được các doanh nghiệp tuyển dụng đồng ý trao cơ hội việc làm cho sinh viên tham gia chương trình. Tại Singapore, trường đại học dẫn đầu về đào tạo kế toán là Đại học Singapore Management University (SMU) cũng là trường đầu tiên của Châu Á đã được miễn giảm 12/15 môn học thuộc chương trình ICAEW ACA bắt đầu từ tháng 6 năm 2017, và sinh viên có thể hoàn thành 2/3 môn còn lại trước khi ra trường nếu muốn. Như vậy, để được công nhận hoặc miễn giảm các môn học giúp sinh viên có thể rút ngắn con đường đạt danh vị cao nhất trong nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trên thế giới, các trường ĐH trên thế giới và trong khu vực đang có xu hướng tích hợp nội dung chương trình giảng dạy với nội dung đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế danh tiếng trên thế giới. Chiến lược này cũng là một hướng đi đúng đắn để giúp các đại học của Việt Nam dần đạt chuẩn quốc tế với sự công nhận ban đầu từ các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới. 4. Thực trạng tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán chất lượng cao ở một số trường Đại học ở Việt Nam Việc đào tạo kế toán – kiểm toán tại các trường đại học tại Việt Nam mặc dù không mới 665
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhưng vẫn còn non trẻ so với các trường trên thế giới và trong khu vực (như Singapore, Malaysia, Trung Quốc,…), bên cạnh đó nội dung đào tạo của nhiều trường còn chưa tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, vì vậy đối với Việt Nam hiện nay các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế vẫn chưa cho phép hoặc chỉ được miễn giảm một số trong các môn học thuộc chương trình đào tạo chứng chỉ quốc tế, mà theo tiến trình tích hợp vào các môn học và sinh viên sẽ thi các môn của Hiệp hội để đạt được sự công nhận trên toàn cầu. Cùng với sự hợp tác và liên kết ngày càng chặt chẽ giữa ICAEW và các trường đại học nhằm tiến tới sự công nhận lẫn nhau và hỗ trợ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho người học, bản thân các trường và ICAEW cũng luôn nhấn mạnh sự khác biệt nhất định trong mục tiêu đào tạo giữa 2 bên. Trong các tài liệu hướng dẫn về phương pháp và cách tiếp cận trong giảng dậy, ICAEW luôn khẳng định mục tiêu hướng tới các kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Trong khi đó, tại các trường đại học đều nhấn mạnh đếu mục tiêu phát triển kiến thức nền toàn diện, đặc biệt là mảng kỹ năng tư duy, khả năng nghiên cứu và phát triển các vấn đề về học thuật khác. Sự chú trọng đến phát triển kiến thức nền và kỹ năng tư duy cho đối tượng sinh viên đại học – phần lớn là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông – có thể thấy rất rõ cho việc các trường đều chú trọng đếu thiết kế các môn môn học tạo ra nền tảng về tư duy và kiến thức. Bên cạnh đó, các trường đại học khảo sát đều duy trì đồng thời 2 nhóm môn học không có trong chương trình đào tạo của các hiệp hội nghề nghiệp, hướng tới tạo nền tảng cho sinh viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động nghiên cứu chuyên ngành hoặc so thể đọc và hiểu được các xu hướng phát triển mới từ các nghiên cứu chuyên ngành và tác động hoặc hàm ý của các kết quả nghiên cứu này đến các hoạt động thực hành nghề nghiệp sau này. Các mảng kiến thức đào tạo này không chỉ khẳng định chức năng nghiên cứu khoa học hay tạo ra những kiến thức mới của trường đại học mà còn giúp hướng tới mục tiêu đào tạo con người học tập suốt đời (tức là kỹ năng tự học và tiếp tục học tập của sinh viên). Cụ thể, 2 nhóm môn học này gồm: - Các môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học (research methods) - Các môn học tập trung và các lý thuyết về sự phát triển của kế toán, các xu hướng phát triển của ngành nghề kế toán như sự đa dạng và xu hướng hòa hợp của kế toán, các vấn đề còn tranh cãi hay đang tiếp tục phát triển trong lĩnh vực kế toán kiểm toán … Các môn học ở các trường được khảo sát thường được đề cập ở các tên gọi như “Kế toán quốc tế - international accounting”, “Học thuyết kế toán – accounting theory” hay “Các vấn đề đương đại trong kế toán – kiểm toán - Contemporary issues in accounting and auditing”… Tùy theo nội dung và mục tiêu đào tạo của từng trường, các môn học được giảng dạy cho bậc đại học ở các mức độ nông sâu khác nhau, và có một số nôi dụng có thể được thiết kế dành riêng cho nhóm sinh viên giỏi và có định hướng theo đuổi định hướng nghiên cứu (một số trường gọi là nhóm “honour students”) Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Tài chính đã xây dựng đề án áp dụng Hệ thống chuẩn mực Lập BCTC quốc tế (IFRS/IAS) tại Việt Nam, theo đó sẽ tiến tới áp dụng toàn bộ các IFRS/IAS cho các công ty niêm yết và công ty có lợi ích công chúng trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2030. Để chuẩn bị cho sự chuyển dịch này, Bộ Tài chính khuyến khích và yêu cầu các trường đại học cần chủ động có sự điều chỉnh trong chương trình đào tạo để có thể phổ biến các nội dung của IFRS/IAS và chuẩn bị nguồn nhân lực có sự hiểu biết về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Do vậy, việc thiết kế, xây dựng nội dung chương trình học cho chuyên ngành kế toán chất lượng cao theo hướng tích hợp với chương trình đào tạo với các tổ chức quốc tế là một xu hướng cần thiết 666
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 để nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Các trường đào tạo Kế toán Kiểm toán luôn hợp tác chặt chẽ với ICAEW trong việc phát triển chương trình đào tạo nhằm đưa đến các cơ hội tốt nhất cho người học. Qua quá trình hợp tác, tìm hiểu nội dung các môn học và cử giảng viên tham gia học và thi các môn học thuộc chương trình đào tạo chứng chỉ quốc tế ICAEW, các trường đều nhận thấy nội dung đào tạo của các chương trình này ở cấp độ cơ bản (Foundation Level) đều phù hợp với phần lớn nội dung đào tạo chương trình cử nhân chất lượng cao. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của ICAEW, cơ hội học tập với chất lượng đạt chuẩn quốc tế và cơ hội việc làm cho SV tại các doanh nghiệp của Việt Nam và trong cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là rất lớn. Vì vậy, việc tích hợp nội dung chương trình đào tạo cho Hệ chất lượng cao là cần thiết và phù hợp với xu hướng của thế giới. 4.1. Phân tích về khung chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tích hợp với chương trình CFAB của ICAEW tại một số trường đại học Việt Nam Vào năm 2018, Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các trường Học viện Ngân hàng (BA), Đại học thương mại (TMU), Học viện tài chính (AOF), Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội (UEB). Sau khi rà soát kỹ lưỡng nội dung giảng dạy thì các trường đều đã được tích hợp với chương trình CFAB của ICAEW trong chương trình đào tạo chất lượng cử nhân chất lượng cao. 667
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Khung chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao của một số trường đại học ở Việt Nam 668
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp Trong khung chương trình như trên, chúng ta nhận thấy các môn chuyên ngành hướng tới các kiến thức chuyên nghiệp và việc thực hành nghề nghiệp sẽ được thiết kế theo hướng phù hợp với các nội dung giảng dậy trong các chứng chỉ nghề nghiệp ICAEW với việc sử dụng giáo trình và các tài liệu tham khảo của chính tổ chức này. Với cách tiếp cận này, nội dung giảng dạy đồng thời đảm bảo được 2 yêu cầu nữa là tích hợp được nội dung của IFRS và hướng tới tuân thủ một phần các yêu cầu của các IES. Bênh cạnh đó, trong nội dung chương trình cũng dành một thời lượng nhất định cho các môn học như Kế toán tài chính1, Kế toán thuế, Thực hành kế toán máy, hệ thống thông tin kế toán,… để giới thiệu các quy định và thông lệ ở Việt Nam và những hướng dẫn thực hành cụ thể. Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, các trường đại học lớn trên thế giới mà nhóm nghiên cứu khảo sát và bản thân các hiệp hội nghề nghiệp đều ghi nhận mục tiêu đào tạo giữa 2 nhóm có sự trùng lắp không hoàn toàn giống nhau. Việc đào tạo của các trường đại học không thể bỏ qua các hoạt động nghiên cứu và vai trò dẫn dắt trong việc tạo ra tri thức mới. Do đó, trong chương trình đào tạo của 669
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hệ chất lượng vẫn có các môn như phương pháp nghiên cứu và kế toán quốc tế để giúp sinh viên có cái nhìn căn bản về các xu hướng phát triển của kế toán – kiểm toán trong quá khứ và tương lai, các khái niệm và nguyên tắc căn bản trong thực hiện các hoạt động nghiên cứu. 4.2. Kết quả hợp tác giữa ICAEW với một số trường đại học ở Việt Nam Về phía nhà trường: Thứ nhất: Năm 2017, ICAEW đã ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với các trường lần đầu, đặt cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hợp tác giữa các tổ chức và sự tham gia, hỗ trợ của ICAEW vào các hoạt động đào tạo cũng như ngoại khóa khác cùng với giảng viên và sinh viên. Thứ hai: Đã ký kết MOU 03 bên trong chương trình KPMG STAR tổ chức khóa đào tạo cho sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi các chứng chỉ quốc tế và có cơ hội thực tập cùng các công ty kiểm toán lớn. Về phía giảng viên: Thứ nhất: ICAEW đã tổ chức các lớp Train the trainers cho giáo viên các trường. Thường xuyên đào tạo cho giảng viên về chuyên môn (giảng viên học và thi lấy chứng chỉ giảng dạy các môn Accounting, MI, Assurance, Law, Tax, BTF,….), cập nhật kiến thức IAS/ IFRS cho giảng viên qua các buổi đào tạo chuyên môn, mở các buổi chia sẻ giảng dạy một số môn CFAB. Thứ hai: Giảng viên được sử dụng giáo trình gốc: chất lượng, hình ảnh, uy tín, tạo động lực và giáo dục ý thức. Mỗi giảng viên có giáo trình của riêng mình được cập nhật hàng năm. Về phía sinh viên Thứ nhất: chương trình chất lượng cao tích hợp CFAB sinh viên được học giáo trình gốc của ICAEW. Sinh viên thi đỗ các môn CFAB đều được tuyển thẳng vào vòng thi cuối cùng khi tuyển dụng vào các doanh nghiệp Thứ hai: Sinh viên được tham gia nhiều hoạt động do ICAEW tổ chức như ICAEW GC and SEA Business Challenge, Technical workshop, Softskill training, Experiential Learning Program, Outreach Day, Movie Day, Office visit tour, ICAEW100 Thứ ba: Hàng năm thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng làm việc hoặc phương pháp học tập cho sinh viên, tổ chức cho sinh viên đi tham quan và tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp, mời chuyên gia thực tế về chia sẻ cho sinh viên; Tổ chức đưa sinh viên sang học tập và tìm hiểu thực tiễn ngành nghề tại Singapore (hoạt động này đã được tổ chức thành công trong 2 năm và hiện đang bị gián đoạn do ảnh hưởng của COVID 19); 5. Một số giải pháp khuyến nghị để tiếp tục đẩy mạnh việc tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán tại các trường đại học ở Việt Nam Định hướng đổi mới chương trình đào tạo cử nhân kế toán của các trường đại học trong khoảng 5-10 năm tới vẫn là tập trung tiếp tục thực hiện tích hợp một cách hiệu quả các chứng chỉnh nghề nghiệp quốc tế trong chương trình chất lượng cao, đồng thời mở rộng việc tích hợp các chứng chỉ quốc tế trong nội dung đào tạo của chương trình đại trà thông qua các lớp học ngoại khóa và bổ sung thêm các môn học tự chọn. Để thực hiện chiến lược này, các trường sẽ tiếp tục phát triển việc hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp để đẩy mạnh việc quốc tế hóa chương trình đào tạo và tăng cường sự ghi nhận lẫn nhau trong chương trình giữa các trường Đại học và các đối tác theo các nội dung cụ thể như sau: 5.1. Đối với ICAEW: Một là, tiếp tục hỗ trợ các trường trong việc đào tạo chuyên môn cho giảng viên có thể tổ 670
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chức các chương trình chung cho tất cả giảng viên các trường hoặc tổ chức các chương trình đào tạo riêng cho từng trường theo từng nhu cầu cụ thể Hai là, cấp thêm các tài khoản Kaplan hoặc BPP cho các giảng viên để nghiên cứu và xây dựng tài liệu đào tạo các môn học dự kiến tích hợp; Ba là, tiếp tục cung cấp cho giảng viên giáo trình gốc lần đầu và các lần sau khi có sự thay đổi. Bốn là, tiếp tục tài trợ và khuyến khích giảng viên tham gia kỳ thi để trải nghiệm và hiểu về kỳ thi, có thể thi theo hình thức “giám thị từ xa – remote invigilation RI” Năm là, tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên, xây dựng thêm cơ chế học bổng phù hợp để khuyến khích sinh viên học tập. Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sinh viên được đi thực tế, được đi thực tập sớm (để vận dụng những kiến thức được học vào thực hành các công việc cụ thể) Sáu là, đẩy mạnh việc tổ chức cho sinh viên nghe chia sẻ từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính,… để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn không chỉ những kiến thức trong sách vở. 5.2. Đối với cơ sở đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với ICAEW tập trung vào các nội dung: Một là, triển khai giảng dạy các môn Accounting, Assurance, Management Information, và Taxation cho chương trình chất lượng cao. Đồng thời trên cơ sở tổng kết từ kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo mở rộng giảng viên để có thể đưa một số môn vào nhóm các môn tự chọn của chương trình chính quy. Bản thân các môn học này đều được giảng dạy, kiểm tra, đánh giá bằng tiếng Anh, trong khi sinh viên hệ chính quy không có yêu cầu ràng buộc và ngoại ngữ đầu vào. Do đó không thể triển khai giảng đồng loạt các môn này cho toàn bộ sinh viên. Tuy nhiên việc bổ sung thêm các môn này vào nhóm các môn lựa chọn sẽ tăng thêm cơ hội cho các sinh viên hệ đại trà có khả năng tiếng Anh được học các học phần này và tiếp cận gần hơn và nhanh hơn với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Hai là, tiếp tục phát triển và tích hợp một phần nội dung một số môn liên quan đến kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán ở cấp độ chuyên nghiệp (professional level) trong chứng chỉ ACA của ICAEW. Ba là, một số trường cần phối kết hợp với các khoa bộ môn khác trong trường (ví dụ Quản trị kinh doanh, Luật, Kinh tế và Tài chính) đề rà soát lại nội dung học một số môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành để có thể làm hồ sơ đề nghị ICAEW công nhận và miễn giảm 2 môn còn lại trong chứng chỉnh CFAB là Principles of Law và Business, Technology and Finance. Bốn là, thiết kế thêm các mô dun ngoại khóa để hỗ trợ phát triển về kỹ năng học tập, tiếng anh chuyên ngành và tiếng anh trong kinh doanh (business English) cho sinh viên. Năm là, tổ chức thêm các hoạt động tìm hiểu thực tế và thực tập nhiều hơn cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên một kỳ thực tập ở năm thứ 3 tại doanh nghiệp. Vì sau năm thứ 2 sinh viên đã được trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán (thông qua 2 môn Kế toán tài chính và Kế toán quản trị cùng các môn bổ trợ về tài chính và kinh doanh). Với những kiến thức này, sinh viên hoàn toàn có thể đi tìm hiểu thực tế và có cơ hội để sử dụng những kiến thức của mình ở đơn vị thực tập. Bên cạnh đó, việc đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như hoạt động kế toán tại đơn vị sẽ giúp cho sinh viên nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu tốt hơn và dễ dàng hơn. 671
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5.3. Đối với Bộ tài chính và VACPA: Trong những năm gần đây, Bộ tài chính luôn ghi nhận các hoạt động tích cực của ICAEW không chỉ trong lĩnh vực kế toán kiểm toán mà còn mang lại hiệu quả lớn đối với nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế xã hội. Đồng thời, Bộ tài chính luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Chính vì vậy rất cần Bộ tài chính và VACPA trong việc ghi nhận lẫn nhau trong chương trình đào tạo giữa trường và các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế tại Việt Nam. 6. Kết luận Nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực kế toán phục vụ các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có yếu tố đầu tư nước ngoài và phục vụ cho việc di chuyển, tự do hóa lao động có kỹ năng, một số trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam đã hướng đến đào tạo chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, nhằm tạo cho sinh viên có cơ hội về nghề nghiệp cao hơn. Với chương trình đào tạo từng bước tiếp cận theo chuẩn hóa quốc tế, các bạn sinh viên chắc chắn đủ tự tin gia nhập vào các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho các bạn sinh viên rút ngắn thời gian đạt được chứng chỉ kế toán quốc tế cùng với sự tiếp cận sâu sát thực tế với các doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Bên canh việc thiết kế chương trình môn học cập nhật và hiện đại, chương trình đào tạo chất lượng cao còn mang tính ứng dụng rất cao thông qua việc lồng ghép các tình huống thực tế để sinh viên thực hành. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên Chương trình chất lượng cao được tổ chức tham gia kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp và các tổ chức liên kết; được tham gia nghiên cứu khoa học cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước; tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài. Ngoài các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên được tăng cường các hoạt động đào tạo định hướng, phát triển kỹ năng mềm. Với sự hợp tác của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) chương trình chất lượng cao tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) thực sự đã mở ra cơ hội định hướng nghề nghiệp rất sớm và rất rộng mở cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Khung chương trình đào tạo và đề cương các môn học được công bố trên website của các trường khảo sát. [2] Khung chương trình đào tạo và đề cương các môn học của Học viện Ngân hàng, Đại học Thương Mại, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Đại học quốc gia. [3] https://tmu.edu.vn/vi/news/TUYEN-SINH/gioi-thieu-chuyen-nganh-ke-toan-doanh-nghiep- clc-khoa-ke-toan-kiem-toan-truong-dai-hoc-thuong-mai-1878.html [4] https://hvtc.edu.vn/tabid/102/catid/2/id/31678/Chat-luong-cao-Chuyen-nganh-Ke-toan- doanh-nghiep--Co-hoi-nghe-nghiep-tuong-lai/Default.aspx [5] https://aaf.tdtu.edu.vn/tin-tuc/2020/chung-chi-icaew-cfab-loi-vao-thi-truong-ke-toan-kiem- toan-quoc-te [6] http://www.hanu.vn/index.php/vn/tin-tuc-hop-tac-quoc-te/3571-truong-dai-hoc-ha-noi-va- acca-khang-dinh-moi-quan-he-hop-tac-trong-giai-doan-moi.html [7] http://hvnh.edu.vn/tuyensinh/vi/tin-tuc/chat-luong-cao-ke-toan-tich-hop-chuong-trinh-dao- tao-chung-chi-quoc-te-icaewcfab-174.html 672
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0