intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá khoảng cách giữa nhận thức về tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên kế toán trong thời đại số. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 256 sinh viên bằng bảng câu hỏi và sử dụng thống kê mô tả để đo lường tầm quan trọng và mức độ đạt được của 6 nhóm kỹ năng nghề kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

  1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Thị Trúc Linh*, Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Ngọc Thọ,Trần Thị Ánh Hồng Khoa Kế Toán - Phân Hiệu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long * Tác giả liên hệ: linhlatt@ueh.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá khoảng cách giữa nhận thức về tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên kế toán trong thời đại số. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 256 sinh viên bằng bảng câu hỏi và sử dụng thống kê mô tả để đo lường tầm quan trọng và mức độ đạt được của 6 nhóm kỹ năng nghề kế toán. Sự khác biệt giữa tầm quan trọng và mức độ đạt được đã được kiểm định bằng Paired-Sample T test. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên kế toán. Từ đó, nghiên cứu đề xuất cải thiện chương trình đào tạo theo hướng trang bị kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh phát triển công nghệ số, đồng thời tăng cường sự tham vấn từ doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp để xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực kế toán. Từ khóa: Chương trình đào tạo kế toán, kỹ năng nghề nghiệp kế toán, mức độ đạt được, tầm quan trọng. 1. Tổng quan các nghiên cứu 1.1 Các nghiên cứu về các kỹ năng của kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 Môi trường kinh doanh hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tiến bộ công nghệ. Các công ty kế toán đang áp dụng công nghệ để tăng cường khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, nâng cao chất lượng thông tin và đảm bảo tính chính xác và kịp thời (Hart, 2017). Điều này đòi hỏi kế toán viên phải có khả năng làm việc với các công nghệ kỹ thuật số, như cơ sở dữ liệu và phần mềm ERP, và có khả năng phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Sự thích ứng liên tục của hệ thống kế toán với những thay đổi của công nghệ và cách thức thực hiện các hoạt động kế toán cụ thể trong thời đại công nghệ số ngày càng trở thành đề tài được bàn luận thường xuyên hơn. Các công ty và nhà tuyển dụng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán. Khi làm việc trong môi trường công nghệ, ngoài năng lực chuyên môn về kế toán và đạo đức nghề nghiệp, kế toán viên cần phải hiểu biết về các công nghệ đột phá, kỹ năng phân tích, các kỹ năng cá nhân và đòi hỏi phải có sự tư duy (Huỳnh Thị Ngọc Anh, 2020). Khi tuyển dụng, họ đặc biệt quan tâm đến khả năng làm việc với các công nghệ và phần mềm kế toán, hiểu biết về phân tích dữ liệu, và khả năng giao tiếp hiệu quả (Rapini & Putro, 2021). Điều này cho thấy rằng sinh viên kế toán cần phải được trang bị không chỉ kiến thức chuyên môn về kế toán, mà còn phải có khả năng sử dụng công nghệ và giao tiếp tốt. Nghiên cứu về tuyển dụng kế toán đã chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp, khả năng kỹ thuật số và khả năng làm việc dưới áp lực là những yếu tố quan trọng (Rapini & Putro, 2021). Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh diễn ra nhanh chóng và yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với kế toán đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp khác nhau để thích ứng với bối cảnh này (Bridgstock, 2009; Alshbili & Elamer, 2020). Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề (Montano và cộng sự, 2001; Tempone và cộng sự, 2012). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) đã mang đến cơ hội và thách thức cho nghề kế toán. Các kế toán viên tương lai cần được đào tạo về tác động của 4IR đối với thực hành kế toán và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu để thích ứng với sự thay đổi (Tsiligiris & Bowyer, 2021). Đồng thời, việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số dự kiến sẽ tự động hóa một phần đáng kể các nhiệm vụ kế toán, yêu cầu kế toán viên phải có kỹ năng phân tích dữ liệu (Bughin và cộng sự, 2018). Để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thời đại kỹ thuật số, các trường đại học đã bắt đầu tăng cường việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo kế toán. Họ đưa ra những nỗ lực để đảm bảo rằng sinh viên nhận được sự chuẩn bị tốt để sử dụng các công nghệ mới, phân tích dữ liệu và làm việc trong môi trường đa dạng (Bridgstock, 2009; Alshbili & Elamer, 2020). Điều này làm cho sinh viên trở nên hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng và có 364
  2. khả năng thành công trong nhiều môi trường làm việc. Các nghiên cứu cũng đã đề xuất các khung năng lực cho sinh viên kế toán, bao gồm kỹ năng kỹ thuật số, khả năng làm việc dưới áp lực và khả năng giao tiếp hiệu quả (Jackson và cộng sự, 2020a). Giáo dục đại học cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hiện tại và chuẩn bị cho sinh viên kế toán với kiến thức kỹ thuật số, khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường đa dạng (Jackson và cộng sự, 2020a; Suarta và cộng sự, 2022). Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác biệt về nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp giữa các nhà giáo dục và các kế toán viên mới vào nghề (Alshbili & Elamer, 2020). Cả hai nhóm đều đồng ý rằng các kỹ năng nghề nghiệp cần được tích hợp vào chương trình giáo dục kế toán để đảm bảo thành công sau khi tốt nghiệp, nhưng có sự khác biệt trong mức độ ưu tiên và phương pháp đào tạo. Do đó, cần có sự cân nhắc và nỗ lực từ các nhà giáo dục, nhà thiết kế chương trình giảng dạy và giảng viên để đảm bảo rằng chương trình đào tạo kế toán phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của công nghệ. Việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán là rất quan trọng để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và môi trường kinh doanh. Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng phân tích dữ liệu và kỹ năng mềm được xem là quan trọng trong nghiên cứu. Các trường đại học và cơ quan chuyên môn cần làm việc cùng nhau để cập nhật chương trình đào tạo kế toán và đảm bảo rằng sinh viên được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp kế toán trong thời đại công nghệ số. Môi trường kinh doanh đang thay đổi và sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm cho tài liệu học thuật phục vụ việc dạy và học không thể cập nhật kịp thời. Kết quả là năng lực được đào tạo của kế toán viên mới vào nghề và năng lực mong muốn từ nhà tuyển dụng có sự chênh lệch. Nghiên cứu này nhằm mục đích (1) Xem xét khoảng cách giữa nhận thức của sinh viên kế toán về tầm quan trọng của những kỹ năng này, mức độ kỹ năng sinh viên đạt được trong quá trình học kế toán tại trường đại học, và (2) Đề xuất cách các trường đại học cải thiện kỹ năng nghề nghiệp kế toán đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. 1.2 Khung kỹ năng nghề nghiệp kế toán 1.2.1 Kỹ năng cần có ở sinh viên tốt nghiệp kế toán Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh rằng trong lĩnh vực kế toán, các kỹ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng. Các tổ chức nghề nghiệp kế toán mong đợi những kỹ năng này từ các kế toán viên, bởi chúng là công cụ không thể thiếu để giải thích dữ liệu tài chính và phi tài chính trong môi trường kinh doanh (Tempone & Martin, 2003). Các nghiên cứu khác cũng đã chứng minh sự quan trọng của kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm trong ngành kế toán (Tan & Veal, 2005; Kavanagh & Drennan, 2008). Nghiên cứu của Hassall và cộng sự (2003) đã xác định các kỹ năng nghề cần thiết trong lĩnh vực kế toán, bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, công nghệ thông tin và các kỹ năng khác. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự đồng thuận giữa nhà tuyển dụng và sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ về ưu tiên hóa các kỹ năng cụ thể (Hassall và cộng sự, 2003). Nghiên cứu gần đây của Alshbili & Elamer (2020) tiếp tục khẳng định sự đồng thuận giữa các nhà giáo dục kế toán và sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp. Các kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng kỹ thuật và nhận thức, cũng như các kỹ năng có thể chuyển đổi như giao tiếp, tự phản ánh, làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức (Alshbili & Elamer, 2020). Vì vậy, các kết quả từ các nghiên cứu này đều cho thấy sự cần thiết của việc cập nhật chương trình giảng dạy kế toán để đáp ứng những yêu cầu của ngành nghề và thực tế kinh doanh. Các nhà giáo dục kế toán, nhà thiết kế chương trình giảng dạy và giảng viên cần xem xét các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng này và áp dụng chúng vào chương trình giảng dạy để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho sinh viên và sự thành công trong lĩnh vực kế toán. 1.2.2 Mô hình các kỹ năng nghề kế toán trong bối cảnh hiện nay Trong nghiên cứu này, sử dụng kỹ năng nghề từ nghiên cứu của Hassall và cộng sự (2003), Hassall và cộng sự (2005), thang đo kỹ năng sửa đổi của Jackson và cộng sự (2020), Jackson và cộng sự (2022) để đưa ra kỹ năng nghề theo yêu cầu của ECA trong bối cảnh công nghệ mới. Nghiên cứu kiểm tra nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng của sinh viên và sau đó điều tra xem sinh viên có được những kỹ năng này từ chương trình giảng dạy kế toán ở mức độ nào. 365
  3. Bảng 1. Kỹ năng nghề kế toán Kỹ năng Thang đo Kỹ năng giao tiếp 1. Cho phép sinh viên/bạn trình bày và bảo vệ quan điểm cũng như kết quả công việc bằng văn (CS) bản cho đồng nghiệp và nhân viên. 2. Cho phép sinh viên/bạn trình bày bằng lời nói và bảo vệ quan điểm cũng như kết quả công việc trước đồng nghiệp và nhân viên. 3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong thuyết trình. 4. Lắng nghe hiệu quả để thu thập thông tin và hiểu các quan điểm đối lập. 5. Đọc kỹ các tác phẩm viết, đưa ra đánh giá về mức độ phù hợp và giá trị của chúng. Kỹ năng làm việc 6. Làm việc với những người khác trong nhóm. nhóm (TWS) 7. Tổ chức và ủy thác công việc. 8. Đảm nhận các vị trí lãnh đạo khi cần thiết. Kỹ năng giải quyết Xác định và giải quyết các vấn đề phi cấu trúc. 9. vấn đề (PSS) 10. Tìm giải pháp sáng tạo. 11. Tích hợp kiến thức đa ngành để giải quyết vấn đề. 12. Thực hiện phân tích quan trọng. Kỹ năng quản lý Đạt được các mục tiêu và kết quả quy định một cách kịp thời và tháo vát. 13. thời gian (TMS) 14. Hoàn thành nhiệm vụ theo cách tự định hướng khi không có sự giám sát. 15. Quản lý thời gian của bản thân một cách hiệu quả để hoàn thành mục tiêu. 16. Tổ chức khối lượng công việc để đáp ứng nhu cầu mâu thuẫn và yêu cầu bất ngờ. 17. Tổ chức khối lượng công việc để nhận biết và đáp ứng thời hạn chặt chẽ, nghiêm ngặt và trùng khớp. 18. Chọn và chỉ định mức độ ưu tiên trong các khối lượng công việc trùng nhau. Kỹ năng công nghệ Sử dụng phần mềm kế toán. 19. thông tin (ITS) 20. Kiến thức về các nguồn thông tin 21. Đọc và phân tích dữ liệu số và áp dụng nó vào một ngữ cảnh nhất định. 22. Lựa chọn, sử dụng và tận dụng công nghệ phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề đa dạng. 23. Có thể giải thích dữ liệu và sử dụng nó một cách có hiểu biết. 24. Truy xuất, giải thích, đánh giá và sử dụng thông tin một cách thích hợp ở nhiều định dạng kỹ thuật số và in ấn. Các kỹ năng, giá trị Cam kết học tập suốt đời. 25. và kiến thức khác 26. Khả năng phát triển các phương pháp học tập hiệu quả. (OS) 27. Hành xử theo cách bền vững và phù hợp với chính sách của công ty và/hoặc các giá trị cộng đồng rộng lớn hơn. 28. Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định, hành động và kết quả công việc của chính bạn. 29. Hành xử theo các tiêu chuẩn, giá trị và quy tắc ứng xử chuyên nghiệp có liên quan. 30. Có tầm nhìn toàn diện và toàn cầu về tổ chức. Nguồn: Hassall và cộng sự (2003), Jackson và cộng sự (2020), và Tác giả. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát thông qua việc gửi bảng câu hỏi đến sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 và năm cuối ngành kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các nhóm lớp, câu lạc bộ học thuật về kế toán. Chương trình ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường đặc biệt chú trọng vào việc phát triển kỹ năng mềm và cập nhật kiến thức về công nghệ 4.0. Sinh viên được đào tạo để sử dụng và áp dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực kế toán, bao gồm sử dụng phần mềm kế toán tiên tiến và khai thác dữ liệu thông qua học phần về phân tích dữ liệu. Chương trình cũng tạo điều kiện để sinh viên phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo và quản lý thời gian. Sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa, dự án thực tế và tương tác với doanh nghiệp để rèn kỹ năng thực tế. 366
  4. Nghiên cứu này đã triển khai khảo sát bằng cách yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của từng kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên được đánh giá điểm từ 1 đến 5, với 5 là mức độ "rất quan trọng", 1 là mức độ “rất không quan trọng”. Có 30 kỹ năng được phân thành 6 nhóm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng công nghệ thông tin và Các kỹ năng, giá trị và kiến thức liên quan khác. Sau đó, sinh viên tự đánh giá mức độ đạt được 30 tương ứng 6 nhóm kỹ năng nghề nghiệp sau khi học tập tại trường. Kết quả nhận được 256 phản hồi từ sinh viên, trong đó 41 sinh viên năm thứ 2 chiếm 16%, số sinh viên năm thứ 3 và năm cuối là 77 và 138 sinh viên, chiếm tỷ lệ lần lượt là 30% và 54%. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 26. 3. Kết quả nghiên cứu Bảng 2 trình bày kết quả tổng hợp kết quả đánh giá tầm quan trọng, mức độ đạt được kỹ năng nghề kế toán và khoảng cách giữa tầm quan trọng và mức độ đạt được theo giá trị trung bình các điểm phản hồi của 256 sinh viên. Tổng số 30 kỹ năng tương ứng 6 nhóm được đánh giá thấp nhất là 3,93 và cao nhất là 4,5 cho thấy mức chấp nhận khá cao về tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp. Các nhóm kỹ năng được đánh giá từ quan trọng cao đến thấp lần lượt là (xem hình 1) (1) Kỹ năng giao tiếp, (2) Kỹ năng quản lý thời gian, (3) Các kỹ năng, giá trị và kiến thức khác, (4) Kỹ năng công nghệ thông tin, (5) Kỹ năng làm việc nhóm, và (6) Kỹ năng giải quyết vấn đề. Bảng 2. Đánh giá tầm quan trọng, mức độ đạt được, và khoảng cách chênh lệch về kỹ năng nghề kế toán Nhóm Kỹ năng Tầm quan trọng Mức độ đạt được Khoảng cách Kỹ năng giao tiếp 4,33 3,73 -0,60 CS1 4,25 3,73 -0,52 CS2 4,22 3,54 -0,68 CS3 4,28 3,60 -0,68 CS4 4,47 4,03 -0,44 CS5 4,43 3,73 -0,70 Kỹ năng làm việc nhóm 4,21 3,77 -0,44 TWS1 4,48 4,06 -0,43 TWS2 4,20 3,72 -0,48 TWS3 3,94 3,55 -0,39 Kỹ năng giải quyết vấn đề 4,15 3,55 -0,60 PSS1 4,04 3,43 -0,61 PSS2 4,12 3,52 -0,61 PSS3 4,20 3,49 -0,71 PSS4 3,93 3,45 -0,49 PSS5 4,53 3,86 -0,68 Kỹ năng quản lý thời gian 4,29 3,78 -0,51 TMS1 4,38 3,84 -0,54 TMS2 4,19 3,78 -0,41 TMS3 4,33 3,86 -0,48 TMS4 4,21 3,59 -0,62 TMS5 4,36 3,82 -0,54 Kỹ năng công nghệ thông tin 4,23 3,41 -0,82 ITS1 4,27 3,22 -1,04 ITS2 4,28 3,51 -0,77 ITS3 4,29 3,51 -0,77 367
  5. ITS4 4,24 3,52 -0,72 ITS5 4,18 3,36 -0,82 ITS6 4,12 3,38 -0,74 Các kỹ năng, giá trị và kiến thức 4,28 3,88 -0,40 khác OS1 4,11 3,86 -0,25 OS2 4,22 3,74 -0,48 OS3 4,18 3,86 -0,32 OS4 4,50 4,11 -0,40 OS5 4,45 4,05 -0,40 OS6 4,21 3,63 -0,58 Nguồn: Thống kê của tác giả từ khảo sát, 2023 Sinh viên cũng tự đánh giá mức độ đạt được trong các kỹ năng này, như được trình bày trong Bảng 2. Kỹ năng được đánh giá cao nhất có điểm 3,88, trong khi kỹ năng được đánh giá thấp nhất là điểm 3,41. Hình 2 cho thấy sự khác biệt giữa mức độ quan trọng và mức độ đạt được, điều này cho thấy mức độ thể hiện kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên kế toán ở mức trung bình ngụ ý rằng sinh viên cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Các nhóm kỹ năng có sự chênh lệch từ 0,4 đến 0,6 tuy nhiên kỹ năng công nghệ thông tin có sự chênh lệch đáng kể với mức 0,82, với tất cả 6 kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin đều có chênh lệch lớn hơn 0,7. Điều này cho thấy sinh viên cần được trang bị kiến thức và năng lực về công nghệ thông tin nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu công việc trong thời đại CMCN 4.0. Để đảm bảo tính tin cậy của ý kiến đánh giá, nghiên cứu đã sử dụng kiểm định thử nghiệm mẫu theo cặp để kiểm tra sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng mong muốn, với mức tin cậy 95%. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp trong số sinh viên kế toán. Nguồn: Thống kê của tác giả từ khảo sát, 2023 Hình 1. Tầm quan trọng các kỹ năng nghề kế toán Nguồn: Thống kê của tác giả từ khảo sát, 2023 Hình 2. Khoảng cách giữa mức độ đạt được và tầm quan trọng kỹ năng nghề kế toán 368
  6. Chúng tôi cũng tiến hành so sánh dựa trên kết quả tự đánh giá của sinh viên kế toán giữa 3 nhóm sinh viên. Kết quả này được trình bày ở Bảng 3. Ngược lại với suy nghĩ thông thường rằng sinh viên năm cuối có kỹ năng nghề được tiếp thu nhiều nhất, kết quả của chúng tôi lại ngược lại. Những con số này đối với sinh viên năm 2 và năm 3 ấn tượng hơn so với sinh viên năm cuối ở một số kỹ năng. Chúng tôi mạnh dạn giải thích rằng điều này là do sự khác biệt trong chương trình giảng dạy giữa các nhóm sinh viên này. Chương trình đào tạo kế toán hiện nay đã bổ sung thêm các hoạt động ngoại khóa nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Sinh viên được tham gia các chương trình thực tập sớm thông qua các cuộc thi chuyên môn, tiếng Anh chuyên ngành và các buổi nói chuyện của các chuyên gia kế toán đang làm việc tại Big 4. Những điều này đã giúp sinh viên tìm hiểu thêm về nghề nghiệp của mình. Mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập kế toán, kiểm toán được truyền đạt rộng rãi đến sinh viên, ảnh hưởng đến nhận thức của họ về nghề nghiệp trong bối cảnh mới. Bảng 3. Đánh giá mức độ đạt được kỹ năng nghề kế toán theo nhóm sinh viên Sinh viên năm Nhóm Kỹ năng Sinh viên năm thứ 2 Sinh viên năm thứ 3 cuối Kỹ năng giao tiếp CS1 3,72 3,71 3,75 CS2 3,46 3,58 3,52 CS3 3,74 3,57 3,57 CS4 4 4 4,09 CS5 3,9 3,7 3,69 Kỹ năng làm việc nhóm TWS1 4,05 4,05 4,09 TWS2 3,95 3,69 3,67 TWS3 3,62 3,55 3,51 Kỹ năng giải quyết vấn đề PSS1 3,69 3,48 3,17 PSS2 3,59 3,55 3,39 PSS3 3,67 3,53 3,33 PSS4 3,59 3,5 3,25 PSS5 3,87 3,8 3,92 Kỹ năng quản lý thời gian TMS1 3,87 3,83 3,81 TMS2 3,87 3,7 3,84 TMS3 4,05 3,78 3,88 TMS4 3,74 3,54 3,55 TMS5 3,79 3,82 3,8 Kỹ năng công nghệ thông tin ITS1 3,33 3,25 3,05 ITS2 3,54 3,51 3,45 ITS3 3,54 3,51 3,45 ITS4 3,72 3,49 3,44 ITS5 3,49 3,39 3,2 ITS6 3,46 3,36 3,33 Các kỹ năng, giá trị và kiến thức khác OS1 3,97 3,84 3,83 369
  7. OS2 3,9 3,72 3,71 OS3 3,97 3,78 3,91 OS4 4,26 4 4,21 OS5 4,13 4,01 4,11 OS6 3,67 3,63 3,59 Nguồn: Thống kê của tác giả từ khảo sát, 2023 Tuy nhiên, khi kiểm định ANOVA, chúng tôi nhận rằng không có sự khác biệt về kết quả tự đánh giá giữa ba nhóm sinh viên kế toán (Sig. > 0,05) về sáu nhóm kỹ năng. Kết quả phân tílầch được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Kết quả phân tích ANOVA một chiều Các kỹ năng Mean Square Sig. Kỹ năng giao tiếp (CS) 0,041 0,896 Kỹ năng làm việc nhóm (TWS) 0,209 0,646 Kỹ năng giải quyết vấn đề (PSS) 0,304 0,416 Kỹ năng quản lý thời gian (TMS) 0,245 0,566 Kỹ năng công nghệ thông tin (ITS) 0,494 0,481 Các kỹ năng, giá trị và kiến thức khác (OS) 0,376 0,338 Nguồn: Phân tích từ SPSS 26, 2023 Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên kế toán đánh giá cao tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp. Các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng mà sinh viên nhận thấy cũng là những kỹ năng mà họ sở hữu ở mức độ phát triển khá tốt.Tuy nhiên, có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa mức độ quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng này. Một số kỹ năng khác chẳng hạn như lắng nghe hiệu quả để thu thập thông tin và hiểu quan điểm đa dạng, đảm nhận trách nhiệm về quyết định, hành động và kết quả công việc, và tuân thủ các tiêu chuẩn, giá trị và quy tắc ứng xử nghề nghiệp cần được cải thiện. Chương trình đào tạo cần nhận thấy tầm quan trọng của việc giải quyết những khoảng cách này để chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên trong thực hành nghề nghiệp. Điều này cho thấy cần có những nỗ lực tiếp tục để nâng cao năng lực của sinh viên trong việc giao tiếp, quản lý thời gian và đặc biệt là công nghệ thông tin. Các hoạt động và tài liệu giảng dạy cần được điều chỉnh để giúp sinh viên thu hẹp khoảng cách này và trang bị cho sinh viên những năng lực cần thiết để thành công trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0. Các nghiên cứu xác nhận rằng một chuyên gia kế toán cũng cần có kỹ năng công nghệ và kỹ thuật số, thực tế các nhà tuyển dụng cũng đưa ra yêu cầu về kỹ năng CNTT khi tuyển dụng kế toán. Qua khảo sát, sinh viên kế toán cũng nhận thực được tầm quan trọng và tự đánh giá mức độ đạt được vẫn còn khoảng cách khá lớn. Do đó, việc giảng dạy, trang bị kỹ năng CNTT trong các chương trình kế toán cần được cập nhật và việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ mới sẽ định hình các thông lệ liên quan đến thiết kế, phát triển hoặc thực hiện các chương trình giảng dạy kế toán. Những phát hiện trùng khớp với những phát hiện của Tsiligiris & Bowyer (2021). Jackson và cộng sự (2020) cũng khuyến nghị nên chú ý hơn và dành nhiều nguồn lực hơn để chuẩn bị cho các kế toán viên tương lai đáp ứng nhu cầu công nghệ trong tương lai. 4. Kết luận Nghiên cứu này đã đo lường nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên cần thêm thời gian và hỗ trợ để nâng cao sự sẵn sàng cho công việc trong tương lai dựa trên kỹ năng hiện tại của họ, đặc biệt là cải thiện kỹ năng CNTT và biết cách áp dụng chúng vào công việc kế toán. Nghiên cứu cũng đã xác định rằng có sự khác biệt giữa nhận thức về tầm quan trọng và mức độ sinh viên đạt được kỹ năng nghề kế toán. Đây là thông tin quan trọng để các cơ sở giáo dục cải thiện chương trình đào tạo kế toán hiện tại. Nó đề xuất việc thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường kỹ năng công nghệ và cung cấp các khóa học bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng sinh viên được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để đáp ứng sự phát triển của ngành kế toán trong thời đại công nghệ số. Để các trường đại học lắp đầy khoảng cách giữa yêu cầu thực tế về kế toán hiện nay và chương trình đào tạo sinh viên, có thể thực hiện các biện pháp sau: 370
  8. Thứ nhất, thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp kế toán: Trường đại học có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp kế toán trong việc thiết kế chương trình đào tạo. Điều này giúp đảm bảo rằng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu và thực tế của ngành kế toán. Thứ hai, tạo cơ hội thực tập và thực hành: Trường đại học có thể cung cấp các khóa thực hành kế toán trong doanh nghiệp, chương trình thực tập sớm. Điều này cho phép sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế, rèn kỹ năng thực hành và làm quen với môi trường làm việc kế toán. Thứ ba, đổi mới nội dung chương trình: Trường đại học có thể liên tục cập nhật và đổi mới nội dung chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành kế toán. Điều này bao gồm việc đưa vào các môn học mới liên quan đến công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro, và các xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán. Thứ tư, sử dụng phương pháp học tập linh hoạt: Trường đại học có thể sử dụng các phương pháp học tập linh hoạt như học qua tình huống thực tế, dự án nghiên cứu, hoạt động thực tế và học tập trực tuyến để nâng cao sự áp dụng kiến thức và kỹ năng của sinh viên trong môi trường làm việc thực tế. Thứ năm, liên kết với cộng đồng kế toán: Trường đại học có thể tăng cường việc liên kết với cộng đồng kế toán bằng cách tham gia vào các hoạt động của ngành, như tổ chức hội thảo, buổi diễn thuyết, và các sự kiện kế toán khác. Điều này giúp sinh viên tiếp cận với các chuyên gia trong ngành và cập nhật thông tin mới nhất trong lĩnh vực kế toán. 5. Hạn chế và nghiên cứu tiếp theo trong tương lai Có những hạn chế nhất định đối với nghiên cứu này phải được thừa nhận. Thứ nhất, cỡ mẫu và tỷ lệ phản hồi tương đối thấp và nghiên cứu chỉ được thực hiện tại một trường đại học, điều này có thể hạn chế khả năng khái quát hóa của kết quả. Ngoài ra, tỷ lệ phản hồi của sinh viên năm thứ ba cao hơn đáng kể so với các sinh viên khác, điều này có khả năng làm sai lệch kết quả tổng thể. Hơn nữa, các kết luận rút ra từ nghiên cứu này chỉ dựa trên nhận thức và quan điểm của sinh viên, và kỳ vọng của họ có thể không nhất thiết phản ánh tầm quan trọng thực tế trong tương lai của các kỹ năng khác nhau hoặc nội dung và mức độ của các kỹ năng được đưa vào chương trình giảng dạy kế toán. Để giải quyết những hạn chế này, chúng tôi đề xuất một số lĩnh vực cho nghiên cứu trong tương lai. Sẽ rất thú vị khi khám phá nhận thức và kinh nghiệm của các nhóm bên liên quan khác nhau, chẳng hạn như kế toán viên chuyên nghiệp, nhà giáo dục và nhà tuyển dụng, về việc tích hợp các kỹ năng khác nhau vào chương trình đào tạo kế toán. Điều tra các kỹ năng ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà tuyển dụng hoặc kế toán chuyên nghiệp để được tích hợp vào chương trình đào tạo kế toán cũng sẽ có giá trị để nâng cao sự sẵn sàng nghề nghiệp của sinh viên kế toán. Nghiên cứu về khoảng cách về kỹ năng nghề kế toán giữa sinh viên được đào tạo và nhu cầu của nhà tuyển dụng đem lại nhiều hiệu quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, cụ thể nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, tăng cường khả năng cạnh tranh của sinh viên và đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 là những đóng góp quan trọng. Điều này dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả làm việc, giảm thiểu sai sót và rủi ro, tạo môi trường làm việc cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu này thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành kế toán và đảm bảo nhân lực chất lượng, góp phần vào thành công của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alshbili, I., & Elamer, A. A. (2020). The vocational skills gap in accounting education curricula: Empirical evidence from the UK. International Journal of Management in Education, 14(3), 271–292. 2. Huỳnh Thị Ngọc Anh (2020). Kế toán viên và kỹ năng cần thiết trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính, số 2 kỳ tháng 11 năm 2020, 57-59. 3. Bridgstock, R. (2009). The graduate attributes we’ve overlooked: Enhancing graduate employability through career management skills. Higher Education Research and Development, 28(1), 31–44. 4. Bughin, J., Hazan, E., Lund, S., Dahlström, P., Wiesinger, A., & Subramaniam, A. (2018). Skill Shift: Automation and the Future of the Workforce. Mc Kinsey Global Institute, May, 73. 5. Hart, L. (2017). How will industry 4.0 change accounting? Journal of Accountancy, AICPA. 6. Hassall, T., Joyce, J., Montano, J. L. A., & Anes, J. A. D. (2003). The vocational skills gap for management accountants: The stakeholders’ perspectives. Innovations in Education and Teaching International, 40(1), 78–88. 7. Hassall, T., Joyce, J., Montaño, J. L. A., & Anes, J. A. D. (2005). Priorities for the development of vocational skills in management accountants: A European perspective. Accounting Forum, 29 (4), 379–394. 371
  9. 8. Jackson, D., & Meek, S. (2020). Embedding work-integrated learning into accounting education: the state of play and pathways to future implementation. Accounting Education, 30(1), 63–85. 9. Jackson, D., Michelson, G., & Munir, R. (2000). The Impact of Technology on the Desired Skills of Early Career Accountants. Melbourne: CPA Australia. 10. Jackson, D., Michelson, G., & Munir, R. (2022). New technology and desired skills of early career accountants. Pacific Accounting Review, 34(4), 548–568. 11. Jackson, D., Riebe, L., Meek, S., Ogilvie, M., Kuilboer, A., Murphy, L., Collins, N., Lynch, K., & Brock, M. (2020). Using an industry-aligned capabilities framework to effectively assess student performance in non-accredited work- integrated learning contexts. Teaching in Higher Education, 28(4), 802–821. 12. Kavanagh, M. H., & Drennan, L. (2008). What skills and attributes does an accounting graduate need? Evidence from student perceptions and employer expectations. Accounting and Finance, 48(2), 279–300. 13. Montano, J. L. A., Donoso, J. A., Hassall, T., & Joyce, J. (2001). Vocational skills in the accounting professional profile: The Chartered Institute of Management Accountants (CIMA) employers’ opinion. Accounting Education, 10(3), 299–313. 14. Rapini, T., & Putro, R. L. (2021, January). The Transformation of Accounting Profession Qualifications in The New Normal Era. In 1st International Conference Of Education, Social And Humanities (INCESH 2021) (pp. 417-424). Atlantis Press. 15. Suarta, I. M., Suwintana, I. K., & Sudiadnyani, I. G. A. O. (2022). Technology and Information System Expertise Demand for Accounting Professionals: A Requirements Analysis of Job Advertisements. Proceedings of the International Conference on Applied Science and Technology on Social Science 2021 (ICAST-SS 2021). Atlantis Press, 647, 276–282. 16. Tan, L. M., & Veal, J. (2005). Tax Knowledge for Undergraduate Accounting Majors: Conceptual v. Technical. Journal of Tax Research, 3(1), 28–44. 17. Tempone, I., & Martin, E. (2003). Iteration between theory and practice as a pathway to developing generic skills in accounting. Accounting Education, 12(3), 227–244. 18. Tempone, I., Kavanagh, M., Segal, N., Hancock, P., Howieson, B., & Kent, J. (2012). Desirable generic attributes for accounting graduates into the twenty-first century: The views of employers. Accounting Research Journal, 25(1), 41–55. 19. Tsiligiris, V., & Bowyer, D. (2021). Exploring the impact of 4IR on skills and personal qualities for future accountants: a proposed conceptual framework for university accounting education. Accounting Education, 30(6), 621–649. 372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2