intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội" đề xuất một số khuyến nghị được căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng mạnh trong mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các yếu tố đó trong ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội

  1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS. Trần Mạnh Tường1 Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trương Ngọc Anh Tóm tắt IFRS là một tập hợp các các chuẩn mực kế toán do IASB (International Accounting Standards Board - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) làm cho khả năng so sánh của các báo cáo tài chính được cao hơn. Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam. Trong Báo cáo Việt Nam năm 2035 chủ đề “Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB đã đưa ra đề xuất Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035 phù hợp với các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia vào Hiệp định Đối tác đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Một trong những nội dung cần thiết của việc thúc đẩy IFRS vào học tập là sự tự nhận thức của sinh viên về IFRS trong chương trình đào tạo. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 337 phiếu khảo sát sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán từ các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà nội và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS bao gồm nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ, động cơ phát triển cá nhân, áp lực từ sự hiểu biết IFRS, sự phức tạp của việc học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố thái độ có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS, yếu tố sự phức tạp có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị được căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng mạnh trong mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các yếu tố đó trong ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Từ khoá: Nhận thức của sinh viên, Chuẩn mực báo cáo tài chính, chương trình đào tạo. Khoa Kế toán kiểm toán, trường Đại học Thương Mại, Email: tmtuong82@gmail.com, Số điện thoại: 0904281642 1 303
  2. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, sự tăng trưởng của toàn cầu hóa làm mất đi ranh giới địa lý về kinh tế giữa các quốc gia. Chính vì vậy trong xu thế đổi mới và hội nhập đòi hỏi một hệ thống kế toán, báo cáo tài chính tương tự và được chấp nhận trên toàn cầu. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ra đời là một nỗ lực nhằm hài hòa sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán của các quốc gia trên thế giới. Trong xu thế hội tụ IFRS, việc áp dụng hoàn toàn hoặc cho phép áp dụng IFRS chỉ còn là thời gian. Vậy, khi áp dụng IFRS, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được lợi gì? Theo (Hoogervorst, 2012): "IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. IFRS còn giúp các doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ cả một bộ chuẩn mực đáng tin cậy ở phạm vi toàn cầu, được áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IFRS làm chi phí sử dụng vốn thấp hơn và giúp giảm thiểu chi phí báo cáo". Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán... Mặc dù đóng một vai trò quan trọng trong tương lai nhưng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vẫn còn chưa được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học khối kinh tế hoặc nếu có thì chỉ giảng dạy lồng ghép ở một số môn học dẫn tới nhiều sinh không nhận thức được sự cần thiết này. Bởi vậy, nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của sinh viên về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội”. Nhóm tác giả muốn tìm hiểu nhận thức sinh viên khối kinh tế, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, về tích hợp IFRS trong chương trình đào tạo. Qua đó xây dựng những giải pháp kiến nghị cho các trường đại học khối kinh tế và các bạn sinh viên để có thể học tập tốt hơn. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về lý thuyết nhận thức áp dụng IFRS trong CTĐT 2.1.1. Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) và lý thuyết đánh giá mang tính nhận thức CA (cognitive - appraisal theory) Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu nhận thức của sinh viên về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nếu có chủ yếu phát triển từ mô hình của các nghiên cứu trước, mà không dựa vào những lý thuyết nền phổ biến trong nghiên cứu, hoặc không kết hợp được các mô hình nhằm giải quyết triệt để các vấn đề về lý luận. Trong lĩnh vực kế toán, liên 304
  3. quan đến chuẩn mực báo cáo tài chính có rất nhiều lý thuyết có thể vận dụng trong nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp cũng như dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo, nhóm tác giả hướng tới ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS thông qua nghiên cứu về nhận thức. Việc áp dụng lý thuyết nền là rất thiết yếu để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu, đặc biệt với những nghiên cứu tiếp cận với dữ liệu sơ cấp. Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, có hai lý thuyết chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nhân tố, đó là lý thuyết về hành vi dự định của (Ajzen, 1991) lý thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura, ngoài ra nhóm tác giả cũng đề cập thêm lý thuyết nhận thức đánh giá mang tính cảm xúc (Cognitive - Appraisal theory) của (R. S. Lazarus, 1991) để có thể giải thích cho việc xác định các yếu tố một cách đầy đủ nhất. 2.1.2. Lý thuyết TPB Theo thuyết dự định hành vi (Ajzen, 1991) tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lí (Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Tương tự như lí thuyết TRA, yếu tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Mô hình cơ bản của lý thuyết này được (Ajzen, 1991) trình bày như sau: Thái độ Nhận thức về áp lực xã Ý định Hành hội vi Nhận thức về sự kiểm soát Hình 1. Mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) (Nguồn: Ajzen, 1991) Trong một số nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là Kiểm soát nhận thức, hay Nhận thức kiểm soát, tuy nhiên cũng trong bài báo gốc, (Ajzen, 1991)có sử dụng từ thay thế là Perceived control over the behavior, và 305
  4. trong một nghiên cứu khác cũng của chính tác giả, (Ajzen, 2001)sử dụng thuật ngữ Perceptions of behavioral control, cho nên tác giả luận án đề xuất thuật ngữ tối ưu nhất là Nhận thức về sự kiểm soát. Thái độ: Theo (Ajzen, 1991) thái độ của một người về một hành vi cụ thể được đo lường bằng niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó là có ích. Nhận thức về áp lực xã hội: Theo (Ajzen, 1991) đây là yếu tố mang tính cộng đồng, cụ thể là áp lực từ những người xung quanh (cũng có thể hiểu là kỳ vọng) hoặc áp lực cộng đồng sẽ có thể ảnh hưởng đến người có ý định thực hiện hành vi. Nhận thức về sự kiểm soát: Theo (Ajzen, 1991) đây là nhận thực về những nguồn lực sẵn có và khả năng nắm bắt thời cơ khi thực hiện một hành vi cụ thể. Khi người thực hiện hành vi cho rằng họ có nhiều nguồn lực cũng như khả năng nắm lấy cơ hội, và cảm nhận ít có những trở ngại, thì sự nhận thức về kiểm soát của họ đối với hành vi càng lớn. Nguồn lực và khả năng nắm bắt cơ hội có thể hiểu là nguồn lực về tài chính, về con người, về cơ sở vật chất. Ngoài ra, lý thuyết TPB cũng nhấn mạnh ý định thực hiện một hành vi nào đó phản ánh sự sẵn sàng của con người để thực hiện hành vi, chính vì vậy, ý định chính là chỉ báo trực tiếp của hành vi. Theo (Ajzen, 1991) mức độ tác động của ba yếu tố trong mô hình TPB đối với dự đoán hành vi sẽ thay đổi theo những tình huống cụ thể, chứ không giống nhau trong mọi trường hợp. Có thể hiểu rằng sẽ có những tình huống mà yếu tố thái độ tác động mạnh đến hành vi, ngược lại cũng có những trường hợp các yếu tố còn lại phát huy tầm ảnh hưởng. Lý thuyết TPB được đưa vào trong bài nghiên cứu vì nó giải thích đúng đắn các yếu tố ảnh hưởng tới ý định, hành vi mà nhóm tác giả muốn hướng đến là ý định theo học tại chương trình đào tạo tích hợp IFRS xuất phát từ nhận thức của sinh viên. 2.1.3. Thuyết nhận thức xã hội (SCT) Lý thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura giải thích hành vi dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố cá nhân, môi trường và hành vi. Trong đó yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm, sinh học và yếu tố môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội. Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. 306
  5. Hình 2. Mối tương quan giữa hành vi, yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường (Nguồn: Bandura, 1986) Mối tương quan giữa hành vi và môi trường trong hệ thống bộ ba yếu tố là tác động qua lại theo 2 chiều. Trong cuộc sống hàng ngày, khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi trường. Trong khi đó môi trường luôn biến động và thay đổi, nó sẽ tác động làm thay đổi hành vi. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và cá nhân được quan tâm như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm của cá nhân và sự ảnh hưởng của môi trường. Những mong muốn của con người, niềm tin, khuynh hướng cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã hội. Mỗi người có những phản ứng khác nhau với môi trường của họ và biểu hiện thông qua những gì họ nói và làm, bởi vì mỗi người có những đặc điểm thể chất riêng như tuổi, giới, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, sự thu hút về mặt thể chất và cũng có vai trò và vị trí khác nhau trong xã hội. Yếu tố cá nhân thể hiện sự can thiệp, được chia thành hai bộ phận là quá trình hoạt động (bao gồm thái độ, cảm xúc, động cơ) và quá trình nhận thức (nhận biết, ghi nhớ thông tin, quá trình học tập). Quá trình tâm lý học trong mỗi cá nhân chỉ có thể đo lường gián tiếp theo cấu trúc tâm lý học như thái độ, cảm xúc, và động cơ đối với sản phẩm. Dựa vào thái độ, động cơ và cảm xúc đối với sản phẩm, người tiêu dùng sẽ thích hay không thích sản phẩm. Ngoài ra, quá trình tâm lý học cũng là một quá trình nhận biết, ghi nhớ và học tập, do vậy, nó sẽ gắn kết với quá trình nhận thức. Yếu tố này dẫn đến yếu tố phản ứng trong lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ sản phẩm thông qua quá trình ra quyết định của người tiêu dùng Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã vận dụng mô hình học thuyết nhận thức xã hội cho nhận thức của sinh viên về IFRS. Bởi vì, nhận thức sinh viên cũng nằm trong nhóm yếu tố cá nhân, ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường qua đó tác động đến các hành vi, ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. 307
  6. 2.1.4. Thuyết đánh giá mang tính nhận thức cảm xúc – thuyết CAT (Cognitive - appraisal theory) Thuyết đánh giá mang tính nhận thức của cảm xúc còn được gọi dưới tên ngắn gọn hơn – thuyết đánh giá (Appraisal theory) hay thuyết Lazarus (Lazarus’s theory) là một lý thuyết thuộc tâm lý học nhận thức. Richard Lazarus là nhà tâm lý học đầu tiên kết hợp nhận thức và cảm xúc trong cùng một lý thuyết để giải thích cho các hiện tượng và sự thay đổi cảm xúc của con người liên quan đến nhận thức của họ khi họ gặp một tình huống kích thích hoặc biến cố. Dưới góc nhìn của tâm lý học, sự nhận thức (Cognition) nghĩa là tư duy, tìm kiếm và sử dụng tri thức; sự nhận thức bắt đầu với việc tập trung vào cái gì đó và sau đó xác định nó là gì (Kalat, 2008). Sự nhận thức liên quan ít hoặc nhiều đến quá trình suy nghĩ mà quá trình này bao gồm các hoạt động như cảm nhận, đưa ra quan điểm hoặc ý kiến và ghi nhớ (Kellerman, 1980). (Lazarus, 1982) cho rằng nhận thức và cảm xúc gắn kết với nhau một cách tự nhiên. Trong đó, đánh giá mang tính nhận thức (Cognitive appraisal) là cách thức mà con người giải thích khi họ rơi vào một hoàn cảnh nào đó ở một thời điểm nhất định và đánh giá này quyết định phản ứng cảm xúc của họ. Lazarus (1982, trang 1020) kết luận “đánh giá mang tính nhận thức là điều kiện cần và đủ của cảm xúc”. Kết luận này bác bỏ kết quả công bố trước đó của (Lazarus, 1982) nhà tâm lý học đã có những nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của các phản ứng cảm xúc không nhất thiết phải có sự hiện diện của hệ thống nhận thức. (R. S. Lazarus, 1991) cho rằng khi một tình huống/ biến cố xảy ra, con người sẽ đánh giá tình huống/biến cố đó (quá trình đánh giá mang tính nhận thức). Những đánh giá này sẽ tác động tích cực/ tiêu cực đến các các trạng thái cảm xúc khác nhau như hạnh phúc, vui vẻ, hy vọng hay giận dữ, bức xúc và lo lắng. Cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi của con người sau đó. Các phản ứng cảm xúc khác nhau này sẽ dẫn đến các ý định, hành vi khác nhau. Lý thuyết đánh giá mang tính nhận thức (Cognitive - Appraisal theory) của Richard Lazarus được nhóm tác giả đề cập thêm trong bài nghiên cứu, giải thích sự tác động của yếu tố cảm xúc tới hành vi, ý định của con người, qua đó phục vụ mục tiêu nghiên cứu ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu Nhận thức của sinh viên về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội Sau khi tổng hợp và kế thừa từ các bài nghiên cứu đã nêu trong phần tổng quan nghiên cứu, nhóm đã tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện nhận thức của 308
  7. sinh viên về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội như trong hình 2.2 sau: Hình 3. Mô hình hình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa vào các nghiên cứu trước và có điều chỉnh) Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức kiểm soát hành vi Theo (Bandura, 1986) nhận thức của bản thân ảnh hưởng đến lựa chọn và niềm tin của con người vào chính bản thân họ, bao gồm mục tiêu họ chọn để theo đuổi và những nỗ lực họ bỏ ra, họ sẵn sàng đối mặt với những cản trở và thất bại. Do đó, nhận thức của bản thân sinh viên về IFRS ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cá nhân của họ, ví dụ thái độ nhìn nhận hay động cơ phát triển bản thân của họ. Cũng theo (Bandura, 1986) những mong muốn của con người, niềm tin, khuynh hướng cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã hội mà cụ thể ở đây là các yếu tố đặc thù của IFRS ví dụ như độ khó, và sự phức tạp,… Theo (Uẩn, 2014), nhận thức về học tập của sinh viên chính là sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động học tập, đó là các vấn đề liên quan đến nhà trường (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chương trình đào tạo...) và các vấn đề liên quan đến kết quả học tập của cá nhân (động cơ học tập, phương pháp học tập...). Theo đó nhận 309
  8. thức kiểm soát hành vi của sinh viên về tầm quan trọng của IFRS khiến họ gia tăng ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Do đó, theo ý hiểu của nhóm, nhận thức sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội và ý định theo học CTĐT H1: “Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến thái độ” H2: “Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến động cơ phát triển cá nhân” H3: “Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến áp lực từ sự hiểu biết về IFRS” H4: “Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến sự phức tạp của việc học IFRS” H5: “Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS” Yếu tố cá nhân Yếu tố cá nhân được hiểu là những yếu tố liên quan đến bản thân đặc điểm của bản thân mỗi người như: giới tính, tuổi tác, sở thích, khả năng ngoại ngữ, điểm mạnh của mỗi người, nhận thức cá nhân… Yếu tố cá nhân trong nghiên cứu này nhóm đề cập tới bao gồm thái độ và động cơ phát triển bản thân. Thái độ đề cập ở đây cụ thể là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên về việc theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Theo (Ajzen, 1991) thái độ là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình TPB và đây cũng là yếu tố nằm ở vị trí trung tâm trong mô hình TAM của (Davis, 1986) và thuyết TPB (Taylor & Todd, 1995). Bên cạnh đó, các nghiên cứu về IFRS có vận dụng đến TPB chẳng hạn như của (Djatej et al., 2012), (Simegn, 2015) cũng cho thấy nếu người được khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của IFRS, thái độ tích cực của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến ý định theo học. Động cơ cá nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo. Đây là yếu tố bên trong khuyến khích, xác định và duy trì hành vi (Awan, Noureen, & Naz, 2011). (Zimmerman, 1998) động cơ bản thân được yêu cầu trong sáng kiến cá nhân, tháo vát, kiên trì và ý thức trách nhiệm để trở nên tự định hướng học hỏi nhằm nâng cao khả năng bản thân. Do đó trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H6: “Thái độ làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS” H7: “Động cơ phát triển cá nhân làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS” Yếu tố đặc thù của IFRS Yếu tố đặc thù của IFRS trong nghiên cứu này bao gồm áp lực từ sự hiểu biết IFRS và sự phức tạp của việc học IFRS. 310
  9. Áp lực từ sự hiểu biết IFRS đóng vai trò là các tác nhân bên ngoài và bị tác động bởi nhận thức của người được khảo sát về áp lực xã hội, từ đó ảnh hưởng tới ý định theo học của người học. Sự phức tạp của việc học IFRS nhóm muốn đề cập tới là nhận thức về độ khó/độ phức tạp khi sinh viên tiếp thu các kiến thức về IFRS. Theo (Taylor & Todd, 1995) nhận thức về độ khó gây ra tác động đối với ý định hay hành vi của người được khảo sát. Liên hệ với bài nghiên cứu, việc sinh viên cảm nhận về độ khó của IFRS cũng có thể gây ra những tác động đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS của họ. Do đó trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H8: “Áp lực từ sự hiểu biết IFRS làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS” H9: “Áp lực từ sự hiểu biết IFRS làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS” 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tìm hiểu tài liệu, sách báo, các đề tài liên quan về khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các biến quan sát để xây dựng bảng hỏi sơ bộ. Bảng hỏi sơ bộ được dùng để tiến hành phỏng vấn thử rồi tiếp tục chỉnh sửa để cho ra bảng hỏi hoàn chỉnh. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát định lượng bằng cách gửi bảng khảo sát qua email và internet đến sinh viên do tình hình dịch bệnh phức tạp không thể phát phiếu khảo sát trực tiếp. Số phiếu điều tra hợp lệ là 337 và tiến hành phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0 và AMOS để xem xét các biến độc lập và phụ thuộc để nghiên cứu về nhận thức của sinh viên kiểm soát ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Mẫu nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu: Bài báo này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Đây là một kỹ thuật chọn mẫu phi ngẫu nhiên mà các phần tử mẫu được chọn phần lớn bởi vì chúng dễ dàng được tiếp cận bởi các nhà nghiên cứu. Bất kỳ ai mà nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được và họ sẵn sàng tham gia vào cuộc khảo sát thì đều thoả mãn là phần tử mẫu. Do bởi sự thuận tiện của phương pháp chọn mẫu này nên nó cũng cho phép nhà nghiên cứu đạt được một số lượng lớn các phần tử trong một thời gian ngắn. Cụ thể là một bảng Google form đã được thiết kế và gửi đến các lớp học online trong học kỳ 2 năm học 2021-2022 ở các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp chọn 311
  10. mẫu này là phù hợp trong bối cảnh đại dịch Covid khiến cho các lệnh giãn cách xã hội mà các trường áp dụng đã gây khó khăn cho cuộc khảo sát trực tiếp. Bằng cách sử dụng chọn mẫu thuận tiện kết hợp với việc nhóm tác giả kiểm soát những đặc điểm về nhân khẩu học của sinh viên đảm bảo mẫu nghiên cứu có tính đại diện. - Kích thước mẫu: Một số phương pháp xác định kích thước mẫu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo (Hair và cộng sự (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150 và để tiến hành phân tích yếu tố EFA thì kích thước mẫu tỷ lệ với biến quan sát là 5:1. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011) trích trong (Bollen, 1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng, tức là N ≥ 5*n, với n là biến quan sát. Do đó với số lượng 24 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 120 (5*24). Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên, bài nghiên cứu đã phát ra 337 phiếu điều tra. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả khảo sát nhận thức sinh viên về IFRS trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội được thể hiện như sau: Về giới tính, kết quả từ 337 phiếu khảo sát cho thấy lượng lớn sinh viên tham gia khảo sát là nữ và chiếm 64,53%, còn sinh viên nam chiếm 35,47%. Về khảo sát sinh viên năm đang học năm thứ mấy trả lời, kết quả cho thấy: phiếu khảo sát chủ yếu là viên năm 3, chiếm 46,4%. Điều này cũng dễ hiểu bởi từ năm 3 trở đi sinh viên mới bắt đầu đi sâu vào chuyên ngành học và tiếp cận với các chuẩn mực báo cáo tài chính. Về khảo sát các trường tham gia, nhóm tác giả tiến hành gửi phiếu khảo sát cho sinh viên 16 trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, thu phiếu nhiều nhất từ sinh viên trường Đại học Thương Mại là chiếm 40,5%, Đại học Kinh tế Quốc dân chiếm 11,9%, Đại học Ngoại thương chiếm chiếm 14,9%, Học viện Tài chính chiếm 14,9%, Học viện Ngân hàng chiếm 11,3% và một số trường khác chiếm số phiếu không đáng kể. Thống kê mô tả khu vực, kết quả cho thấy về khu vực thì tỉ lệ phiếu thu được nhiều nhất từ khu vực 2 NT và chiếm 45,7%, ít nhất từ khu vực 3 chỉ chiếm 8,9%. Thống kê về điểm thi thi THPT, kết quả cho thấy điểm thi THPT quốc gia nhìn chung ở mức cao với tỉ lệ nhóm trên 22 điểm trở lên chiếm hơn 50% số sinh viên trả lời khảo sát, tiếp đến là phổ điểm từ 20 đến 22 điểm với 13,38% và thấp nhất là nhóm từ 18 đến 20 điểm chỉ chiếm 1,49%. 312
  11. Về Điểm trung bình tích lũy nhóm khảo sát theo thang điểm 4 tương ứng với 5 mốc xếp loại sinh viên từ yếu (dưới 2.0), Trung bình (từ 2.0 đến 2.49), Khá (từ 2.5 đến 3.19), Giỏi (từ 3.2 đến 3.59) và Xuất sắc (từ 3.6 trở lên). Như vậy theo bảng kết quả có thể thấy, sinh viên được khảo sát nhìn chung là nhiều nhất ở mức Khá và chiếm 33,23%; tiếp đó là mức Giỏi chiếm 29,38% và thấp nhất là thang điểm dưới 2.0 (mức yếu) chỉ chiếm 3.26%. Về câu hỏi “Hiện nay bạn có là thành viên của bất kỳ câu lạc bộ kế toán nào hay không” thì kết quả cho thấy hơn một nửa sinh viên được khảo sát không tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào về kế toán, 34,5% sinh viên là thành viên của câu lạc bộ kế toán khoa, còn là thành viên câu lạc bộ khoa kế toán trường khác chỉ chiếm 10,1%. Điều này cho thấy sinh viên chưa hoàn toàn có sự chủ động trong việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức từ các câu lạc bộ của trường. Về câu hỏi “Hiện nay bạn đã đi làm thêm ở một công ty kế toán nào hay không” thì phần lớn sinh viên chưa đi làm thêm. Điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn số sinh viên được khảo sát mới chỉ học năm 2 hoặc năm 3 và vẫn đang theo học nên chưa đủ kiến thức và thời gian để đi làm thêm. 4.2. Kết quả phân tích mô hình ước lượng 4.2.1. Kết quả phân tích yếu tố khẳng định CFA Mục đích của phân tích CFA nhằm đánh giá sự tin cậy và giá trị thang đo lường để khẳng định lại các yếu tố sử dụng trong mô hình. Thang đo lường được xem là tốt khi đáp ứng các tiêu chuẩn như sau: Tính không đồng nhất, tính giá trị và độ tin cậy. Tính không đồng nhất Theo (Vương và Giao, 2020) thì tính không đồng nhất đạt được khi các câu hỏi có hệ số tải chấp nhận được cho cấu trúc tiềm ẩn tương ứng, để đảm bảo tính không đồng nhất của mô hình đo lường, bất kỳ câu hỏi nào có hệ số tải yếu tố thấp sẽ bị xóa. Đối với một câu hỏi đã được kế thừa từ các nghiên cứu trước thì hệ số tải cho một câu hỏi nên là 0,6 hoặc cao hơn 0,6. Nhìn vào bảng dưới đây thì tất cả các biến quan sát đều có hệ số cao hơn 0,6. Như vậy các khái niệm tiềm ẩn đều đảm bảo được tính không đồng nhất. Bảng 1. Hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và hệ số tin cậy cronbach’s alpha Khái niệm Kí hiệu biến Hệ số hồi quy Phương sai Độ tin cậy tổng quan sát chuẩn hóa trích AVE hợp CR Động cơ phát triển DC1 .840 cá nhân DC4 .911 0,744 0,935 DC2 .885 313
  12. DC3 .843 DC5 .830 Sự phức tạp của SPT3 .878 IFRS SPT4 .868 0,766 0,929 SPT1 .867 SPT2 .887 Thái độ TD3 .888 TD1 .932 0,729 0,915 TD2 .838 TD4 .746 Nhận thức kiểm soát NT2 .745 hành vi NT1 .687 0,631 0,871 NT3 .836 NT4 .893 Ý định theo học CTĐT1 .836 CTĐT IFRS CTĐT2 .856 0,643 0,843 CTĐT3 .705 Tính Giá trị Tính giá trị là khả năng của công cụ để đo lường chính xác những gì nó được đo lượng cho một cấu trúc. Có 3 loại giá trị cần thiết cho mỗi mô hình đo lường, đó là: + Giá trị hội tụ: Tính giá trị này đạt được khi tất cả các câu hỏi trong mô hình đo lường có ý nghĩa thống kê. Tính giá trị hội tụ cũng có thể được xác nhận bằng cách tính toán phương sai trích trung bình AVE cho mỗi cấu trúc phải cao hơn hoặc bằng 0,5. Nhìn vào bảng 1 ở trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng giá trị AVE của 5 khái niệm đều cao hơn 0,5 (thấp nhất là 0,631)  Như vậy các thang đo của những khái niệm tiềm ẩn đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ + Giá trị cấu trúc: Tính giá trị này đạt được khi các chỉ số độ phù hợp cho một cấu trúc đạt được mức yêu cầu như sau: Bảng 2. Thống kê chỉ số phù hợp của mô hình đo lường Chỉ số phù hợp của Giá trị khuyến Giá trị thực tế 314
  13. mô hình nghị của mô hình Chỉ số phù hợp tuyệt RMSEA < 0,08 0,041 đối GFI > 0,90 0,935 Chỉ số phù hợp gia tăng AGFI > 0,90 0,911 CFI > 0.90 0,984 TLI > 0,90 0,981 NFI > 0,90 0,958 Chỉ số phù hợp tối giản Chi-square/df
  14. (1999) nếu mô hình nhận được giá trị SRMR nhỏ hơn 0,1 thì được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế. Như vậy, mô hình nghiên cứu được kết luận là tương thích tốt với dữ liệu. Như vậy, các yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ, sự phức tạp của IFRS đều có ảnh hưởng rất tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ý định theo học CTĐT IFRS (giá trị P-value đều rất bé, tất cả đều nhỏ hơn 0,05), chỉ có mối quan hệ giữa động cơ phát triển cá nhân và ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS là không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời hệ số ước lượng trọng số hồi quy đều mang dấu dương -> như vậy có 6 trên 7 giả thuyết được chấp nhận. + Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực và có ý nghĩa đến động cơ phát triển cá nhân (giá trị P-value là 0,000 < 0,05), khi nhận thức của cá nhân tăng thêm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm thái độ của cá nhân tăng thêm 0,702 đơn vị + Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực và có ý nghĩa đến thái độ của cá nhân (giá trị P-value là 0,000 < 0,05), khi nhận thức của cá nhân tăng thêm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm thái độ của cá nhân tăng thêm 0,741 đơn vị + Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực và có ý nghĩa đến cảm nhận sự phức tạp của việc học IFRS (giá trị P-value là 0,000 < 0,05), khi nhận thức của cá nhân tăng thêm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho cảm nhận của cá nhân về sự phức tạp của việc học IFRS tăng thêm 0,86 đơn vị + Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực và có ý nghĩa đến ý định theo học CTĐT IFRS (giá trị P-value là 0,010 < 0,05), khi nhận thức của cá nhân tăng thêm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS của cá nhân tăng thêm 0,253 đơn vị + Yếu tố thái độ và sự phức tạp của IFRS cũng có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ý định theo học CTĐT IFRS (giá trị P-value lần lượt đều là 0,000 và 0,004 < 0,05), khi thái độ và sự phức tạp tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ làm ý định theo học chương trình đào tạo của cá nhân tăng thêm lần lượt là 0,522 và 0,144 đơn vị. Bảng 4. Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình cấu trúc Estimate DC
  15. Estimate CTĐT
  16. tác giả thấy rằng sinh viên có thái độ tích cực đối với chương trình đào tạo tích hợp IFRS sẽ có ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS cao hơn. Để nâng cao thái độ của sinh viên với việc học IFRS trong chương trình đào tạo, Khoa chuyên ngành và các trường đại học khối kinh tế cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm thu hút sinh viên, giúp sinh viên hiểu rõ về việc học chương trình đào tạo IFRS mang lại những lợi ích gì, các cơ hội nghề nghiệp gì cho sinh viên thông qua các buổi tổ chức giao lưu, hướng nghiệp. Bên cạnh đó, các trường đại học khối kinh tế có thể bổ sung truyền thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là các trang mạng xã hội về các thông tin liên quan đến chương trình đào tạo IFRS để giúp sinh viên có thái độ tích cực hơn đối việc theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Thứ hai, đối với yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Đây là yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Sinh viên hiểu được việc học IFRS tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí, nhưng đó không phải là yếu tố làm cản trở đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS bởi những lợi ích to lớn của việc học IFRS mang lại như cơ hội nghề nghiệp làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài rộng mở, sinh viên có thu nhập cao sau khi ra trường.Tuy nhiên trên thực tế, thông qua việc khảo sát sinh viên về mức độ hiểu biết IFRS, nhiều sinh viên vẫn chưa có cơ hội được tìm hiểu chuyên sâu về IFRS. Do vậy, để kích thích ý định theo học chương trình đào tạo IFRS trong tương lai các trường đại học nên trang bị thêm về tài liệu, đào tạo đội ngũ giảng viên am hiểu và giảng dạy tốt về IFRS. Hiện nay, nhiều trường đại học có uy tín trong lĩnh vực kinh tế như Đại học Thương mại, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Ngoại thương, Học viện tài chính … đã và đang triển khai các chương trình liên kết bằng cử nhân kế toán kiểm toán tiên tiến, chất lượng cao về chương trình đào tạo tích hợp IFRS với các trường đại học lớn trên thế giới và các tổ chức như ACCA, ICAEW Vì vậy hướng tới việc mở rộng ngành, liên kết quốc tế với các tổ chức, trường đại học trên các nước có nền giáo dục phát triển, giảng dạy và cấp chứng chỉ ACCA và CPA, CFAB,... cũng là những phương án đáng để quan tâm. Không những vậy để nâng cao cảm nhận của sinh viên trong chuyên ngành kế toán kiểm toán, các trường đại học có thể cân nhắc việc tăng thêm các hoạt động trao đổi sinh viên quốc tế, du học sinh học tập cùng các sinh viên trong chuyên ngành, từ đó tạo động lực cho sinh viên và khơi dậy hứng thú học tập trong họ. Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố sự phức tạp có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam tham gia hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì việc áp dụng IFRS là vô cùng cần thiết. Việc triển khai áp dụng IFRS lần đầu chắc 318
  17. chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó việc tích hợp IFRS là vấn đề cấp thiết được quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sự phức tạp của việc học IFRS có ảnh hưởng lớn đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS. Sự phức tạp trong việc học của IFRS có thể kể đến như IFRS có nhiều kiến thức phức tạp, có nhiều khác biệt so với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện hành,.. Để giúp sinh viên có thể theo học chương trình đào tạo IFRS, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất sau: Các trường đại học cần tiến hành rà soát chương trình đào tạo ngành kế toán và bổ sung nội dung đào tạo IFRS, theo các cách thức khác nhau. Với thời lượng giờ học trên lớp không thay đổi mà dung lượng kiến thức khi đào tạo theo IFRS khá lớn, đòi hỏi phải phát huy khả năng tự nghiên cứu của sinh viên. Các trường đại học cần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm , phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh đó xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy IFRS, thông qua đào tạo chuyên môn IFRS và các kỹ năng cần thiết khác để làm chủ các phương pháp giảng dạy tích cực trong đào tạo IFRS, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia học các khóa đào tạo về IFRS từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước; khuyến khích giảng viên tham gia các hội thảo về IFRS và tham gia các công trình nghiên cứu về IFRS; yêu cầu giảng viên tham gia thực tế và học tập kinh nghiệm thực tế kế toán theo IFRS tại các DN đã triển khai áp dụng IFRS,… Các trường đại học cần nhận thức rõ việc đào tạo IFRS hiện nay, không chỉ là sự lựa chọn mà hướng đi cần phải thực hiện. Cần đầu tư chi phí để phát triển hệ thống học liệu về IFRS, bao gồm việc trang bị thêm sách, giáo trình nước ngoài, ebook làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. 6. Kết luận Như vậy, để chuẩn bị một nguồn lực đáng tin cậy cho nền kinh tế phát triển thì giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng sinh viên từ sự nhận thức cho đến kiến thức và năng lực chuyên môn về IFRS. Giáo dục Đại học khoa Kế toán nói riêng có một vai trò chiến lược trong việc nâng cao khả năng và tính chuyên nghiệp của sinh viên kế toán để họ có thể tạo ra những kế toán viên trong tương lai. Vì vậy việc tích hợp IFRS trong chương trình giảng dạy là cần thiết để tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có khả năng lập và kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. 2. and, P., & Mahzan, N. (2013). The responses of Malaysian public listed companies to the IFRS convergence. Asian Journal of Business and Accounting, 6(1). 319
  18. 3. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological bulletin, 103(3), 411. 4. Awan, R.-U.-N., Noureen, G., & Naz, A. (2011). A Study of Relationship between Achievement Motivation, Self Concept and Achievement in English and Mathematics at Secondary Level. International education studies, 4(3), 72-79. 5. Bandura. (1986). Social cognitive theory. 6. Davis. ( 1986). the technology acceptance model that Davis. 7. Djatej, A., Zhou, D., Gorton, D., & McGonigle, W. (2012). Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Journal of Finance and Accountancy, 9(1), 1-14. 8. Fishbein, A. v. (1975). Theory of reasoned action. 9. Hoogervorst, H. (2012). The imprecise world of accounting. Paper presented at the speech at IAAER Conference (Amsterdam). 10. Kellerman, P. v. (1980). A general psychoevolutionary theory of emotion Theories of emotion (pp. 3-33): Elsevier. 11. Lazarus. (1982). cognitive - appraisal theory. 12. Lazarus, R. S. (1991). Cognition and motivation in emotion. American psychologist, 46(4), 352. 13. Lê Thị Hương Trà và các cộng sự, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Học viện Ngân hàng. 14. Lê Việt (2020). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 15. Li, W., Humphreys, P. K., Yeung, A. C., & Cheng, T. E. (2007). The impact of specific supplier development efforts on buyer competitive advantage: an empirical model. International Journal of Production Economics, 106(1), 230-247. 16. Nguyễn Dục Anh và cộng sự (2021). Nhận thức về học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen. 17. Nguyễn Đình Thọ, (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 18. Nguyễn Ngọc Giàu (2021). “Nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán trong thời đại Cách mạng 4.0: Nghiên cứu điển hình tại trường Đại học Thủ Dầu Một" 320
  19. 19. Nguyễn Xuân Giang và cộng sự (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành kinh tế tại trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 20. Park, A. (2009). Confirmatory factor analysis using amos, LISREL, Mplus, SAS/STAT CALIS. 21. Patro, A., & Gupta, V. (2012). Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in accounting curriculum in India-An empirical study. Procedia Economics and Finance, 2, 227-236. 22. Taylor, S., & Todd, P. (1995). Decomposition and crossover effects in the theory of planned behavior: A study of consumer adoption intentions. International journal of research in marketing, 12(2), 137-155. 23. Teowkul, K., Seributra, N. J., Sangkaworn, C., Jivasantikarn, C., Denvilai, S., & Mujtaba, B. G. (2009). Motivational factors of graduate Thai students pursuing master and doctoral degrees in business. RU international Journal, 3(1), 25-56. 24. Zimmerman, B. J. (1998). Academic studing and the development of personal skill: A self-regulatory perspective. Educational psychologist, 33(2-3), 73-86. 321
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2