intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chương trình thực tập thực tế của sinh viên ngành kế toán kiểm toán và bài học kinh nghiệm cho sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Nghiên cứu chương trình thực tập thực tế của sinh viên ngành kế toán kiểm toán và bài học kinh nghiệm cho sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng" đưa ra những đánh giá về chương trình thực tập thực tế dành cho sinh viên Kế toán Kiểm toán thông qua phương pháp điều tra khảo sát dành cho sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà trường từ đó đưa ra những bài học và khuyến nghị nhằm cải tiến chương trình thực tập thực tế này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chương trình thực tập thực tế của sinh viên ngành kế toán kiểm toán và bài học kinh nghiệm cho sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO SINH VIÊN, NHÀ TRƯỜNG VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG RESEARCH ON INTERNSHIP OF ACCOUNTING AND AUDITING STUDENTS LESSONS FOR STUDENTS, UNIVERSITY AND EMPLOYERS ThS. Khiếu Hữu Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay đặt ra vô vàn thách thức về năng lực bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc. Để có thể đạt được thành công trong nghề nghiệp mình theo đuổi, mỗi sinh viên ngoài việc trau dồi kiến thức, cần được trang bị các kỹ năng mềm khác thông qua việc tiếp xúc trong môi trường làm việc thực tế. Bài nghiên cứu đưa ra những đánh giá về chương trình thực tập thực tế dành cho sinh viên Kế toán Kiểm toán thông qua phương pháp điều tra khảo sát dành cho sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà trường từ đó đưa ra những bài học và khuyến nghị nhằm cải tiến chương trình thực tập thực tế này. Tác giả hy vọng kết quả của việc nghiên cứu giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp chính xác hơn, đóng góp với Nhà trường cải tiến nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ nhà tuyển dụng xây dựng chương trình thực tập thực tế hiệu quả. Từ khóa: Thực tập thực tế, Kế toán Kiểm toán, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, phẩm chất nghề nghiệp, điều tra khảo sát. ABSTRACT The changes of the current business environment pose many challenges in terms of capacity including professional knowledge, skills and working attitudes. To be able to achieve success in the career they pursue, each student, in addition to cultivating knowledge, needs to be equipped with other soft skills through exposure in a real working environment. The study makes an assessment of the practical internship program for students of Accounting and Auditing through the survey method for students, employers, and schools, thereby giving lessons and recommendations to improve this internship program. The author hopes that the results of the research will help students orient their careers more accurately, contribute to the University to improve the content of the training program, and assist employers in building an effective practical internship program. Keywords: Practical internship, Accounting and Auditing, professional knowledge, soft skills, professional qualities, survey. 1. Giới thiệu Kế toán kiểm toán là một trong những ngành nghề có áp lực cao trong xã hội. Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, các kế toán viên và kiểm toán viên phải đối phó với 1063
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 những khó khăn không chỉ ở chuyên môn nghề nghiệp mà còn ở những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng khác. Những kỹ năng này bao gồm làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, chủ động sáng tạo, giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, quan hệ khách hàng, nắm bắt công nghệ hiện đại… để hỗ trợ cho công việc. Rất nhiều kỹ năng này không được đào tạo trên ghế nhà trường mà được trau dồi, tích lũy và tự học hỏi trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều kế toán viên, kiểm toán viên không lường trước được những khó khăn này, áp lực công việc đôi khi khiến họ chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Một số lớn sinh viên đã rời bỏ nghề chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn gắn bó gây lãng phí nguồn lực, thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Việc thiết kế chương trình đào tạo, bổ sung kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm công việc tương lai đang tồn đọng rất nhiều vấn đề cần giải quyết từ phía sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng. Để phát triển các kỹ năng mềm phù hợp với thị trường lao động và nhu cầu của nhà tuyển dụng, hiện các cử nhân ngành kế toán kiểm toán đang được định hướng và yêu cầu tham gia vào chương trình thực tập đúng chuyên ngành vào cuối năm ba đại học. Các sinh viên thường được yêu cầu thực tập tại các công ty kiểm toán hay các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Đây là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích giúp sinh viên kiểm tra xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp này và có thể gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai hay không. Tuy nhiên, liệu chương trình thực tập thực tế đang được tổ chức hiện nay có thực sự hữu ích giúp sinh viên định hướng và phát triển nghề nghiêp? Thời gian thực tập liệu đã đủ hợp lý để sinh viên thu nhận lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc? Chi phí tham gia chương trình thực tập thực tế đã tương xứng với những gì sinh viên, nhà trường kỳ vọng nhận được? Liệu nhà tuyển dụng có tìm được các ứng viên tiềm năng trong quãng thời gian thực tập? Bài nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phát triển các kỹ năng và mức độ hài lòng của các sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán đối với chương trình thực tập. Tác giả cũng đưa ra những kết quả đánh giá của cả sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng với chương trình thực tập thực tế này. Thông qua kết quả bài nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra những đóng góp nhằm cải thiện hơn nữa các chương trình thực tập trong tương lai và giúp cho tất cả các bên liên quan thu nhận được lợi ích tích cực nhất từ chương trình này. 2. Tổng quan nghiên cứu Chương trình thực tập thực tế cho sinh viên đại học là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều cấp độ nước ngoài cũng như ở Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu như (Busby & cộng sự, 1997), (Sharp & cộng sự, 1992) hay (Fraser & cộng sự, 2006) đưa ra kết luận rằng chương trình thực tập sẽ giúp nhà tuyển dụng được tiếp xúc với nguồn nhân lực nhanh nhạy, biết ứng phó với tình hình thực tế. (Collins, 2002) đã dựa trên những nghiên cứu trước đó để đưa ra kết quả rằng thực tập là một chiếc cầu nối từ lớp học đến nơi làm việc. Bằng cách sử dụng cấu trúc bảng hỏi để khảo sát sinh viên thực tập kế toán, trường đại học và nhà tuyển dụng, tiêu chuẩn giáo dục quốc tế số 3 về kỹ năng chuyên môn của Hội đồng chuẩn mực giáo dục kế toán quốc tế, Liên đoàn quốc tế New York (IASB3) đã chỉ ra rằng Sinh viên sẽ được tích lũy kinh nghiệm từ các chương trình thực tập thông qua việc được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, ứng dụng các kỹ năng chuyên môn và cải thiện các kỹ năng mềm. Hơn 1064
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thế nữa, kiến thức, lợi ích và kỹ năng mềm đạt được qua các chương trình thực tập cho phép các sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc trong tương lai, giúp trường đại học tư vấn cho sinh viên và xác định những thay đổi thích hợp cho các chương trình thực tập tiếp theo của họ. (Adler & cộng sự, 2004) đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về phong cách học tập trong một khóa học kế toán ảnh hưởng như thế nào đến khả năng làm việc của sinh viên. Những sinh viên có mức độ tham gia và trách nhiệm thấp đối với khóa học sẽ ít có khả năng thực hiện được các kế hoạch và nhiệm vụ cũng như ít thể hiện sự tham gia vào các trải nghiệm mới. Bên cạnh các nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của chương trình thực tập, thì cũng có không ít các nghiên cứu nêu lên những hạn chế của việc này. (Marinakou & cộng sự, 2013) đã sử dụng bảng hỏi để đánh giá mức độ kỳ vọng và sự hài lòng của sinh viên về chương trình thực tập ngành khách sạn. Nhà tuyển dụng nhận được nhiều lợi ích từ chương trình thực tập khi mà sẽ có một thị trường lao động dồi dào là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường muốn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn so với việc tính toán để nhận được một mức lương cao. Sinh viên được tương tác trực tiếp với các đồng nghiệp trong môi trường công việc thực tế từ đó giúp họ nâng cao kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực tập một số tổ chức có môi trường làm việc không tốt dẫn đến sinh viên có cái nhìn tiêu cực về công việc. Đây có thể được coi là điểm hạn chế của chương trình thực tập. (Hall & cộng sự, 2000)” đã đưa ra một bất lợi của việc thực tập là sinh viên cảm thấy bị tách rời và khó thích ứng với môi trường làm việc bên ngoài trường đại học. Theo (Barac, 2009) mặc dù các sinh viên được đánh giá rất cao về kiến thức lý thuyết song những thực tập sinh này gặp phải vấn đề trong việc áp dụng những chuyên môn đó vào thực tế. Những thay đổi trong môi trường kinh doanh đã thách thức năng lực (kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và thái độ) của kế toán viên chuyên nghiệp. (Fraser & cộng sự, 2006) cho biết sinh viên cảm thấy điều kiện làm việc cùng với môi trường thực tập là không phù hợp với ngành của mình. (Howieson, 2003) cho rằng xu hướng dự kiến trong thực tiễn của lĩnh vực kinh doanh và kế toán yêu cầu kế toán viên bên cạnh việc sử dụng công nghệ, yếu tố quan trọng là cần kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và quan hệ khách hàng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và dịch vụ tư vấn kinh doanh. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Ở trong nước, nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà giáo dục cũng quan tâm và đăng tải nhiều bài viết liên quan đến vấn đề những kỹ năng mềm cần thiết của sinh viên đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. (Dương, 2012) cho rằng một trong những yếu tố quyết định giúp sinh viên tốt nghiệp vượt qua các ứng viên tiềm năng khác và phát triển sự nghiệp chính là kỹ năng mềm. Kiến thức chuyên môn là quan trọng nhưng kỹ năng mới là cần thiết. Kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân để nhận được cơ hội trúng tuyển từ phía nhà tuyển dụng. (Ngọc, 2012) bằng phương pháp phân tích số liệu và sử dụng phiếu khảo sát với cấu trúc bảng hỏi, tác giả nhận định ở Việt Nam thì các kỹ năng chưa được chú trọng so với kiến thức lý thuyết dẫn đến việc sinh viên ra trường có kiến thức nhưng thiếu khả năng làm việc thực tế. Kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ là bắt buộc và quan trọng nhưng kỹ năng mềm mới là yếu tố chiếm ưu thế đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường trong quá trình ứng tuyển. 1065
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Năm 2013, tác giả (Hòa, 2013) sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi cho sinh viên các khóa tốt nghiệp và có việc làm đúng chuyên ngành cùng với đó là trưng cầu ý kiến của nhà tuyển dụng đã đưa ra kết luận rằng: Kiến thức - Kỹ năng- Thái độ là những gì mà sinh viên cần phải tích lũy càng nhiều càng tốt trong suốt bốn năm học đại học. Bài nghiên cứu của tác giả (Sơn, 2013) đã bàn về những giải pháp giúp sinh viên cải thiện năng lực kiến thức của mình về nhiều lĩnh vực. Theo đó, thực sự cần phải tích hợp giảng dạy kỹ năng mềm vào chương trình học hoặc tổ chức những khóa học rèn luyện kỹ năng cho sinh viên vì nó chứng minh được rằng có sự thay đổi tích cực của sinh viên trước và sau khi tham gia khóa học. (Hậu, 2014) với phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu và trưng cầu ý kiến cùng với phỏng vấn quan sát đã cho ra kết luận rằng, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đặc biệt là về năng lực kỹ năng mềm. Phần lớn các sinh viên mới tốt nghiệp phải đối mặt với việc bị thất nghiệp hoặc phải làm những công việc trái ngành, trái nghề yêu thích của bản thân do thiếu kinh nghiệm thực tế. Bài nghiên cứu (Hạnh, 2014) chỉ ra kỹ năng giao tiếp và ứng xử là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng có yêu cầu cao nhất, còn thấp nhất là kỹ năng lãnh đạo vì nhiều nhà tuyển dụng giải thích kỹ năng giao tiếp ứng xử rất cần thiết để làm việc hiệu quả cũng như có lối ứng xử văn hóa, thông minh trong công sở, đặc biệt là đối với những công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hoặc người dân, kỹ năng lãnh đạo thì chưa thật sự cần thiết đối với một SV mới tốt nghiệp bởi những vị trí tuyển dụng thường là nhân viên. (Sáu, 2015) đã làm rõ hơn tầm quan trọng của việc tích lũy các kỹ năng cần thiết có mối liên hệ mật thiết đối với sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Trong đó, kỹ năng mềm là yếu tố đóng vai trò quan trọng, sinh viên ra trường khó kiếm việc làm chủ yếu là do thiếu kỹ năng mềm. Năm 2016, (Hoàng, 2016) nghiên cứu bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thu thập từ Bản tin, số liệu sơ cấp thu thập bằng cách phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp thông qua bảng câu hỏi (qua trực tiếp, email, mạng xã hội, điện thoại…) đã đưa ra thêm nhiều ý kiến mới bổ sung cho những luận điểm trước đó về tầm quan trọng của chương trình thực tập thực tế và việc tích lũy kinh nghiệm cho bản thân đặc biệt là trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân. Nhìn chung, tất cả các bài viết trên đều khẳng định tầm quan trọng của chương trình thực tập thực tế và một trong những chìa khóa quyết định đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp đối với sinh viên là kỹ năng mềm. Một trong những phương pháp hiệu quả là kết hợp đào tạo kỹ năng mềm với các khóa học chuyên ngành. Tuy nhiên, trong các bài nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu nào đánh giá nhu cầu và lợi ích của chương trình thực tập dành cho sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán dưới góc độ của cả ba đối tượng nhà trường, sinh viên và nhà tuyển dụng. Vì vậy, tác giả đã dựa trên những khoảng trống này để thực hiện bài nghiên cứu nhằm đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực tập và kỹ năng mềm cho sinh viên. 1066
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Quy trình nghiên cứu (1) (2) (3) Xây dựng bảng Xác định vấn đề Tổng quan khảo sát với cấu nghiên cứu nghiên cứu trúc bảng hỏi Đề xuất các Thảo luận kết Thu thập, phân khuyến nghị quả nghiên cứu tích dữ liệu (6) (5) (4) Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Xây dựng bảng khảo sát Bài nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát dựa trên cấu trúc bảng hỏi để đánh giá chương trình thực tập thực tế mang lại những lợi ích gì cho sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán, mức độ phát triển những kỹ năng cá nhân của sinh viên qua khóa thực tập và mức độ hài lòng của Nhà tuyển dụng và Nhà trường đối với sinh viên. Tác giả xây dựng ba bảng khảo sát ba đối tượng: Nhà tuyển dụng, sinh viên và nhà trường. Các câu hỏi trong bảng khảo sát chủ yếu sử dụng câu hỏi đóng nhằm mục đích tối đa hóa khả năng trả lời do kinh nghiệm trước đây cho thấy, câu hỏi mở thường có xu hướng bị bỏ qua. 3.3. Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu a) Chọn mẫu và cơ sở chọn mẫu Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát ba đối tượng là Nhà tuyển dụng, sinh viên và nhà trường được thực hiện với sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán, giản viên của họ và nhà tuyển dụng tại Hà Nội. Số mẫu dự kiến của tác giả là 150 mẫu. Căn cứ để lựa chọn mẫu là sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán và các nhà tuyển dụng có tuyển dụng vị trí thuộc chuyên ngành này. Tác giả có tham khảo cách thức chọn mẫu trong các nghiên cứu trước đặc biệt dựa vào nghiên cứu của (Fraser & cộng sự, 2006) để làm cơ sở cho việc lựa chọn của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả thu được 134 (89,33%) câu trả lời để tiến hành phân tích. Bài nghiên cứu của nhóm đã đảm bảo số lượng để mô hình đảm bảo tin cậy. Theo như lý thuyết cỡ mẫu tối thiểu phải đạt được của Tabachnick và Fidell công bố năm 1996 có công thức tính cỡ mẫu tối thiểu: N= 50 +8*m (với m là số nhân tố độc lập). Do đó, cỡ mẫu tối thiểu của bài nghiên cứu là 74 (do có 3 biến độc lập). b) Mô tả mẫu: Trong số 134 mẫu khảo sát thu được, có 45 phiếu trả lời của Nhà tuyển dụng (chiếm 33,58% mẫu), 62 phiếu trả lời của sinh viên (chiếm 46,27%) và 27 phiếu trả lời của giảng viên (chiếm 1067
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 20,15% mẫu). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp để đánh giá lợi ích từ chương trình thực tập thực tế cho sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 4/2019 từ các công ty có tổ chức chương trình thực tập, sinh viên đã tham gia thực tập thực tế và các giảng viên đại học trong nước. 4. Kết quả 4.1. Lợi ích của chương trình thực tập 4.1.1. Đánh giá của sinh viên về lợi ích của chương trình thực tập Hơn 64% học viên nhận thấy rằng khóa thực tập đã phát triển mạnh kinh nghiệm thực tế của họ và đây là lợi ích rất quan trọng đối với họ. Ngoài ra, chương trình thực tập cũng rất hữu ích đối với sinh viên thực tập trong việc đem lại cơ hội trải nghiệm công việc trước khi cam kết làm việc lâu dài. Tuy nhiên, chỉ có 16,13% số sinh viên cho rằng chương trình thực tập mang lại cho họ những mối quan hệ hữu ích. Thực tập giúp thiết lập mục tiêu nghề nghiệp và là cơ hội để trải nghiệm công việc trước khi cam kết làm việc lâu dài là những lợi ích quan trọng nhất thông qua chương trình thực tập, mặc dù có kỹ năng làm việc là lợi ích mà phần lớn sinh viên nhận được. 4.1.2. Đánh giá của nhà trường (thầy cô) về lợi ích của chương trình thực tập đối với sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình thực tập mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Sinh viên được trải nghiệm trong môi trường thực tế là lợi ích quan trọng nhất của chương trình thực tập (58,33%). Lợi ích này cũng là lợi ích mà hầu hết sinh viên nhận được qua khóa thực tập. Tuy nhiên, chương trình thực tập chưa thực sự giúp sinh viên có thể củng cố và bổ sung kiến thức đã được giảng dạy trên lớp. 4.2. Đánh giá mức độ quan trọng năng lực cá nhân của sinh viên 4.2.1. Đánh giá mức độ quan trọng của kiến thức Kết quả cho thấy sự khác biệt về sự đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố kiến thức chuyên môn sinh viên cần có để thực hiện công việc. Đối với nhà tuyển dụng, các khối kiến thức đều được đánh giá ở mức thấp nhất là khá quan trọng, trong khi có sinh viên cho rằng kiến thức cơ sở ngành là hoàn toàn không quan trọng. Bên cạnh đó, thứ hạng mức độ quan trọng của kiến thức đối với Nhà tuyển dụng cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, điểm trung bình của mức độ quan trọng đối với cả sinh viên và nhà tuyển dụng đều dao động ở mức 3,65 đến 4,26. Kết quả này cho thấy sinh viên có đánh giá cao về mức độ quan trọng của kiến thức chuyên môn, phù hợp với sự đánh giá của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng hoàn thành công việc đúng hạn và lắng nghe chủ động (3,58 - 3,85). Các kỹ năng khác như sử dụng máy tính, đối phó với căng thẳng, đọc hiểu và diễn giải thông tin tài chính,… nhà tuyển dụng đánh giá ở mức khá quan trọng. Sinh viên cho rằng các kỹ năng là rất cần thiết để thực hiện công việc. Hầu hết các kỹ năng đối với sinh viên đều ở mức quan trọng. Kết quả này cho thấy tuy có sự khác biệt về đánh giá mức độ quan trọng các kỹ năng, nhưng sinh viên có ý thức cao đối với tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhằm giúp sinh viên chủ động và thực hiện tốt hơn trong công việc. 4.2.2. Đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp Phẩm chất cá nhân trong bài nghiên cứu được nhắc đến bao gồm các phẩm chất như chăm chỉ, kiên trì, tự tin, linh hoạt, năng động, nhiệt tình, tinh thần học hỏi, cầu tiến… Các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, giao tiếp hiệu quả… Các phẩm chất 1068
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghề nghiệp đều là những phẩm chất quan trọng của sinh viên đối với nhà tuyển dụng (3,43 - 3,62), đồng thời cũng là những phẩm chất quan trọng đối với bản thân sinh viên thực tập để có thể thành công với ngành nghề đã lựa chọn. 4.3. Đánh giá mức độ phát triển năng lực cá nhân của sinh viên 4.3.1. Kiến thức chuyên môn Sinh viên trước khi tham gia thực tập phản hồi về mức thấp nhất đối với kiến thức chuyên môn là không cảm thấy tự tin (Min=2). Mức độ thấp nhất của sự phát triển các kỹ năng là hoàn toàn không phát triển (Min=1). Như vậy, trong số những sinh viên được hỏi, có những sinh viên không phát triển được kiến thức đã được đào tạo ở trường. Năng lực chuyên môn của sinh viên hầu hết ở mức trung bình, khá tự tin để tham gia thực tập áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Điểm trung bình dao động từ khoảng 3,29 đến 3,45 tương đương mức khá quan trọng. Sau chương trình thực tập, sinh viên nhận thấy các kiến thức chuyên môn đều được phát triển, điểm trung bình dao động từ 3,42 đến 3,77. Bảng 4.4.1 Đánh giá của sinh viên về mức độ phát triển kiến thức chuyên môn trước và sau thực tập Trước thực tập Năng lực cá nhân Sau thực tập Hoàn Hoàn toàn Rất toàn Rất tự Xếp không phát Xếp không tin Mean 1. Kiến thức Mean hạng phát triển hạng tự tin (%) triển (%) (%) (%) 1.1. Khối kiến thức chung và 0,00 6,45 3,29 1 3,23 12,90 3,42 3 cơ bản 1.2. Khối kiến thức cơ sở 0,00 9,68 3,32 2 0,00 25,81 3,77 1 của ngành 0,00 9,68 3,45 3 1.3. Khối kiến thức ngành 3,23 35,48 3,77 1 4.3.2. Kỹ năng mềm Hầu hết sinh viên trước khi tham gia thực tập đều cảm thấy khá tự tin với các kỹ năng mềm được đưa ra. Chỉ có hơn 3% số sinh viên cảm thấy hoàn toàn không tự tin với khả năng trích xuất và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khả năng tạo ra ý tưởng thực tế. Điểm trung bình các kỹ năng trong bảng 4.4.1 cho thấy, sinh viên tự tin với các khả năng như: Khả năng hoàn thành đúng hạn, lắng nghe chủ động, khả năng đối phó với căng thẳng. Các kỹ năng còn lại sinh viên tự đánh giá ở mức khá tự tin với điểm trung bình dao động khoảng 3,03 đến 3,32. Nhìn chung, sinh viên trước khi tham gia thực tập khá tự tin với những kỹ năng mà bài nghiên cứu đưa ra. Sau khi trải qua khóa thực tập, chỉ có hơn 3% sinh viên nhận thấy mình hoàn toàn không phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời. Tất cả sinh viên phản hồi đều cho thấy họ phát triển được ít nhất một kỹ năng sau chương trình. Điểm trung bình dao động ở mức phát triển, trong khoảng từ 1069
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3,48 đến 3,84. Trong đó, khả năng sử dụng máy tính và khả năng lắng nghe chủ động được đánh giá là có sự tiến bộ rõ rệt nhất. 4.3.3. Phẩm chất nghề nghiệp Trước khi tham gia thực tập đều cảm thấy tự tin về phẩm chất nghề nghiệp. Ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, định hướng gắn bó và phát triển nghề nghiệp lâu dài là hai phẩm chất sinh viên cảm thấy tự tin nhất trước khi tham gia thực hiện công việc thực tế. Sau chương trình thực tập, hầu hết các sinh viên đều nhận thấy họ đã phát triển được các phẩm chất nghề nghiệp của mình. Chỉ 3,23% sinh viên phản hồi rằng họ không phát triển được phẩm chất cá nhân. Điểm trung bình cho thấy các phẩm chất nghề nghiệp được phát triển khá mạnh sau khóa thực tập thực tế. Yếu tố nhà tuyển dụng đánh giá cao là phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên. Trong đó, phần lớn sinh viên thể hiện phẩm chất cá nhân tốt, chăm chỉ, ham học hỏi,… thể hiện tính chuyên nghiệp, kỷ luật và có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, về kiến thức và kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng không đánh giá cao năng lực của sinh viên ở khía cạnh này. Hầu hết các kỹ năng mềm của sinh viên đều chưa đáp ứng được với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Điều này cho thấy, ngoài việc sinh viên cần phải có thái độ, phẩm chất nghề nghiệp tốt, họ cần phải rèn luyện kỹ năng mềm để có thể thực hiện công việc. 4.4. Đánh giá của nhà trường về năng lực sinh viên sau thực tập Về phương diện kiến thức, Thầy/Cô có mức độ hài lòng cao hơn đối với khối kiến thức chuyên ngành của sinh viên so với mức trung bình, cao nhất là 3,75 trên thang điểm đánh giá 5 điểm. Về mặt kỹ năng mềm sinh viên tích lũy được trong quá trình thực tập, phần lớn Thầy cô đều đánh giá khá hài lòng với kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên với điểm trung bình cao nhất là 3,42. Liên quan đến phẩm chất đạo đức của sinh viên tham gia vào chương tình thực tập, đa số sinh viên đều cho rằng đây là cơ hội tốt để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nên họ cần phải thể hiện một cách tốt nhất. Do đó, tất cả đánh giá về các phẩm chất được trưng cầu ý kiến từ các thầy cô đều có mức khá hài lòng và hài lòng. Trong đó, các kỹ năng nghề nghiệp cùng với cách ứng xử và định hướng gắn bó lâu dài với nghề nghiệp có mức điểm như nhau đều là 3,42 cho mỗi phẩm chất. 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán Kiểm toán cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, cùng với đó là kỹ năng mềm tốt để có thể cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày nay, từ đó có thể tồn tại và thành công với ngành nghề đang theo đuổi. Bài nghiên cứu xem xét lợi ích các khóa thực tập đem lại cho sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán, giúp nâng cao các khía cạnh kỹ năng cá nhân của sinh viên tốt nghiệp. Các kết quả cho thấy hầu hết những người được hỏi đồng ý rằng việc đào tạo mang lại những lợi ích to lớn đặc biệt là có được trải nghiệm thực tế về cuộc sống làm việc. Năng lực được phát triển nhất thông qua chương trình thực tập là Phẩm chất nghề nghiệp. Chương trình thực tập giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế về công việc tương lai mà họ sẽ làm, đây là cơ hội rất tốt để sinh viên biết được liệu bản thân có phù hợp với công việc hay không. Ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội; tính chuyên nghiệp, kỷ 1070
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 luật và trách nhiệm trong công việc là hai phẩm chất được phát triển mạnh nhất thông qua khóa thực tập. Bên cạnh đó, chương trình thực tập cũng giúp sinh viên định hướng gắn bó và phát triển nghề nghiệp lâu dài, tăng thêm niềm tin tưởng và sự yêu thích với nghề nghiệp so với những lý do ban đầu khi chọn trường, chọn ngành nghề. Bài viết cũng chỉ ra năng lực khác được phát triển tốt qua khóa thực tập là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong tương lai của sinh viên. Khả năng hoàn thành công việc đúng hạn, đối phó với căng thẳng, khả năng lắng nghe chủ động và kỹ năng giao tiếp bằng lời là những kỹ năng của sinh viên được phát triển mạnh sau khi tham gia thực tập. Ngoài ra, các kỹ năng khác của sinh viên cũng được phát triển hơn, giúp sinh viên tự tin, tăng khả tìm kiếm việc làm trong tương lai. Kỹ năng chuyên môn của sinh viên cũng được đánh giá phát triển. Mặc dù thông qua quá trình thực tập thực tế, sinh viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, nhưng mức độ phát triển các kỹ năng chưa thật sự mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như nhà tuyển dụng do khoảng thời gian thực tập theo chương trình là khá ngắn. Mức độ phát triển các kỹ năng của sinh viên nhận được sự đánh giá không thật sự tốt so với đánh giá về việc phẩm chất nghề nghiệp mà sinh viên đạt được. 5.2. Khuyến nghị 5.2.1. Khuyến nghị đối với sinh viên Thông qua quá trình thực tập, sinh viên có thể thu được rất nhiều lợi ích giúp định hướng nghề nghiệp, tích lũy các kinh nghiệm và phát triển những năng lực cần thiết để có thể thành công trong tương lai. Trong quá trình thực tập, sinh viên cần chủ động, tích cực tham gia vào các công việc tại doanh nghiệp. Sinh viên ngoài việc cần phát huy những điểm mạnh, cần tích lũy thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm và nâng cao phẩm chất nghề nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhà tuyển dụng. Mỗi sinh viên cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động để có thể tồn tại và thành công trước những áp lực mạnh mẽ của sự phát triển khoa học công nghệ. Thêm vào đó, sinh viên cần tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng kinh tế, xã hội, những nhu cầu của xã hội và yêu cầu của nhà tuyển dụng và các công ty để có thể phát huy tốt năng lực của mình và phù hợp với từng doanh nghiệp, lĩnh vực hay môi trường khác nhau. 5.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà trường Bài nghiên cứu cho thấy sinh viên thu được nhiều lợi ích từ chương trình thực tập thực tế. Dữ liệu kết quả nghiên cứu cho thấy nhà trường nên ưu tiên kết hợp phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên cùng với việc giảng dạy, đào tạo truyền thống giúp phát triển năng lực sinh viên và tăng cơ hội có việc làm tốt trong tương lai. Mặt khác, thực tế cho thấy, một số sinh viên khi tham gia thực tập không nhận được môi trường thực tập phù hợp, dẫn đến họ không phát triển được những kỹ năng cần thiết. Thời gian thực tập ngắn nên có trường hợp sinh viên không được tiếp xúc nhiều với công việc của doanh nghiệp do đó sau quá trình thực tập có thể sẽ không tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Thời gian tham gia thực tập vào mùa hè, đối với sinh viên Kiểm toán sẽ gặp nhiều bất lợi do đây không phải mùa làm việc chính của các doanh nghiệp kiểm toán. Nhà trường cần thay đổi khung thời gian thực tập linh hoạt hơn, lựa chọn kỹ các doanh nghiệp có môi trường phù hợp để liên kết thực tập. 1071
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5.2.3. Khuyến nghị cho Nhà tuyển dụng Nhà tuyển dụng là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình thực tập. Sau khi kết thúc chương trình thực tập, công ty có thể chọn ra những ứng viên phù hợp trong tương lai. Việc đưa ra một cơ chế đãi ngộ hợp lý, xúc tiến ký thư mời làm việc ngay sau khi kết thúc chương trình thực tập giúp đảm bảo cho Nhà tuyển dụng giữ chân được những ứng viên tốt. Hoạt động Kế toán Kiểm toán mang tính mùa vụ rất cao vì thế chương trình thực tập cần được bố trí thời gian hợp lý nhằm tận dụng tối đa nguồn lực trong mùa cao điểm. Doanh nghiệp có thể tính tới việc đào tạo các kỹ năng và kiến thức ở cuối mùa thấp điểm và sau đó sử dụng nguồn lao động ngay ở đầu mùa cao điểm. Việc thiết kế chương trình đào tạo và thực hành phải liền mạch để tránh tình trạng sinh viên quên ngay kiến thức và kỹ năng được học do không có cơ hội thực hành thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adler R. W., Whiting, R. H. và Wynn-Williams, K. (2004), 'Student-led and teacher-led case presentations: empirical evidence about learning styles in an accounting course', Accounting Education, 13 (2), 213-229. [2] Barac K. (2009), 'South African training officers' perceptions of the knowledge and skills requirements of entry-level trainee accountants', Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 17 (2), 19-46. [3] Busby G., Brunt, P. và Baber, S. (1997), 'Tourism sandwich placements: An appraisal', Tourism Management, 18 (2), 105-110. [4] Collins A. B. (2002), 'Gateway to the real world, industrial training: Dilemmas and problems', Tourism management, 23 (1), 93-96. [5] Dương N. B. (2012), 'Những kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng', Hội thảo doanh nghiệp trường ĐH Lạc Hồng., [6] Fraser S., Storey, D. J. và Westhead, P. (2006), 'Student work placements in small firms: do they pay-off or shift tastes?', Small Business Economics, 26 (2), 125-144. [7] Hall L., Harris, J., Bakewell, C. và Graham, P. (2000), 'Supporting placement‐based learning using networked technologies', International Journal of Educational Management, [8] Hạnh L. T. H. (2014), 'Kỹ năng mềm của sinh viên năm cuối tại trường Đại học An Giang', Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang 5: 55-64. [9] Hậu N. T. (2014), 'Nhu cầu và thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Đại học Huế hiện nay', ĐHKHXH&NV: 1-17., [10] Hòa N. T. (2013), 'Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp Trường ĐH CN Sài Gòn', Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, [11] Hoàng P. T. N. K. a. N. H. (2016), 'Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế Trường Đại học Cần Thơ', Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 109-119 [12] Howieson B. (2003), 'Accounting practice in the new millennium: is accounting education ready to meet the challenge?', The British Accounting Review, 35 (2), 69-103. 1072
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [13] Marinakou E. và Giousmpasoglou, C. (2013), 'An investigation of student satisfaction from hospitality internship programs in Greece', Journal of Tourism and Hospitality Management, 1 (3), 103-112. [14] Ngọc N. T. (2012), 'Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học', ĐH KHXH & NV. MA., [15] Sáu N. T. K. (2015), 'Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn', H.: ĐHKHXH&NV., MA: 1-15. [16] Sharp G. và Shieff, R. (1992), 'Work experience: The perks and perils for employers', Education+ Training, [17] Sơn H. V. (2013), 'Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư phạm', Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 50, 68-77 1073
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2