intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam" sẽ cung cấp thực tế việc triển khai chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới chương trình đào tạo bậc đại học ngành kế toán và kiểm toán theo hướng tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM INNOVATION OF UNIVERSITY TRAINING PROGRAMS IN ACCOUNTING AND AUDIT: INTEGRATED WITH INTERNATIONAL CERTIFICATE PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hội nhập kinh tế và Cách mạng công nghệ 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức với lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ nhằm hội tụ được kiến thức cập nhật quốc tế, kỹ năng phân tích, tổng hợp, thực hành kế toán, cũng như năng lực ngoại ngữ, tin học thật tốt. Một trong những hướng đi mà các cơ sở đào tạo đang hướng tới là việc tích hợp chứng chỉ quốc tế vào trong chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán của mình. Trên thế giới, các trường đại học đã triển khai thực hiện hình thức này từ lâu. Đối với Việt Nam, đây đang là xu hướng mới trong chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán. Bài viết này sẽ cung cấp thực tế việc triển khai chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế tại các trường đại học Việt Nam hiện nay Từ khóa: chương trình tích hợp, chứng chỉ quốc tế, kế toán, kiểm toán ABSTRACT Economic integration and Technology Revolution 4.0 bring many opportunities and challenges to accounting and auditing. Human resources for accounting and auditing need to undergo a drastic change in order to acquire up-to-date international knowledge, soft skill, as well as foreign language and computer skills. One of the directions is the integration of international certificates into their accounting and auditing training programs. Around the world, universities have long implemented this form. For Vietnam, this is a new trend in accounting and auditing training programs. This article will provide the practical implementation of the international certificate integration program at Vietnamese universities. Key words: integrated program, international certificate, accounting, auditing 1. Thực trạng đào tạo kế toán, kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản tự do thương mại được dỡ bỏ, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ được mở cửa. Thị trường dịch vụ lao động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam hiện nay đang dư thừa lao động phổ thông nhưng nguồn lao động chất lượng cao thì còn đang thiếu hụt. Đặc biệt với ảnh hưởng không nhỏ của thời đại công nghệ 4.0, việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán cần có sự đổi mới để cạnh tranh được với nguồn lao động du nhập từ nước ngoài. Với tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng. Là một trong tám ngành nghề 11
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lao động được tự do di chuyển, lao động kế toán đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong thời kỳ này. Sinh viên ra trường không chỉ cần được trang bị các kiến thức chuyên môn mà còn cần được rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ tốt, có đạo đức nghề nghiệp và khả năng thích ứng với các yêu cầu nghề nghiệp hiện đại trong điều kiện 4.0. Hiểu được xu hướng này, việc đổi mới phương pháp dạy học và chương trình đào tạo bậc cử nhân kế toán, kiểm toán đang rất được chú trọng ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. Các trường đại học nếu không nâng cao chất lượng đào tạo và tìm ra một hướng đi mới để xây dựng chuẩn đầu ra có tính cạnh tranh trong khu vực, các cử nhân Việt Nam sẽ thất nghiệp ngay chính trên thị trường lao động trong nước vì không cạnh tranh được với các đồng nghiệp trong khu vực. Những năm gần đây, Bộ giáo dục, các cơ sở đào tạo, các hiệp hội hành nghề và doanh nghiệp đã có sự liên kết chặt chẽ hơn nhiều nhằm đổi mới chương trình đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu đặt ra của thị trường. Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định và hướng dẫn về ban hành chuẩn chương trình đào tạo quốc gia, tiến tới có sự so sánh chương trình đào tạo vơi các quốc gia trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thừa nhận giáo dục giữa các trường đại học. Bên cạnh đó sự phối hợp liên tục và chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cùng các Hiệp hội với những chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế và chương trình đào tạo của mình đang dần trở thành xu thế chung tại Việt Nam. Với khoảng 300 trường đang đào tạo kế toán và kiểm toán ở nhiều cấp bậc khác nhau, chương trình đào tạo của một số trường trong những năm gần đây có những cải tiến về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, phần lớn nội dung của các môn kế toán tại các trường vẫn nặng về mặt kỹ thuật tính toán, ghi chép nghiệp vụ vào sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính. Việc dựa chủ yếu nội dung môn học và VAS và các Chế độ kế toán Việt Nam từ trước tới nay khiến cho việc đưa IFRS vào Chương trình đào tạo của các trường đang gặp nhiều khó khăn. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên một cách có hệ thống khiến sinh viên sau khi ra trường không có nhiều kiến thức về IFRS. Chính một số các chương trình đặc thù tích hợp chứng chỉ quốc tế như ICAEW, ACCA đang tiên phong trong việc triển khai giảng dạy chuẩn mực kế toán quốc tế trong chương trình học của mình. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA năm 2020 cho thấy có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp phải qua đào tạo và hướng dẫn lại, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khả năng ngoại ngữ còn yếu kém; kiến thức và tư duy kế toán, kiểm toán mang tính nghiệp vụ và tuân thủ; tác phong làm việc chưa chủ động, chuyên nghiệp. Với những thực trạng như trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhận lực kế toán, kiểm toán cần có sự đổi mới chương trình giảng dạy với phương pháp đào tạo mới và tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài việc cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng cần được đựa vào chương trình đào tạo nhiều hơn. Một trong những cách thức tiếp cận mới và mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên đó là việc đưa vào giảng dạy các học phần tích hợp trong chứng chỉ quốc tế của Hiệp hội nghề nghiệp như Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), hay Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA),... 12
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2. Lợi ích Chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán Về phía người học: ₋ Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế có cơ hội nhận được 2 văn bằng: Bằng cử nhân chính quy của cơ sở đào tạo cấp và Chứng chỉ quốc tế của Hiệp hội nghề nghiệp như ICAEW, ACCA, CPA Úc,… ₋ Sinh viên tiết kiệm được thời gian đào tạo khi ngay trong chương trình đại học đã được tích hợp các môn học chứng chỉ, không cần đi học thêm ở trung tâm đào tạo bên ngoài. ₋ Chương trình thường sẽ được tích hợp các môn ở trình độ cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có kiến thức nền tảng để học lên tiếp các môn nâng cao sau đó. Những sinh viên có lộ trình học phù hợp có thể hoàn thành tất cả các môn học ở các cấp độ nâng cao và chuyên nghiệp sau 2 đến 3 năm tốt nghiệp. ₋ Sinh viên được sử dụng sách, học liệu bản quyền quốc tế, được học tập và thi bằng ngôn ngữ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trau dồi và luyện tập khả năng ngôn ngữ, cũng như sử dụng tiếng anh chuyên ngành ₋ Sinh viên được đi thực tế từ năm đầu tiên tại các đơn vị thuộc khối ATEs (các công ty kiểm toán EY, PwC, KPMG, Deloitte; các ngân hàng lớn,…). Đồng thời sinh viên được bổ trợ các khóa kỹ năng mềm: kỹ năng máy tính, kỹ năng excel trong kế toán, kiểm toán, kỹ năng phỏng vấn, viết CVs theo từng năm học để phù hợp với lộ trình đào tạo của chương trình ₋ Sinh viên được tiếp cận với môi trường quốc tế: hội thảo, cuộc thi chuyên ngành, tập huấn kỹ năng với giảng viên và diễn giả nước ngoài, tham gia các chương trình và sự kiện học hè tại các nước trong khu vực. Các hoạt động ngoại khóa này sẽ giúp sinh hoàn thiện các kỹ năng xã hội. ₋ Sinh viên trong chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế thường sẽ được ưu tiên hơn trong quá trình tuyển dụng của các công ty quốc tế, có thể được miễn một số vòng thi ban đầu như vòng CV, vòng kiểm tra trình độ chuyên môn. Về phía cơ sở đào tạo: ₋ Các cơ sở đào tạo sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác với các Hiệp hội nghề nghiệp sẽ tùy vào điều kiện và mô hình tích hợp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của giảng viên và sinh viên. Một số trường đã triển khai các lớp học mẫu cho một vài môn như kế toán (Accounting) hoặc kế toán quản trị (Management information) cho một số sinh viên có năng lực và nhu cầu học. Các lớp học mẫu sẽ giúp cơ sở đào tạo cũng như Hiệp hội nghề nghiệp đánh giá được khả năng sinh viên của mình và mức độ tích hợp trước khi chính thức đi vào triển khai tuyển sinh các chương trình đào tạo đặc thù tích hợp chứng chỉ quốc tế. ₋ Thông qua các thỏa thuận hợp tác, các cơ sở đào tạo cũng phối hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp triển khai các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế (như Hội thảo quốc tế ICFAA được tổ chức hàng năm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Hội Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales). Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế cũng như trong nước, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các giảng viên tại cơ sở đào tạo. ₋ Hiệp hội nghề nghiệp cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo giảng viên, các chương trình, khóa học ngắn hạn cho giảng viên để cập nhật kiến thức mới, cũng như chia sẻ kỹ năng giảng dạy mới từ các chuyên gia trên thế giới (Chương trình Train the Trainers của ICAEW được tổ chức định kỳ hàng năm giành cho giảng viên tham gia giảng dạy các môn học chứng chỉ 13
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ICAEW CFAB). Như vậy, đội ngũ giảng viên cũng được nâng cao chuyên môn, tiến gần hơn tới nền giáo dục đào tạo tiên tiến trên thế giới. ₋ Việc tích hợp chứng chỉ quốc tế vào chương trình học cũng góp phần nâng cao vị thế của cơ sở đào tạo trong thị trường giáo dục Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Về phía doanh nghiệp: ₋ Các công ty kiểm toán hàng đầu như PwC, Deloitte, KPMG, EY đều yêu cầu nhân viên học và thi các chứng chỉ Kế toán công chứng. Các công ty đều rất mong muốn tuyển chọn được những ứng viên đã hoàn thành cấp độ cơ bản chứng chỉ nghề nghiệp trong quá trình học đại học của mình. Điều này giúp công ty tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí đào tạo nhân viên của mình. ₋ Các doanh nghiệp có thể ký các thỏa thuận hợp tác ba bên với cơ sở đào tạo và Hiệp hội nghề nghiệp để tuyển chọn ngay các sinh viên từ năm 3, năm 4 có kết quả học tập tốt, tham gia vào các chương trình thực tập của mình. Như vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lao động trẻ, có chuyên môn tốt, phù hợp với nhu cầu mà doanh nghiệp đặt ra. 3. Thực tế xây dựng Chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) của ICAEW tại các trường Đại học ở Việt Nam Bắt đầu từ năm 2015, ICAEW chính thức hoạt động tại Việt Nam và đã triển khai hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các cơ sở đào tạo trong nước, góp phần vào sự phát triển chung của ngành kế toán, kiểm toán. Trong đó, ICAEW đã tích cực ký các Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các Trường đại học trong nước để tích hợp Chứng chỉ quốc tế Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) vào chương trình đào tạo. Việc triển khai tích hợp này giúp ICAEW nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Đồng thời, ICAEW cũng mở rộng được số lượng sinh viên, cũng như tăng số lượng hội viện trong tương lai. Bắt đầu với những lớp học mẫu với sĩ số từ 15 – 20 sinh viên được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm đánh giá năng lực sinh viên và điều kiện của cơ sở đào tạo, ICAEW sau đó tiếp tục tư vấn và phối hợp với cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo với mức độ tích hợp phù hợp với chiến lược và khả năng giảng dạy của giảng viên cũng như năng lực học tập của sinh viên từng trường. Mặc dù mới vào thị trường Việt Nam được 5 năm, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales đã có những bước tiến quan trọng trong việc phối hợp cùng các Trường Đại học hàng đầu Việt Nam để triển khai các chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế. Mức độ cao nhất là tích hợp toàn bộ 6 môn trong chứng chỉ CFAB (bao gồm Kế toán – Accounting, Kế toán quản trị - Management Information, Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm – Assurance, Thuế - Principle of Taxation, Kinh doanh, Công nghệ và Tài chính – Business, Technology and Finance, Luật – Law) vào chương trình học. Đồng thời yêu cầu bắt buộc sinh viên phải học và tham dự kỳ thi quốc tế của ICAEW, sau đó được chuyển điểm vào bảng điểm trong chương trình học. Hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đi đầu trong việc triển khai Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế từ năm 2017 và Chương trình Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế từ năm 2020. Chương trình đào tạo gồm 123 tín chỉ (chưa bao gồm 36 tín chỉ ngoại ngữ) được giảng dạy bằng tiếng Anh và tích hợp 6 môn CFAB xuyên suốt trong 4 năm học. Sinh viên sử dụng toàn bộ giáo trình tiếng Anh của ICAEW và phải tham gia kỳ thi chứng chỉ của ICAEW sau khi học. Với kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo, cùng đội ngũ giảng viên 14
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chuyên môn cao, chương trình Kế toán, Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành một trong những chương trình đặc thù có điểm thi tuyển đầu vào cao nhất của Trường. Năm 2021, điểm trúng tuyển vào Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ACT-ICAEW) là 27.3 và Chương trình Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (AUD-ICAEW) là 27.55. Sinh viên theo học chương trình được bổ trợ các khóa học kỹ năng mềm, các buổi hội thảo, tư vấn chuyên môn và nghề nghiệp theo từng năm học của mình. Do có áp lực về việc bắt buộc tham dự kỳ thi chứng chỉ 6 môn của CFAB, sinh viên trúng tuyển vào hai chương trình này sẽ có định hướng học tập ngay từ ban đầu, và được xây dựng lộ trình học tập rõ ràng qua từng năm. Áp lực trong chương trình học giúp sinh viên tập trung và nâng cao được kiến thức chuyên môn, cũng như khả năng ngoại ngữ của mình. Từ đó, sinh viên rất tự tin khi tham gia các cuộc thi chuyên ngành, các sự kiện quốc tế hay ứng tuyển vào các công ty lớn (như SEA Business Challenge, Outreach Day, Movie Day, Office tour, ICAEW 100). Sinh viên ngay từ năm 2, năm 3, năm 4 đã trúng tuyển vào các chương trình thực tập của các công ty kiểm toán Big 4. 15
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Tóm tắt Chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế của ICAEW với các Trường Đại học Việt Nam TT Trường/Khoa Các môn Mô hình tích hợp và số lượng sinh Hình thức thi với ICAEW Sử dụng CFAB tích viên giáo trình hợp ICAEW 1 Trường ĐH Kinh tế 6 môn CFAB Chương trình đào tạo riêng về Kế toán Bắt buộc tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng Quốc dân/Viện Kế toán và Kiểm toán, mỗi lớp 50 sinh ICAEW, chuyển điểm vào bảng điểm 100% giáo – Kiểm toán viên/năm trình ICAEW 2 Trường ĐH Kinh tế - 4 môn CFAB Ngành đào tạo riêng về Kế toán, mỗi Bắt buộc tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng Luật, ĐH QG trừ Luật và năm khoảng 35-40 sinh viên ICAEW, chuyển điểm vào bảng điểm 100% giáo TP.HCM/Khoa Kế toán Thuế trình ICAEW – Kiểm toán 3 Học viện Ngân hàng/ 4 môn CFAB Lớp chất lượng cao Kế toán, mỗi năm Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng Khoa Kế toán – Kiểm trừ Luật và khoảng 25-35 sinh viên ICAEW (dự kiến chuyển sang bắt buộc từ 100% giáo toán Kinh doanh, năm 2022) trình ICAEW kỹ thuật và tài chính (BTF) 4 Đại học Tôn Đức 4 môn CFAB Tuyển đầu vào Lớp chất lượng cao Kế Sử dụng Thắng/ Khoa Kế toán – trừ Luật và toán, mỗi năm khoảng 120-150 sinh 100% giáo Kiểm toán Thuế viên, cuối năm 2 sẽ tiến hành tách lớp trình ICAEW bằng bài kiểm tra năng lực và SV được theo 02 lựa chọn: Lựa chọn 1: tầm 20-40 sinh viên/năm Bắt buộc tham dự kỳ thi quốc tế với ICAEW, chuyển điểm vào bảng điểm Lựa chọn 2 Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với ICAEW 5 Trường ĐH Kinh tế, ĐH 6 môn CFAB Tuyển đầu vào Lớp chất lượng cao Kế Sử dụng QG Hà Nội/Khoa Kế toán, mỗi năm khoảng 120 sinh viên, 100% giáo 16
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán – Kiểm toán tham dự bài kiểm tra và phỏng vấn trình ICAEW phân lớp đầu vào (bắt đầu từ năm 2020) theo 02 lựa chọn Lựa chọn 1: tầm 30-40 sinh viên/năm Bắt buộc tham dự kỳ thi quốc tế với ICAEW, chuyển điểm vào bảng điểm Lựa chọn 2 Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với ICAEW và có cơ chế chuyển điểm vào bảng điểm 6 ĐH Công nghiệp TP 01 môn Kế Dạy đại trà cho toàn bộ sinh viên năm Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng HCMC/ Khoa Kế toán – toán quản trị 3 và lựa chọn tối đa 30 sinh viên và ICAEW 100% giáo Kiểm toán (MI) (dự kiến khuyến khích đi thi mỗi khóa trình ICAEW đưa thêm Kế toán - Accounting từ 2022) 7 Đại học Thương Dự kiến 02-03 Đang xây dựng lại chương trình mới để Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng mại/Khoa Kế toán – môn bắt buộc tích hợp từ 2022 ICAEW chuyển điểm vào bảng điểm trong 100% giáo Kiểm toán (Kế toán, kế giai đoạn đầu, sau đó chuyển dần qua bắt trình ICAEW toán quản trị, buộc. thuế) và các môn còn lại đưa vào lựa chọn 8 Học viện Tài chính 6 môn CFAB Chỉ dạy định hướng chứ chưa tích hợp, Chưa sử Khoa Kế toán Chương trình Chất lượng cao Kiểm không sử dụng giáo trình và không bắt buộc dụng giáo toán, tuyển sinh tầm 100 - 150 sinh thi. trình ICAEW viên/năm 17
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Khoa Tài chính Doanh Chương trình Chất lượng cao Phân tích nghiệp Tài chính tuyển sinh tầm 50-80 sinh viên/năm 9 Đại học Anh quốc Việt 01 môn Luật Ban đầu đưa cả 6 môn CFAB vào dạy Mở lớp lựa chọn song song với chương Sử dụng Nam song song với chương trình, phối hợp trình chính khóa tại trường. Sinh viên được 100% giáo với UHY, đơn vị đào tạo của ICAEW quyết định lựa chọn học và thi. trình ICAEW để mời giảng viên. Từ năm 2020, chương trình cấp bằng của Anh quốc được miễn 05/06 môn CFAB nên hiện nay còn giảng dạy 01 môn Luật 10 Đại học Kinh tế TP 6 môn CFAB Mở ngành đào tạo riêng bắt đầu tuyển Chưa quyết định phương thức nhưng thiên Sử dụng HCM và sinh từ 2022, đã xây dựng đề án. về bắt buộc tham dự kỳ thi quốc tế với 100% giáo 2 môn ở cấp độ ICAEW trình ICAEW Professional 11 Đại học Nguyễn Tất 01 môn Kế Dạy đại trà cho toàn bộ sinh viên năm Khuyến khích tham dự kỳ thi quốc tế với Sử dụng Thành (Tp.HCM)/ toán quản trị 2 và lựa chọn 10 sinh viên đi thi mỗi ICAEW 100% giáo Khoa Tài chính – Kế (MI) (dự kiến khóa trình ICAEW toán dạy từ 2022) Dự kiến đưa thêm môn Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm – Assurance vào năm 2023 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ICAEW 18
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mức độ tích hợp thứ 2 là các trường có thể tích hợp một vài môn chứng chỉ quốc tế CFAB và đưa ra lựa chọn cho sinh viên trong việc tham gia thi chứng chỉ quốc tế của ICAEW. Một số trường đang có chương trình tích hợp ở mức độ này đó là Học viện Ngân hàng, Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Anh Quốc Việt Nam, Đại học Nguyễn Tất Thành. Tùy vào điều kiện cũng như định hướng chiến lược riêng, từng trước sẽ có cơ chế tích hợp khác nhau. Thông thường, các trường sẽ tuyển sinh riêng một vài lớp chất lượng cao và tích hợp một vài môn học CFAB vào chương trình giảng dạy. Sau đó tùy theo nhu cầu và năng lực của sinh viên, các chương trình có thể tách lớp với hai lựa chọn: lựa chọn 1 là sinh viên học và bắt buộc tham gia kỳ thi chứng chỉ của ICAEW; lựa chọn 2 là sinh viên được khuyến khích tham gia kỳ thi chứng chỉ này. Độ mở của mức tích hợp này cho phép các trường linh hoạt trong chương trình đào tạo, và không gây áp lực quá lớn cho sinh viên của mình. Mức độ thứ 3 là các trường lựa chọn giảng dạy định hướng theo chứng chỉ quốc tế CFAB, chưa tích hợp vào chương trình đào tạo (Học viện Tài chính). Vì vậy, các trường này cũng chưa sử dụng học liệu của ICAEW và sinh viên không cần bắt buộc tham gia thi chứng chỉ ICAEW. Mô hình hợp tác này sẽ phù hợp với giai đoạn ban đầu để cơ sở giáo dục có thể thăm dò thái độ và năng lực sinh viên của mình; cũng như giành thời gian đào tạo đội ngũ giảng viên phù hợp cho những bước tích hợp cao hơn. Với điều kiện và năng lực khác nhau, các cơ sở đào tạo sẽ lựa chọn mức độ tích hợp tương ứng, phù hợp với chiến lược và lộ trình phát triển của mình. Một số trường cũng đã xây dựng đề án để chuẩn bị mở chương trình đào tạo tích hợp với ICAEW, tuyển sinh trong năm 2022 như Trường Đại học Thương Mại và Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Như vậy có thể thấy rằng tích hợp chứng chỉ quốc tế, đặc biệt là chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB vào chương trình đào tạo đang là xu hướng trong thị trường giáo dục Việt Nam. 4. Một số đề xuất với các bên liên quan Từ thực tế tích hợp chứng chỉ quốc tế vào chương trình đào tạo của các trường, nghiên cứu gợi ý một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình tích hợp chứng chỉ quốc tế nói chung và chương trình tích hợp của ICAEW nói riêng. Thứ nhất, các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Hiệp hội nghề nghiệp trong việc chuyển giao và tích hợp từng môn học trong chương trình giảng dạy. Các trường nên xây dựng lộ trình và tiếp tục tích hợp thêm một số môn ở cấp độ chuyên nghiệp trong chứng chỉ quốc tế. Việc nâng cao mức tích hợp đòi hỏi các trường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, sinh viên trong thời gian sắp tới. Thứ hai, đối với các trường đang có mức tích hợp cao có thể cân nhắc việc mở rộng đưa vào giảng dạy định hướng một số môn tự chọn của chương trình chính quy đại trà. Việc bổ sung thêm các môn này vào nhóm các môn tự chọn, nhưng không bắt buộc thi chứng chỉ quốc tế sẽ tăng thêm cơ hội cho các sinh viên hệ đại trà tiếp cận nhanh hơn với chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, và nâng cao khả năng tiếng Anh cho sinh viên nói chung. Thứ ba, các trường nên bổ sung thêm các khóa học bổ trợ về kỹ năng mềm cho sinh viên. Các khóa học này nên được thiết kế phù hợp với mục tiêu từng năm học, nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra của chương trình. Ví dụ trong năm thứ nhất, sinh viên nên được thiết kế cho tham gia các buổi tham quan doanh nghiệp để tạo hứng thú và đam mê nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó sinh viên năm thứ nhất nên được bổ trợ thêm về tiếng anh kinh tế, tiếng anh 19
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chuyên ngành kế toán, kỹ năng máy tính và kỹ năng học tập. Năm thứ hai, sinh viên nên được bổ trợ các khóa học kỹ năng thuyết trình, khóa học ứng dụng excel trong kế toán. Năm thứ ba, sinh viên nên được tham gia buổi kỹ năng viết CV, phỏng vấn để chuẩn bị cho các đợt tuyển dụng và tuyển thực tập của các công ty. Năm thứ 4, các khóa học về giao tiếp, kỹ năng xã hội sẽ giúp sinh viên tự tin và sẵn sàng cho công việc cũng như cuộc sống tương lai. Thứ tư, các Hiệp hội nghề nghiệp tiếp tục hỗ trợ các trường trong việc đào tạo chuyên môn, cập nhật kiến thức thường xuyên cho giảng viên thông qua các khóa học ngắn hạn, các hội thảo hay buổi chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Thứ tư, các Hiệp hội nghề nghiệp nên đẩy mạnh việc hợp tác ba bên giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh hơn và nhiều hơn với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. 5. Kết luận Đào tạo kế toán, kiểm toán ở Việt Nam đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Việc tích hợp chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán trong chương trình đào tạo của các trường đại học mang lại rất nhiều lợi ích cho người học cũng như chính cơ sở đào tạo đó. Tùy điều kiện, các cơ sở đào tạo có thể bước đầu lồng ghép các chương trình, nội dung môn học của các chứng chỉ quốc tế nhằm hướng tới sự thừa nhận từng bước của quốc tế với chương trình đào tạo của mình. Tuy nhiên mức độ tích hợp cũng cần có định hướng nhất định, có kế hoạch và lộ trình tích hợp để đảm bảo giảng viên, sinh viên cũng như chương trình có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hà Thị Ngọc Hà (2016), Kế toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập TPP và AEC, Kỷ yếu hội thảo quốc gia - Đại học Kinh tế quốc dân. [2] Nguyễn Đăng Huy (2017), Nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động kế toán và kiểm toán trong bối cảnh hội nhập; Tạp chí Tài chính số 6/2017; [3] Viện kế toán - Kiểm toán. (2020). Chương trình đào tạo Cử nhân Kiểm toán bằng Tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB, hệ chính quy năm 2020. Retrieved from https://saa.neu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan-kiem-toan-bang-tieng-anh-tich-hop- chung-chi-quoc-te-icaew-cfab-he-chinh-quy-nam-2020.html [4] http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5206 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2